Bông so đủa


SO ĐŨA

-Tên gọi khác: Su đũa, điền thanh hoa lớn.
-Tên tiếng Anh: Sesbania, Corkwood Tree, Hummingbird Tree.
-Tên khoa học: Sesbania grandiflora (L.) Poiret.
-Tên đồng nghĩa: Aeschynomene grandiflora.

Bông so đủa trắng

Phân loại thực vật


Bộ (ordo):
Đậu (Fabales).
Họ (familia):
Đậu (Fabaceae).
Phân họ (subfamilia):
Đậu (Faboideae).
Tông (tribus):
Sesbanieae
Chi (genus):
Loài (species):
Sesbania grandiflora (L.) Poiret.

Phân bố

So đũa (danh pháp khoa học: Sesbania grandiflora) là một loài cây thân gổ lớn nhỏ thuộc chi Sesbania trong họ Đậu (Fabaceae). Người ta tin nó có nguồn gốc từ Ấn Độ hay Đông Nam Á và mọc ở những nơi nóng ẩm.
Cây so đủa phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới Châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, và Việt Nam từ mực nước biển 1- 800 m, cây có thể mọc hoang hoặc trồng theo bờ ruộng, ven đê, ven đường, trong sân, vườn…
Ở Việt Nam cây so đủa phát triển mạnh ở Miền trung trở vào. Ở Nam Bộ cây so đủa mọc hoang hoặc được trồng theo bờ kênh, bờ ruộng, đất vườn.
Ngoài ra cây so đủa còn được trồng ở miền Nam Florida (Mỹ), miền nam Mexico và hầu hết các nước Trung Mỹ đến Nam Mỹ. Để làm nguyên liệu làm bột giấy và trồng nấm (NAS, 1980).

Mô tả

-Thân cây so đũa cao 5-10 m, sống kéo dài 5-10 năm, là cây buội lớn với nhiều cành, lá phát triển. Thân cành của cây so đủa được dùng làm cuổi đun, làm nguyên liệu bột giấy, nguyên liệu để trồng nấm mộc nhĩ, bào ngư..Thân có vỏ dầy, sần sùi và tiết ra mủ đỏ.
-Rể thuộc loại rể cọc, có nhiều rể phụ ăn cạn và rể non có thể được vi khuẩn cộng sinh để tạo nốt sần có khả năng tổng hợp đạm từ không khí.
-Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 20-25 đôi lá chét, hình bầu dục thuôn, lá bẹ rụng sớm và lá non mọc nhiều vào đầu mùa mưa.
-Hoa to, mọc thành chùm ngắn có 3-5 cái thõng xuống ở nách lá, dạng hoa môi dài 7-8 cm, màu trắng đôi khi hồng.màu trắng hay hồng (dạng biến thể).
-Quả nang tự khai, dài như quả đậu đũa thót lại ở hai đầu, dài 30-50 cm, dẹt, hơi hẹp lại ở khoảng cách giữa các hạt.
-Hạt hình thận, màu vàng sậm đến nâu.

So đủa hoa tím: dạng biến thể của cây so đủa

Thành phần hóa học

Theo James A. Duke (Ấn Độ)-1983 thì thành phần hóa học của lá và hoa cây so đủa đã trích nước như sau:
Thành phần (100 gam)
Lá trích nước
Hoa trích nước
Calori
Protein
Chất béo
Đường bột
Chất xơ
Tro
Vôi
Lân
Natri
Kali
Thiamine
Riboflavin
Niacin
Vitamin C
Sắt
321 calo
36,3 g
7,5 g
47,1 g
9,7 g
9,2 g
1.648 mg
258 mg
21 mg
2.005 mg
1 mg
1,04 mg
9,17 mg
242 mg
-
345 calo
14,5 g
3,6 g
77,3 g
10,9 g
4,5 g
145 mg
290 mg
291 mg
1400 mg
0,91 mg
0,72 mg
14,54 mg
473 mg
5,4 mg

















Cách sử dụng cây so đủa ở một số nước Châu Á

a-Lá so đủa dùng trong chăn nuôi: Lá so đủa là thức ăn khoái khẩu của loài dê. Lá so đủa tươi còn được dùng làm thức ăn cho cá mè, trắm cỏ, rô phi. Ngoài ra lá so đủa tươi ủ chua làm thức ăn cho bò, heo rất tốt.
b-Lá so đủa dùng để ủ phân xanh: Cành non và lá cây so đủa dùng để ủ phân xanh rất tốt.
c-Thân, nhánh cây so đũa làm cuổi đun: Ở nông thôn còn dùng thân, nhánh cây so đủa để làm cuổi đun.
d-Thân cây so đủa dùng làm nguyên liệu trồng nấm: Thân cây so đủa tươi cưa khúc dùng để trồng nấm mộc nhĩ rất tốt. Hiện nay thân cây so đủa còn được dùng máy băm nhuyễn làm giá thể trồng nấm bào ngư, nấm đông cô rất tốt.
e-Thân cây so đủa dùng làm nguyên liệu bột giấy: Nhiều công ty khai thác gổ so đủa để xay làm bột giấy có chất lượng tốt.
f- Bông so đủa dùng như rau đặc sản cao cấp: Bông so đủa tươi có thể được bóp gỏi để ăn sống, để nấu canh chua hoặc nhúng lẩu ăn rất ngon.
g- Bông so đủa dùng để mưới dưa chua: Bông so đủa tươi phơi héo có thể được dùng để muối dưa rất mau chua và ăn rất ngon.
h-Nhiều bộ phận của cây so đủa được dùng làm thuốc: Ở Việt Nam và một số nước dùng mợt số bộ phận của cây so đủa để làm thuốc…

Các bộ phận cây so đủa dùng làm thuốc

Trong vỏ cây so đủa có chất gôm nhựa, hai chất màu là agathin màu đỏ và xanthoagathin màu vàng. Còn có basorin, một chất nhựa, tanin.
Vỏ cây so đủa có vị đắng, chát; có tác dụng làm thuốc bổ đắng giúp ăn ngon cơm, dễ tiêu hoá. Còn dùng chữa lỵ, ỉa chảy, viêm ruột. Hoa và lá dùng chữa cảm cúm,hạ nhiệt.
Ở Ấn Độ, vỏ cây dùng đun thuốc uống trị đậu mùa, sốt, kiết lỵ, mắt, sốt, đau đầu, bệnh đậu mùa, vết loét và viêm miệng.  (Duke và Wain, 1981).
Nhựa vỏ cây dùng làm thuốc săn da.. Dịch của hoa và của lá so đũa là một vị thuốc dân gian ở Ấn Độ để trị chứng sổ mũi, đau đầu. Khi vào mũi, nó tạo ra sự tiết nhiều dịch và làm tan biến đi cảm giác đau nhức và nặng nề ở trên đỉnh đầu. Nước sắc hoa cũng dùng để tẩy.
Trong y học Vệ đà, lá cây so đũa được sử dụng để điều trị chứng động kinh và các nghiên cứu trên lâm sàng đã chứng minh tác dụng chống co giật của lá so đũa rất hiệu nghiệm.
Người dân Ấn Độ rất tín ngưỡng bông so đũa và xem đấy là đại diện cho thần Siva. Cũng theo y học Vệ đà, trái và hạt so đũa có tính nhuận tràng, kích thích trí tuệ, chống thiếu máu, viêm phế quản, sốt, đau, khát nước, làm giảm kích thước các khối u. 
Hoa dùng để chữa vàng da, viêm phế quản, bệnh gút, phù thũng và sốt cách nhật. Rễ dùng để chữa viêm nhiễm, giun sán, động kinh, ngứa, bệnh phong, bệnh quáng gà.
Nước ép từ lá ngậm trong miệng có tác dụng chống cảm cúm, viêm họng và điều trị lở lóet vòm họng, chữa đau nhức răng
Người Malaysia dùng lá so đũa nghiền nát để chữa bong gân và bầm tím.
Y học cổ truyền ở Philippines dùng so đũa vào việc điều trị viêm loét miệng và là thuốc bổ đắng kích thích tiêu hóa.
Tại Java, người ta dùng so đũa trị nấm và các rối loạn tiêu hóa ở trẻ con. 
Ở Thái Lan, vỏ thân được dùng ngoài trị xuất huyết và làm săn da.
Ở Campuchia, người ta  dùng vỏ cây so đũa chữa bệnh ghẻ ngứa, dùng nước ép lá khử giun, tăng lực, chữa vàng da, sốt, bệnh gút, bệnh phong cùi.

Các bài thuốc từ cây từ cây so đủa:

1-Thuốc bổ đắng dùng để khai vị: Vỏ cây so đũa thái mỏng 100g, ngâm trong 1 lít rượu 40otừ 15 ngày đến 1 tháng, ngày uống 15-30ml làm thuốc bổ đắng, khai vị. Bài thuốc này còn dùng chữa lỵ, ỉa chảy và viêm ruột ( theo bài thuốc dân gian Ấn Độ).
2-Trị cảm cúm: Hoa và lá giã nát, vắt nước nhỏ mũi trị cảm cúm (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
3-Trị bệnh tưa lưỡi: Vỏ thân tươi giã nát lấy nước hoặc nhựa vỏ cây dùng dưới dạng bột hay nước sắc bôi chữa tưa lưỡi (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
4-Chữa nhức răng: Lấy vỏ cây so đũa vạc bỏ lớp da sù sì ở bên ngoài, rồi đem băm nhỏ, bỏ vào nồi hay ấm, thêm một chút nước, nấu sôi lên cho đặc được chừng nào hay chừng ấy. Mỗi lần cần, rót nửa chén cho thêm chút muối ngậm 3-4 lần trong ngày. Nếu răng sưng có mủ, răng lung lay nhức, ngậm chừng 2 ngày thì hết, mỗi lần ngậm lâu chừng 10 phút, nhổ bỏ rồi ngậm tiếp (theo kinh nghiệm nhân dân ở Sóc Trăng).
5-Trị sưng, nhức: Một số nơi dùng bột rễ cây trộn với nước đắp để trị sưng nhức (đặc biệt là chà xát lên nơi khớp viêm sưng), làm giảm đau và hạ sốt (theo DS Lê Kim Phụng).
6-Trị bong gân, bầm tím: Người Malaysia dùng lá so đũa nghiền nát để chữa bong gân và bầm tím.
                                                                                                      Kỹ sư Hồ Đình Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét