CÂY CỦ NÂU
-Tên gọi khác: Khoai leng, Củ nẫng, Dây
tẽn, Thự lương (vị thuốc)
-Tên tiếng Anh: Yam, Chinese Yam
-Tên khoa học: Dioscorea cirrhosa
Lour.
-Tên đồng nghĩa: D. rhipogonoides Oliv. 1889; D. bonnetii A. Chev. 1918.
-Các loài tương cận:
Củ mài (Dioscorea persimilis).
Khoai mỡ (Dioscorea alata).
Phân loại khoa học
Thực vật
một lá mầm (Monocots)
|
|
Bộ (ordo):
|
Củ nâu (Dioscoreales)
|
Củ nâu (Dioscoreaceae)
|
|
Củ nâu (Dioscorea)
|
|
Loài (species):
|
Dioscorea cirrhosa
|
Phân bố
Chi Củ nâu (Dioscorea) được
đặt theo tên nhà vật lí học và thực vật học Hy Lạp cổ đại Dioscorides.
Chi này có trên 600 loài thực vật bản địa ở các vùng nhiệt đới và vùng có khí
hậu ấm.
Một số loài trong chi Củ nâu cho củ là nguồn lương thực quan
trọng ở một số nước nhiệt đới. Nhiều loài trong chi này chứa độc tố trong củ
tươi nhưng độc tố này dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến nhiệt.
Củ nâu (Dioscorea cirrhoza) là
là loài dây leo mọc hoang ở vùng rừng núi vùng nhiệt đới Châu Á. Cây củ nâu còn
phân bố nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam , Lào và Campuchia.
Ở Việt Nam cây Củ nâu mọc hoang ở khắp vùng rừng núi, nhiều nhất ở các tỉnh Lào
Cai, Yên Bái, Bắc Thái, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An.
Trong tự nhiên, có nhiều dạng Củ nâu: Củ nâu dọc đỏ có vỏ
không sần sùi, Củ nâu dọc dưa có vỏ nứt nẻ và và Củ nâu tẻ có vỏ khía rãnh.
Mô tả
Cây củ nâu (Dioscorea cirrhoza) là loài dây leo quấn sống
lâu năm trong rừng nhiệt đới.
-Thân: Là
dây leo quấn; thân tròn, cành nhẵn, có nhiều gai ở gốc.
-Rể: Rễ củ mọc
nổi trên mặt đất. Có 1- 2 củ mọc từ một mấu ở gốc thân, trên mặt
đất, hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng.
Củ thường được bán ở các chợ nông thôn và thành phố. Tùy theo màu
sắc của nhựa, màu đỏ nhạt, màu xám nhạt, màu vàng nhạt hay hơi hồng, mà người
ta gọi tên củ nâu dọc đỏ, củ nâu dọc trai và củ nâu trắng. Củ nâu dọc trai dùng
nhuộm tốt hơn.
-Lá: Lá đơn, hình tim dài độ 20cm, mọc so le
ở gần ngọn. Lá nhẵn bóng, gân hình cung.
-Hoa: Hoa mọc thành bông. Cụm hoa đực có nhiều bông mọc ở kẽ lá, gồm nhiều hoa nhỏ; hoa cái xếp
thành bông cong.
-Quả: Quả nang có cuống thẳng, có cánh. Mùa quả: tháng 5.
-Hạt: Hạt có cánh
mào xung quanh.
Thành phần hóa học
Người ta đã phân tích thành phần hóa học thấy trong củ chứa nhiều
tanin catechic (đến 8-12%) và một lượng lớn tinh bột.
Công dụng
a-Các bộ phận cây củ mài được dùng làm rau
1-Lá và đọt non
cây củ nâu được dùng làm rau
Người dân tộc ở vùng rừng núi dùng lá và đọt non cây củ nâu
làm rau luộc, xào, nấu canh như các loại đọt khoai khác được dùng làm rau ở
vùng đồng bằng.
2-Củ nâu được dùng
làm lương thực
Ngoài việc dùng để làm thuốc, nhuộm, củ nâu có thể dùng ăn.
Người ta gọt bỏ vỏ ngoài đem ngâm dưới suối nước chảy nhiều ngày
đêm cho hết chất chát, mới có thể dùng luộc ăn.
Trong chiến tranh, Bộ đội Việt Nam khi thiếu lương thực phải tìm
củ mài, củ nâu để nấu ăn thay gạo.
b- Các bộ phận của củ mài được dùng làm thuốc
Bộ phận dùng làm thuốc là củ - Rhizoma Dioscoreae Cirrhosae, có
tên thuốc theo đông dược là Thự lương.
Theo Đông y, Củ nâu có vị ngọt,
chát, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, làm se.
Củ thái mỏng, phơi hoặc sấy khô, 10 - 20g sắc uống chữa sốt,
tiêu chảy, kiết lị.
Có thể dùng dạng bột hoặc dùng lá Củ nâu phối hợp với lá
lấu, lá sim (mỗi thứ 20g), sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Củ nâu thái mỏng, phơi khô, sao đen rồi tán bột hoặc làm
viên uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g, chữa bạch đới. Độc vị CN giã nát, đắp bó
và băng nẹp chữa gãy xương (Hải Thượng Lãn Ông).
Ở Trung Quốc, Củ nâu dùng chữa chảy máu tử cung, xuất huyết trước khi sinh; trị ho ra máu, thổ huyết,
ỉa ra máu, đái ra máu; viêm ruột, lỵ; thấp khớp tạng khớp, liệt nhẹ nửa
người. Dùng ngoài trị bỏng, đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và
viêm mủ da, bị thương chảy máu.
Liều dùng trung bình từ 10 -15g, dưới dạng thuốc sắc; bên
ngoài nghiền củ để đắp.
c-Các công dụng khác của củ nâu
Củ được dùng nhuộm quần áo màu nâu hoặc thuộc da.
Cây thường dùng để nhuộm vải lưới cho có màu nâu bền.
Một số bài thuốc Đông y từ củ nâu
1-Chữa phụ nữ tích
huyết thành hòn cục: Lấy bã củ nâu (sau khi
đã mài với nước vắt lấy nước cốt để nhuộm) sấy khô tán bột uống 8g,
ngày 2 -3 lần.
Hoặc dùng 20g bã củ nâu sắc uống. (Theo tailieu.vn).
2-Chữa bị thương
gãy xương: Dùng củ nâu giã nhỏ để bó và
băng nẹp lại, sau khi đã sửa xương lại như cũ. (Theo tailieu.vn).
3-Chữa đi lỵ ra
máu mũi: Dùng bã củ nâu đốt tồn tính, tán
nhỏ, uống với nước cơm, mỗi lần 3g, ngày uống 3 -4 lần.
(Theo tailieu.vn).
4-Liệt nửa người: Dùng 60g củ ngâm trong 500ml rượu trắng trong 5 ngày, lấy nước chiết uống, ngày dùng 15 -30ml trước khi ngủ.
(Theo tailieu.vn).
5-Chữa mụn nhọt,
áp xe: Lấy củ nâu trắng giã nát, trộn thêm
với nước mẻ hoặc nước gạo, lùi tro nóng rồi đắp. Tác dụng chống viêm
giảm sưng đau rất rõ. (Theo tailieu.vn).
Các tài liệu cần
đọc thêm
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu
tham khảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét