RAU TÀU
BAY
Cây rau tàu bay
Lá và hoa rau tàu bay
-Tên gọi khác: Cải tàu bay, cải trời rừng.
-Tên tiếng Anh: Okinawan spinach.
-Tên đồng nghĩa: Crassocephalum crepidioides,
-Các loài tương cận: G. aurantiaca - G. bicolor - G. cusimbua - G. formosana - G. japonica - G. nepalensis - G. pinnatifida - G. procumbens -G. vidaliana…
Phân loại khoa học
Bộ (ordo):
|
Cúc (Asterales)
|
Họ (familia):
|
Cúc (Asteraceae)
|
Phân
họ (subfamilia):
|
Cúc (Asteroideae)
|
Tông (tribus):
|
|
Chi (genus):
|
|
Loài (species):
|
Gynura crepidioides
|
Lưu ý!
Không nên nhầm lẩn Cây Rau tàu bay với một loài cây khác có tên là Cỏ tàu bay (cây bơm bớp, cây cỏ Lào, cây cộng sản)
có tên khoa học là Chromolarna odorata
(L) King et Robinson. Đây là loài cây cũng phát tán hạt như cây tàu bay, lá xào
ăn được nhưng rất hôi, chủ yếu dùng để làm thuốc.
Phân bố
Chi Xuyên liên (Gynura) thuộc Họ
cúc (Asteraceae) với khoảng 20 loài cây thân thảo hàng năm sống ở các
trảng rừng cận nhiệt đới, có hình dạng giống như cây cải trời (Blumea lacera) sống ở vùng đồng bằng.
Rau tàu bay (Gynura crepidioides) là cây thân thảo đứng mọc hoang dại ở những nơi thoáng, len
lỏi trong các cánh rừng hoặc bìa rừng, ven suối ở các vùng núi rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới...thuộc
Châu Á, Châu Phi, các đảo ở Đông Nam Địa Trung Hải , Quần đảo Cook, các đảo
ở Thái Bình Dương. Ngoài ra ở Mỹ loài cây này có ở bang Florida và ở Hawaii.
Ở Việt Nam rau tàu bay mọc ở đồng bằng, trảng rừng, vùng núi khắp cả nước, nhiều nhất ở Miền Đông Nam Bộ và ở dãy Trường Sơn.
Mô tả
Là loài cây một năm, thích hợp với đất ẩm,
phân bố rộng. Có thể mọc ở những nơi có độ cao tới 2.500 m, có thể tái tạo bằng
hạt nảy mầm hoặc bằng thân cây.
-Thân: Cây
thân thảo mập, có
rãnh mọc đứng, cao khoảng 0,4 m đến 0,5 m nhưng cũng có thể tới 1 m.
-Rể: Có rễ cái màu trắng hoặc nâu.
-Lá: Lá to, mỏng, hình trứng dài, phần
chóp phiến lá có hình thoi, phần dưới có những thuỳ xẻ sâu; mép lá có răng cưa to hoặc có khía, có mùi
thơm. Làm rau luộc, xào và nấu canh ăn được.
-Hoa: Cụm hoa dạng đầu, mọc ở nách lá hoặc ở ngọn, gồm nhiều hoa
màu hồng nhạt đến đỏ và đỏ nâu, bao chung gồm hai hàng lá bắc hình sợi. Hoa lưỡng tính, hợp thành ngù, có mào lông mịn, trắng, mềm. Hoa nở
từ tháng 9 đến tháng 2, ra quả từ tháng 10 đến tháng 3. Đầu các nhụy
hoa lúc khô biến thành các túm bông nhẹ, bay theo gió, đem theo nhụy và hạt cây đi đến
những nơi thuận lợi để sinh sôi.
Khi có gió thổi, các nhụy hoa khô mang hạt bay uốn lược
trong gió để khuếch tán nên được gọi là rau tàu bay. Và tên gọi này cũng chỉ có
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vì kể từ thời kỳ này mới có
“tàu bay”.
Hoa rau tàu bay đang nở
-Quả: Quả bế hình trụ, có một mào lông trắng ở đỉnh.
Hạt rau tàu bay khuếch tán
Thành phần hóa học
Có lẽ cũng vì ân tình đối với rau tàu bay mà trong hàng trăm
loài rau rừng ăn được thì hiếm có loài rau rừng nào được các viện quân y và
ngành Đông y và Tây y Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của
rau tàu bay.
Theo các ngiên cứu ở Việt nam cho biết thành phần hóa học
trong rau tàu bay tưoi (tính theo %) như sau: nước 91,1%, protein 2,5%, lipid
0,2%, cellulose 1,6% dẫn xuất không protein 3,7%. Khoáng toàn phần 0,9%. Về
vitamin có 3,4mg% caroten (tiền sinh tố A), 10mg% vitamin C.
Công dụng
a-Lá rau tàu bay dùng làm rau
+Ở Việt Nam
Rau tàu bay được biết đến và nổi tiếng qua chiến tranh Việt Nam, đây là một loại
rau rừng giúp bộ đội Việt Nam làm nguồn thực phẩm thay cho rau xanh trong những
tháng năm chiến trường ác liệt.
Tuy có tên là rau nhưng thực tế nó chỉ
là một loài cỏ dại, có thể ăn được như rau nhưng do
có nguồn gốc hoang dại, còn nhiều độc tính nên không được sử dụng nhiều hoặc
trồng làm rau. Ở Việt Nam, đôi
khi nó được sử dụng làm thực phẩm thay thế rau xanh nhưng rất hạn chế vì có mùi hắc rất khó chịu kể cả khi đã luộc chín.
Đọt non và
lá rau tàu bay có
thể dùng để ăn sống, muối dưa, luộc, xào, nấu canh, hoặc làm nộm trộn với hoa (bắp) chuối... Trong thời gian chiến
tranh Việt Nam, nó là món ăn thường xuyên của du kích, bộ đội khi hoạt động ở những vùng rừng núi do
không có điều kiện để trồng rau xanh thường xuyên để tránh bị lộ nơi đóng quân
hoặc những lúc hết lương thực.
Tuy nhiên rau tàu bay có vị đắng và mùi hôi đặc trưng cần có
cách chế biến phù hợp mùi vị mới thơm ngon.
Có người khoái mùi vị đặc trưng của rau tàu bay. Nhưng có ý
kiến cho rằng ăn nhiều và thường xuyên rau tàu bay sẽ bị thiếu máu. Để khắc
phục tình trạng đó thì cần làm toan hóa rau tàu bay bằng cách phối hợp chấm
nước mắm chanh hoặc làm rau trộn có chanh hoặc giấm để tăng hấp thu sắt tạo
huyết sắc tố. Cũng có ý kiến dùng kéo dài rau tàu bay có thể bị sỏi thận. Do đó
nên ăn thay đổi những món rau rừng khác. Tuy nhiên, những ý kiến này chưa được
khoa học kiểm chứng.
Kinh nghiệm của các cựu chiến binh Việt nam cho biết: nấu
canh rau tàu bay nên lắng bỏ phần dầu để khỏi bị có mùi hắc như mùi xăng rất
đặc trưng của rau tàu bay, rồi mới cho gia vị vào, thì sẽ thơm ngon.
Hiện nay ở Khu bảo tàng Chiến khu D đang khôi phục trồng lại
rau tàu bay để phục vụ các cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa và các
du khách trong và ngoài nước cũng rất thích thú thưởng thức món rau chiến khu
với nhiều món ăn như rau tàu bay bóp gỏi, rau tàu bay muối dưa chua, rau tàu
bay xào thịt rừng, canh, lẫu rau tàu bay!
Rau và canh rau tàu bay
+Ở Trung Quốc
Loài rau tàu bay (Gynura crepioides) được dùng làm dược liệu từ lâu
đời. Hiện nay rau tàu bay được trộn làm rau xà lách và được dùng để nấu canh. Loài
rau tàu bay đang được trồng thương mại hóa ở Trung Quốc như một loài rau sạch
nhằm khuyến cáo người dân ăn để làm giảm lượng cholesterol
có hại trong máu.
+Ở Nhật Bản
Ở tỉnh Okinawa bao gồm nhiều quần đảo ở cực Nam Nhật Bản
công ty Organic
Vibrance đang mở trang trại để trồng rau tàu bay (Gynura crepioides) để kinh doanh rau sạch có vị thuốc để làm giảm cholesterol
được mang tên là “Rau bina Okinawa” và từ đó trong tiếng Anh xuất hiện tên gọi cho rau
tàu bay là “Okinawan spinach”.
Rau tàu bay được pha trộn với các rau xanh khác làm món salad để tăng khẩu
vị và làm thuốc thảo dược.
Ngoài ra nhờ sức sống tốt của loài rau này nên ở Nhật Bản cũng dùng để che
phủ đất, chống xói mòn, làm cây cảnh và dùng trong thiết kế nông nghiệp sinh
thái (permaculture).
b- Các bộ phận cây rau tàu bay dùng làm thuốc
Theo y học dân gian, rau (cải) tàu bay có vị đắng, mùi thơm,
tính bình, có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu
hòn cục, cầm máu, sát trùng. Thường dùng cả cây phơi khô làm thuốc trị cảm sốt,
hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa và lợi tiểu. Dịch lá trừ giun, thu liễm, giã đắp
trị mụn nhọt.
Rau tàu bay có
những công dụng phòng chữa bệnh như sau:
- Rau tàu bay cung cấp các loại vitamin nói chung và vitamin
A, C là những vitamin chống ôxy hóa, khử gốc tự do.
- Cải tàu bay có nhiều xơ gây nhuận tràng và giảm hấp thu
chất béo, làm thức ăn kiêng cho người béo phì.
-Một số vùng dân cư người ta quen dùng rau tàu bay phòng
chống côn trùng, rắn rết cắn, bằng cách giã nhuyễn xoa đắp lên chỗ bị tổn
thương.
(theo BS. Phó Đức Thuần).
Các giai thoại và thơ ca liên quan đến rau tàu bay
Chuyện kể Bác Hồ ăn rau tàu bay
Tháng 9/1950, Bác Hồ đi thị sát chiến dịch biên giới. Hôm đi
qua chợ mới Bắc Kạn, sáu bác cháu ăn lương khô, có được chút chất tươi chính là
món rau tàu bay luộc. Anh em khen được bữa ăn ngon miệng. Bác Hồ nói: “rau tàu
bay có khác, ăn vào thấy nhẹ cả người, lại có cả mùi xăng”. Anh em lại được dịp
phá lên cười vui vẻ.
Nguồn: (theo BS. Phó Đức Thuần).
Rau tàu bay trong Thơ ca
Anh đã sống những
tháng năm hào hứng
Ăn rau tàu bay, hát vỗ
nhịp vào báng súng
Trích (Về làng - Trần Đăng Khoa)
Cơm gạo mốc,
mà tưởng cơm nếp mới
Rau "tàu bay" không muối cũng
thành canh...
(Đêm tháng năm - Văn Thảo Nguyên)
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét