CÂY KHẾ
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 5/5/2014
Cây khế
Quả khế chín
-Tên gọi khác: Khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lăng tử, dương đào.
-Tên tiếng Anh: Carambola , starfruit
-Tên khoa học: Averrhoa carambola L.
-Tên đồng nghĩa: A. pentandra ; A. acutangula ; Connaropsis philippica.
Phân loại khoa học
Lớp (Class)
|
Ngọc Lan (Magnoliopsida )– Dicotyledons
|
Phân lớp (Subclass)
|
Hoa hồng (Rosidae)
|
Bộ (Order)
|
Chua me đất (Geraniales)
|
Họ (Family)
|
Chua me đất (Oxalidaceae )– Wood-Sorrel family
|
Chi (Genus)
|
Averrhoa Adans. –
averrhoa
|
Loài (Species)
|
Averrhoa carambola L. – carambola
|
Nguồn gốc và phân bố
Nhiều tác giả cho rằng cây khế có nguồn
gốc từ khu vực Đông Nam Á (Việt nam, Indonesia
và malaysia ) và số khác cho
rằng cây khế có nguồn gốc từ Tiểu lục địa Ấn Độ (Ấn Độ, Srilanca và Bangladesh ).
Khế là một loại cây nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Nó có thể được phát
triển lên đến độ cao 1.200 m (4.000 feet). Nó thích ánh nắng mặt trời đầy đủ,
nhưng đòi hỏi phải có đủ độ ẩm. Cây khế không kén đất, nhưng đất thích hợp nhất
phải tơi xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt.
Trong thực tế cây khế đã được mọc hoang hoặc được trồng ở Tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á trong hàng ngàn năm.
Khế là
một loài cây rau ăn quả có vị chua được ưa thích ở những khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Queensland , Australia , cũng như trong quần đảo Thái Bình
Dương, đặc biệt là ở Tahiti , New Caledonia , Papua New Guinea , Hawaii ,
và Guam .
Cây khế được trồng thương mại ở Ấn Độ ,
Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc , Đài Loan và ở Châu
Phi với mục đích dùng làm rau và được phẩm.
Ngoài Châu Á cây khế còn được trồng ở một
số nước Nam Mỹ như: Nicaragua , Costa Rica , Panama , Colombia , Ecuador , Peru ,
Brazil ,
Jamaica ,
Haiti ,
Cộng hòa Dominica , Puerto Rico , Trinidad , Guyana và
Florida với mục
đích làm cây cảnh.
Mô tả
-Thân: Cây
khế thuộc loài cây đa niên, thân gổ lớn, có thể cao đến 5-12 mét. Các cây khế
cổ thụ có thể sống hàng trăm năm (có thể đến 1.000 năm). Trong nghệ thuật chơi
cây cảnh cây khế đại thụ có tuổi càng lâu càng quý hiếm.
-Rể: Rể
khế thuộc loại rể trụ, mọc nhiều nhánh ăn sâu và lan rộng trong đất. Tuổi thọ
của rể kéo dài hàng chục hoặc hàng trăm năm.
-Lá: Cây khế có lá kép dài đến 50 cm. Các
lá mềm, xanh trung bình, lá kép lẽ bao gồm 5-11 lá chét, trong đó có 1 lá mọc ở
đỉnh và bên dưới là từng cặp mọc đối diện. Mỗi lá dài 5-15 cm-màu xanh lá cây,
chúng được xoắn bố trí xung quanh các ngành trong một thời trang thay thế.
-Hoa: Mọc
thành cụm, hoa nhỏ hình cuông màu đỏ tím, mỗi hoa rộng khoảng 5-6 mm, có 5
cánh.
-Quả: Quả
dạng hình trứng hay elip, dài 5-15 cm (2-6 inch), có 5 khía (đôi khi có thể
thay đổi 4-8 khía), mặt cắt ngang, nó giống như một ngôi sao, vì thế ở Châu Mỹ
còn gọi là quả 5 sao (Starfruits). Da
quả mỏng, mịn, và bóng, màu vàng đậm khi chín. Thịt quả mọng nước, có màu trắng hay xanh khi
còn non và chuyển sang màu vàng sáng khi chín. Nước quả có vị chua,
ngọt. Tùy mùi vị của nước quả khế được chia làm hai lọi: khế chua và khế ngọt.
-Hạt: Mỗi quả khế có thể có 10-12 hạt dẹt, phẳng
màu nâu nhạt dài khoảng 0,5-1,3 cm. Vỏ hạt có lớp ngoại bì sền sệt và trong
suốt bao bọc, lớp ngoại bì này biến mất khi tách hạt ra khỏi quả trong vài
ngày.
Thành phần hóa học
Theo phân tích của Bộ nông nghiệp Hoa
Kỳ, trong 100 g quả khế chín tươi có:
128 kJ (31 kcal)
|
|
6,73 g
|
|
3,98 g
|
|
2,8 g
|
|
0,33 g
|
|
1,04 g
|
|
0,39 mg (8%)
|
|
12 mg (3%)
|
|
34,4 mg (41%)
|
|
12 mg (2%)
|
|
133 mg (3%)
|
|
0,12 mg (1%)
|
Theo nghiên cứu của Đại học Y Dược
TP.HCM: Quả Khế chứa protein 0,5%, dầu 0,2%,
carbohydrat 4,8%, đường toàn phần 3,5-11%, acid oxalic 1%, vitamin A 240 đơn vị
quốc tế/100g, các vitamin A, C, B1, B2 và PP. Tinh dầu Khế có mùi giống táo, mơ
với các thành phần etyl acetat, trans-2-hexenal, cis-3-hexenal,
trans-2-hexenal, n-hexanol và một số thành phần khác (Nagy Steven và cs, 1995;
CA. 123: 81787 v). Khế có 5-hydroxymethyl-2-furfural, flavonoid, anthranoid,
cyanidin, ß-sitosterol (Jabbar A và cs, 1995; CA. 124: 25553z).
Theo Luts Andreas và cs, 1993, dịch Khế chứa
2-o-ß-D-glucopyranosid của 4-(1’, 4’-dihydroxy-2’, 2’, 6’-trimethyl cyclohexyl)
but-3-en-2-ol (CA.120: 240102 z).
Giá trị dinh dưỡng của khế không cao
(100 g khế chỉ cho tối đa 35,7 calo). Vị chua của khế là do các
axít hữu cơ, có từ 800 - 1250 mg/100 g khế, trong đó từ 300 - 500 mg axít oxalic, 300 -
430 mg axít tartric, 140 - 220 mg axít succinic, 100
- 130 mg axít citric... Khế
ít chua chứa 4 - 70 mg axít oxalic.
Thành phần chất gây chua trong quả khế
là do hàm lượngg các axit hữu cơ tạo ra. Tùy theo hàm lượng các axit hữu cơ mà
vị chua nhiều hay ít, từ đó người ta phân ra làm hai loài là khế chua và khế
ngọt.
Công dụng
a-Quả khế được dùng như trái cây tươi
Toàn bộ quả khế có thể ăn được, kể cả
da hơi sáp (loại trừ hạt). Thịt quả
dòn, xốp, mềm và ngon ngọt. Loại quả
được dùng ăn tươi là khế ngọt (có hàm lượng axit oxalic rất thấp-vị chua chính là chính là
chất này). Thị quả ít xơ và có đặc điểm gần giống như thịt quả nho. Khi quả
chín mọng màu quả vàng đậm là ngon nhất. Khi quả chưa đủ chín hơi có vị chát.
Ở Hawaii , quả khế được sử dụng như các loại trái cây.
Khế ngọt là món ăn quê hương được trẻ
con và người lớn ở Châu Á đều ưa thích (người phương Tây không quen ăn loại quả
này). Ở Việt nam có bài ca nổi tiếng:
“ Quê hương là chùm khế ngọt”
b-Nước ép quả khế được dùng làm nước giải khát
Nước ép từ quả khế cũng được sử dụng
làm nước giải khát có đá ở một số nước:
-Ở Ấn Độ, nước ép từ quả khế chua được
đóng chai để uống. Sản phẩm nước khế được thịnh hành trên thị trường nước giải
khát đóng chai và ngang hàng với sản phẩm nước ép của táo, lê và cam, quít…
-Ở Jamaica bột khế được sấy khô để pha trong nước
giải khát.
-Ở Trung Quốc quả khế được hầm với đinh hương và đường phèn, đôi khi có táo để có món canh dinh dưỡng.
c-Quả khế được dùng làm rau
Quả khế được dùng làm rau ở Châu Á là
quả khế chua sắp chín hay đã chín. Vị chua của quả khế được quyết định bởi hàm
lượng của chất axit
oxalic có trong nước quả.
Ở Thái Lan, quả khế được nấu cùng với
tôm trong món lẩu Thái.
Ở Philippines , quả khế được sử dụng như gia
vị. Khế xanh được muối đá để làm rau.
Tùy theo khẩu vị người dùng mà họ thích loại khế chua ít hay nhiều. Vì khế
là loại rau cung cấp chất chua nên người sành điệu Châu Á thích dùng khế chua
làm rau hơn là khế ngọt.
Quả khế được dùng làm rau ở Việt Nam và một số nước khác trong các
trường hợp sau đây:
-Quả khế làm rau sống: Quả khế chua còn xanh hay đã chín được rửa sạch, gọt bỏ phần ngoài của
múi. Sau đó có thể xẻ dọc (ít phổ biến) hoặc xắt ngang (rất phổ biến) dùng
chung các loại rau khác như chuối chát, dưa leo, cà chua, cà nâu, củ cải…
Món chấm với khế là mắm tôm, mắm ruốc, mắm bầm, mắm cá cơm, thịt kho, cá
kho...
Món ăn kèm với khế là nội tạng hoặc thịt luộc của heo, bò, dê, gà, vịt, cá,
hải sản.
-Quả khế dùng trong các món nấu
Quả khế là nguyên liệu để nấu các món canh chua, lẩu chua. Thịt quả khế vừa
là chất rau, vừa là chất tạo chua trong các món canh và lẩu chua thường được sử
dụng ở Việt Nam
cũng như nhiều nước Châu Á khác.
Ở Trung Quốc, khế được nấu với cá thu
(cá thu kho khế), món này cũng phổ biến sang Việt Nam dưới các triều đại phong kiến.
Ở Úc quả khế được dùng tươi bầm nhuyễn
làm gia vị nấu chín như các loại rau, dưa.
Ở Philippines , khế xanh được muối đá để làm
rau.
d-Khế được trồng làm cây cảnh
Do khế có độ dẽo dai dể uốn cành và có tuổi thọ lâu năm nên được dùng để
làm cây cảnh từ dạng bonsai cho đến dạng cây cảnh to trồng trong chậu hay trồng
ngoài đất ở dạng cây cảnh đại thụ.
Ngoài dạng thân và cành dể tạo dáng.
Màu sắc rực rở của hoa khế (màu tím) và quả khế (xanh và vàng) theo mùa nên cây
cảnh từ khế có giá trị rất cao và cây càng lâu năm càng quý hiếm.
e-Nước ép quả khế dược dùng làm chất tẩy
Nhờ có tính axit nên nước ép quả khế
được sử dụng làm sạch ten rỉ trên kim loại (đặc biệt là đồng thau) cũng như thuốc tẩy gỉ vết bẩn
từ vải. Chúng cũng có thể được sử
dụng như là một loại thuốc ăn màu trong
kỷ thuật nhuộm.
f-Các bộ phận cây khế được dùng làm thuốc
-Theo Đông y: Quả
khế có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu thanh nhiệt,
sinh tân dịch, giải độc, trị phong nhiệt. Lá khế vị chát tính lạnh, có tác dụng
tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết
nhiệt. Hoa khế có tác dụng chữa chứng nóng rét qua lại, giải độc thuốc phiện.
Rễ khế có tác dụng trị đau đầu và khớp xương đau nhức.
-Theo Tây y: Trong quả khế giàu chất chống oxy hóa, kali và vitamin C, và ít
đường, natri và axit. Nó cũng là
một nguồn cơ bản chất chống oxy hóa polyphenolic. Trong quả khế có cả hai chất chống oxy hóa
và các hoạt động kháng khuẩn. Các nghiên
cứu trong Tây y cho biết nước chiết từ quả khế có hoạt tính chống các loài vi
khuẩn như: E. coli , Klebsiella spp, Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa.
Giống như tác dụng của quả bưởi, quả khế được
coi là một chất ức chế mạnh cả bảy đồng
phân cytochrome
P450. Các men này có tác
dụng phân hủy nhiều loại thuốc tân được khi uống vào cơ thể, và do đó, việc
dùng nước chiếc từ quả khế khi kết hợp với uống một số thuốc có thể làm tăng
đáng kể liều lượng hiệu quả của thuốc trong cơ thể. Nghiên cứu trong nước ép quả bưởi và
quả khế đã xác định một số các loại thuốc thông thường bao gồm cả các loại
thuốc statin (thường được
dùng để điều trị bệnh tim mạch), và benzodiazepines (một nhóm bao gồm cả thuốc an thần diazepam) sẽ nâng cao hiệu quả do tác dụng chống phân giải
thuốc trong cơ thể.
Ghi chú! Trong quả khế chứa nhiều axit oxalic có thể có hại cho các cá nhân bị suy thận , sỏi thận , hoặc những người đang điều trị thận
bằng phương pháp lọc máu. Những trường hợp này ăn khế có thể: người bị suy thận
có thể sản xuất trục trặc, nôn, buồn nôn, và rối loạn tâm thần. Dẫn đến tử vong đã được ghi nhận ở một
số bệnh nhân.
Các bài thuốc từ cây khế
Sau đây là một số bài thuốc từ khế:
1- Đau đầu lâu ngày không
khỏi: Rễ khế 30-60 g, đậu phụ 120 g, hầm kỹ, uống nước thuốc và
ăn đậu phụ, mỗi ngày 1 lần, mỗi liệu trình kéo dài 1 tuần. (Theo Lương y Huyên Thảo, NNVN).
2- Ho do phong nhiệt, họng
sưng đau: Khế tươi ăn ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 quả liên tục trong 3-5
ngày, có tác dụng tiêu viêm và giảm đau khá tốt. (Theo Lương y Huyên Thảo, NNVN).
3- Lở miệng:
Khế tươi 2-3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc
nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. (Theo Lương y Huyên Thảo, NNVN).
4- Lách to do sốt rét lâu
ngày: Khế tươi rửa sạch cắt nhỏ, giã vắt lấy nước cốt, ngày uống
2 lần mỗi lần 100 ml. (Theo Lương y Huyên Thảo, NNVN).
5- Sản hậu phù
thũng: Lá khế 15 g, sắc nước uống. (Theo Lương y Huyên Thảo, NNVN).
6- Sỏi tiết niệu: Khế tươi 3-5 quả, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc lấy nước, thêm mật
ong vào uống, liên tục trong 3-4 tuần. (Theo Lương y Huyên Thảo, NNVN).
7- Tiểu tiện nóng rít:
Khế tươi 2-3 quả, cắt nhỏ, giã nát, hòa với nước lạnh, uống ngày 2-3 lần. (Theo
Lương y Huyên Thảo, NNVN).
8- Bí tiểu:
Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ cắt lấy 1/3 phía gần cuống, đổ 3 bát nước, sắc còn
1 bát uống khi còn nóng, đồng thời lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi, giã nát rịt vào
rốn thì tiểu tiện sẽ thông. (Theo Lương y Huyên Thảo, NNVN).
9- Khớp xương đau nhức: Rễ
khế 150 g, rượu trắng 1 lít, ngâm rễ khế với rượu trong khoảng 10 ngày, mỗi lần
uống 1 chén con. (Theo Lương y Huyên Thảo, NNVN).
10- Sưng đau do ngã hoặc ung
nhọt: Lá khế tươi giã nát, đắp vào chỗ đau, có tác dụng tiêu
sưng, giảm đau và giải độc. (Theo Lương y Huyên Thảo, NNVN).
11- Da mẩn ngứa, ngứa âm đạo: Đun nước lá khế ngâm và rửa, có tác dụng sát trùng và chống
ngứa rất tốt. (Theo Lương y Huyên Thảo, NNVN).
12- Giải độc thuốc phiện: Hoa khế 15 g sắc uống. (Theo Lương y Huyên Thảo, NNVN).
13-Cung cấp
vitamin C dồi dào cho cơ thể: Khế rất giàu
vitamin, ăn một quả khế nhỏ có thể cung cấp 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho
cơ thể mỗi ngày, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, da dẻ tươi nhuận, trẻ lâu.
14-Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong. Cách làm: Khế rửa
sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống,
uống ngày 2 lần. (theo Thuốc Đông dược Việt nam).
15-Giải nhiệt: Dùng quả khế ép lấy nước uống rất tốt để giảinhiệt cũng như
chống cảm nắng vào mùa hè oi nực. (theo Thuốc Đông dược Việt nam).
16-Ngừa táo bón, chữa trĩ: Khế có nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo
bón. (theo Thuốc Đông dược Việt nam).
17-Chữa bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gầncuống. Nấu với
600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1quả khế và 1 củ
tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn. (theo Thuốc Đông dược Việt nam).
18-Chữa dị ứng, mày đay, mẩn ngứa, lở
loét: lấy lá khế giã nát,xoa và đắp lên chỗ
bị dị ứng; kết hợp dùng 16g vỏ núc nác sắc uống. Dùng lákhế, lá thanh hao, lá
long não, lá thông mỗi thứ 15-20 g, nấu nước tắm. (theo Thuốc Đông dược
Việt nam).
19-Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: Hoa khế đã phơi héo,tẩm nước gừng (nước gừng đặc sẽ tốt
hơn) đem sao lên. Pha hoa khế đã sao vớinước nóng (như cách pha trà) và uống
trong ngày. (theo Thuốc Đông dược Việt nam).
20-Trị viêm họng: Lấy lá khế 40g, cùng vài hạt muối giã vắt lấynước cốt ngậm
ngày 2 lần. (theo Thuốc Đông dược Việt nam).
21-Phòng sốt xuất huyết: Lá khế 16 g, lá dâu, sắn dây, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi
thứ 12 g, sắc uống thay nước hằng ngày. Bài thuốc này có thể áp dụng trong thời
gian có dịch. (theo Thuốc Đông dược Việt nam).
22-Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20 g, vỏ cây hồng bì 30 g, rễ cây quả giun 20 g,
sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản. (theo Thuốc Đông dược Việt nam).
23-Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm
đạo: Nước sắc lá khế cótác dụng ức chế vi
khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm,nấm candida. Dạng dịch
chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất. (theo Thuốc Đông dược
Việt nam).
24-Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8
g, cam thảo 4 g, bạc hà 4 g, sắc đặc chianhiều lần uống trong ngày. (theo Thuốc
Đông dược Việt nam).
Lưu ý: Trẻ em tronggiai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế và
những thức ăn có nhiều axít ôxalic nhưlá me chua, chanh… vì axít ôxalic cản trở
sự hấp thu canxi cần thiết cho sựphát triển của cơ thể.
Những người bị bệnh thận cũng không nên ăn khế vì axit
oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận. (theo Thuốc Đông dược Việt nam).
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu
tham khảo
7-http://vietbao.vn/Suc-khoe/Vi-thuoc-tu-cay-khe/10893115/248/
Xem video: Cây khế quê hương Nam Bộ
Xem video: Công dụng của trái khế
Xem video: Cây khế quê hương Nam Bộ
Xem video: Công dụng của trái khế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét