RAU TAI VOI
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 20/2/2014
-Tên gọi khác: (Không có)
-Tên tiếng Anh: (Không có)
-Các loài tương cận:
Rau tai voi nhỏ (Chirita pumila).
Hoa oải
hương (Chirita lavandulacea).
1-Phân loại khoa học (Scientific classification)
Hoa môi (Lamiales)
|
|
Họ (familia):
|
Tai voi (Gesneriaceae)
|
Loài (species):
|
Lưu ý!
Ở Việt Nam
tên gọi Họ Tai voi đang tranh chấp giữa hai họ thực vật là Họ Gesneriaceae và Họ Pentaphragmataceae hay Pentaphragmaceae. Chính sự
tranh chấp này dẫn đến sự lộn xộn trong phân loại.
Các trang
web trong mạng xã hội đã có nhiều sự nhầm lẩn do sự lộn xộn này nên dẩn đến
nhiều hậu quả tai hại nhất là về nhận dạng các loài cây có tên Tai voi và các
bài thuốc Đông y liên quan đến Cây tai voi.
Để hợp lý
trong tên gọi phù hợp với tính mô tả trong tiếng Latin nên gọi:
-Họ
Tai voi hay họ
Khổ cự đài hoặc họ
Phong lữ có tên khoa học là Gesneriaceae. Điển hình trong họ nà là chi
tai voi (Chirita) gồm
những loài có lá rộng và gần tròn (như tai voi).
-Họ Rau lưỡi bò Có tên khoa học là Pentaphragmataceae hay Pentaphragmaceae. Các loài trong chi này có dạng lá hẹp
và dài (giống như lưỡi bò).
Khi đề cập đến các loài rau rừng và cây
thuốc nên có đầy đủ tên khoa học và mô tả nhận dạng chi tiết hơn.
Tên “Rau tai voi” trong tiếng Việt để gọi tên ít nhất 5 loài thực vật
khác nhau, tên rau tai voi đang gây sự lầm lẩn giữa một số loài trong hai họ
thuộc hai bộ khác nhau là họ Pentaphragmataceae (thuộc Bộ
Cúc-Asterales) và họ Gesneriaceae (thuộc Bộ Hoa môi - Lamiales). Hiện nay tên gọi giữa các
loài còn tranh chấp nhau trong tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Latin và chưa có
sự phân định rõ ràng giữa tên các chi và loài trong tiếng Việt ở một số chi và
loài trong hai họ này.
Tên Cây tai voi trong tiếng Việt bao gồm
các loài sau đây:
-Tên gọi khác : không có.
-Phân bố: Là loài cây đặc hữu của Việt Nam, chỉ thấy mọc ở vách đá, đất ẩm, dọc theo
suối trong rừng ở các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái, qua Quảng Bình, Quảng Nam-Ðà Nẵng,
tới các tỉnh Tây Nguyên.
Trong website
này có trang riêng với tên : Rau tai voi
-Tên gọi khác : không có.
Trong website
này có trang riêng với tên : Rau tai voi hoa phểu
-Tên gọi khác : không có.
-Phân
bố: Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc rải rác nhiều
nơi ở Bắc bộ, Trung bộ vào tới Kiên Giang. Thường
gặp trên núi đá vôi, ở độ cao 800 - 1500m.
Trong website
này có trang riêng với tên : Rau tai voi lông móc câu
4- Rau
tai voi nhỏ (Chirita pumila)
-Tên gọi khác : không có.
-Phân
bố: Loài của Nam Trung Quốc, Nêpan, Việt Nam. Ở nước ta, có gặp tại Sa
Pa, tỉnh Lào
Cai. Thường mọc ở rừng núi trên độ cao 1000 - 2500m.
Trong website này có trang riêng với tên : Rau
tai voi nhỏ
1-Loài Rau lưỡi bò (Pentaphragma gamopetalum Gagnep.)
-Tên gọi khác : Rau tai voi, Rau tai nai,
Ngưu thiệt (Hán Việt), Ngũ cách (vị thuốc).
-Phân
bố : Ở Việt Nam Rau lưỡi bò phân bố ở Rừng Lâm Đồng (Đà Lạt,
Bảo Lộc), Đồng Nai, Kon Tum (Đác Plây) và Gia Lai (Măng Giang).
Loài này có trang web riêng với tên: Rau
lưỡi bò.
2-Loài Rau bánh lái (Pentaphragma sinnese)
-Tên gọi khác : Rau tai voi, Rau lưỡi bò.
-Phân
bố : ở Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo),
Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng. Gia Lai - Kon Tum…
Loài này có trang web riêng với tên: Rau bánh
lái.
Cây Rau tai voi trong bài viết này đề
cập đến loài :
2-Nguồn gốc và phân bố
Theo Hệ thống APG II (4/2003):
-Bộ Hoa môi (Lamiales) có ít
nhất 24 họ, 1.059 chi với khoảng 23.800 loài.
-Họ
Tai voi (Gesneriaceae)
có 147 chi với khoảng 3.200 loài có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của Cựu thế giới
và Tân thế giới.
-Chi
Rau tai voi (Chirita) có khoảng 150
loài có nguồn gốc ở Ấn Độ, Đông Nam Á và nam Trung Quốc được công nhận. Có
khoảng 100 loài đặc hữu của Trung Quốc.
Từ “Chirita” là
tên Latin bắt nguồn từ tiếng Hindu “Chiraa”, tên dân gian ở Ấn Độ để chỉ loài cây
Chiraeta/Chiruta (Tai voi).
Có 77 loài Rau tai voi phân bố từ Ấn Độ đến Malaixia,
Inđônêxia.
Ở Việt Nam phát hiện được có 21 loài, phân bố ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam đến
các tỉnh Tây Nguyên.
Cây mọc ở vách đá, đất ẩm, dọc theo
suối trong rừng. Trong đó có một số loài
được dùng làm rau, trồng làm cảnh, một số loài được dùng lấy nguyên liệu làm
thuốc. Trong đó có 4 loài quan trọng là:
-Rau tai voi (Chirita colaniae Pellegr.) là loài cây đặc hữu của Việt
Nam, chỉ thấy mọc ở vách đá, đất ẩm, dọc theo suối trong rừng ở các tỉnh Hà
Bắc, Bắc Thái, qua Quảng Bình, Quảng Nam-Ðà Nẵng, tới các tỉnh Tây
Nguyên.
3-Mô tả
Cây thảo nhỏ, sống lâu năm.
-Thân: Cây có
thân cũ dẹp, sần sùi, nằm ở dưới đất.
-Lá: Lá mọc quanh
gốc, hình bầu dục hoặc trứng thuôn, dài 10-30 cm, rộng 7cm, có chóp tù, gốc
nhọn men theo cuống và không cân, nhẵn, mỗi bên có 5-6 gân hình cung, cuống lá
dài tới 10cm, nhẵn, dẹt.
-Hoa: Cụm hoa gồm
nhiều cán cao 10-15cm, mập mang 5-6 hoa, hoa có 5 đài nhọn, tràng màu tím có
ống hơi phình ở gốc, phía trên chia 2 môi, 5 nhị mà 2 cái sinh sản, đĩa mật
hình đấu, bầu có lông với đầu nhuỵ chẻ đôi.
-Quả: Quả nang
mảnh, thẳng, mở vách.
-Hạt: Hạt nhỏ,
hình bầu dục.
4-Thành phần dinh dưỡng
+Theo
kết quả kiểm nghiệm tại Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y Tế, trong 100 g lá rau tai
voi có thành phần các chất dinh dưỡng như sau:
+Theo Đại học Huế, trong lá rau Tai voi có chứa: nước 95%, protid 0,8%,
glucid 1,9%, xơ 1,5%, tro 0,8% và calcium 411 mg%, phosphor 5,4 mg%, caroten
1,6 mg% và vitamin C 17 mg%.
TT
|
Chỉ tiêu/Đơn vị
|
Phương pháp
|
Kết quả
|
1
|
Năng
lượng (Kcal%)
|
Theo HD của FDA
|
58,5
|
2
|
Nước
(g%)
|
TCVN 4295-86
|
84,73
|
3
|
Protein
(g%)
|
TCVN 4295-86
|
5,1
|
4
|
Gluxit
(g%)
|
TCVN 4295-86
|
4,32
|
5
|
Tro (g%)
|
TCVN 4295-86
|
0,97
|
6
|
Chất xơ
(g%)
|
TCVN 4329
|
0,38
|
7
|
Canxi
(mg%)
|
TCVN 1526
|
130
|
8
|
Photpho
(mg%)
|
TCVN 1525
|
85,0
|
9
|
Sắt
(mg%)
|
AOAC 986.15/ICP
|
6,14
|
10
|
Beta-Caroten(µg%)
|
HPLC
|
4680
|
11
|
Vitamin B1 (mg%)
|
HPLC
|
0,041
|
12
|
Vitamin B2 (mg%)
|
HPLC
|
0,3
|
13
|
Vitamin C (mg%)
|
TCVN 6427-2/1998
|
2,66
|
14
|
Độc chất
|
Không phát hiện
|
Nguồn: Viện Dinh dưỡng- Bộ Y tế
Theo bảng phân tích trên, các chất dinh dưỡng trong rau tai
voi có rất nhiều loại chất bổ khác nhau, tương tự như rau Báng.5-Công dụng
Cây rau tai voi chủ yếu được làm rau ăn, các bộ phận của cây
còn non, mềm đều có thể làm rau ăn được bằng cách luộc, xào, hấp hoặc nấu
canh.
1-Lá rau tai voi luộc: Lá
non có kích thước lớn, mềm cò thể luộc để chấm với nước thịt, cá kho.
2-Lá rau tai voi gói thịt bầm hấp:
Lá non có kích thước lớn, được dùng để gói thịt chim rừng hoặc gia cầm bầm để
hấp (giống như với lá nhàu).
3-Lá rau tai voi xào: Lá
rau tai voi thường được dùng để xào với tỏi, thịt rừng, thịt gia cầm.
4-Lá rau tai voi dùng để nấu canh:
Người dân tộc ở các vùng núi thuộc các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái, Quảng Bình, Quảng Nam-Ðà Nẵng, tới các
tỉnh Tây Nguyên thường dùng lá rau tai voi để nấu canh.
Hiện nay ở Việt Nam Công ty Sannamfood
sản xuất nhiều loại rau rừng trong đó có rau tai voi đảm bảo thoả mãn các tiêu
chí rau sạch tự nhiên & rau an toàn 100% theo quy trình tự động & khép
kín từ trồng trọt, thu hái, đóng gói, tới giao hàng trực tiếp từ trang trại tới
tận nhà khách hàng bằng xe chuyên dùng, không qua bất kỳ trung gian nào.
Cách bảo quản và sử dụng: Để
nguyên túi trong ngăn mát tủ lạnh, dùng trong vòng 5-7 ngày. Trước khi chế biến
rửa bằng nước sạch.
Rau tai voi ướp lạnh có thể được luộc,
xào, hấp và nấu canh.
Xem chi tiết tại đây : Rau Tai Voi
6-Giới thiệu một số loài rau rừng khác có tên Rau Tai voi ở Việt Nam
Thân rất ngắn, có lông. Lá mọc so le,
hình bầu dục, có mép khía lượn tai bèo, có lông nhiều ở cả hai mặt; cuống lá có
lông.
Cụm hoa là những xim thưa gồm độ 12 hoa
có lá bắc. Cuống hoa có lông. Lá đài 5, thuôn hẹp. Tràng màu trắng có viền tím
hay xanh lơ, dạng phễu chia 2 môi, môi trên 2 thùy, môi dưới dài hơn có 3 thùy.
Nhị sinh sản 2, đính phía giữa ống tràng; nhị lép 2 - 3; đĩa ngắn hình đấu; bầu
thuôn. Quả nang hẹp, hơi cong, mang vòi nhụy dài ở đầu.
Cây mọc trong các rừng trên núi đá.
Cây có hoa đẹp, có thể trồng làm cảnh.
Cây thảo, thân cao 15 - 20 cm, mọc
đứng, có khi hơi có lông. Lá mọc đối, hình trứng hay bầu dục, dài đến 15cm,
nhọn, có gốc tròn hay tù, cả hai mặt có lông mềm đa bào, mép nguyên hoặc hơi
khía tai bèo.
Cụm hoa có cuống chung dính vào cuống
lá; cuống hoa xếp từng đôi trên cuống lá. Đài có 5 thùy sâu, thùy có 3 gân, có
lông ở đỉnh. Tràng màu trắng hay tím lam dạng phễu chia 2 môi với 5 thùy không
đều. Nhị sinh sản 2; chỉ nhị hình sợi, có lông tới tận đỉnh; bao phấn hình
thận. Bầu có lông, thuôn; vòi hình trụ, có lông; đầu nhụy chẻ đôi. Quả nang hơi
cong, có điểm ít lông thưa; hạt màu nâu sẫm, hình thoi.
Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở
nước ta cây mọc rải rác nhiều nơi ở Bắc bộ, Trung bộ vào tới Kiên Giang.
Thường gặp trên núi đá vôi, ở độ cao
800 - 1500m.
Ra hoa từ tháng 3 đến tháng 7 - 8.
Cây được trồng làm cảnh.
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm
thuốc trị tiểu tiện bất lợi và rắn cắn.
Cây thảo sống nhiều năm, cao 6-30cm, có
lông, chia 1 - 5 đốt dài 5 - 8cm, to 2,5 - 5mm. Lá có phiến hình trứng, dài 2 -
12cm, rộng 1,2 - 5,5cm, đầu tù, gốc tù tròn, đầy lông phún ở cả hai mặt; gân
bên 6 - 7 đôi cuống dài 4 - 15mm.
Cụm hoa ở ngọn; hoa có 5 lá đài cao
12mm, dính đến ½, có lông trắng; tràng màu lam tím, dài 3,5cm, chia 2 môi với
thùy tròn; nhị sinh sản 2; bầu không lông. Quả
nang dài 8 - 10cm.
Thường mọc ở rừng núi trên độ cao 1000
- 2500m.
Ở Trung Quốc, người ta dùng cây này để
trị ho, khạc ra máu, bạch đới, đòn ngã sưng tấy.
4. Rau tai
voi (Rau lưỡi bò), Pentaphragma gamopetalum Gagnep.
Họ Rau lưỡi
bò Pentaphragmataceae. Cây thảo mọc ở các vùng núi cao 700 - 1200m (Rừng Lâm
Đồng: Đà Lạt, Bảo Lộc, Đồng Nai) Kon Tum (Đác Plây) và Gia Lai (Măng Giang).
Tên dân tộc gọi Clonh srơma. Lá và quả nấu canh ăn ngon.
Loài rau tai khác có tên rau tai nai, R bánh lái (Quảng Trị) Pentaphragma sinense Hensl. ex. Wils phân bổ ở Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng. Gia Lai – Kon Tum… Dùng các phần non làm rau ăn.
Loài rau tai khác có tên rau tai nai, R bánh lái (Quảng Trị) Pentaphragma sinense Hensl. ex. Wils phân bổ ở Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng. Gia Lai – Kon Tum… Dùng các phần non làm rau ăn.
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu
tham khảo
Xem Video:
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét