Rau ráng


RAU RÁNG

Rau ráng
-Tên gọi khác: Ráng, Ráng thường, Ráng đại.
-Tên tiếng Anh:Golden Leather Fern, Swamp Fern, Mangrove Ferrn.
-Tên khoa học: Acrostichum aureum Linn.
-Tên đồng nghĩa: Chrysodium Fée

Phân loại khoa học


Bộ (ordo):
Ráng dực xỉ (Pteridales).
Họ (familia):
Ráng sẹo gà (Pteridaceae).
Chi (genus):
Ráng đại (Acrostichum).
Loài (species):
Acrostichum aureum

Phân bố

Cây rau ráng (Acrostichum aureum) phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Trong lục địa Hoa Kỳ, nó được giới hạn đến các khu vực đất ngập nước ở phía nam và tây nam Florida.
Ở Nam Bộ loài này mọc hoang theo bờ sông rạch có nguồn nước lợ và nước mân.

Mô tả

Cây rau ráng là loài dương xỉ lớn thường mọc trong các khu rừng ngập mặn và vùng đất ngập nước khác. Cây cao khoảng 1,2-1,8 m.
-Thân: Thân ngầm ngắn, to, thẳng đứng, nhiều ngó, mọc sâu trong đất.
-Rể rau ráng thuộc loại rể chùm ăn sâu dưới đất, bộ rể vững chắc nên thảm rau ráng có khả năng chống sóng tốt.
-Lá: Lá kép lông chim 1 lần, mọc từ thân ngầm, mỗi lá có 24-30 lá chét mọc trên gân chính.lá kép dài 20-40 cm, rộng 5-10 cm, dày không lông, mép nguyên, gân phụ hình nang, dưới cuống chính mang nhiều gai giả do các cuống phụ biến thành.
Lá rau ráng có hai loại, lá dinh dưỡng hay lá thường có màu xanh và bóng ở mặt trên, phía dưới màu nhạt; lá sinh sản mặt trên có màu xanh nhưng mặt dưới nhám và sần sùi do mang các ổ bào tử (37 - 72 micron đường kính) màu đỏ gỉ.
-Hoa: Rau ráng là thực vật không có hoa, sinh sản hữu tính bằng bào tử ở mặt dưới lá sinh sản. Bào tử của rau ráng nảy mầm trong mạnh hơn trong môi trường nước ngọt mặn (Lloyd và Buckley 1986).

Công dụng

a- Rau ráng dùng làm rau
1-Dùng làm rau luộc: Chồi non, bẹ non và lá non của cây rau ráng được dùng làm rau luộc riêng hoặc chung với các loại rau khác.
2-Dùng làm rau xào: Chồi non, bẹ non và lá non của cây rau ráng được dùng làm rau xào với thịt, tôm, cua..
b-Cọng lá rau ráng khô dùng làm chổi
Ở Việt nam và một số nước Đông Nam Á dùng cọng rau ráng khô để bó chổi rất bền.
c- Rau ráng dùng như bài thuốc
Các nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết trong cây rau ráng có chất methanol, chất này có độc tính thấp trong thí nghiệm với nguyên bào sợi của chuột. Methanol có tác dụng chống các tế bào ung thư. Trong y học dân gian Ấn độ, thân, rể rau ráng được giả nhỏ thành bột nhão để đắp lên vết thương. Lá được sử dụng để cầm máu.
Ngoài ra còn rất nhiều bài thuốc cổ truyền từ các loài dương xỉ khác ở Châu Á.

Các bài thuốc từ cây rau ráng

1-Chửa vết thương và bóng nước: Dùng thân,rể cây rau ráng, rửa sạch, giả nhuyển đắp vào vế thương ( theo y học cổ truyền Trung Quốc).
2-Sát trùng, cầm máu, trừ giun sán: Dùng thân lá sắc uống sát trùng, cầm máu và trừ giun sán (theo Viện Dược liệu Việt Nam).
3-Chửa loét và nấm da: Dùng lá rau ráng đâm nhuyển đắp vào vết bệnh (theo y học cổ truyền Malaysia).
Tài liệu tham khảo
2-http://www.biodiversityofindia.org/…Special:Browse/Acrostichum_aureum
                                                                                            Kỹ sư Hồ Đình Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét