RAU NHÚT
-Tên gọi khác: Rau rút, rau quyết, quyết thái.
-Tên tiếng Anh: Water momosa
-Tên khoa học: Neptunia oleracea Lour.
-Tên đồng nghĩa: Neptunia natans Auct, Neptunia
prostrata Auct.
Cây rau nhút
Phân loại khoa học
Bộ (Order):
|
Đậu (Fabales).
|
Họ (Family):
|
Đậu (Fabaceae).
|
Phân họ (Subfamily):
|
Trinh nữ (Mimosoideae)
|
Tộc (Tribe):
|
Trinh nữ (Mimoseae).
|
Chi (Genus):
|
Trinh nữ nước (Neptunia)
|
Loài (Species):
|
Rau nhút (Neptunia oleracea).
|
Rau nhút là một chi thực
vật có hoa thuộc Tông Trinh nữ (Mimosae), Phân
họ Trinh nữ (Mimosoideae) thuộc
Họ Đậu (Fabaceae). Chi này có ít nhất 6 loài khác nhau, ở Việt Nam rau
nhút chỉ 1 loài, đó là: Neptunia oleracea
Lour.
Mô tả
Rau nhút là loài cây thân thảo xốp, sống
dưới nước, mọc bò trên mặt nước. Cọng non được bao
bọc bởi một lớp phao trắng xốp. Lá kép lông chim hai lần. Cụm hoa hình
đầu, màu vàng. Quả giáp, có 06 hạt dẹt, nhẵn. Ở miền Nam Việt Nam , cây thường có hoa vào mùa mưa.
Được trồng ở các ao, hồ làm rau ăn. Đôi khi cây rau nhút sống hoang dại ở các
vùng trũng ngập nước ỏ ĐBSCL. Rau rút có mùi thơm đặc trưng.
Người ta đã phân tích thành phần trong rau rút
thấy chứa chủ yếu là các vitamin và nhiều amin cần thiết như vitamin B12 hay
amin leucin, methionin, threonin...
Công dụng
a-Rau nhút được dùng làm rau
1-Dùng làm rau sống: Hái lấy đọt
non, nhặt bỏ rễ và lớp bao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như
các loại rau tươi khác. Rau tươi dùng ăn chấm với nước mắm kho.
2-Dùng làm
gỏi: Lựa lấy cọng non, vuốt bỏ phần phao
xốp, rửa sạch, ngắt đoạn cỡ 4cm, bỏ những nơi có gút. Vì rau có vị chát nên
phải chần qua nước sôi có pha một ít phèn chua. Nước vừa sôi lửa lớn, chần rau
thật nhanh tay, nếu chậm rau sẽ mềm mất ngon. Sau khi chần, cho rau ngâm trong
nước nguội để giữ màu xanh và giòn của rau. Sau đó vớt ra để nguội rồi bóp gỏi.
3-Dùng làm rau luộc: Đọt và lá
non của rau nhút có thể luộc riêng hoặc luộc chung với nhiều loại rau rừng
khác, thường luộc lẫn với rau muống cho thơm.
4-Dùng làm rau xào: Đọt và lá non
của rau nhút có thể dùng làm rau xào với thịt, ếch, nhái, hải sản…
5- Dùng nấu canh, nấu lẩu: Rau
nhút là nguyên liệu chính để nấu nhiều loại canh như:
-Nấu
canh chua với cá, tép, hải sản: Nhặt rau, rửa sạch, cắt ngắn. Bắc nồi
lên bếp đun sôi, lược nước me, rồi đổ tôm tép hoặc cá đã làm kỹ vào. Sau đó mới
đổ rau. Khi thấy cá, tép và rau đã chín, thì nêm bột ngọt, nước mắm và cho các
loại rau thơm (như ngò tây, rau ngổ, húng quế…) cho dậy mùi.
-Nấu lẫu chua: Lẫu chua là dạng
cao cấp của canh chua, lẫu chua được dùng sôi khi ăn.
-Nấu canh rau: Người ta còn dùng
rau nhút nấu canh riêu cua với khoai sọ ăn cho mát.
b-Rau nhút dùng làm thuốc
Theo Đông y, rau nhút có vị ngọt,
tính lạnh có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, mát gan, an thần. Được dùng làm
thuốc để trị cảm sốt, bướu cổ, chứng tim hồi hộp, làm thông huyết mạch,
điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, chữa lỵ, côn trùng cắn.
Toàn thân cây rau nhút dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô.
Các bài thuốc từ cây rau nhút
1-Bài thuốc trị cảm sốt: Lấy
30g rau nhút tươi giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Hoặc dùng các bài thuốc sau:
-Rau nhút phơi khô 20g, kinh giới 10gr, củ
sắn dây 8gr sắc với nước uống 2 lần/ngày lúc còn nóng.
-Rau nhút khô
20g, lá sen 10g, kinh giới 12g sắc với nước uống 2 lần/ngày.(theo Y học cổ truyền Việt Nam ).
2-Bài thuốc an thần: Rau
nhút phơi khô 30g, khoai sọ 25g, lá sen 10g đem ninh nhừ với nước rồi ăn cả bã
lẫn nước. (theo Y học cổ truyền Việt Nam ).
3-Bài thuốc trị phù thũng: Lấy khoảng 2 nắm rau nhút cả thân đem
giã nát vắt lấy nước cốt uống. Có thể nấu canh ăn. (theo Y học cổ truyền Việt Nam ).
4- Bài thuốc trị khó tiêu hoá: Ăn sống hay giã nát lấy nước cốt rau
để uống. Ngày dùng 2 lần. (theo Y học cổ
truyền Việt Nam ).
5-Nóng
người làm nổi mụn, máu cam: Rau
rút sắc với nước cho loãng thay nước uống thường xuyên trong ngày hoặc ăn
thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn. (theo
Y học cổ truyền Việt Nam ).
6-Chữa cảm sốt cao: Rau
nhút (tươi) 30g rửa sạch, giã vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, ngày uống 3 lần,
cần uống 2 ngày liền. Uống thuốc trước khi ăn.
Hoặc rau nhút (khô) 20g, kinh giới 10g, sắn dây (củ) 8g.
Sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống lúc còn nóng. Ngày
uống 1 thang, cần uống 3 ngày liền. (theo
Y học cổ truyền Việt Nam ).
7-Chữa bệnh sốt, không ngủ được: Rau nhút 20g, lá sen 10g, kinh giới 12g. Sắc thuốc xong,
cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, ngày uống 1 thang. Cần uống 3 ngày
liền. (theo Y học cổ truyền Việt Nam ).
8-Chữa bệnh mất ngủ sau khi khỏi sốt: Rau nhút 30g, khoai sọ 25g, lá sen 10g. .(theo Y học cổ truyền Việt Nam ).
9-Phù
thũng: Lấy 2 nắm rau nhút (cả thân) rửa
sạch, giã nát lấy nước cốt để uống. Người yếu bụng (dễ bị đi ngoài lỏng) thì
luộc ăn cái, uống nước. Hoặc ăn sống trong bữa cơm kèm thức ăn khác! Trong vài
ngày có kết quả. (Bs Phó Đức Thuần).
10-Khó
tiêu: Rau rút ăn sống hoặc giã nát, lấy nước cốt uống. Dùng ngày 2
lần. (theo Y học cổ truyền Việt Nam ).
11-Sốt cao khát
nước: Dùng 30 g rau rút giã nhỏ vắt lấy nước
cốt để uống .(theo Y học cổ truyền
Việt Nam ).
12-Trong người
nóng (nội nhiệt) chảy máu cam, sinh mụn nhọt: Lấy một lượng rau rút đủ dùng, sắc hơi loãng để uống thay nước hằng
ngày. Nấu ấm nào uống hết trong ngày, không để qua đêm. Đồng thời ăn cơm với
các món nấu từ rau rút. (theo Y học cổ
truyền Việt Nam ).
13-Nóng khát táo
bón, đái đỏ sẻn: Dùng rau nhút ăn sống
hoặc ép lấy nước uống sống, hoặc làm chín bằng dạng canh ăn trong vài ngày. (theo
Bs Phó Đức Thuần).
14-Khó ngủ nhức
đầu: Rau nhút 300 g, cá rô 200 g, gia vị
vừa đủ. Cá làm sạch chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương cá giã nhỏ vắt lọc lấy
nước thêm nước cho đủ khoảng 400 ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (làm sạch thái
đoạn ngắn) và cá nạc vào nước đang sôi, quấy đều, chờ sôi lại, nhắc ra ăn nóng với
cơm. Ngày một lần, liền 5 ngày (theo Bs Phó Đức Thuần).
15-Chữa bướu cổ: Ăn rau rút hằng ngày bằng cách thay đổi cách chế biến như
trên, trong một tháng. Hoặc rau rút 30 g, cải trời 20 g, mạch môn 15 g, sinh
địa 15 g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8 g. Sắc uống. (theo Bs Phó Đức Thuần).
16-Chữa rắn giun
cắn (rắn nhỏ giống con giun đất to): Rau
nhút 7 ngọn nếu là nam, 9 ngọn nếu là nữ, giã nát lấy nước cốt để uống, bã đắp
chỗ bị rắn cắn. (theo Bs Phó Đức Thuần).
17-Chữa đẻn cắn
(rắn biển): Rau nhút 20 g, giã nát với ít
muối vắt lấy nước uống. Nếu độc chạy vào trong gây tình trạng buồn ngủ lấy ngay
15 g rau rút, ít bèo cái, một miếng bầu đốt lấy khói xông mũi cho tỉnh. (theo Bs
Phó Đức Thuần).
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Xem video: Gỏi rau nhút hải sản
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Xem video: Gỏi rau nhút hải sản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét