Cây kiệu


CÂY KIỆU

Cây kiệu

Củ kiệu
-Tên gọi khác: Giới bạch, tiển toán , tiểu căn toán (là các vị thuốc).
-Tên tiếng Anh: Chinese onion, Chinese scallion, Oriental onion.
-Tên khoa học: Allium chinense G.Don.
-Tên đồng nghĩa:
Allium bakeri Regel
Allium bodinieri H.Lév. & Vaniot
Allium martini H.Lév. & Vaniot
Allium splendens Miq. nom. illeg.
Caloscordum exsertum Herb.
-Các loài tương cận:
Allium acuminatum - hành dại, hành hoa tím.
Allium ampeloprasum porrum - tỏi tây
Allium cepa - hành tây
Allium cepiforme hay Allium ascalonicum - hành thơm
Allium neapolitanum - tỏi trắng
Allium oschaninii - hẹ tây, kiệu vỏ xám
Allium ramosum - hẹ
Allium sativum - tỏi
Allium schoenoprasum - hành tăm
Allium tuberosum - hẹ bông
Allium ursinum - tỏi gấu, tỏi hoang

Phân loại khoa học


Bộ (ordo):
Măng tây (Asparagales)
Họ (familia):
Hành (Alliaceae)
Chi (genus):
Hành (Allium)
Loài (species):
A. chinense

Phân bố

Chi Hành (Allium) là một chi lớn thực vật trong Họ hành tỏi (Alliaceae). Chi này có khoảng 1.250 loài, thông thường được phân loại trong Họ Hành (Alliaceae) của chính chúng. Một số nhà thực vật học khác cũng đã từng phân loại chi này trong Họ Loa kèn (Liliaceae).
Chi Hành bao gồm các loài thực vật sống một năm hoặc lâu năm có thân phình ra thành củ giống như củ hành. Chúng phát triển tốt trong vùng nhiệt đới và vùng ôn đới của Bắc bán cầu. Chiều cao thân cây của chúng dao động từ 5-150 cm. Các hoa tạo thành dạng hoa tán ở trên đỉnh của thân cây không có lá. Các chồi (thân cây có lá đã biến đổi hay các gốc lá dày dặc, trong cách gọi thông thường là củ) dao động về kích thước giữa các loài, từ rất nhỏ (đường kính khoảng 2-3 mm) đến rất lớn (8-10 cm).
Chi này chứa một số loài cây có giá trị như hành, hẹ tây, tỏi tây, tỏi  hành tăm. Mùi của "hành" là đặc trưng cho cả chi nhưng không phải mọi loài đều có mùi giống nhau.
Cây kiệu (Allium chinense) có nguồn gốc từ Trung Quốc và được giới thiệu trồng ở nhiều nước Châu Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Singapore, Bắc và Nam Triều Tiên, Cuba và Mỹ (ở California  Hawaii).
Ở Việt Nam cây kiệu được trồng ở các tỉnh Miền Trung và sau này được trồng nhiều ở Đồng bằng Sông Cữu Long.

Mô tả

Cây kiệu là loài cây họ hành tỏi, có thân thảo sống lâu năm.
-Thân: Cây thân thảo nhỏ, có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn.
-Lá: Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15-60cm, rộng 1,5-4mm.
Trong nách lá mang một cụm chồi phình to gọi là củ kiệu. Củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn, củ có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài.
-Hoa: Cụm hoa hình tán kép trên một cuống hoa dài 15-60cm, mang 6-30 tán hoa màu hồng hay màu tím.
 Ngoài tên gọi là củ kiệu còn có tên gọi khác tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông...
Cây kiệu được trồng khắp nơi, nhân dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm. Ngoài được dùng để làm thức ăn củ kiệu còn dùng làm thuốc phòng chữa nhiều bệnh, nhất là những người dân ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp.

Thành phần hóa học

Theo tài liệu phân tích ở nước ngoài, trong củ kiệu tươi (phần ăn được) chứa:
Protein 3,1%, chất béo 0,12%, carbohydrate 18,3%, chất xơ hòa tan 0,7%.
Giàu Vitamin B1, B2, B6, C và các khoáng chất Calcium, Phosphorus, Iron, Magnesium, Sodium, Potassium và Zinc.

Công dụng

a-Lá và củ kiệu non được dùng làm rau
+Lá và củ kiệu non được thu hái dùng làm rau ăn sống
Khi cây kiệu còn non, người ta thu hái bằng cách nhổ cả cây gồm lá và củ non, rửa sạch dùng làm rau ghém ăn sống như hẹ.
Lá kiệu có thể quấn, ướp thịt để làm món thịt nướng. Ngoài ra cũng thường thấy lá kiệu được ăn sống hoặc gia vào nồi lẩu như một loại rau thơm.
+Lá và củ kiệu non được dùng làm rau xào, nấu canh, nhúng lẫu
Lá và củ kiệu non được dùng để xào, nấu canh, nhúng lẫu giống như hành, hẹ. Lá và củ kiệu có mùi thơm được làm rau gia vị thay thế cho hành, hẹ.
b-Củ kiệu trưởng thành được dùng làm rau
Ngoài món muối chua còn có thể chế kiệu thành nhiều món ăn khác phối hợp với các loại thực vật hoặc động vật để nấu.
Khi củ kiệu vừa già, kích thước đạt tối đa, người ta nhổ cả bụi và tách lấy củ, lột sạch vỏ ngoài. Củ kiệu được dùng để ăn sống, luộc, xào, nấu canh, nhúng lẫu.
Củ kiệu thường được xào với hải sản như tôm, mực, nghêu, sò hay xào với lòng gà, vịt, lợn…

Món củ kiệu xào mực

Món củ kiệu xào thập cẩm

c-Củ kiệu trưởng thành được muối chua
Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản.
Củ kiệu thường được muối dưa chua tương tự như cách muối dưa hành, dùng ăn kèm với thịt mỡ hoặc tước nhỏ trộn với bắp cải, thịt gà.
Khi củ kiệu vừa già, được thu hái tách củ, lột sạch vỏ khô, dùng để muối dưa chua để ăn ghém cùng thịt, cá…Món dưa kiệu được người Việt Nam chế biến dùng trong các tiệc cổ, tết.
Món ăn phổ biến nhất là dưa kiệu với tôm khô, được xem là món khai vị sang trọng trong các dịp cổ, tết, tiệc tùng quan trọng.

Củ kiệu muối dưa chua

Món củ kiệu muối dưa chua

Củ kiệu muối chua

Món tôm khô củ kiệu
d-Các bộ phận của cây kiệu dùng làm thuốc
Cây kiệu là một loài cây rau gia vị vừa là cây thuốc quý.
Những món ăn có kiệu đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh, nhất là những người dân ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.
Theo Đông y, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm, vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng dùng chữa viêm mũi mạn tính, nôn khan, sưng đau cơ khớp, chữa bỏng, chữa đau bụng, tức ngực khó thở.
Trong kinh nghiệm dân gian của nước ngoài, người ta dùng món kiệu chua để hỗ trợ cai nghiện thuốc phiện. Người nghiện khi cai thì ăn kiệu chua vào sáng sớm ngủ dậy chưa ăn gì và trước khi đi ngủ. 
Để tốt hơn người ta phối hợp với ăn trái hồng khô loại tròn (không phải loại ép dẹp) nấu nước uống hằng ngày và luôn có hồng khô trong túi để mỗi khi nhớ thuốc thì lấy hồng khô ra nhai nhuyễn nuốt nước. Phương pháp này hoàn toàn không độc hại, lại là những món ăn quen thuộc sẵn có, rẻ tiền.

Các bài thuốc đông y từ cây kiệu

1-Chữa viêm mũi mạn tính: Củ kiệu 9g, tân di hoa 6g, mộc qua 9g, ba vị rửa sạch đem nấu nước uống trong ngày. Mỗi liệu trình uống trong 7 ngày. Nếu mùa đông, uống liên tục trong 10 ngày, nghỉ một tuần lại tiếp tục uống. (Theo Bác sĩ Minh Hằng).
2-Chữa tức ngực khó thở: 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát cháo gạo kê, thêm ít dầu vừng, dùng để ăn, ăn vào buổi sáng và tối. Ăn liên tục trong 7 ngày. (Theo Bác sĩ Minh Hằng).
3-Chữa chứng hay bị nôn khan: Củ kiệu 1 nắm, nước 500ml đem sắc còn 250ml, uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối, uống lúc thuốc còn ấm, nếu nguội cần hâm lại để uống, uống trước bữa ăn. Uống trong 3 ngày. (Theo Bác sĩ Minh Hằng).
4-Chữa sản phụ bị kiết lỵ: Củ kiệu tươi đem xào với bầu dục lợn, ăn trong 5 ngày. (Theo Bác sĩ Minh Hằng).
5-Chữa sưng đau cơ khớp: Củ kiệu 20g giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng đắp lên chỗ khớp sưng đau. Ngày đắp 2 lần. (Theo Bác sĩ Minh Hằng).
6-Bổ khí, điều hòa nội tạng tăng cường sức đề kháng khi thời tiết giá lạnh:
Hằng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm. (Theo Bác sĩ Minh Hằng).
7-Chữa bỏng nhẹ (không trợt da): Củ kiệu lột bỏ vỏ ngoài, giã nát, trộn mật đắp vào chỗ bị bỏng. Ngày đắp 3 lần, mỗi lần đắp cần vệ sinh sạch sẽ nơi bị bỏng. (Theo Bác sĩ Minh Hằng).
8-Chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng: Củ kiệu 32g, đương quy 8g, đem sắc với 300ml còn 100ml, uống thuốc còn ấm, ngày uống hai lần vào buổi sáng và tối, uống trong 2 ngày. (Theo Bác sĩ Minh Hằng).
Lưu ý: Người nhiều khí hư, người hay bị nóng trong không nên ăn nhiều củ kiệu bởi nếu lạm dụng gây hư tổn khí huyết, nóng gan. (Theo Bác sĩ Minh Hằng).
9-Thông dương, tán huyết, tức thở, khí trễ đờm tắc có khi đau ra sau lưng - qua ủy dưa, kiệu bạch tửu (Kim quỹ yếu lược): kiệu 10g, qua ủy 15g, rượu 500ml, 2 thứ làm sạch, qua ủy hấp mềm thái lát, kiệu luộc chín. Cho 2 thứ vào túi lụa ngâm vào rượu. Sau 1 tuần uống được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml có hòa thêm nước đun sôi để nguội. (Theo BS. Phó Thuần Hương-Sức khỏe và đời sống).
10-Chữa xích bạch lỵ: Củ kiệu một nắm nấu cháo ăn. (Theo BS. Phó Thuần Hương-Sức khỏe và đời sống).
11- Chữa sang lở, chứng gặp nước thì sưng đỏ ngứa tay chân: Kiệu giã nát, xào nóng đắp vào chỗ ngứa. (Theo BS. Phó Thuần Hương-Sức khỏe và đời sống).
12-Bỗng nhiên ngã hôn mê, hoặc ngủ trúng gió bất tỉnh: Kiệu giã vắt nước cốt, nhỏ vào mũi (cần kết hợp các biện pháp khác cho kịp thời). (Theo BS. Phó Thuần Hương-Sức khỏe và đời sống).
13- Hỗ trợ điều trị ung thư (K):
K phổi: Kiệu 60g, nước chanh 60ml. Sắc nước uống ngày một thang. (Theo BS. Phó Thuần Hương-Sức khỏe và đời sống).
K phổi, K dạ dày: Kiệu 60g, bán hạ 10g, chỉ thực 10g, sinh khương 10g, qua lâu 10g. Sắc uống ngày một thang.
K tuyến vú: Kiệu 15g, qua lâu 1g, hương nhu 10g, mộc dược 10g, cam thảo 10g, sắc hoặc tán bột uống với ít rượu ngày một thang.
Kiêng kỵ!: Người khí hư không dùng kiệu; người khỏe mạnh cũng không nên lạm dụng ăn nhiều một lúc gây hư tổn khí huyết, nóng gan, đau mắt. (Theo BS. Phó Thuần Hương-Sức khỏe và đời sống).

Cây kiệu trong giai thoại ở Việt Nam

Kiệu là loại cây gia vị được sử dụng rất sớm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, kiệu có tên gọi tiếng Việt từ lâu đời và có thể truy nguyên về tận thời Hùng Vương. Tục truyền, khi vua Hùng đi săn đã dừng chân ở núi Lạn (dãy núi phía Nam núi Nghĩa Lĩnh, nay thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ). Vua truyền nướng thịt thú rừng săn được để làm đồ ăn, các Mỵ Nương đi tìm rau và một nàng kiếm được loại cỏ thơm, liền cho vào ống nứa với thịt chim, đem nướng khiến thức ăn dậy hương thơm đặc biệt. Do nàng Mỵ Nương có tên Kiệu đã tìm ra nên củ của loại cỏ này được gọi là củ kiệu, và tên gọi "kiệu" trở thành tên gọi cho loại gia vị này từ bấy giờ.
Tài liệu cần đọc thêm

Mùa thu hoạch kiệu ở Phan Rang
                                                                                            Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét