CÂY MƯỚP RỪNG
-Tên gọi khác: Mướp Mường, Cây lắc lày, Cây sâu răng, Mai rùa.
-Tên tiếng Anh: Cardiopteris
quinqueloba
-Tên khoa học: Cardiopteris quinqueloba Hassk.
-Tên đồng nghĩa: Cardiopteris lobata Wall., Peripterygium quinqueloba.
-Các loài tương cận:
Cardiopteris
hamulosa
Cardiopteris
javanica
Cardiopteris
moluccana
Cardiopteris
platycarpa
Cardiopteris
rumphii
Cardiopteris
subhamata
Phân loại khoa học
Thực vật
hai lá mầm (Magnoliopsida)
|
|
Nhựa ruồi (Aquifoliales)
|
|
Họ (familia):
|
|
Mướp rừng (Cardiopteris)
|
|
Cardiopteris quinqueloba Hassk.
|
Trong hệ thống Cronquist năm 1981, Họ Ti dực Cardiopteridaceae được đặt trong bộ Dây gối (Celastrales).
Trong Hệ thống APG II (2003) Họ Ti dực Cardiopteridaceae được đặt trong nhóm Cúc thật sự II (Euasterid II).
Trong Hệ thống APG III (2009)
Họ Ti dực Cardiopteridaceae Blume được
đặt trong Bộ Nhựa
ruồi (Aquifoliales)
Phân bố
Họ Ti dực/Mướp
rừng (Cardiopteridaceae Blume)
gồm có 6 chi, 43 loài cây bụi và dây leo sống chủ yếu ở vùng
nhiệt đới.
Nguồn gốc của từ Cardiopteridaceae [Chữ
ghép từ chữ Hy Lạp kardia:
quả tim, thuộc về tim và pteron:
cánh, quả có cạnh dạng tim].
Chi Tâm dực, ti
dực, mai rùa, rau phấn, mướp rừng (Cardiopteris Wall. ex Royle.) gồm 2 loài ở vùng Đông Nam Á.
Loài Mướp rừng, mai rùa (Cardiopteris quinqueloba Hassk.) là loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam , Thái Lan, Lào, Campuchia và
Inđônêxia.
Loài mướp rừng Ở Việt Nam (Cardiopteris quinqueloba Hassk.) với 2 giống : loại quả
ngắn không có khía và loại quả dài có khía.
Cây mọc leo lên các cây bụi ở rìa rừng.
Sau này được trồng nhiều ở để làm rau sạch.
Lưu ý ! Không nên nhầm lẩn với vài loài cây
khác ở Việt Nam cũng có tên gọi là Mướp
rừng:
1-Cây Móp gai (Lasia spinosa) có người gọi là Mướp rừng, thuộc Họ
Ráy (Araceae), Bộ Trạch tả (Alismatales).
2-Mướp rừng chỉ
Loài quả dẹp có khía giống như quả bí rợ (Godgsonia
macrocarpa) thuộc Chi Hodgsonia, Họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
3-Mướp Nhật (có người lầm là cây Lắc lay hay mướp rắn) thực ra là một
giống của loài bầu quả dài (Lagenaria vulgaris Ser.) thuộc họ bầu bí
(Cucurbitaceae).
Mô tả
Mướp rừng
là một loại cây thảo dạng dây leo sống đa niên, phân nhánh nhiều.
-Thân: Thân mềm nhẵn, màu lục nhạt,
chứa dịch nhầy như sữa.
-Lá: Lá hình tim nguyên hoặc chia thùy, có 3 - 5 thùy, thùy
tận cùng lớn hơn, có 5-7 gân hình chân vịt.
-Hoa: Cụm hoa phân nhánh, hình ngù dạng bông bò cạp mọc ở nách lá hoặc đầu cành.
Hoa lưỡng tính, nhỏ, màu trắng, có 4-5 thùy xếp đè nhau. Nhị hoa xếp xen kẻ với
cánh hoa, sợi nhị ngắn. Vòi nhụy không bằng nhau, thường có 1 cái tiêu biến.
Bầu noãn hình trứng có tiết diện gần hình chữ nhật, có 4 gân.
Ra hoa tháng 9 - 11, có quả tháng 12 - 3.
-Quả: Tùy theo giống, có loại quả ngắn gần bằng kích thước quả
dưa chuột, có loại quả dài và uốn lượn như hình con rắn, nên còn được gọi là
mướp rắn.
-Hạt: Hạt nhiều, có rảnh theo chiều dọc.
Thành phần hóa học
Mướp Rừng được xếp vào một trong những loại rau rừng có hàm
lượng dinh dưỡng cao nhất, bao gồm các chất: Vitamin B1, B2, Vitamin C,
Protein, Lipit, Gluxit, Sắt, Canxi, Lysine, Isoleucine...
Công dụng
a-Đọt và lá non
của cây mướp rừng (lặc lày) được dùng làm rau
Đọt và lá non của cây mướp rừng không độc, có nhiều chất bổ
dưỡng tương đương với rau ngót. Được người dân vùng núi thu hái dùng để luộc,
xào, nấu canh.
Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hoặc nấu canh ăn như rau Mồng
tơi.
b-Quả cây mướp rừng được dùng làm rau thực phẩm
Mướp rừng hay Lặc lày có hai loại, một loại quả ngắn chừng
10-15cm, ăn ngọt và mềm hơn so với quả dài, còn quả dài nhìn giống như những
con rắn buông mình xuống từ giàn cây râm mát, còn gọi là mướp rắn. Quả dài cho
năng suất cao hơn, nhưng quả ngắn lại được người dân ưa dùng hơn nên cũng được
trồng nhiều hơn.
Lặc lày loại ngắn có thể chế biến thành nhiều món, trong mùa
hè, để giải nhiệt.
-Lặc lày luộc
Người ta thường luộc quả lặc lày, là món ăn
chế biến đơn giản, ngon miệng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi chế
biến món này, với quả lặc lày loại ngắn người ta để nguyên cả vỏ vì chính lớp
vỏ tạo nên hương vị rất riêng.
Độ giòn của lớp vỏ kết hợp với vị ngọt mềm mát của phần ruột của
quả lặc lày được luộc chín tới, gắp ra đĩa, chấm với muối vừng thật sự là một
món dễ ăn cho mọi người trong ngày nắng nóng.
-Lặc lày nhồi thịt
Quả lặc lày ngắn được rửa sạch, dùng dao cắt một đầu, moi ruột. Phần nhân có thể trộn thịt, đậu, mộc nhĩ hoặc nấm hương, mùi tàu tất cả đều được xay nhỏ và ướp gia vị, tiêu. Dùng thìa hoặc đũa nhồi hết phần nhân vào quả lặc lày đã bỏ ruột, nếu dùng không hết nhân có thể bỏ vào nồi nước nêm gia vị nấu làm canh. Dùng nồi hấp cách thủy cho lặc lày chín, không cho trực tiếp vào nước luộc, như vậy quả sẽ dễ bị nhũn, mất chất và giảm đi sự hấp dẫn của món ăn. Món này khi ăn thái thành nhiều khúc nhỏ, bày ra đĩa ăn với cơm nóng không cần nước chấm vì phần nhân đã vừa miệng. Vị ngọt mềm của quả lặc lày, béo của thịt, giòn của mộc nhĩ, nấm hương ăn với cơm thật ngon, là món ăn phù hợp với người già, trẻ em và những người thiếu dinh dưỡng trong mùa hè nóng nực.
Lặc lày nhồi cua bể
Nguyên liệu gồm: 6 quả lặc lày ngắn, 100g thịt cua, 100g giò sống, 1 lòng đỏ trứng, 5 cánh nấm thông, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh nước tương, 50g mỡ chài, 1 củ hành khô băm nhỏ, Hạt nêm
Cách chế biến: Quả lặc lày ngâm, rửa sạch, dùng dao xắt dọc non nửa trái, dùng muỗng vét bỏ hạt tạo thành lòng thuyền. Mỡ chài rửa sạch, bằm nhỏ. Nấm thông ngâm cho nở, bằm nhỏ. Trộn đều thịt cua với giò sống, mỡ chài, nấm thông, hành khô, hạt nêm. Nhồi nhân cua vào trái lặc lày, phết lòng đỏ trứng gà lên, bày vào xửng, hấp chín. Chấm với nước tương.
Quả lặc lày ngắn được rửa sạch, dùng dao cắt một đầu, moi ruột. Phần nhân có thể trộn thịt, đậu, mộc nhĩ hoặc nấm hương, mùi tàu tất cả đều được xay nhỏ và ướp gia vị, tiêu. Dùng thìa hoặc đũa nhồi hết phần nhân vào quả lặc lày đã bỏ ruột, nếu dùng không hết nhân có thể bỏ vào nồi nước nêm gia vị nấu làm canh. Dùng nồi hấp cách thủy cho lặc lày chín, không cho trực tiếp vào nước luộc, như vậy quả sẽ dễ bị nhũn, mất chất và giảm đi sự hấp dẫn của món ăn. Món này khi ăn thái thành nhiều khúc nhỏ, bày ra đĩa ăn với cơm nóng không cần nước chấm vì phần nhân đã vừa miệng. Vị ngọt mềm của quả lặc lày, béo của thịt, giòn của mộc nhĩ, nấm hương ăn với cơm thật ngon, là món ăn phù hợp với người già, trẻ em và những người thiếu dinh dưỡng trong mùa hè nóng nực.
Lặc lày nhồi cua bể
Nguyên liệu gồm: 6 quả lặc lày ngắn, 100g thịt cua, 100g giò sống, 1 lòng đỏ trứng, 5 cánh nấm thông, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh nước tương, 50g mỡ chài, 1 củ hành khô băm nhỏ, Hạt nêm
Cách chế biến: Quả lặc lày ngâm, rửa sạch, dùng dao xắt dọc non nửa trái, dùng muỗng vét bỏ hạt tạo thành lòng thuyền. Mỡ chài rửa sạch, bằm nhỏ. Nấm thông ngâm cho nở, bằm nhỏ. Trộn đều thịt cua với giò sống, mỡ chài, nấm thông, hành khô, hạt nêm. Nhồi nhân cua vào trái lặc lày, phết lòng đỏ trứng gà lên, bày vào xửng, hấp chín. Chấm với nước tương.
-Lặc lày nấu canh
Không những vậy, lặc lày thường được dùng để nấu canh với tôm, tép, xào với lòng gà vịt, thịt bê, xào chung với các loại rau khác hoặc ăn sống cũng rất ngon.
Quả lặc lày loại ngắn và dài đều dùng để nấu canh rất ngon hơn canh mướp.
Quả lặc lày loại ngắn và dài đều dùng để nấu canh rất ngon hơn canh mướp.
Quả lặc lày loại dài cong queo và có da sù xì gần giống như
mướp khía nên phải gọt sạch vỏ trước khi nấu.
Quả lặc lày thường được dùng để nấu canh với tôm, tép, xào
với lòng gà vịt, thịt bê, xào chung với các loại rau khác hoặc ăn sống cũng rất
ngon.
Lặc lày chủ yếu được bày bán ở các vùng chợ quê, chợ vùng
núi cao, những nơi có khí hậu thích hợp cho việc sinh trưởng cũng như kết trái
của loài cây này.
Lặc lày dễ mua, giá thành rẻ, không cớ gì các bà nội trợ lại
bỏ qua các món ngon được chế biến từ loại quả này trong danh sách thực đơn cho
mùa hè.
Tại Hà Nội có thể mua mướp rừng
tại Siêu thị thực phẩm trực tuyến Senmart
Website : www.senmart.com/
Số điện thoại : 04.3792.0888 / 04.3792.0999
Địa chỉ : Tầng 10, toà nhà Sannam, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà
Nội
Chất lượng: Tất cả các loại
Rau Xanh-Rau Rừng do Sannamfood sản xuất đều đảm bảo thoả mãn các tiêu chí rau
sạch tự nhiên & rau an toàn 100% theo quy trình tự động & khép kín từ
trồng trọt, thu hái, đóng gói, tới giao hàng trực tiếp từ trang trại tới tận
nhà khách hàng bằng xe chuyên dùng, không qua bất kỳ trung gian nào.
Cách bảo quản: Để nguyên túi
trong ngăn mát tủ lạnh, dùng trong vòng 5-7 ngày. Trước khi chế biến rửa bằng
nước sạch.
b-Các bộ phận cây
mướp rừng được dùng làm thuốc
Quả mướp rừng hay Lặc lày không chỉ là một nguyên liệu chế
biến được nhiều món ngon mà còn là vị thuốc rất bổ ích cho gia đình.
Theo Đông y quả mướp rừng (Lặc lày) có vị ngọt nhạt tính
mát, sử dụng tốt cho những người nóng nhiệt, cầu táo, tiểu vàng, ho viêm họng…
Ở Việt Nam, dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhổ cả nước lẫn bã để chữa
sâu răng và đau răng.
Trồng cây mướp rừng (Lặc lày) ở Việt Nam
Nhằm đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương,
trong những năm gần đây xã Cư Yên, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tích cực thực
hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao đến bà con
nông dân những tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nhằm tăng năng xuất, sản lượng.
Một trong số cây hoa màu được chính quyền và người dân quan
tâm nhiều đó là cây lặc lày (hay còn gọi là mướp rừng, mướp mường) , trở thành
cây kinh tế mũi nhọn giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.
Trước đây quả lặc lày có lẽ vẫn còn xa lạ với nhiều vùng
miền, nhưng lại là một món ăn đặc sản chỉ ở vùng cao mới có.
Qủa lặc lày là thứ quả được đồng bào người Thái, Mường trồng
nhiều ở vùng núi Tây Bắc. Nhưng khoảng 2-3 năm trở lại đây, ở niềm xuôi cũng có
rất nhiều nơi trồng được loại quả này. Đây là giống cây thân leo, thoạt nhìn
giống quả dưa chuột, nhưng nhỏ hơn, ăn mát và rất bùi. Trước kia, đồng bào chỉ
trồng vài gốc lạc lày quanh nhà với số lượng ít chỉ để phục vụ cho bữa ăn hằng
ngày, nhưng hiện giờ cây lặc lày đã trở thành món ăn đặc sản, trở thành thứ
hàng hóa được nhiều người ưa chuộng
Năm 2008. xã Cư Yên được sự trợ giúp của Tổ chức Phát triển
nông nghiệp Đan Mạch, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc
Bộ, đã mở lớp tập huấn hướng dẫn bà con trồng lặc lày theo phương pháp hữu cơ
mang hiệu quả kinh tế cao. Đây là phương pháp tận dụng phân chuồng hoai mục đã
được ủ kỹ để chăm sóc cho cây mà không sử dụng đến bất cứ một loại phân bón hóa
học nào. Nhờ phương pháp này mà mỗi vụ thu hoạch người trồng lặc lày đã thu
được nhiều quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch của thị trường trong
nước, trồng theo phương pháp này mức thu nhập có thể đạt từ 100-120 triệu
đồng/ha/năm.
Trong vụ xuân hè năm 2012 dưới sự chỉ đạo của chính quyền
địa phương toàn xã Cư Yên đã trồng được 68ha hoa màu, trong đó 5ha là trồng cây
lặc lày. Cây Lặc lày được đánh giá là cây mang lại giá trị kinh tế cao cho bà
con nông dân, được thị trường ưa chuộng và người tiêu dùng chấp nhận nên giá
bán khá cao, nếu bán lẻ bà con bán được giá từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, bán cho
thương lái với giá 15.000đồng/kg. Bà con xóm Rậm cho biết có ngày bán từ 2-3
tấn quả cho các thương lái từ khắp các nơi đến thu mua. Trừ chi phí, công chăm
sóc người trồng Lặc lày vẫn có lãi gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa và các loại
hoa màu khác.
Ông Hoàng Anh Đào - Chủ tịch xã Cư Yên cho biết: "Cây
lặc lày đứng được trên đồng đất xã Cư Yên và giờ trở thành cây trồng chủ lực
trong cơ cấu cây trồng. Cây lặc lày trồng được hơn 10 năm nay, nhờ đó mà nhiều
hộ đã thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá hơn".
Cây lặc lày là loại cây rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện
khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Mặt khác vốn đầu tư ít, kỹ thuật chăm sóc lại
khá đơn giản nên nhanh chóng tạo được sức hút đối với nhiều hộ dân. Cây lặc lày
được trồng vào tháng 12, ra quả vào tháng 3. Không giống với các loại cây thân
leo, lặc lày thu hoạch liên tục trong vòng 3 tháng, cho năng suất cao. Việc
tiêu thụ lại thuận lợi bởi Sản phẩm hàng hoá làm ra đến đâu được bán hết đến
đó. Đôi khi việc cung không đáp ứng đủ cầu do một số cửa hàng rau, củ quả,
khách sạn, nhà hàng trong huyện và Hà Nội nhận đặt mua với số lượng lớn.
Đặc biệt, cây lặc lày không sử dụng phân bón hóa học, không
phun thuốc trừ sâu độc hại và không sử dụng chất biến đổi gen. Phân bón sử dụng
cho cây lặc lày chủ yếu là những phế phẩm, rơm rạ, phân chuồng đã được ủ hoai
mục để bón lót. Là loại cây ít khi bị sâu bệnh nên sản phẩm bán ra thị trường
đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng. Nhờ trồng lặc lày mà bà con
trong thôn, xóm nhiều hộ đã dư giả, có đồng ra đồng vào, thoát nghèo và vươn
lên khá - giàu.
Nhờ trồng cây Lặt lày mà cuộc sống của người dân ở xã Cư Yên
từng bước được nâng lên. Gìơ đây, cây lặc lày không chỉ được trồng ở xã Cư Yên
mà nhân rộng ra các xã trong huyện như: Nhuận Trạch, Tân Vinh, Hợp Hòa...Sản
phẩm làm ra của người nông dân còn được giới thiệu, quảng bá tại các phiên chợ,
hội chợ. Đặc biệt, từ tháng 5/2009 loại rau sạch này có mặt tại siêu thị Big C
(Hà Nội). Khi sản phẩm cây lặc lày đã xây dựng được thương hiệu, chắc chắn lặc
lày sẽ được người tiêu dùng và công ty kinh doanh rau sạch tiêu thụ. Điều này
đồng nghĩa với việc, cuộc sống của bà con nông dân trồng lặc lày sẽ có thu nhập
ổn định, bền vững. Đây chính là bước đột phá của những người nông dân miền núi
vốn quen làm ăn manh mún, nhỏ lẻ với phương thức canh tác lạc hậu, kém hiệu
quả. Nay, họ đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sớm đưa sản phẩm của mình
trở thành hàng hóa đặc sản có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy nhanh công
cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn: http://nongdan.com.vn/kienthuc/.../lac-lay-cay-xoa-doi-giam-ngheo-xa-cu-yen
Nguồn: http://nongdan.com.vn/kienthuc/.../lac-lay-cay-xoa-doi-giam-ngheo-xa-cu-yen
Các tài liệu cần
đọc thêm
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu
tham khảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét