Cây củ dền

CÂY CỦ DỀN

Cây củ dền

-Tên gọi khác: Cây củ dền đỏ
-Tên tiếng Anh: Common beetroot
-Tên khoa học: Beta vulgaris var. rubra (L.) Moq.
-Tên đồng nghĩa: Beta vulgaris L. subsp. vulgaris

Phân loại khoa học


Bộ (ordo):
Cẩm chướng (Caryophyllales).
Họ (familia):
Rau dền (Amaranthaceae).
Chi (genus):
Củ cải ngọt (Beta).
Loài (species):
Phân loài (subspecies)
Beta vulgaris var. rubra

Trong các Hệ thống phân loại cổ điển và Hệ thống phân loại Cronquist (1981) Chi Củ dền (Beta) được đặt trong Họ Rau muối (Chenopodiaceae) thuộc Bộ Cẩm chướng (Caryophyllales).
Trong các Hệ thống APG (1998) và Hệ thống APG II (2003) dựa trên chứng cứ từ sinh học phân tử (molecular systematicsđã xếp chi này vào H Dền (Amaranthaceaethuộc Bộ Cẩm chướng (Caryophyllales).

Phân bố

Chi Củ cải ngọt (Beta L.) có khoảng 20 loài có nguồn gốc ở vùng bờ biển Địa Trung Hải, vùng bờ biển Đại Tây Dương của Châu Âu (từ Hy Lạp đến Syria), Cận Đông, và các bộ phận của Châu Á bao gồm Ấn Độ. Chi này bao gồm các loài cây lâu năm hoặc hai năm một lần (hiếm khi).
Loài Củ dền Beta vulgaris có 3 Phân loài quan trọng là:
-Phân loài Củ dền: Beta vulgaris (Beta vulgaris ssp. vulgaris convar. vulgaris).
-Phân loài Củ cải đường biểnBeta maritima (Beta vulgaris ssp. maritima).Là tổ tiên chung của các loài củ cải đượng.
-Phân loài Củ cải đường Thụy sĩBeta cicla (Beta vulgaris ssp.  vulgaris  convar. cicla).
Củ dền hay Củ cải đường (Beta vulgaris) được người Pháp đưa vào trồng thử ở trên vùng đất cát pha ở tỉnh Ninh Bình nhưng kém phát triển.
Sau đó Người Pháp đem thứ có củ đỏ (var. rubra (L.) Moq.) vào trồng ở Đà Lạt, cây mọc tốt và phát triển. Ta trồng để lấy củ làm rau ăn, vừa làm thuốc. Lá và hạt cũng được sử dụng; lá thu hái quanh năm để dùng tươi; hạt lấy ở quả già.
Phân loài Củ dền trồng ở Đà Lạt (Việt Nam) là Beta vulgaris var. rubra (L.) Moq. = Beta vulgaris ssp. vulgaris convar. vulgaris
Củ dền ở Việt Nam có hai màu: tím than và đỏ thẫm, vỏ đen xù xì có nhiều khoang, sở dĩ dền có màu đỏ là nhờ hợp chất hỗn hợp tự nhiên betacyanin (đỏ) và betasanthin (tím) cấu thành từ hóa tính thực vật.

Mô tả

Cây củ dền là loài cây thân thảo một năm.
-Thân: Thân đứng có vằn, ít phân nhánh. Cao 40-50 cm.
-Rể: Cây có rễ phồng thành củ nạc, ngọt, màu đỏ thẫm.
-Lá: Lá mọc so le, có cuống,có phiến hình trứng, màu lục, có mép lượn sóng, phiến lá phẳng, mép lá nhẵn hoặc gần nhẵn.
-Hoa: Hoa màu lục nhạt, mọc thành bông khá dài. Hoa mọc ở các phần trên của cành, không có lá bắc, hoàn hảo (lưỡng tính), hợp nhất tại gốc và rụng cùng nhau khi quả bế chín. Nhị hoa 5, đính quanh bầu; các chỉ nhị hình dùi, hợp nhất ở đầu gần; bao phấn thuôn dài. Núm nhụy 2 hay (3-5), bề mặt núm nhụy có nhú.
-Quả: Quả bế hợp sinh ở đầu gần với bao hoa; vỏ quả mọng hay cứng lại ở ngoại biên.
-Hạt: Hạt nằm ngang, hình cầu hơi thuôn; vỏ hạt dai, bóng, rời khỏi vỏ quả; nội nhũ hình khuyên hoặc gần hình khuyên; ngoại nhũ nhiều.

Cây củ dền


Củ dền đỏ

Thành phần hóa học

+ Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA):
Trong 100 g củ dền tươi có chứa:
           
180 kJ (43 kcal)
9.56 g
- Sugars
6.76 g
2.8 g
0.17 g
1.61 g
87.58g
Vitamin A equiv.
2 μg (0%)
20 μg (0%)
0.031 mg (3%)
0.04 mg (3%)
0.334 mg (2%)
0.155 mg (3%)
0.067 mg (5%)
Folate (vit. B9)
109 μg (27%)
4.9 mg (6%)
16 mg (2%)
0.8 mg (6%)
23 mg (6%)
0.329 mg (16%)
40 mg (6%)
325 mg (7%)
78 mg (5%)
0.35 mg (4%)
Ghi chú ! Tỷ lệ % so với nhu cầu hàng ngày của người lớn.

+Theo các nguồn phân tích khác:
Người ta đã biết trong củ dền có các vitamin A, B, C, PP, nhiều đường, các chất khoáng như K (chỉ thua men bia), Mg, P, Rb, Ca, Fe, Cu, Br, Zn, Mn, và các acid amin; asparagin, betain, glutamin... Màu đỏ của củ đều là do có chất betanidin, một b-cyanin khi vào cơ thể con người có thể bị thoái hoá hay không. Ở Ấn Độ, người ta đã định được lượng Zn trong Củ dền là 2mg/kg. Củ dền còn xanh chứa nhiều sắt và giàu vitamin hơn, nhất là vitamin A.

Công dụng

a-Thân, lá và củ của cây củ dền dùng làm rau
Thân, lá cây củ dền còn non được dùng làm rau như các loại rau cải khác.
Có thể dùng để ăn sống, bóp gỏi, muối dưa, xào, nấu canh.
Củ dền là bộ phận chính được dùng làm rau ăn củ với nhiều cách chế biến khác nhau:
+Củ dền được dùng để làm rau ăn sống trong các món salad rau củ.
+Củ dền thái mỏng để bóp gỏi, gói thịt nướng.
+Củ dền xào với nhiều món thịt hoặc món chay.
+Củ dền nấu canh, nấu súp.
+Củ dền bầm hoặc xắt nhỏ để tạo màu cho các món xào, nấu.

Cấu tạo củ dền


Salad củ dền


Gỏi củ dền trộn đậu phọng


Canh củ dền


Súp củ dền
b-Thân, lá và củ dền dùng để làm nước giải khát
Cũng có thể dùng lá tươi giã ra vắt nước uống có tác dụng giải nhiệt.
Thân, lá cây củ dền phơi khô có thể dùng nấu để uống như nước trà.
Củ dền xay được dùng làm sinh tố giải khát.

Sinh tố củ dền
c-Các bộ phận cây củ dền được dùng làm thuốc
+Theo Đông y
Củ dền có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, làm mát máu vừa làm thông huyết mạch, khỏi đau đầu và sườn hông căng tức. Hạt làm mát và ra mồ hôi; lá tiêu sưng viêm.
Củ dền vừa là loại rau giàu chất dinh dưỡng vừa là loại củ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Các nhà thảo dược đã phân tích các hoạt tính sinh học của củ dền và thấy được khả năng ngăn ngừa trụy tim mạch và ung thư hiệu quả. Trong đó, hóa chất thực vật chiếm tối đa là chất xơ giúp hạ cholesterol, chống oxy hóa nên củ dền được xem là trợ thủ đắc lực bảo vệ tim mạch. Nó còn có chức năng bảo vệ gan tối ưu nhờ chất betaine hỗ trợ cho người già suy yếu, mất sức, giải thể mỡ, chống uể oải, mệt mỏi.
Củ dền còn có giá trị dinh dưỡng cao, nếu mỗi tuần hai lần ăn củ dền luộc, chất sắt, axit folic, calcium, vitamin C, A, B6 và các nguyên tố vi lượng khoáng chất kali, phospho, ma-giê trong củ dền sẽ giúp cơ thể tăng sức bền, thư thái thần kinh (do được kích hoạt chất serotonin vốn là chất bổ thần kinh).
Người ta có thể dùng Củ dền xắt nhỏ phơi khô cho đều và nghiền ra thành bột cất dành trong hộp gỗ để dùng cho những người già. Củ dền là loại rau bổ dưỡng và tạo năng lượng kích thích ăn ngon miệng, giải nhiệt và lợi tiểu. Nó là loại thuốc tốt cho những người thiếu ngủ, cho người bệnh thần kinh, bệnh lao và cả bệnh ung thư, cũng rất có ích khi có dịch cúm. Không dùng cho người bị bệnh đái đường.
Người La Mã cổ đại có nhiều kinh nghiệm dùng củ dền để điều trị bệnh táo bón và bệnh sốt. Trong sách ẩm thực cổ đại La mã Apicius cho biết món súp nấu với củ dền được dùng như một bài  thuốc nhuận tràng.
Nhà y học cổ đại Hy Lạp Hippocrates (460-370 TCN) được xem như cha đẻ của y học phương Tây đã khuyên dùng lá của cây củ dền để đắp vết thương cho các binh tướng bị nạn trong chiến trận.
Kể từ thời La Mã, nước củ dền đã được coi là một kích thích tình dục. 
Từ thời Trung cổ , củ cải đường đã được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến tiêu hóa và máu. 
Platina (1421-1481), nhà văn thời phục hưng Ý trong tác phẩm của ông có nói về nên dùng củ dền để khử mùi trong hơi thở của người ăn tỏi.
Ở Ấn Độ, lá được dùng để đắp trị các vết bỏng và vết thâm tím.
+Theo Tây y
Củ dền có phân tử sắc tố betanin, chất này có tác dụng chống oxy hóa, củ dền được khuyên dùng ở Châu Âu trong nhiều thế kỷ qua.
Nước củ dền đỏ đã được chứng minh là giúp giảm cao huyết áp. Nó có tác dụng đối với 25% dân số thế giới trong độ tuổi trưởng thành và là một nhân tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và bệnh đột quỵ.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Bệnh viện Barts (London) và Trường Đại học Y khoa London cho thấy, mỗi ngày uống 500ml nước ép củ dền đỏ thì sau 24 giờ sẽ có tác dụng giảm cao huyết áp rất tốt. Hầu hết chúng ta không thích các loại nước uống màu đỏ vào buổi sáng nhưng các nghiên cứu lại cho thấy sẽ thật tốt cho sức khỏe nếu bạn thêm nước ép củ dền đỏ vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Tuy nhiên trong củ dền như trong củ cải đường đều có chứa axit oxalic. Muối oxalate trong củ dền và củ cải đường có liên quan đến sự hình thành sỏi thận. Do đó không nên lạm dụng ăn nhiều củ dền cũng như củ cải đường.

Một số bài thuốc từ cây củ dền

1-Trị các bệnh về lao phổi, viêm phế quản, trị ho có đờm đặc và hạ đường huyết: Dùng bài thuốc: 200gr củ dền đỏ, để nguyên vỏ, rửa sạch, xắt thành từng ô cờ 2cm, nấu với 250gr xương ống heo hoặc phổi heo tươi, 20gr bạch truật, 1 bắp chuối 50gr (khoanh sợi chỉ) nấu trong 0,5 lít nước. Để sôi nhừ, chia làm 3 phần ăn trong ngày. (Theo Đông y sĩ Kiều Bá Long -thanhnien Online).
2-Chữa bệnh ôn dịch sốt cao: Giã Củ dền vắt lấy nước cốt uống thì giải khát, hạ nhiệt. Mùa hè luộc Củ dền ăn thì giải nhiệt. (Theo danhydatviet.vn).
3-Chữa kiết lỵ và đại tiện ra máu: Giã Củ dền vắt lấy nước cốt uống. Cũng có thể dùng lá tươi giã ra vắt nước uống. (Theo danhydatviet.vn).
                                                                    Kỹ sư Hồ Đình Hải

Tài liệu tham khảo
9-http://tintuccaonien.com/docs/docs_4/4_2_248.htm

Xem Video: Công dụng của củ dền



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét