Hoa thiên lý
Hoa thiên lý
Chùm hoa thiên lý
-Tên gọi khác: Dạ lý hương, Dạ lài hương.
-Tên tiếng Anh: Tonkin jasmine, pakalana vine, Tonkinese creeper, Chinese violet.
-Tên đồng nghĩa:
Asclepias cordata N.
L. Burman;
Cynanchum odoratissimum Loureiro;
Oxystelma ovatum P.
T. Li & S. Z. Huang;
Pergularia minor Andrews; P. odoratissima (Loureiro) Smith;
Telosma minor (Andrews)
Craib;
T. odoratissima(Loureiro) Coville.
Phân loại khoa học
Lớp
|
Thực vật hai lá
mầm (Eudicots)
|
Ngành
|
|
Bộ (ordo):
|
Long đởm (Gentianales)
|
Họ (familia):
|
La bố ma (Apocynaceae)
|
Phân
họ (subfamilia):
|
Bông tai (Asclepiadoideae)
|
Tông (tribus):
|
Hàm liên (Marsdenieae)
|
Chi (genus):
|
Thiên lý (Telosma)
|
Loài (species):
|
Telosma cordata
|
Phân bố
Thiên lý (Telosma
cordata) là một loài thực vật dạng dây leo. Trong thiên nhiên, thiên lý
mọc ở các cánh rừng thưa, nhiều cây bụi. Tuy nhiên, nó được gieo trồng ở nhiều
nơi như Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng
Tây), Ấn Độ (Kashmir), Myanma, Pakistan, Việt Nam; Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ.
Trên đảo Hawaii thiên lý có tên là
"pakalana" được người dân chuộng vì có hương thơm kết dùng thành
tràng hoa đeo cổ, thổ ngữ gọi là "lei".
Tại Việt
Nam cây hoa thiên lý được trồng
trong vườn để leo thành giàn tạo bóng mát, hưởng hương thơm và nhất là để lấy
hoa lẫn lá non nấu ăn. Phổ thông nhất là nấu canh. Vì khá phổ biến ở miền Bắc
Việt Nam nên thiên lý còn có tên tiếng Anh là "Tonkin creeper".
Mô tả
-Thân: Thân dài 1–10 m, màu lục ánh vàng, khi non có lông tơ, những đoạn thân của
năm trước màu xám nhạt, không lông, thông thường có các mấu xốp nhỏ thưa thớt.
-Rể: Rể chùm, mọc sâu trong đất xốp. Cây già có cuốn rể to, hóa
gổ.
-Lá: Cuống lá 1,5–5 cm; phiến lá hình trứng, 4-12 x 3–10 cm, phần gốc lá hình tim với các lõm gian thùy hẹp, nhọn mũi;
các gân lá chính 3, gân phụ tới 6 cặp.
-Hoa: Xim hoa kiểu tán (mọc thành chùm), chứa 15-30 hoa; cuống hoa
0,5-1,5 cm, có lông măng. Các lá đài hình mũi mác thuôn dài, có lông măng.
Tràng hoa màu xanh lục ánh vàng; ống tràng 6-10 x 4–6 mm, có lông măng bên
ngoài, nhiều lông hoặc nhẵn nhụi với phần họng nhiều lông mé trong; các thùy
thuôn dài, 6-12 x 3–6 mm, có lông rung. Các thùy
của tràng hoa hơi dày, phần gốc hình trứng, nhọn đỉnh, thông thường có khía hay
xẻ thùy sâu. Các khối phấn thuôn dài hay dạng thận. Núm nhụy hình đầu.
-Quả: Các quả đại hình mũi mác, 7-13 x 2-3,5 cm, nhẵn nhụi, hơi
tù 4 góc.
-Hạt: Các hạt hình trứng rộng bản, khoảng 1 x 1 cm, phẳng, cụt đỉnh,
mép có màng; mào lông 3–4 cm. Ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 10,
kết quả trong khoảng tháng 10-12.
Thành phần dinh dưỡng
Hoa thiên
lý rất thơm, chứa
tinh dầu. Chúng được sử dụng để nấu ăn và trong y học để điều trị viêm màng kết.
Thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý như chất xơ là
3%, chất đạm 2,8%, chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP, tiền vitamin
A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc
biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao, vì vậy cây thiên lý cả lá non, ngọn và
hoa đều có thể sử dụng làm thực phẩm. Hoa thiên lý giàu chất kẽm, rất tốt cho
trẻ em đang lớn, không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cửa cơ thể mà còn giúp
người già giảm được chứng phì đại tuyến tiền liệt.
Công dụng
a-Dây thiên lý dùng làm cây cảnh
Dàn hoa thiên lý
Do dây leo sống lâu năm, có lá che bóng mát, có hoa thơm,
giản dị và tinh khiết nên dây thiên lý được dùng để trồng làm cây cảnh theo
hàng rào hoặc làm dàn dây xanh trước sân nhà. Dàn thiên lý đã được mô tả nhiều
trong thơ, ca, nhạc và chuyện cổ tích Việt nam.
b-Hoa thiên lý được dùng làm rau cao cấp
+Hoa thiên lý được
dùng trong các món xào.
Sau đây là một số món xào từ hoa thiên lý rất ngon và bổ
dưỡng:
1-Hoa thiên lý xào
trứng & thịt bò:
Hoa thiên lý xào thịt bò
Nguyên liệu: 200 g hoa
thiên lý, 200 g thịt bò thăn hoặc bắp, 1 quả trứng gà, 1 củ hành tây.
Cách làm: Hoa thiên lý
giữ nguyên chùm, rửa nhẹ tay trong nước lạnh rồi thả nhanh vào nước sôi, vớt
ra, dội nước nguội, để ráo. Thịt bò cắt mỏng ngang thớ, ướp muối, tiêu, đường
và tỏi giã nhuyễn, ướp 10-15 phút. Củ hành tây lột bỏ vỏ, cắt mỏng dọc múi cam.
Xào thịt bò trên chảo nóng dầu ăn, vừa tái thì thả hành tây
vào, trộn đều nhanh tay, vừa chín tái tắt lửa ngay và cho thịt ra tô riêng.
Thiên lý xào chung với trứng gà đã đánh tan trên chảo dầu
nóng để lửa nhỏ, chỉ cần 1 phút là vừa ăn. Trộn thiên lý đã xào với thịt bò,
dùng nóng.
( theo Món ngon: http://vnexpress.net/gl/doi-song/am-thuc/2009/03/3ba0c8ba/).
2-Hoa thiên lý xào
sò điệp
Nguyên liệu: 200 g hoa
thiên lý, 200 g sò điệp, 100 g cà chua bi, 100 g cà rốt, 3 tép tỏi, 1 ít tiêu
xay, 1 thìa cà phê hạt nêm, đường, 2 thìa cà phê nước mắm.
Cách làm:
Hoa thiên lý trụng sơ, ngâm nước lạnh, vớt ra, để ráo. Sò
điệp trụng chín, tách thịt để riêng. Cà chua bi cắt làm bốn. Cà rốt thái mỏng,
trụng sơ. Tỏi thái mỏng.
Đun nóng dầu, cho tỏi vào phi vàng, cho sò điệp vào đảo
nhanh tay. Cho cà rốt, cà chua bi vào xào rồi nêm đường, nước mắm, hạt nêm, cho
hoa thiên lý vào xốc đều rồi nêm lại lần nữa cho vừa ăn. Cho ra đĩa, rắc tiêu
lên trên dùng nóng.
3-Gỏi hoa thiên lý
với nghêu và tôm
Hoa thiên lý xào nghêu
Nguyên liệu: 150 g hoa
thiên lý, 100 g tôm sú, 200 g nghêu, 3 củ hành tím, 1 trái ớt, 1 thìa canh nước
mắm, 2 thìa canh đường, 1 thìa canh nước chanh, 1 thìa canh tương ớt.
Cách làm:
Hoa thiên lý trụng chín, ngâm nước lạnh cho xanh, vớt ra, để
ráo. Tôm sú luộc chín, bóc vỏ, lấy bỏ chỉ lưng chẻ đôi. Nghêu hấp chín, tách
thịt để riêng. Ởt thái chỉ, hành tím thái lát mỏng.
Cho nước mắm + đường + nước cốt chanh + tương ớt vào chén,
khuấy đều làm nước trộn gỏi. Cho thiên lý, tôm, nghêu, ớt vào tô, trộn đều. Đổ
nước trộn gỏi vào, dùng đũa trộn đều, nêm lại cho vừa ăn. Món này dùng ngay.
( theo Món ngon: http://vnexpress.net/gl/doi-song/am-thuc/2009/03/3ba0c8ba/).
Ngoài ra còn nhiều món xào khác từ hoa thiên lý với thịt và hải sản rất ngon.
b-Hoa thiên lý dùng để nấu canh và nhúng lẩu
Ngoài các món xào, hoa thiên lý còn được dùng trong các món
canh và lẩu.
Sau đây là vài món canh và lẩu điển hình:
1-Canh hoa thiên lý
&cua đồng
Nguyên liệu:
150 g cua đồng, 200 g hoa thiên lý, gia vị: muối, bột ngọt,
hạt nêm.
Cách làm:
Cua đồng bóc mai, bỏ yếm, rửa sạch, cho vào một thìa muối,
xay nhuyễn. Lọc xác cua với nước sạch qua rây từ 3 đến 4 lần, gạn bỏ cấn để làm
nước dùng. Lấy gạch cua từ mai cua, cho chút nước vào lọc vài lần để gạn bỏ hoi
và chất bẩn. Hoa thiên lý rửa sạch, để ráo.
Đun nước dùng cua, cho thêm 2 muỗng hạt nêm. Khi nước sôi
lăn tăn, dùng muỗng khuấy đều theo một chiều để xác cua đông kết tạo thành gạch
cua và gạch không bị bám vào đáy nồi và không bị vỡ nát. Nước sôi, cho hoa
thiên lý vào nấu chung, đảo nhẹ tay để hoa không bị nát cánh. Khi nước sôi lại
là được. Múc ra bát, ăn nóng.
( theo Món ngon: http://vnexpress.net/gl/doi-song/am-thuc/2009/03/3ba0c8ba/).
2-Canh giò heo
& hoa thiên lý
Đây là một thức ăn ngon và bổ, rất thích hợp trong những bữa
cơm mùa hè của chúng ta. Cách chế biến cũng đơn giản, tốt nhất là nấu với nước
xương hầm khi nước sôi cho giò sống vào, đợi giò nổi lên là chín, cho tiếp hoa
thiên lí, rồi cho gia vị (mắm, muối, hạt tiêu...) đủ dùng.
Canh này ăn ngon ngọt, giầu chất dinh dưỡng, có mùi thơm hoa
thiên lí rất quyến rũ, đồng thời được coi là một bài thuốc mát, giải nhiệt, tẩy
giun kim thông dụng.
(Theo Văn hóa
nghệ thuật ăn uống: http://www.vnnavi.com/news/hoathienly.html).
Bát canh nấu bằng hoa và lá thiên lý non không những có giá
trị dinh dưỡng mà còn được coi là một bài thuốc mát và bổ, trừ được giun kim.
Có thể nấu canh thiên lý suông, hoặc nấu với giò sống, cua, tôm, thịt nạc đều
ngon.
Ngoài ra hoa thiên lý còn là món rau cao cấp dùng để nhúng
các loại lẩu chua, lẩu ngọt.
d- Dây thiên lý dùng làm thuốc
Hoa thiên lý không
chỉ là một món ăn mát, bổ mà còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt,
chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm…
Ngoài ra hoa thiên lý còn có tác dụng giải nhiệt và trừ giun kim. Nếu không sẵn giò
sống và cua, chúng ta có thể nấu canh hoa lý với thịt nạc, tôm cũng giống các
loại canh tôm, canh thịt khác.
Ngoài giá trị làm thức ăn và làm thuốc nói trên, gần đây
người ta còn nghiên cứu dùng lá thiên lý chữa trĩ (lòi dom) có kết quả tốt.
Hoa thiên lý còn tác dụng trợ dương cho nam giới.
Sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch,
chữa chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì…
Chất kẽm trong hoa thiên lý còn có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh
dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với chì hoặc các chất
có chì (động cơ chạy xăng pha chì, acca chì…).
Tuy nghiên khi sử dụng hoa thiên lý làm thức ăn, bạn nên chú
ý tránh xào nấu chung (hoặc ăn cùng bữa) với các chất giàu sắt như tiết, gan,
thịt nạc bò, lợn, rau muống… vì chất sắt sẽ đẩy chất kẽm ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, hoa thiên lý còn tác dụng trợ dương cho nam giới.
Sau đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để chọn lựa sử
dụng sao cho phù hợp và hiệu quả.
Cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có
tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì
tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng. (theo BS. Hương Liên).
Các bài thuốc từ dây thiên lý
1-Chữa trĩ (lòi
dom), sa dạ con:Lấy 100g lá thiên lí non và
bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với 5g muối ăn, thêm 30ml nước cất, lọc qua gạc
sạch. Rửa sạch chỗ lòi dom bằng nước pha thuốc tím, lấy bông tẩm nước thiên lí
đắp lên. Băng như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần. Thường chỉ chữa 4-5 ngày như trên
đã thấy có kết quả tốt. Tác dụng co dần phần dom hay dạ con bị lòi ra. (theo
BS. Hương Liên).
2-Phòng rôm sảy
ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý
ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn
dặm. (theo kinh nghiệm dân gian).
3-Trị giun kim: Theo kinh nghiệm dân gian, lá thiên lý để trị giun kim rất
hiệu quả bằng cách dùng 40g lá hoặc hoa nấu canh ăn hàng ngày (dùng 7 ngày trở
lên là khỏi).
Hoặc có thể dùng bài thuốc sau:
-Hoa thiên lý : 30 gam.
-Rau sam: 20 gam.
-Lá đinh lăng: 25 gam.
Ba thứ này sắc lấy nước trong ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần,
uống liên tiếp trong 3 ngày. (Theo Y học cổ truyền Việt nam).
4-Làm giảm đau
mình mẩy, nhức xương cốt: Hàng ngày lấy hoa
thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ có tác dụng. (theo kinh
nghiệm dân gian).
5-Chữa mất ngủ:Hoa thiên lý 30 gam. Hoa nhài 10 gam. Tâm sen 15 gam. Ba thứ
sắc chung lấy nước uống trong ngày (dùng từ 3- 5 ngày).
Ngoài ra, canh hoa thiên lý còn có tác dụng mát, bổ và an
thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon, bớt mệt mỏi, chữa sốt nhẹ, lao lực. (Theo Y học cổ
truyền Việt nam).
6-Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30-50kg giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt,
ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi. (Theo Y học cổ truyền Việt nam).
7-Chữa đái buốt,
đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây
thiên lý từ 10 – 20g, sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày, uống từ 5- 7
ngày, sẽ thấy đỡ hẳn. (Theo Y học cổ truyền Việt nam).
Tài liệu
tham khảo
Kỹ sư Hồ Đình HảiXem video: Món gỏi chay hoa thiên lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét