Lá đọt sộp


CÂY SỘP

Cây Sộp cổ thụ
-Tên gọi khác: Cây Sộp sẻ, Cây đọt sộp.
-Tên tiếng Anh: Pisocarpa fig tree
-Tên khoa học: Ficus pisocarpa Blume
-Các loài tương cận:
-Bồ đề :(Ficus religiosa).
-Cây sung: (Ficus racemosa = Ficus glomerata).
-Cây Gừa hay Cây Si quả nhỏ: (Ficus microcarpa L.f.).

Phân loại khoa học


Giới (Kingdom):
Thực vật (Plantae)
Ngành (Phylum):
Thực vật có hoa (Magnoliophyta)
Lớp (Class):
Hai  lá mầm (Magnoliopsida)
Bộ (Order):
Gai (Urticales)
Họ (Family):
Dâu tầm ( Moraceae)
Chi (Genus):
Vả (Ficus)
Loài (Species):
Ficus pisocarpa

Chi Vả (Ficus) là một Chi lớn thực vật thân gổ hoặc dây leo thuộc Họ Dâu tầm (Moraceae) với khoảng 850 loài. Trong đó phổ biến là các loài Sộp (Ficus pisocarpa), Sung (Ficus racemosa ), Gừa (Ficus microcarpa).

Phân bố

Chi Vả có nguồn gốc vùng nhiệt đới Châu Á. Đa số sống ở vùng nhiệt đới, có vài loài sống được ở vùng ôn đới Châu Âu.
Trong Chi Vả có Loài Cây Sộp (Ficus pisocarpa) là loài cây phổ biến khắp Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.
Ở Việt Nam Cây Sộp mọc hoang hoặc được trồng phân bố khắp cả nước và phổ biến nhiều nhất ở Nam Bộ.
Cây sộp cũng có rất nhiều loài như cây sộp lá lớn (Sộp trâu), sộp lá nhỏ (Sộp sẻ), sộp lá đỏ…
Trong bài viết này tác giả đề cập đến cây sợp thông dụng nhất được dùng làm lá non làm rau là cây Sộp sẻ (Ficus pisocarpa).

Mô tả

Cây Sộp (Ficus pisocarpa) là cây gổ nhiệt đới sống đa niên, thay lá vào đầu mùa mưa
-Thân: Cây thân gỗ cao 5-6 m, có khi đến 10-15m, thân có da sù sì, nhiều cành, trên thân và cành thường môc nhiều rể thứ sinh. Gỗ màu nâu đỏ, bở, chỉ dùng làm củi đun.
-Lá: Lá đơn mọc so le, hình trái xoan, kéo dài ở đỉnh, gốc lá gần tròn, màu xanh lục đậm ở lá già, lá non có màu đỏ tím sau đó chuyển thành hồng nhạt, dài 5-10 cm, rộng 3-5 cm.
Lá có búp bao chồi màu hồng rụng sớm.
-Hoa: Cụm hoa dạng sung trên thân, dạng nón ngược, gần như không cuống.
-Quả: Giống quả sung, nhỏ, có vị chát, ăn được.
Cây Sộp ưa sáng hoặc chịu bóng râm bán phần. Thích hợp đất giàu mùn, giàu dinh dưỡng, ẩm và thoát nước tốt. Nhân giống dễ dàng từ hạt và giâm cành, dễ uốn tỉa.

Thành phần hóa học

Tác giả chưa nắm rõ thành phần hóa học của lá cây Sộp. Nếu bạn đọc có tư liệu xin chuyển giúp về địa chỉ email hodinhhai@gmail.com, tác giả rất cám ơn!

Công dụng

a-Lá và đọt non cây sộp dùng làm rau
Lá Sộp non có vị chát và hơi chua được dùng làm rau ăn sống, thường ăn với lẩu mắm. Dân miệt vườn Nam Bộ thường ăn lá đọt sộp non với cá bống, cá cơm, cá lòng tong và các món cá kho tiêu, kho tộ khác. Có thể ăn với cá cơm, cá mồng gà kho tương, cá linh nấu mặn. Bánh xèo càng thêm hương vị nếu có thêm lá đọt sộp.
b- Cây Sộp dùng làm cây cảnh cổ thụ
Ở các nước Đông Nam Á và Trung Quốc có nhiều loài cây Sộp khác nhau được trồng làm cây cảnh trong vườn, sân nhà và trong chậu.
Ở Việt Nam cây sộp rừng cổ thụ bị săn lùng để bứng trồng làm cây cảnh với giá bán rất cao.
Vào năm 1994, Đảng Bộ và UBND tỉnh Vĩnh Long đã tặng một cây Sộp sẻ để trồng ở trong khuôn viên phía sau Lăng bác Hồ.
Thông tin vể cây này được Ban Quản Lý Lăng bác cho biết như sau:
- Tên khoa học: Ficus pisocarpa Bl.
- Họ: Dâu tằm Moraceae
- Địa phương (tổ chức, cá nhân) trao tặng:Đảng Bộ và UBND Tỉnh Vĩnh Long
- Thời gian: năm 1994
- Địa điểm trồng: Sau Lăng
- Số lượng hiện nay: 1 cây
- Tình trạng cây hiện nay: Cây phát triển tốt
Hình ảnh Cây Sộp tỉnh Vĩnh Long tặng  trồng sau Lăng Bác Hồ
                                Nguồn: Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Sau đây là hình ảnh một số cây Sộp cảnh trồng ở nam Bộ
Cây Sộp cảnh lá xanh

Cây sộp cảnh lá đỏ

Cây sộp cảnh cổ thụ dáng Long Mã hồi đầu

Tài liệu tham khảo
                                                              Kỹ sư Hồ Đình Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét