CÂY BẦN ỔI
Cây bần ổi
Hoa cây bần ổi
Quả bần ổi
-Tên
gọi khác: Bần trứng
-Tên
tiếng Anh: Ovata mangrove tree
-Tên
khoa học: Sonneratia ovata Backer
-Tên
đồng nghĩa: Sonneratia alba auct.
-Các
loài tương cận:
-Sonneratia caseolaris (Bần chua).
-Sonneratia alba Sm. (Bần dĩa).
Phân loại khoa học
Thực vật (Plantae)
|
|
Ngành (Division):
|
Thực
vật có hoa (Angiospermae)
|
Lớp (Class):
|
Hai lá
mầm thực sự (Eudicots)
|
Phân lớp
(Subclass):
|
Phân
lớp Hoa hồng (tạm) (Rosids)
|
Sim (Myrtales).
|
|
Bần (Sonneratiaceae)/Bằng lăng (Lythraceae)
|
|
Bần (Sonneratia L.f.)
|
|
Loài (species):
|
Bần ổi: Sonneratia ovata
|
Chi Bần (Sonneratia) là một Chi của thực vật có hoa trong họ Bằng lăng (Lythraceae). Trước đây Sonneratia được đặt trong họ
Bần (Sonneratiaceae), bao gồm cả Chi
bần (Sonneratia) và chi Phay (Duabanga), nhưng hiện
nay hai chi này được đặt trong các phân họ chứa chính chúng của họ Bằng lăng (Lythraceae).
Tên khoa học của chi này còn là Blatti do James Edward Smith đặt, nhưng Sonneratia có độ ưu tiên cao hơn. Tên gọi
chung của chúng trong tiếng Việt là bần. Chúng là các loài cây thân gỗ
sinh sống trong các cánh rừng tràm đước ven biển.
Chi Bần
Sonneratia chứa khoảng 14-16 loài, trong đó loài quan trọng là cây Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) và cây Bần ổi (Sonneratia ovata).
Phân bố
Cây bần là loài cây rừng ngập mặn nhiệt đới, có nguyên sản ở
vùng Nam Á và Đông Nam Á, được phát tán rộng khắp Châu Á , Châu Phi và Châu Đại
Dương.
So với cây bần chua (Sonneratia caseolaris) phân bố rất rộng trong các vùng
bải bồi ngập mặn với nhiều rể thở thì cây bần ổi (Sonneratia ovata) có giới hạn hơn. Cây bần ổi chỉ sống được trên cạn ven
sông với ít rể thở (cạc bần) và thường được trồng hơn là mọc hoang.
Cây bần ổi hiện nay tìm thấy mọc hoang hoặc trồng ở các nước
Brunei (Darussalam), Trung Quốc (Đảo Hải Nam), Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand,
Viet Nam (Nam Bộ), Philippines (các đảo Visayan và phía bắc đảo Mindinao và New
Guinea (đảo Palau và phía nam đảo Papua).
Về chất lượng quả thì bần ổi có hương vị ngon hơn
bần chua, có vị thơm và ngọt hơn khi chín, do đó quả bần ổi được dùng để ăn
chơi thích hợp hơn.
Mô tả
-Thân: Bần ổi thuộc loài thân gổ đại mộc, có nhiều cành. Cây gỗ cao
10-15m, có khi cao tới 20 m. Thân ốm, có đường kính khoảng 20 cm, da bị tróc
nhiều lớp mỏng như thân cây ổi.
-Rể: Rể gốc mọc sâu trong đất cạn và ẩm, có ít rể thở (cạc
bần/bấc) so với cây bần chua.
-Lá: Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình trứng hoặc
gần tròn. Cuống lá dài 5-6 mm, phiến lá dài 8-10 cm, ruộng 6-8 cm.
-Hoa: Cụm hoa ở đầu cành, có 2-3 hoa, rộng 5cm, có cuống hoa ngắn.
Đài hợp ở gốc, có 6 thùy dày và dai, mặt ngoài màu lục, mặt
trong màu trắng xanh. tím hồng.
-Quả: Quả mọng hơi nạc, khi còn non cứng, dòn, khi chín quả mọng,
thịt quả mềm, ruột chứa nhiều hạt. Quả có đường kính 5-8 cm, cao 3-5 cm, gốc có
thùy đài ôm sát vỏ quả.
-Hạt: Hạt nhiều, dẹt.
Khi chín quả rụng và trôi nổi theo nước thủy triều, hạt sống
lâu và phát tán mạnh trên các bải bồi. Hại chỉ nảy mầm trên cạn và cây chỉ mọc
được trên đất cạn, không mọc được trong nước như cây bần chua.
Ở Nam Bộ cây bần ổi chủ yếu được trồng. Hiện nay quần thể
loài bần ổi đang giảm sút.
Để phân biệt cây bần ổi với cây bần chua dựa vào các so sánh như sau:
-Vỏ cây bần chua xù xì, vỏ cây bần ổi trơn và có nhiều lớp tróc như vỏ cây ổi.
-Lá cây bần chua hình thuôn, dài; lá cây bần ổi hơi tròn và rộng bản hơn.
-Quả cây bần chua dẹp, trong khi quả cây bần ổi ít dẹp hơn.
-Lá đài (màu) của cây bần chua không ôm sát vào quả, ở cây bần ổi lá đài ôm sát vào quả.
Thành phần hóa học
+Trong thân:
-Vỏ thân và gỗ chứa archin (emodin), archinin (chrysophanic
acid) và archicin. Trong quả có chất màu, archin và archicin.
-Ngoài ra trong gổ và vỏ thân cây bần có có hai chất archin
(C15H10O5) và archinin (C15H14O12)
nhưng hàm lượng thấp hơn ở cây bần chua (Sonneratia caseolaris).
+Trong quả bần chín có:
-Có hàm lượng pectin 11% ở dạng chất trong suốt (ZMB).
-Có 2 chất flavonoïdes chống oxy hóa được phân lập
là :lutéoline và lutéoline 7-O-glucoside.
Công dụng
a-Các bộ phận của cây
bần được dùng làm rau:
-Lá non và búp hoa cây bần được dùng làm rau sống:
Nhiều nước trong vùng Đông Nam Á dùng lá, búp non của cây
bần để làm rau ăn sống (do có vị chát nên ít được ưa chuộng).
-Quả bần non (bần chát) và quả bần già (bần chua) đượng dùng
làm rau:
Quả bần ổi non và đã già được xắt mỏng để dùng làm rau ghém,
dùng riêng hoặc trộn với các loại “rau tập tàn” khác. Đặc biệt là ăn với mắm cá
sặc, mắm cá linh, mắm ruốc…
-Quả bần ổi chua và bần ổi chín được dùng để ăn chơi:
Do có vị chua ngọt nên trẻ con và cả người lớn rất thích ăn
quả bần ổi già hoặc chín. Đặc biệt là quý cô thanh nữ và quý bà đang “ốm nghén”
rất thích ăn bần ổi với muối hạt.
-Quả bần ổi chín được làm nước chấm:
Quả bần chín rục dầm trong đĩa nước mắm, sẽ có món nước mắm
bần vừa ngon và vừa hấp dẫn, cách chế biến rất đơn giản, chỉ cầm dầm nát quả
bần trong nước mắm, thêm gia vị như bột ngọt, ớt, đường… là xong.
-Quả bần ổi chín được làm chất chua để nấu canh chua, nấu
lẫu chua:
Dùng quả bần chín trụng trong nước sôi, lọc bỏ hạt, sẽ có
chất chua để nấu canh chua, lẫu chua từ quả bần ổi, ăn rất hấp dẫn.
-Quả bần ổi chín được lên men làm giấm bần (Crabapple
vinegar):
Ở Philippines nông dân ven biển dùng
quả bần ổi chín để lên men ủ thành một loại giấm chua từ quả bần (Crabapple
vinegar) để dùng nấu ăn trong gia đình.
Nguồn: PHILIPPINE MEDICINAL PLANTS
b-Các bộ phận của cây
bần được dùng làm thuốc:
Tính năng được liệu của cây bần ổi
gần giống như cây bần chua.
Theo Đông y: Quả bần có vị chua của phó mát, tính mát; có tác dụng tiêu
viêm, giảm đau. Lá có vị chát, có tác dụng cầm máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta lấy quả chua ăn
sống hay nấu canh cá. Cũng được sử dụng làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong
gân.
Theo ông Trần Văn Thanh - Chủ tịch Hội Đông y huyện Thạnh
Trị (Sóc Trăng) - thân cây bần ổi chạy dài xuống gốc, rễ chặt ra phơi khô nấu
nước uống có tác dụng trị được bệnh nhức mỏi. Còn từ giữa thân trở lên với lá
bần ổi nấu uống cũng có tác dụng giải nhiệt, giúp người bị phong hàn mau hết bệnh.
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch quả lên men làm thuốc ngăn chặn chứng
xuất huyết.
Dùng lá giã ra, thêm tí muối, làm thuốc đắp tốt các vết
thương đụng giập và vết thương nhẹ. (Perry, 1980).
Nguồn: PHILIPPINE MEDICINAL PLANTS
Cảnh báo nguy cơ tiệt chủng cây bần ổi ở Nam Bộ
Cây bần ổi phân bố rộng ở Nam Bộ nhưng quần thể ở mức độ
thấp và ngày càng quý hiếm do cây bần ổi không thích nghi rộng như cây bần
chua.
Gần đây có nhiều tin đồn thất thiệt có tính chất lừa đảo và
có âm mưu hủy diệt cây bần ổi ở Nam Bộ của kẻ xấu làm cho nhiều nông dân điêu
đứng vì bị lừa đảo và hàng ngàn cây bần ổi vốn hiếm hoi đã bị hủy diệt.
Theo trang Web Tin
247.com đã đăng trong tháng 1/2012:
Trong tháng 1/2012 nông dân miền Tây lùng sục tìm chặt bần
ổi để bán cho tư thương đến đặt cọc, mua để bào chế thuốc bán ra nước ngoài.
Công an cho rằng hiện tượng này có dấu hiệu bất thường.
Nhiều tuần qua nhiều người dân ven biển Sóc Trăng, Bạc Liêu,
đổ xô đi tìm cây bần ổi (bần lá to, thân tựa như cây ổi) để bán cho nhiều tư
thương lạ mặt. Những người này sau khi hỏi mua đã đặt cọc vài triệu đồng rồi
nói rằng bà con cứ thu gom với số lượng càng nhiều càng tốt để họ thu gom mang
lên TP HCM làm thuốc nam và bào chế thành tân dược bán qua Mỹ.
Một trong những người tổ chức mua là bà Võ Thị Nga ở ấp Vĩnh
Lạc, xã Vĩnh Thịnh (Hòa Bình, Bạc Liêu), đang “rầu thúi ruột” vì đã mua hàng
chục tấn bần ổi chất đầy nhà nhưng không thấy “đối tác” quay lại thu gom.
“Một người tên Tư Thanh nói có người quen ở TP HCM mua cây
bần ổi giá 100.000 đồng mỗi kg còn lá thì 50.000 đồng nên kêu tôi mua thật
nhiều vì cần đến 100 tấn", bà Nga cho biết. Bà đã bỏ ra khoảng một tỷ đồng
để cùng hàng chục người dân Vĩnh Thịnh thu gom bần ổi khắp nơi.
"Mua xong, điện thoại bán thì ông Tư Thanh nói ngưng mua rồi
nên lâm vào cảnh khốn đốn”, bà Nga than vãn. Bà cho biết khi tổ chức thu mua
bần ổi để bán lại cho bà, có một gia đình nghèo
chạy xuồng máy gần cửa biển Gành Hào tìm hàng đã bị lật xuồng làm đứa con gái chết thảm.
Theo phản ánh của người dân ven biển Cái Cùng của xã
Vĩnh Thịnh thì gần một tuần trước bà Nga mua thân bần ổi một kg giá 10.000 đồng
rồi sau đó nâng lên 30.000 đồng; lá bần ổi cũng có giá 15.000 đồng mỗi kg. Tuy
nhiên, chiều ngày 9/1 bà Nga không mua nữa với lý do hết tiền, đối tác của bà
ngưng mua.
Trong chiều 9/1, một người dân ở huyện Đông Hải mua bần chất
đầy xuồng máy chở lên Vĩnh Thịnh bán cho bà Nga cũng bị từ chối. Trước đó người
này bỏ ra trên 20 triệu đồng mua một tấn bần ổi của dân trong vùng mang qua
Vĩnh Thịnh bán để “lấy công làm lời” nhưng giờ phải ôm tất cả.
Trao đổi với VnExpress.net sáng 11/1, ông Hứa Văn Quang - Chủ
tịch UBND xã Vĩnh Thịnh - cho biết không riêng gì bà Nga mà rất nhiều người thu
mua hoặc tự chặt bần ổi bán cũng dở khóc dở mếu vì những người lạ mặt đến hỏi
mua bần ổi đã không quay lại. Trưởng Công an xã Vĩnh Thịnh Đặng Hồng Khánh cho
rằng chuyện thu gom cây bần ổi với số lượng lớn để bào chế thuốc là có dấu hiệu
bất thường. "Trước nay tôi chưa nghe ai mua bần ổi bao giờ nên chuyện này
không bình thường, chúng tôi sẽ theo dõi xử lý", ông Khánh nói.
Nguồn: Thiên Phước
Theo Báo Nhân Dân
điện tử đăng ngày 02/8/2012:
Cảnh giác với nhiều “chiêu” lừa gạt nông dân
NDĐT- Gần đây,
nhiều hộ nông dân ở Bạc Liêu khốn khổ vì bị một nhóm thương lái gạ gẫm và lừa
gạt bà con triệt hạ cây bần ổi để bán cho họ với giá cao. Tuy nhiên, khi số
lượng cây bần ổi được thu gom lên đến hàng chục tấn, trị giá hàng trăm triệu
đồng thì thương lái “chuồn” mất, làm nhiều hộ nông dân lao đao “kêu trời”.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu ngày 2-8 cho biết, cơ
quan này đang phối hợp với Công an TP.HCM điều tra làm rõ một số thương lái lừa
gạt nhiều hộ dân ở các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Đông Hải (Bạc
Liêu) thu mua cây bần ổi (loại cây người dân địa phương thường sử dụng nấu canh
chua, lẩu chua…) để chế biến thuốc xuất sang Trung Quốc.
Cơ quan CSĐT Công an Bạc Liêu bước đầu đã làm rõ việc ông
Nguyễn Chí Thanh (50 tuổi, ngụ P.7, TP.Bạc Liêu) những ngày gần đây đã tổ chức
thu mua cây bần ổi với giá cao để bán lại cho thương lái. Ông Thanh thừa nhận
với cơ quan chức năng, ông tổ chức thu mua cây bần ổi là nghe theo lời ông Phạm
Tuấn Kiệt (anh rể ông Thanh, ngụ tại quận 6, TP.HCM).
Ông Kiệt khai nhận được ông Phan Ngọc Long (tỉnh Bến Tre)
đặt mua cây bần ổi với số lượng lớn để chế biến thuốc điều trị bệnh và xuất
khẩu sang Trung Quốc. Ông Long tự “quảng cáo” với mọi người rằng ông ta đang
làm việc tại Công ty CP quốc tế Việt Am (P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM).
Khi được các thương lái đặt mua cây bần ổi với số lượng trên
100 tấn, giá thỏa thuận: lá, trái 50.000 đồng/kg; thân, cành 100.000 đồng/kg,
ông Thanh đề nghị bà Nga (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) làm đại lý thu mua, có bao
nhiêu thu mua bấy nhiêu. Việc thỏa thuận mua bán cây bần ổi giữa ông Thanh và
bà Nga không có hợp đồng mua bán, chỉ thỏa thuận miệng.
Trong vòng một tháng, bà Nga huy động thêm hàng chục người
xuống tận các xã thuộc các huyện như Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Đông Hải,
Giá Rai… thu mua cây, lá, trái bần ổi. Do thu mua với giá cao, nhiều hộ nông
dân “hám lợi” đã đua nhau săn tìm và triệt hạ cây bần ổi để bán kiếm lời.
Bà Nga cho biết đã thu mua được tổng cộng gần 45 tấn cây,
lá, nhánh bần ổi. Riêng bà Nga thu mua được 13 tấn, tổng số vốn bỏ ra khoảng
gần 500 triệu đồng. Sau đó, Bà Nga chuyển xe tải lên cho ông Thanh trước 13 tấn
bần ổi nhưng ông Thanh không nhận hàng và cho biết thương lái không ứng tiền và
đã bỏ trốn. Do ông Thanh không thực hiện theo thỏa thuận nên phía bà Nga cùng
một số người dân kéo đến nhà ông Thanh và làm đơn trình báo công an yêu cầu
phải thanh toán số tiền trên.
Khi sự việc xảy ra, ông Phạm Tuấn Kiệt đã đến Công ty Việt
Am tìm ông Long thì mới biết ông này không phải người của công ty Việt Am. Đến
đây, ông Kiệt và ông Thanh mới “té ngửa” biết mình bị lừa gạt…
Sáng 2-8, ông Trần Thanh Tâm, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình
(Bạc Liêu) cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn huyện và một số huyện
trong tỉnh xuất hiện tình trạng nhiều thương lái ở các nơi, trong đó có thương
lái từ Trung Quốc đến các xã thu mua cua, tôm, cây bần ổi…Đáng lưu ý, một số
thương lái này đã tìm mọi cách lừa gạt, mua cua, tôm thiếu của nhiều hộ dân
nhưng không trả tiền, làm nhiều hộ bị mất hàng chục triệu đồng.
Nguồn: TRỌNG DUY
Tài liệu
tham khảo
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét