CÂY CÀ TÍM
-Tên gọi khác: Cà nâu, cà dái dê
-Tên tiếng Anh:
eggplant, aubergine, brinjal eggplant, melongene, brinjal or guinea squash,
-Tên khoa học: Solanum melongena
L.
-Tên đồng nghĩa:
Solanum ovigerum Dunal
Solanum trongum Poir.
Melongena
ovata Mill.
Solanum album Noronha
Solanum
insanum L.
Solanum longum Roxb.
Solanum
melanocarpum Dunal
Solanum
melongenum St.-Lag.
-Các loài tương cận:
Cà chua , S. lycopersicum
Khoai tây , S. tuberosum
Phân loại khoa học
Bộ (Order):
|
|
Họ (Family):
|
|
Chi (Genus) :
|
|
Loài (Species):
|
Solanum melongena
|
Chi cà (Solanum) được thành lập bởi Carl Linnaeus năm 1753. Chi này về sau được phân
thành nhiều chi nhỏ hơn, nhưng hiện nay dựa vào cơ sở phân tích chuỗi DNA nên nhiều giống cà có hình dạng, màu
sắc và kích thước quả khác nhau được xếp vào chi cà.
Xem thêm: List of Solanum species
Phân bố
Chi cà (Solanum) có tên tiếng Anh (nightshades , horsenettles) với khoảng 1,500-2,000 loài
cây một năn và cây hàng năm phân bố rộng rải ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và
ôn đới. Nguồn gốc xuất xứ củ chi cà
chưa được xác định.
Đây là một chi lớn và được chia thành 4 Phân chi (Subgenus).
Phân chi Bassovia bao gồm nhiều giống cà có quả ăn được.
Cây Cà tím (S. melongena) có nguồn gốc từ Tiểu lục địa Ấn Độ, sau đó được giới thiệu sang các nước thuộc
vùng Nam Á , Đông Nam Á và Đông Á từ
thời tiền sử.
Ở Trung Quốc cây cà tím xuất hiện trong
sách nông nghiệp cổ đại vào năm 544. Ở Địa Trung Hải đã mô tả loài cây này
khoảng thế kỷ thứ 12 và ở Anh ghi nhận loài cây này khoảng giữa thế kỷ thứ 16
(năm 1597).
Theo FAO trong năm 2010, sản xuất cà
tím được tập trung cao độ, với 90% sản lượng đến từ năm quốc gia. Trung Quốc là nhà sản xuất hàng đầu (58% sản lượng thế giới) và Ấn Độ là
lần thứ hai (25%), tiếp theo là Ai Cập ,
Iran và Thổ Nhĩ
Kỳ. Nhiều hơn 4.000.000 mẫu Anh
(1.600.000 ha) được dành cho việc trồng cà tím trên thế giới.
Loài cà tím
có nhiều giống khác nhau, từ quả tròn, hình trứng, hình dái dê và máu sắc từ
trắng, xanh, vàng và tím (hay nâu).
Mô tả
Cà tím là cây thân thảo một năm.
-Thân: Thân cao 50 -150 cm, thông thường có gai.
-Lá: Lá lớn có thùy thô, dài từ 10-20 cm và rộng 5-10 cm.
-Hoa: Hoa màu trắng hay tía,
với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng.
-Quả: Quả là loại quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính nhỏ hơn 3 cm ở
cây mọc hoang dại, nhưng lớn hơn rất nhiều ở các giống trồng.
-Hạt: Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm.
Các giống hoang dại có thể có lớn hơn, cao tới 2,25 m (84 inch) và lá to (dài tới
trên 30 cm và rộng trên 15 cm). Tên gọi cà tím không
phản ánh đúng loại quả này, do có nhiều loại cà khác cũng có màu tím hay quả cà
tím có màu đôi khi không phải tím.
Tuy nhiên, tên gọi cà dái dê cũng không
phản ánh đúng hình dạng của quả, do quả của nhiều giống cà tím (cà dái dê)
không phải ôvan thuôn
dài như dái dê mà
lại tròn, có đường kính từ 5 cm đến 8 cm.
Thành phần dinh dưỡng
+Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thành quần dinh dưỡng trong 100 gam quả cà tím có
chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
Giá trị dinh
dưỡng trên 100 g (3,5 oz)
|
|
102 kJ (24 kcal)
|
|
5,7 g
|
|
- Đường
|
2,35 g
|
3,4 g
|
|
0,19 g
|
|
1,01 g
|
|
0,039 mg (3%)
|
|
0,037 mg (3%)
|
|
0,649 mg (4%)
|
|
Pantothenic acid (B 5 )
|
0,281 mg (6%)
|
0,084 mg (6%)
|
|
Folate (vit. B 9 )
|
22 mg (6%)
|
2,2 mg (3%)
|
|
9 mg (1%)
|
|
0,24 mg (2%)
|
|
14 mg (4%)
|
|
0,25 mg (12%)
|
|
25 mg (4%)
|
|
230 mg (5%)
|
|
0,16 mg (2%)
|
|
Tỷ lệ phần trăm so với khuyến nghị cho
người lớn của Hoa Kỳ.
|
+Theo các nguồn phân tích khác
Cà tím rất giàu dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có
92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo
mg/100g) gồm: kali 220 mg, phốt pho 15 mg, magiê 12 mg, calcium 10 mg, lưu
huỳnh 15 mg, clor 15 mg, sắt 0,5 mg, mangan 0,2 mg, kẽm 0,2 mg, đồng 0,1 mg,
iod 0,002 mg. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy. Vì lượng chất
nhầy này mà cà tím còn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày. Chính vì
vậy mà người Hàn Quốc thường dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng
khớp, loét dạ dày còn người Nigeria
thường dùng cà tím để chữa đau bụng do tiêu hóa.
Trong cà tím còn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng
chống ung thư theo các chuyên gia Nhật Bản thì trong nước ép cà tím có nhiều
hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Công dụng
a- Quả cà tím được dùng làm rau
+Ở Việt Nam
1-Quả cà tím được
dùng làm rau ăn sống trực tiếp
Đây là cách chế biến món ăn đơn giản nhất ở các nước Châu Á.
Quả cà vừ phát triển đẩy sức (không quá già) được gọt vỏ (hoặc không cần gọt),
xẻ bổ dọc hoặc xắt mỏng theo lát ngang dùng làm rau chấm với mắm, nước thịt
hoặc cá kho.
2-Quả cà tím dùng
để luộc, hấp cơm.
Quả cà được gọt vỏ hoặc không cần gọt, bổ dọc thành nhiều
mảng, dùng để luộc hoặc hấp cơm, món này được chấm với nước chấm hay nướt thịt,
cá kho để ăn với cơm.
3-Quả cà tím dùng
để nướng
Quả cà còn nguyên vỏ, nướng trong bếp than hoặc lò ga, khi
quả cà chín mềm, bốc lớp vỏ, có thể dầm với nước mắm tỏi, ớt, mỡ, hành là món
ăn với cơm rất hấp dẫn.
4-Quả cà tím dùng
để xào, nấu canh
Quả cà tím bổ dọc hoặc thái lát mỏng dùng để xào, nấu canh
như các loại rau ăn quả khác thuộc họ cà hay họ bầu, bí.
5-Quả cà tím dùng
để kho
Quả cà tím thái lát hoặc bổ dọc và xắt khúc để kho với thịt,
cá để ăn với cơm.
+Ở nước ngoài
Cà tím được sử dụng trong các món ăn
của nhiều quốc gia. Nó thường
hầm, như trong món “ratatouille” ở Pháp,
hoặc để chiên như trong món “parmigiana
di melanzane” ở Ý, trong món “musakka / moussaka” ở Thổ Nhĩ Kỳ Hy Lạp, trong món “karnıyarık” ở Trung
Đông và Nam Á.
Cà tím cũng có thể được đập trước khi
chiên để ăn với một loại nước sốt chua “tahini” được làm từ me.
Trong ẩm thực Iran, cà tím pha trộn với
sữa như trong món “kashk e-bademjan”, nấu chung với cà chua như món “mirza ghasemi” hoặc
được hầm như món “khoresh-e-bademjan”.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ
món cà tím thái lát chiên để ăn với sữa chua như món “patlıcan kızartması” (có
nghĩa là: cà tím chiên) hoặc không có sữa chua như trong món “patlıcan
şakşuka”. Có lẽ nổi tiếng nhất trong món cà tím
Thổ Nhĩ Kỳ là “Imam
bayıldı” (ăn chay)
và món “Karnıyarık” (với
thịt băm nhỏ).
Ở Trung Đông, Hy Lạp và Ấn Độ cũng có món cà tím nướng được
dầm nát với nước chấm có vị chua ngọt để ăn với cơm hay kẹp bánh mì.
Ở Trung Quốc Cà tím được bổ dọc và dồn nhân thịt hấp cách
thủy để ăn như món khai vị hay ăn với cơm.
Do tính chất linh hoạt cà tím trong chế
biến món ăn hàng ngày và trong các lễ hội ở Ấn Độ, nó được mô tả là "vua của các loại rau" (dưới tên brinjal ). Trong
đó có món “Bharli Vangi” gồm
cà tím nhồi với dừa nạo, đậu phộng , hạt masala ,
và sau đó nấu chín trong dầu.
b-Các bộ phận cây cà tím dùng làm thuốc
+Theo Đông y:
Cà tím có vị
ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, thông
mật, nhuận tràng, điều hòa tiêu hóa, thông tiểu…Tai của quả cà tím cũng dùng
nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét.
Cà tím còn có tác dụng lợi tiểu, nhuận gan, đề phòng xơ vữa
động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol. Những người đi tiểu ra máu, đại
tiện ra máu hay lỵ ra máu, có thể lấy rễ và cuống của quả cà tím nấu lấy nước
uống.
+Theo
Tây y:
Một nghiên cứu năm 1998 tại Viện Sinh
học của Đại học Tiểu bang São Paulo, Brazil, tìm thấy nước trái cây từ cà tím làm
giảm cân đáng kể đáng kể, làm giảm cholesterol trong huyết tương, và giảm hàm
lượng cholesterol trong động mạch chủ trong (hypercholesterolemic) ở thỏ.
Kết quả của một nghiên cứu năm 2000
trên người cho biết truyền dịch
cà tím (S. melongena) đã
có tác động khiêm tốn và tạm thời, không khác nhau từ chế độ ăn uống và tập thể
dục.
Cà tím có nhiều chất xơ và cho ít năng lượng, nên đã trở
thành một loại thực phẩm chức năng dành cho người có bệnh đái tháo đường. Qua
công trình nghiên cứu của Viện Đại học Massachusetts (Mỹ), chất chiết từ Cà tím
có tác dụng ức chế men α - amylase tuỵ và α - glucosidase là 2 men có tác dụng
thoái biến tinh bột và chuyển hoá thành glucose. Do đó, Cà tím có vai trò trong
phòng bệnh đái tháo đường vì đã làm chậm quá trình tạo đường và hấp thụ đường,
hạn chế được lượng đường huyết sau bữa ăn.
Một nghiên cứu năm 2004 trên con người
tại Viện Tim Đại học São Paulo
cho thấy cà tím không có tác dụng và đã khuyên bạn không nên dùng cà tím như là
một cách thay thế cho loại thuốc làm giảm cholesterol “statins”.
Trong các
nghiên cứu của Tây y cho biết trong quả cà tím có chứa chất Nicotine, so với
các loại rau thì trong cây cà tím có hàm lượng Nicotine cao hơn cả, với nồng độ
0,01 mg trong 100 g. Tuy nhiên ăn cà tím
không bị ảnh hưởng của chất Nicotine so với những người hút thuốc lá. Trung
bình, 9 kg cà tím chứa lượng nicotine chỉ bằng một điếu thuốc lá.
Một nghiên cứu năm 2008 trên mẫu của
741 người ở Ấn Độ, nơi cà tím được dùng phổ biến, được tìm thấy gần 10% báo cáo
một số triệu chứng dị ứng sau khi tiêu thụ cà tím, trong khi 1,4% cho thấy các
triệu chứng trong vòng chưa đầy hai giờ. Hiện tượng viêm da từ lá cà tím và dị ứng với phấn hoa hoa cà
tím cũng đã được báo cáo.
Một vài protein trong cây cà tím được
báo cáo là chất chuyển hóa đã được xác định là chất có tiềm năng gây dị ứng.
Khi đã nấu chín vẩn còn tồn tại một số chất protein gây dị ứng.
Một số bài thuốc từ cây cà tím
Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc về cà tím:
1-Trị viêm gan, táo bón
Cà tím cắt dọc, tỏi và gừng giã nhuyễn, 3 thứ trộn với nước
tương, dầu, muối, đường, đem chưng cách thủy để ăn hoặc cà tím trộn gạo đem nấu
cơm dùng trong 5- 7 ngày đối với chứng viêm gan. Hấp cà tím (nửa kg) chấm với
gừng tươi (4 lát), tỏi (tép) ăn lạt để trị táo bón. (theo Lương y Hoài Vũ).
2-Giảm mỡ
Dùng cà tím nấu canh gà.
Cách làm: Gà tơ 1 con, cà tím 200g, vị thuốc sơn tra 15g,
gừng 5g, hành 10g, dầu ăn, gia vị. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, cà tím rửa sạch, cắt
miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đến khi nóng
thì cho gừng, hành vào phi thơm, cho gà vào xào sơ qua. Tiếp đó, đổ nước vào,
cho cà, sơn tra, gia vị vào, nấu với lửa lớn đến sôi, rồi hạ lửa nhỏ nấu thêm
đến chín nguyên liệu. Mỗi ngày dùng một lần, có tác dụng tiêu thực, giảm mỡ. (theo Lương y Hoài Vũ).
3-Hạ huyết áp
Dùng 3 quả cà tím, thịt heo nạc xay 200g, nước sốt cà chua
15 ml, dầu ăn, gia vị. Cà tím bổ làm đôi theo chiều dọc, bỏ ruột, ngâm nước
muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo nước. Sau đó nhồi nhân thịt heo (đã trộn gia vị),
đem rán vàng, phi hành, rồi cùng sốt cà chua để om quả cà tím. Hoặc dùng cà tím
200g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10g, dầu mè, nước tương. Cà rửa sạch, cắt miếng,
hành cắt khúc, gừng cắt lát, tỏi bỏ vỏ.
Bắc chảo nóng cho dầu vào, khi dầu nóng bỏ gừng, hành phi
thơm, rồi cho cà vào trộn đều, cho nước vào, nêm gia vị xào đến chín. Mỗi ngày
ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết. (theo Lương y Hoài Vũ).
4-Phòng
ngừa ung thư
Cà tím 2 quả, cắt khúc, thịt ba chỉ 150g cắt miếng, rau tía
tô, rau mùi tàu, lá lốt thái nhỏ, hành cắt khúc, tỏi thái nhỏ, cùng gia vị. Sau
khi nấu cà cùng thịt chín mềm thì cho các nguyên liệu trên vào, nêm nếm gia vị,
đảo đều, lấy ra ăn nóng. (theo Lương y Hoài Vũ).
5-Thông
tiểu, tăng thải urê và acid uric
Ăn nhiều thịt (nhất là thịt đỏ, lòng, hải sản…) sẽ làm tăng
urê- huyết. Chất purine có trong các loại thực phẩm này sẽ tích tụ gây bệnh
Gout (thống phong) với triệu chứng sưng khớp. Ăn thường xuyên cà tím sẽ tăng
bài tiết nước tiểu, thải bớt urê ra khỏi cơ thể. Các cơn sưng nóng khớp sẽ thưa
dần. (theo Lương
y Hoài Vũ).
6-Chữa viêm gan
vàng da
Cà tím 300g, gạo 50g. Cà tím cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo,
ăn liên tục trong vài ngày. (theo thuocnam.vn).
7-Chữa viêm phế
quản cấp, táo bón
Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà thái dọc, tỏi và
gừng nghiền nhuyễn. Tất cả trộn với nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách
thủy để ăn. (theo thuocnam.vn).
8-Chữa bệnh cao
huyết áp: Lấy vỏ cà tím hong khô và nghiền
nhỏ. Mỗi ngày nên uống một thìa cà phê trước khi ăn. (theo thuocnam.vn).
9-Chữa đi tiêu,
tiểu ra máu
Sắc cà tím cả cuống để uống. (theo thuocnam.vn).
10-Muốn răng và
lợi vững chắc nên thực hiện liệu pháp sau
1 thìa vỏ cà tím sấy khô, nghiền nhỏ, đổ thêm nước và đun
sôi lấy nước cốt. Sau đó, pha thêm một thìa nhỏ muối và súc miệng. (theo thuocnam.vn).
11-Cà tím lại chứa
nhiều kali nên đã giúp hạ huyết áp cao
Theo Liz Applegate, Cà tím có tác dụng tốt cho tim hoạt
động. Các nhà khoa học đã xác minh chất nasunin trong Cà tím có khả năng hạ
thấp lượng cholesterol trong máu. Cà tím lại chứa nhiều kali nên đã giúp hạ
huyết áp cao. (theo thuocnam.vn).
12-Phòng chống ban
tía ở người già
Ở tuổi 60 -70, người già thường xuyên bị tình trạng ứ huyết
nổi ban tía hay từng chấm trên mặt, tay, có khi phải nhìn kỹ mới thấy. Để khắc
phục bệnh lý này nên ăn Cà tím. Cà tím lại mềm nên người già dễ ăn, dễ tiêu. (theo
thuocnam.vn).
Những tiến bộ mới trong nghề trồng cà tím
a-Kỹ thuật ghép cà chua trên cà tím ở Việt Nam
1.Thời vụ ghép: Gieo hạt cà tím từ ngày 5 - 6 đến 20 - 6, gieo hạt cà chua
từ ngày 16 - 6 đến 30 - 6 (gieo hạt cà chua sau cà tím 10 ngày), trồng cây đã
ghép vào cuối tháng 7 đầu tháng 8.
+ Gieo hạt: Gieo hạt cà tím vào khay hoặc túi bầu có kích thước 6x9x7
cm, hỗn hợp trong bầu gồm 70% đất màu trộn đều với 30% phân chuồng ủ
mục, 1m3 hỗn hợp trộn thêm 5 kg lân super, hạt cà chua gieo gần nơi
gieo hạt cà tím để thuận tiện cho việc ghép sau này. Gieo 2-3 hạt cà tím 1 lỗ.
Tưới đủ ẩm đến khi cây mọc đều. Giai đoạn cây con cần phun phòng sâu vẽ bùa, bọ
phấn trắng truyền bệnh xoăn lá và bệnh lở cổ rễ bằng Regent 1% và Benlat C 10%
định kỳ 5 ngày 1 lần.
+ Ghép cây: Khi cây cà tím có 4-5 lá thật, cao 15 - 18 cm, cây cà chua
có 3-4 lá thật, cao 12-15 cm thì tiến hành ghép. Dùng dao lam cắt vát 30 độ
thân cây cà tím phía trên 2 lá mầm, có thể chọn vị trí nào đó để cắt thân cà
tím cho tương xứng với đường kính thân cây cà chua, cắt thân cà chua
góc 30 độ dưới lá thật, dùng ống cao su có đường kính 2-3 mm giữ gốc ghép và
ngọn ghép áp sát 2 mặt vát vào nhau.
2. Chăm sóc cây
sau ghép: Để cây đã ghép vào nhà che kín
bằng ni-lông trong suốt, ngoài phủ lưới đen để giảm bớt cường độ ánh sáng, giữ
ẩm cho cây ghép bằng cách phun mù 2 tiếng một lần nếu trời nắng to. Giữ cây
ghép trong nhà một tuần. Khi vết ghép đã liền, đưa cây ra nhà có mái che sáng
để cây quang hợp trong 3-4 ngày thì có thể trồng ra đồng.
Tỷ lệ cây sống sau ghép là 90- 95%. Khi trồng cà chua ghép
thì chăm sóc theo quy trình trồng cà chua bình thường. Cà chua ghép trồng trong
vụ hè thu do nhiệt độ cao làm cho đậu quả kém, cần phun hoóc-môn đậu quả là
dung dịch CPA (4- clorophenoxy axetic axit) khi cây có hoa, 2 ngày phun 1 lần
vào buổi chiều mát lên các chùm nụ sắp nở.
Lưu ý ! Không vun cao cây cà chua ghép
quá vết ghép, vì cà chua ra rễ phụ ở vết ghép làm mất tác dụng chống bệnh và
chống úng của gốc ghép.
Nguồn: Khuyennongbacgiang
b- Giống cà tím biến đổi
gen
Giống cà tím
biến đổi gen có tên là “Bt
brinjal” là một giống cà tím được chèn một gen từ loài
vi khuẩn từ đất có tên là Bacillus thuringiensis (BT).
Giống cà tím biến đổi gen này có tác dụng kháng lại các loài sâu cánh vãy hại
lá cà, loài sâu đục thân cà (Leucinodes orbonalis) và sâu đục trái cà (Helicoverpa armigera). Giống
cà biến đổi gen “Bt
brinjal” đang được trồng phổ
biến ở Hoa Kỳ và Nam Mỹ.
Ngày 09/2/2010, Bộ trưởng Bộ Môi trường
Ấn Độ Jairam Ramesh, áp đặt một lệnh cấm tạm thời việc trồng cà tím Bt. Quyết định của ông đã được thực hiện
sau khi có phản đối từ một số nhóm trả lời chấp thuận pháp lý của việc trồng cà
tím Bt trong tháng 10/2009. Ramesh
nói: “ Lệnh cấm sẽ kéo dài cho đến khi nào nó là cần thiết để tạo lòng tin của
công chúng và được công chúng Ấn Độ chấp thuận”.
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu
tham khảo
6-http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/…/Ca-tim-tri-viem-gan-tao-bon.aspx
Xem Video: Công dụng của quả cà tím
Xem Video: Lợi ích của cà tím
Xem Video: Công dụng của quả cà tím
Xem Video: Lợi ích của cà tím
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét