Cây Sa kê

Cây Sa kê


Cây Sa kê

1- Tên gọi:

+ Tên khoa học: Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg.
+ Tên đồng nghĩa: Artocarpus communis J. R. Forst. & G. Forst.
+ Tên tiếng Anh: Breadfruit
+ Tên tiếng Pháp: Arbre à pain, Fruit à pain
+ Tên tiếng Việt: Xa ke (Xa kê), Sa ke (Sa kê)
+ Các loài tương cận:
- Cây hạt bánh mì - Breadnut (Artocarpus camansi)
- Cây mít Tố nữ - Cempedak (Artocarpus integer)
- Cây mít - Jackfruit (Artocarpus heterophyllus)

2- Phân loại khoa học (Scientific classification)

Giới (Kingdom):
Thực vật (Plantae)
Ngành (Phylum):
Thực vật có hoa (Angiosperms)
Phân ngành (Division):
Hai lá mầm thực sự (Eudicots)
Lớp (Class):
Hoa Hồng (Rosids)
Bộ (Order):
Hoa Hồng (Rosales)
Họ (Family):
Dâu tầm (Moraceae)
Tông (Tribe):
Mít (Artocarpeae)
Chi (Genus):
Mít (Artocarpus)
Loài (Species):
Cây Sa kê (Artocarpus altilis)

(1) Họ Dâu tầm (Moraceae)  - còn gọi là Họ quả phức (mulberry family hay fig family) – là một họ thực vật có khoảng 40 Chi (genera) với hơn 1.000 loài (species). Hầu hết các loài phân bố ở vùng nhiệt đới, có một số ít loài phân bố ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới. Thân của các loài cây trong họ này thường có nhựa trắng keo sệt. Quả phức bao gồm nhiều quả thực.
(2) Tông Mít (Artocarpeae) bao gồm 7 tới 12 Chi và 70 tới 87 loài.
(3) Chi Mít (Artocarpus) có khoảng 60 loài, phân bố ở vùng Đông Nam Á và các đảo thuộc Thái Bình Dương, bao gồm nhiều loài cây thân gổ lớn có quả lớn và ăn được. Các loài tiêu biểu trong Chi mít gồm có:
- Cây Sa kê - Breadfruit (Artocarpus altilis)
- Cây hạt bánh mì - Breadnut (Artocarpus camansi)
- Cây mít Tố nữ - Cempedak (Artocarpus integer)
- Cây mít - Jackfruit (Artocarpus heterophyllus)
(4)- Loài Sa kê (Artocarpus altilis) có tên tiếng Anh là Breadfruit (Cây Bánh Mì) có nguồn gốc từ bán đảo Malaysia, nó được trồng để lấy quả làm lượng thực ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, các đảo quốc ở Tây Thái Bình Dương, sau đó được giới thiệu đến Ấn Độ, Châu Phi, Nam Mỹ và vùng Caribbe. Quả của loài này chứ khoảng 30 % tinh bột, khi quả được nấu có mùi vị như khoai tây và được dùng như một loại rau ăn quả hoặc dùng làm lương thực thay thế một phần cho gạo, lúa mì, ngô…

3- Nguồn gốc và phân bố

+ Nguồn gốc
Cây Sa Kê - Breadfruit (Artocarpus altilis) có nguồn gốc ở phần bán đảo MalaysiaPapua New Guinea. Trong thế kỷ thứ 12 người Polynesia lúc này là một đế quốc ở khu vực các đảo Tây Thái Bình Dương đã truyền bá loài cây này trên khắp các đảo quốc do họ chiếm cứ để làm cây lương thực thay thế cho gạo rất khó sản xuất ở vùng này.
Từ đó nó được lan rộng ra khắp các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.
Cây Sa kê được mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1595 do các nhà khoa học phương tây trong hành trình khám phá các đảo quốc ở Thái Bình Dương của họ.
+ Phân bố
Khi các đoàn thám hiểm người Châu Âu đến các đảo quốc ở Tây Thái Bình Dương họ phát hiện ra loài cây lương thực quí này và giới thiệu nó đến Châu Phi, Nam Mỹ để trồng nhằm cung cấp một nguồn lương thực giá rẻ cho những người nô lệ của các thực dân Châu Âu. Sau này nó cũng được giới thiệu đến Hawaii và hiện nay ở đảo này đã sưu tập nhiều giống Sa kê nhất thế giới.
Hiện nay có hàng trăm giống Sa kê thuộc cả hai loại có hạt và không hạt được trồng trên khắp các vùng nhiệt đới của thế giới. Những vùng và quốc gia trồng nhiều cây Sa kê trên thế giới gồm có: Đông Nam Á, Các đảo quốc ở Thái Bình Dương, Miền Bắc Australia, Ấn Độ, Madagascar, Châu Phi, Nam Mỹ và vùng Caribbean.
Cây Sa kê ở Việt Nam có thể được giới thiệu từ Thái Lan (tên Thái là Sa ke) hoặc Campuchia (tên Khmer là Sa ké) và được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng Sông Cữu Long từ lâu đời. Hiện nay cây Sa kê được trồng khắp mọi miền đất nước kể cả ở vùng đồng bằng và cao nguyên.

Bản đồ các vùng trồng Sa kê (màu xanh)

4- Mô tả

+ Thân: Cây thân gổ lớn, cao 20-25 mét, có thể đạt 30 mét, đường kinh thân cây trưởng thành 0,6 -1,8 mét, gỗ nhẹ, chịu được mối mọt và hà nước. Cây phân nhánh mạnh sau khi trồng 2-3 năm. Tuổi thọ của cây từ 100-200 năm.
+ : Lá đơn, kích thước rộng, phiến lá xẻ thùy (7-9 thùy), dài 40-60 cm, rộng 30-40 cm. Lá xanh quanh năm, mặt trên là bóng, xanh đậm, mặt dưới lá xanh nhạt. Đường kính tán lá 6-10 mét. Lá non có thể dùng làm rau ăn được.
+ Hoa: Sa kê là loài cây đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Các hoa đực ra đầu tiên và sau đó một khoảng thời gian ngắn là các hoa cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu, chỉ có khả năng được thụ phấn sau đó 3 ngày. Cụm hoa đực không phát triển thành quả và tự héo đi. Động vật thụ phấn cho nó là các loài dơi ăn quả thuộc Cựu thế giới trong họ Pteropodidae).
+ Quả: Cụm hoa cái sau khi được thụ phấn triển thành quả (thực sự là quả giả), bao gồm rất nhiều quả thật tạo thành một khối tròn.
Quả giả, phức hợp phát triển lên từ bao hoa phình ra và bắt nguồn từ 1.500-2.000 hoa. Chúng được nhìn thấy trên lớp vỏ quả như là các đĩa giống hình lục giác (chóp múi). Quả Sa kê có hình dạng như quả Mít, hình tròn, trọng lượng trung bình 1,5 - 2 kg, cá biệt có những quả nặng 4-5 kg.
Phần thịt của quả Sa kê là một khối dày đặc bao gồm các hoa cái phát triển thành quả thật (có hạt hoặc không hạt) và các hoa cái không phát triển tạo thành xơ. Tất cả đều giàu tinh bột và chất dinh dưỡng và ăn được.
Cây có quả thật có hạt được trồng bằng hạt nẩy mầm. Cây có quả thật không hạt được trồng bằng cách chiết hay ghép cành từ cây mẹ.
+Hạt: Loại cây có hạt thì hạt hình thuôn (giống nhu hạt mít) nằm trong múi phát triển, khi quả còn non hạt được nấu hoặc chiên chung với thịt quả, khi hạt già có vỏ và thịt hạt cứng được dùng để ăn riêng như hạt mít.
Trồng cây Sa kê với mục đích làm lương thực chọn loại có quả không hạt. Khi trồng làm cây cảnh cả giống có hạt hoặc không hạt đều được.
Cây có hạt nông dân tự trồng dể dàng, nhưng cây không hạt phải mua cây giống từ vườn ươn chuyên nghiệp.
Lá và quả câ Sa kê


Quả và thịt quả Sa kê

5- Thành phần dinh dưỡng của quả Sa kê

Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thành phần dinh dưỡng của quả Sa Kê tươi như sau:

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g quả Sa kê tươi
70.65 g
431 kJ (103 kcal)
27.12 g
11
4.9 g
0.23 g
1.07 g
:
22 μg
0.11 mg (10%)
0.03 mg (3%)
0.9 mg (6%)
0.457 mg (9%)
0.1 mg (8%)
14 μg (4%)
9.8 mg (2%)
29 mg (35%)
0.1 mg (1%)
0.5 μg (0%)
:
17 mg (2%)
0.54 mg (4%)
25 mg (7%)
0.06 mg (3%)
30 mg (4%)
490 mg (10%)
2 mg (0%)
0.12 mg (1%)
Ghi chú!
+ Đơn vị: μg = micrograms • mg = milligrams * IU = International units
+Tỷ lệ %: Đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người lớn theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA Nutrient Database

6- Công dụng của cây Sa kê

6.1- Các bộ phận của cây Sa kê dùng làm thực phẩm
+ Lá non của cây Sa kê được dùng làm rau để ăn sống, luộc, xào…
+ Quả Sa kê còn non, già hoặc chín điều được dùng như một loại rau ăn quả như bầu, bí, dưa…
+ Ở nhiều nước thuộc Thái Bình Đương, Đông Nam Á, Châu Phi và Nam Mỹ quả dược dùng làm lương thực thay thế gạo, bột mì, ngô…Để dùng làm lương thực nên chọn loại quả không hạt để dể chế biến và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Quả có thể được nướng, chiên, luộc, hấp, nấu…
+ Quả chín được dùng để ăn như trái cây hoặc giả lấy bột để làm bánh, mứt…Khi quả chín vào vụ thu hoạch tập trung, ăn không hết có thể quấn với lá Sa kê và chôn trong đất để lên men chua ăn dần.
Hiện nay quả Sa kê được xem là loại trái cây cấp chất bột và chất dinh dưỡng an toàn và có lợi cho sức khỏe, được nhiều người chọn làm món ăn kiêng phổ biến. Cách chế biến quả Sa kê để ăn rất phong phú bằng cách nướng, luộc, chiên, xào, nấu, làm bánh, mứt…

Sa kê chiên

Sa kê xào

Cà ri Sa kê - gà

6.2- Các bộ phận của cây Sa kê dùng làm thuốc
Ở một số nước, rễ sa kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, Đau răng, bệnh về da; vỏ cây sa kê dùng trị ghẻ; nhựa cây được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ; còn lá sa kê tươi thì được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Trong nước, dân gian dùng lá sa kê chữa phù thủng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống.
Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ có tác dụng sát trùng; lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu. 
Theo hướng dẫn của lương y Phạm Như Tá, các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và cả nhựa của cây sa kê đều có nhiều dược tính, nên được y học, dân gian dùng làm các bài thuốc trị bệnh. Theo Đông y, thịt của quả sa kê có tác dụng bổ tỳ, ích khí. Còn hạt sa kê thì có tác dụng bổ trung ích khí, lợi trung tiện. Vỏ cây có tác dụng sát trùng. Còn lá sa kê có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm lợi tiểu. Nhưng lưu ý, người không có bệnh thì không nên tự ý dùng lá sa kê nấu uống thường xuyên.
+ Một số cách áp dụng
Theo lương y Phạm Như Tá, lá sa kê thường được đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh để đắp chữa mụn rộp. Hoặc dùng lá sa kê và lá đu đủ tươi, lượng bằng nhau, giã với chút vôi (vôi ăn trầu) cho đến khi có màu vàng dùng để đắp chữa sưng háng, mụn nhọt, áp xe.
Những người bệnh gout hay bị sỏi thận có thể lấy lá sa kê (loại lá đã già, còn tươi) độ 100 gr, quả dưa leo 100 gr, cỏ xước khô 50 gr. Cho cả 3 loại vào nồi nấu lấy nước dùng.
]Những người bị viêm gan vàng da, có thể dùng lá sa kê còn tươi chừng 100 gr, diệp hạ châu tươi 50 gr, củ móp gai tươi 50 gr, cỏ mực khô 20-50 gr. Tất cả đem nấu chung để lấy nước dùng trong ngày.
Những người bị bệnh đái tháo đường (tiểu đường) dạng 2 có thể dùng lá sa kê (loại lá đã già) chừng 100 gr, quả đậu bắp tươi 100 gr, lá ổi non 50 gr. Tất cả đem nấu chung để lấy nước uống. Có thể uống thường xuyên.
Khi bị đau răng, để chữa cơn đau tạm thời trước khi đến khám ở nha sĩ, có thể lấy rễ cây sa kê đem nấu nước ngậm và súc miệng.
Những người bị tình trạng tăng huyết áp dao động có thể dùng lá sa kê vàng (lá vừa rụng), lấy 2-3 lá, rau bồ ngót tươi 50 gr, lá chè xanh tươi 20 gr, đem tất cả nấu chung lấy nước uống trong ngày.
+ Một số bài thuốc Nam từ cây Sa kê
Ngoài ra, theo lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược, TP.HCM) lá sa kê phối hợp với một số vị thuốc khác sẽ trị được một số bệnh sau:
1. Trị bệnh gút (thống phong) và sỏi thận
Dùng lá sa kê tươi (2 lá - độ 100 gr), 100 gr dưa leo và 50 gr cỏ xước khô, để nấu nước uống trong ngày.
2. Trị Tiểu đường týp 2
Lấy 2 lá sa kê tươi (100 gr), 100 gr trái đậu bắp tươi và 50 gr lá ổi non. Tất cả để chung nấu nước để uống trong ngày. (Theo thaythuoccuaban.com).
3. Chữa viêm gan vàng da
Dùng 100 gr lá sa kê tươi, 50 gr diệp hạ châu (chó đẻ) tươi, 50 gr củ móp gai tươi và 20 - 50 gr cỏ mực khô. Tất cả để chung, nấu nước để uống trong ngày.
4. Trị chứng Huyết áp cao dao động
Dùng 2 lá sa kê vàng vừa mới rụng, 50 gr rau ngót tươi và 20 gr lá chè xanh tươi. Để chung nấu nước uống trong ngày.
+ Một số công dụng khác của cây Sa kê
- Gỗ cây Sa kê thuộc loại gỗ xốp, nhẹ, có tỷ trọng bằng 0,3 như ít bị mối, mọt ăn nên được dùng làm các vật dụng trong gia đình. Đặc biệt trong môi trường nước gổ cây Sa kê không bị hà ăn nên được dùng làm làm ván bọc thuyền.
- Nhựa của cây Sa kê từ thân, cành, lá là chất dẻo bền, được dùng để trám ván thuyền thay cho dầu chai.

7- Lợi ích sức khỏe của quả Sa kê

Quả Sa kê không chỉ là một nguồn giàu năng lượng, nó cũng chứa một lượng cao đáng kể của chất xơ. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ ăn quả Sa kê có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và triglycerides là những chất làm tăng nguy cơ đau tim. Quả Sa kê có tác dụng làm tăng cholesterol tốt (HDL) và làm giảm cholesterol xấu (LDL). Do đó quả Sa kê giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim và các cơn đau tim. 
Ngoài ra, các chất xơ được tìm thấy trong quả Sa kê còn giúp những người bị bệnh tiểu đường để kiểm soát bệnh. Nghiên cứu cho thấy rằng chất xơ có thể kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách giảm sự hấp thu glucose từ thực phẩm chúng ta ăn. 
Một lợi ích sức khỏe khác của quả Sa kê là nó giúp cho đường ruột hoạt động đúng cách. Chất xơ trong quả Sa kê gạt bỏ sự tích tụ của các chất cặn bả tích tụ trong thành ruột làm giảm nguy cơ phát triển của ung thư ruột kết. 
Quả Sa kê có lợi cho cơ thể vì nó giàu các axit béo Omega-3 và Omega-6. Những axit béo này rất cần thiết để giúp cơ thể và tâm trí để phát triển bình thường. Axit béo cũng kích thích da và tóc tăng trưởng, điều tiết sự trao đổi chất, thúc đẩy tái tạo và kích thích sức khỏe của xương. 
Ngoài những lợi ích sức khỏe quả Sa kê cũng có chứa Vitamin C, thiamin, riboflavin, niacin, sắt và phốt pho. Các nghiên cứu sâu hơn đang được thực hiện để phát hiện ra những lợi ích sức khỏe nhiều hơn của quả Sa kê. Nhưng trong khi chờ đợi, bạn có thể bắt đầu nên ăn nhiều thực phẩm từ quả Sa kê hơn và tận dụng những lợi ích sức khỏe dồi dào của chúng mà ta đã biết hiện nay. Chưa có phát hiện nào cho biết tác hại của quả Sa kê, do đó nó là loại thực phẩm an toàn. 

8- Trồng cây Sa kê ở Việt Nam

Trên thế giới cây Sa kê được coi như là một trong những loại cây lương thực thiết yếu (staple crop) sản xuất ra phần lớn thực phẩm cung cấp cho nhân loại. Đây là loài cây sống lâu năm, lấy quả làm lương thực. Nó sống được trên nhiều loại đất kể cả đất kiềm nhẹ, đất nhiểm phèn và nhiểm mặn. Là loài cây đa dụng, dể trồng, không cần phải chăm sóc nhiều, ít sâu bệnh và năng suất cao. Đây là loài cây quan trọng để đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nó có tác dụng chống xói mòn trên đất đồi và thay một phần lúa gạo khi đât trồng lúa bị giảm do lũ lụt. Là loài cây trồng rất cần thiết ở Việt Nam cho chiến lược an ninh lương thực lâu dài.
GS.TS. Nguyễn Văn Luật, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Nam Bộ, từng nhiều năm làm Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long khi có mặt ở bất cứ hội nghị lương thực thực phẩm nào cũng tranh thủ thời gian để trình bày ích lợi của cây Sa kê – Breadfruit “cây bánh mì”.
Theo ông, từ áp lực của tình trạng “biến đổi khí hậu” và hiểm họa nước biển dâng cao làm giảm diện tích trồng lúa, các nhà khoa học phải có trách nhiệm sưu tầm, phát triển tập đoàn cây lương thực, thực phẩm có ích, dễ trồng.
Trong nước lũ, có các loại cây cho chất bột hoặc chất xanh làm thực phẩm như cây lúa nổi, củ ấu, rau nhút, rau muống bè... Nhưng trong mục tiêu đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, cây sa-kê nổi lên vị trí đáng quan tâm hàng đầu vì nó là một loại cây lâm nghiệp. 
Có 2 loại giống có hạt và không hạt. Hạt Sa kê đem nướng thơm phức, ăn được. Múi trái như múi mít, chiếm 70% của quả, là một loại bột để chế biến thành các món ăn hấp dẫn như đã nói, hoặc có thể làm các loại bánh như bánh xèo, bánh khọt, bánh trồi.
Cây trồng chỉ 1,5 đến 2 năm là cho quả, một năm 2 lứa vào mùa xuân và mùa thu. Mỗi cây sai trái hàng năm có thể cho 200 quả, năng suất mổi cây khoảng 300-400 kg quả/năm. Trồng tập trung năng suất mỗi ha có thể đạt từ 30-40 tấn quả/ha/năm. Quả chứa 25% tinh bột, 3% protein và 0,5% lipit và nhiều chất bổ như vitamin C (20 mg/100 gam); kali, kẽm và thiamin.
Ở Việt Nam cây Sa kê dược trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cữu Long, ở các đình, chùa, sân vườn ở miền Trung, Tây Nguyên.
Cây Sa kê ở Việt Nam trước đây chủ yếu được trồng làm cây cảnh. Vai trò làm cây lương thực và thực phẩm chưa được chú ý.
Hiện nay với nhiều thông tin trên báo, đài và Internet, công dụng đa năng của quả Sa kê ngày càng được chú ý, các món ăn ngon từ quả Sa kê được người Việt ủng hộ và nhiều người tìm quả Sa kê như là món ăn kiêng và là bài thuốc phòng trị nhiều bệnh tật liên quan đến máu huyết, tim mạch, đường ruột…
Sa kê là cây lương thực và thực phẩm của tương lai ở Việt Nam !
-
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo

Xem Video: Tìm hiểu về Cây Sa kê và Kỹ thuật trồng Cây Sa kê





Cây Mã đề

Cây Mã đề


Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 22/6/2014
                                                                           
Hình cây mã đề

- Tên gọi khác: Mã tiền á, Xa tiền (vị thuốc).
- Tên tiếng Anh: Chinese plantain, obako, arnoglossa
- Tên khoa học: Plantago asiatica L.
- Tên đồng nghĩa:
- Plantago major
- Plantago major subsp. major.

1-Phân loại khoa học (Scientific classification)


Bộ (ordo)
Hoa môi (Lamiales)
Họ (familia)
Mã đề (Plantaginaceae)
Chi (genus)
Mã đề (Plantago)
Loài (species)
Plantago asiatica
Các phân loài (subspecies)
Có nhiều phân loài

- Chi Mã đề (Plantago) là một chi chứa khoảng 200 loài thực vật có kích thước nhỏ, được gọi chung là mã đề. Phần lớn các loài là cây thân thảo, mặc dù có một số ít loài là dạng cây bụi nhỏ, cao tới 60 cm. Lá của chúng không có cuống, nhưng có một phần hẹp gần thân cây, là dạng cuống lá giả. Chúng có 3 hay 5 gân lá song song và tỏa ra ở các phần rộng hơn của phiến lá. Các lá hoặc là rộng hoặc là hẹp bản, phụ thuộc vào từng loài. Các cụm hoa sinh ra ở các cuống thông thường cao 5-40 cm, và có thể là một nón ngắn hay một cành hoa dài, với nhiều hoa nhỏ, được thụ phấn nhờ gió.
- Loài Mã đề (Plantago spp.): Việc phân chia giữa các loài (species), phân loài (subspecies) và giống (varieties) chưa được thống nhất, còn nhiều tranh cải.
Tùy theo quan điểm của các Hệ thống phân loại khác mà Cây mã đề ở Việt Nam có hai cách phân loại khác nhau:
a- Có 2 loài mã đề khác nhau ở Việt Nam:
1- Loài Plantago major (mã đề lớn) chủ yếu được dùng làm rau, được trồng phổ biến.
Trong loài này có 3 phân loài (subspecies) là:
- Plantago major subsp. major.
- Plantago major subsp. intermedia (DC.) Arcang.
- Plantago major subsp. winteri (Wirtg.) W.Ludw.
2- Loài Plantago asiatica (mã đề, mã đề á hay xa tiền) chủ yếu được dùng làm thuốc.
Về tính vị và công dụng dược liệu của hai loài tương tự nhau nhưng ở loài mã đề (lá) lớn có chất lượng kém hơn.
b- Chỉ có 1 loài (species) mã đề ở Việt Nam đó là loài Plantago asiatica với nhiều phân loài (subspecies) khác nhau, phân loài Plantago major subsp. major chính là loài Plantago major (mã đề lớn) nêu trên do quá trình trồng trọt, thuần dưỡng mà thành.

2-Nguồn gốc và phân bố

Hiện nay chưa rõ nguồn gốc phát xuất của Chi Mã đề (Plantago).
Các loài mã đề mọc ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Châu Mỹ, Châu Á, Úc, New Zealand, Châu Phi  Châu Âu. Nhiều loài trong chi phân bổ rộng khắp thế giới như là một dạng cỏ dại.
Riêng loài Mã đề Plantago asiatica (tên đồng nghĩa: Plantago major subsp. major hay Plantago major ) có nguồn gốc ở vùng  cận nhiệt đới Nam Á, được dùng làm thuốc từ lâu đời ở Trung Quốc , Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Ở Việt Nam cây mã đề lá lớn được trồng phổ biến để làm rau và cây mã đề lá nhỏ mọc hoang dại trên khắp cả nước chủ yếu được dùng làm thuốc.

3-Mô tả

- Thân: Mã đề là cây thân thảo, sống lâu năm, tái sinh bằng nhánh và hạt, thân cao khoảng 10-15cm.
- : Lá có cuống dài, hình trứng (ảnh) dài 5-12cm, rộng 3,5 - 8cm, đầu tù, hơi có mũi nhọn. Mã đề rất dễ nhận ra bởi phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. 
- Hoa: Hoa mọc thành bông, có cán dài 10-15 cm, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ở  giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Mùa hoa nở trong tháng 7-8. Hoa thụ phấn nhờ gió và phát tán bằng hạt.

- Quả: Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng
- Hạt: Hạt rất nhỏ nhưng có thể thu hoạch và nghiền nát để trích lấy dung dịch keo bột. Một cây có thể sản sinh hàng ngàn hạt, hạt khuyếch tán nhờ gió. 
Cây mã đề được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau, từ những vùng ẩm ướt ở đồng bằng, vùng ven biển cho đến các khu vực bán sơn địa và vùng núi cao. Loài cây này trở thành loài cỏ dại có tính quốc tế, trở thành loài cây xâm nhập nguy hiểm ở một số nước.

4- Thành phần dinh dưỡng

- Trong lá cây Mã đề giàu canxi và các khoáng chất khác, với 100 gram lá chứa một lượng vitamin A tương đương với củ  cà rốt. 
- Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là  aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.

5- Công dụng của cây Mã đề

5.1- Lá cây Mã đề được dùng làm rau
+ Ở Việt Nam: Lá cây Mã đề non được dùng làm rau như các loại rau cải khác.
-Lá rau Mã đề non được dùng để ăn sống cùng các loại rau ghém khác, nhất là ăn chung với các loại rau rừng khác.
- Lá rau Mã đề non cũng được dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay.
Canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như: rượu, cà phê, gia vị...
+ Ở nước ngoài: Nhiều nước ở Châu Á và vùng Đông Nam Á khác đều dùng lá cây Mã đề non để làm rau.
- Ở Nhật Bản rau Mã đề được dùng để ăn sống và nấu các món súp hải sản truyền thống.
- Ở Nam Mỹ và người bản địa Bắc Mỹ dùng lá Mã đề non để ăn như món salad xanh và lá già dùng để hầm, nấu với thịt.
5.2- Các bộ phận của cây Mã đề dùng làm thuốc
a-Theo Đông y:
Theo quan điểm của Đông y, cây Mã đề được dùng làm thuốc là cây mọc hoang dại trong tự nhiên, giống cây Mã đề được trồng là giống Mã đề lá lớn có giá trị dược liệu kém hơn các giống Mã đề hoang dại (lá nhỏ) mọc trong môi trường tự nhiên.
Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu...
Cây mã đề cho các vị thuốc sau:
1. Xa tiền tử: Semen plantaginis là hạt phơi khô hay sấy khô.
2. Mã đề thảo (xa tiền thảo): Herba plantaginis là toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô.
3. Lá mã đề: Folium plantaginis là lá hay tươi hoặc sấy khô
Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam... 
Tại Ấn Độ, chất nhầy được chiết xuất bằng cách nghiền vỏ hạt của một loài mã đề có tên Plantago ovata để bào chế loại thuốc nhuận tràng được bán như là Isabgol, một loại thuốc nhuận tràng để điều trị chứng đường ruột bất thường và táo bón. Nó cũng được sử dụng trong một số ngũ cốc để điều trị chứng cao cholesterol mức độ nhẹ tới vừa phải cũng như để làm giảm lượng đường trong máu. Nó đã từng được sử dụng trong y học Ayurveda  Unani của người dân bản xứ cho một loạt các vấn đề về ruột, bao gồm táo bón kinh niên, lỵ amip  bệnh tiêu chảy.
Tại Bulgaria, lá của Plantago major được sử dụng làm thuốc để chống nhiễm trùng ở các vết đứt hay vết xước nhờ các tính chất kháng trùng của nó.
Nguồn: Theo GS Đoàn Thị Nhu, Sức Khỏe & Đời Sống .
b- Theo Y học hiện đại:
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chiết xuất từ dịch cây mã đề có một loạt các hiệu ứng sinh học, bao gồm "hoạt động chữa lành vết thương, chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, kháng sinh yếu, suy giảm miễn dịch điều chế và Chống viêm loét". 
Trong cây mã đề chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, bao gồm allantoin, aucubin, axit ursolic, flavonoids, và asperuloside. 
Khi ăn lá mã đề, làm tăng bài tiết axit uric từ thận, và có thể hữu ích trong điều trị bệnh gút. 
Các thử nghiệm cho thấy, chất aucubin trong cây mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và muối trong nước tiểu, có hữu ích trong điều trị bệnh gút và có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc hiệu. Hạt mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả chữa sỏi đường tiết niệu.
Mã đề cũng có tác dụng long đờm và trị ho. Thuốc viên bào chế từ cao mã đề và terpin đã được áp dụng trên lâm sàng, điều trị hiệu quả các bệnh viêm cấp tính đường hô hấp trên, làm nhẹ quá trình cương tụ niêm mạc hô hấp, chữa ho và phục hồi tiếng nói ở bệnh nhân viêm thanh quản cấp. Cao nước mã đề đã được áp dụng cho hơn 200 bệnh nhân viêm amiđan cấp, kết quả 92% khỏi bệnh, 8% đỡ. Tác dụng hạ sốt, phục hồi số lượng bạch cầu và làm hết các triệu chứng tại chỗ của mã đề được đánh giá là tương đương các thuốc kháng khuẩn thường dùng.
Mã đề cũng được sử dụng trong các dược phẩm trị mụn nhọt và bỏng. Thuốc dạng dầu chế từ bột mã đề khi đắp lên mụn nhọt có thể làm mụn đỡ nung mủ và viêm tấy. Còn thuốc mỡ bào chế từ cao đặc mã đề đã được sử dụng để điều trị các ca bỏng 2-45% diện tích da, đạt kết quả tốt. Bệnh nhân cảm thấy mát, dễ chịu, không xót, không nhức buốt, dễ thay bông và bóc gạc. Vết bỏng đỡ nhiễm trùng, ít mủ, giảm mùi hôi thối, lên da non tốt, thịt phát triển đều, không sần sùi. Bệnh nhân giảm được lượng thuốc kháng sinh dùng toàn thân.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, chất polysacharid trong hạt mã đề có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón mạn tính.
Nguồn: Theo GS Đoàn Thị Nhu, Sức Khỏe & Đời Sống .

6-Một số bài thuốc Đông y từ cây Mã đề

Sau đây là một số bài thuốc cụ thể:
1- Lợi tiểu: Hạt mã đề 10 g, cam thảo 2 g, sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày.
2- Chữa tiểu ra máu: Lá mã đề, ích mẫu, mỗi vị 12 g; giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
3- Chữa viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16 g, thạch cao 20 g, ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12 g; mộc thông 8 g, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.
4- Chữa viêm cầu thận mạn tính: Mã đề 20 g, ý dĩ 16 g, thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày một thang.
5- Chữa sỏi niệu: Hạt mã đề 12-40 g, kim tiền thảo 40 g, thạch vĩ 20-40 g, hoạt thạch 20-40 g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20 g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.
6- Chữa viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16 g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12 g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.
7- Chữa ho, tiêu đờm: Mã đề 10 g, cát cánh, cam thảo mỗi vị 2 g. Sắc uống ngày một thang.
8- Chữa lỵ: Mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20 g. Sắc uống ngày một thang.
9- Chữa tiêu chảy: Mã đề tươi 1-2 nắm, rau má tươi 1 nắm, cỏ nhọ nồi tươi 1 nắm. Sắc đặc, uống ngày một thang.
10- Chữa tiêu chảy mạn tính: Hạt mã đề 8 g, cát căn, rau má, đẳng sâm, cam thảo dây mỗi vị 12 g, cúc hoa 8 g. Sắc uống ngày một thang. 
Nguồn: Theo GS Đoàn Thị Nhu, Sức Khỏe & Đời Sống.

Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo