Măng tre


MĂNG TRE

Măng tre
Sản phẩm từ măng tre
Tên tiếng Anh: Bamboo, Bamboo plant , Bamboo tree.
Tên khoa học: Bambusa spp.

Phân loại khoa học

Bộ (ordo):
Hòa thảo (Poales).
Họ (familia):
Hòa hảo (Poaceae).
Phân họ (subfamilia):
Tre (Bambusoideae).
Liên tông (supertribus):
Siêu tông tre (Bambusodae).
Tông (tribus):
Tre (Bambuseae) gồm 9 phân tông, 1.000 loài.
Phân tông (subtribus):
Tre thực sự (Bambusinae). Gồm 10 chi,130 loài.
Chi (genus):
Tre lớn hay Chi Hóp (Bambusa) có khoảng 32 loài.
Loài (species):
Tre măng lớn: Bambusa spp. (Khoảng 25 loài).

-Phân họ tre (Bambusoideae) có khoảng 1.500 loài từ thân thảo đến tre buội lớn.
-Tông tre (Bambuseae) phân chia thành 9 phân tông và chứa khoảng 91 chi, bao gồm khoảng 1.000 loài.
-Phân tông tre lớn (Bambusinae), là những loài cây dạng tre thân gổ thực sự, bao gồm 10 chi với khoảng 130 loài.
-Chi Tre lớn hay Chi Hóp (Bambusa) có khoảng 32 loài.
Các loài tre thân gổ lớn và có măng dùng làm thực phẩm được khoảng 26 loài được liệt kê sau đây:
Các loài tre thân gổ lớn phổ biến ở Châu Á và Việt Nam
1- Tre gai rừng -Bambusa arundinacea Retz.
2- Lồ ô -Bambusa balcooa.
3- Tre gai lớn.-Bambusa bambos.
4- Tre Beechey-Bambusa beecheyana.
5- Tre là ngà, tre gai-Bambusa blumeana Schult.
6- Tre Miến Điện-Bambusa burmanica.
7- Dùng -Bambusa chungii.
8- Tre trấu dài-Bambusa longispiculata.
9- Hóp, trẫy-Bambusa multiplex.
10- Tre vầu-Bambusa nutans Wall. Ap. Munro.
11- Tre gai Trung Quốc-Bambusa sinospinosa.
12- Tre xiêm, tre nước -Bambusa tulda.
13- Hóp nhỏ, trúc-Bambusa tuldoides.
14- Tầm vông -Bambusa variabilis.
15- Trúc đùi gà -Bambusa ventricosa.
16- Tre mỡ.-Bambusa vulgaris Schrad ap. Wendl.
17- Tre trổ.Bambusa vulgaris Schrad ap. Wendl. Var. auro-variegata Hort.
18-Tre tàu- Gigantochloa verticillata Munro.
19-Tre Mạnh tông - Dendrocalamus latiflorus Munro.
20-Tre điền trúc- Dendrocalamus ohhlami.
21-Dang- Dendrocalamus drocalamus sp.
22-Tầm vong- Dendrocalamus cstrictus (Roxb.)Nees.
23-Trúc cần câu, trúc đen- Phyllostachys nigra (Lodd.) Munro var. Henonis.
24- Mai- Cinocalamus giganteus (Munro) A. Camus.
25-Nứa- Taeniosctachyum dulla Gamble.
26-Le- Oxytennanthera spp.

Phân bố

Hiện nay tre phân bố trên khắp thế giới, trừ Châu Âu và Châu Nam cực.
Tổng hợp các phân tông, chi, loài được liệt kê như sau:

Khu vực địa lý 
Phân tông 
Chi 
Loài 
Nhiễm sắc thể số 
Châu Á 
6 
44 
600  46, 48, 64, 72 
Châu Phi 
2 
3 
5 (đặc hữu)  72 
Madagascar 
2 
6 
20 (đặc hữu) 
Úc 
2 
2 
3 
Thái Bình Dương
2 
2 
4 
Mỹ 
4 
21 
 400  40, 46, 48 
Tổng số 
9 
68 
1000 

Mô tả

Cây tre có nhiều loài, trong bài viết này đề cập đến những loài tre có kích thước lớn, có thể thu hoạch măng tre để làm thực phẩm.
+Thân: là những đặc điểm rõ ràng nhất để phân biệt giữa các loài tre. Thân có thể khác nhau về kích thước, màu sắc, hình dạng, và thậm chí cả mùi.Thân gồm có thân ngầm và thân mọc trên không.
-Thân ngầm: Phát triển ra chồi gốc (măng tre) và rể tre. Thân ngầm phân nhánh tạo thành khối bám vững chắc trong đất với nhiều nhánh (do sự phát triển của thân trên không), thân già hóa gổ và tồn tại rất nhiều năm. Sự phát triển của thân ngầm quyết định dạng của buội tre. Do cách mọc của thân ngầm chia dạng buội tre thành hai loại:
Thân ngầm dạng khối: tạo ra buội tre có gốc tập trung. Dạng này phát tán chậm.
Thân ngầm dạng bò lan tỏa: tạo ra buội tre có gốc rời rạc. Dạng này phát tán nhanh.
Thân ngầm mọc chồi non (măng tre) để hình thành cây tre mới và mọc rể ăn sây dưới đất để buội tre bám trụ và hút chất dinh dưỡng từ đất.
-Thân trên không =cây tre: Thân trên không gồm lóng và đốt, mỗi thân có vài chục lóng. Số lượng và chiều dài của lóng quyết định chiều cao của mỗi loài tre. Lóng có hình trụ tròn, rổng ruột, thành lóng hóa gổ rắn chắc. Trên mỗi đốt có mang một lá bẹ có vai trò bảo vệ. Trên đốt có đai rể khí sinh, có từ 1-5 nhánh, trong đó có 1 nhánh phát triển vượt trội. Với các loài tre gai ở mỗi đốt còn mọc từ 1 đến nhiều gai sắc, nhọn.
Măng tre chính là chồi gốc hay thân non của buội tre, là sản phẩn duy nhất con người có thể ăn.
+Rể: Tre có rể chùm mọc từ thân ngầm, bộ rể dày đặc với nhiều cấp, phát triển mạnh cả bề rộng lẩn bề sâu. Nhiều người còn gọi thân ngầm là rể củ của tre.
+Cành: Cành cấp 1 của tre mọc từ thân chính, từ cành mẹ tiếp tục nhảy chồi ra cành cấp 2, rồi cấp 3...Cách phát triển và cấu tạo của cành giống như ở thân chính.
+Lá: Lá tre thon, dài, mọc cách luân phiên theo hướng đối diện. Mặc dù phần lớn lá của tre có màu xanh, nhưng với tre dại, tre cảnh lá cũng có thể là màu nâu, đen, vàng, hoặc sọc.
+Hoa: Tre là loài cây một lá mầm có hoa. Hoa tre chỉ mọc một lần ở cuối ngọn của thân tre khi cây đã già sắp chết. Một buội tre thân gổ lớn có tuổi thọ khoảng 100 đến 150 năm mới nở hoa.
Hoa tre khó thụ phấn và sinh sản chủ yếu bằng cách nhảy chồi ờ gốc (mọc măng).

Thành phần hóa học

Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia dinh dưỡng Hoa Kỳ - USDA (2006) thì thành phần dhóa học trong măng tươi của loài tre mỡ (Bambusa vulgaris ) như sau:
-Độ ẩm: 90,60 ± 0,82 %.
-Chất xơ: 4,24 ± 0,01 %.
-Tro 1,01 ± 0,21 %
-Carbohydrates : 6,51 ± 0,05 %.
-Tinh bột : 0,27 ± 0,05 %.
-Chất béo: 0,50 ± 0,01%.
-Protein : 3,64 ± 0,03 %.
-Amino axit : 3,57 ± 0,04 %.
-Vitamin C : 4,80 ± 0,11 mg %.
-Vitamin E: 0,52 ± 0,10 mg %.
Theo USDA đánh giá về giá trị dinh dưỡng của măng tre như sau:
1-Măng tre giàu chất dinh dưỡng: Măng tre có các chất dinh dưỡng chính là protein, carbohydrates, axit amin, khoáng chất, đường, chất béo, chất xơ, và các muối vô cơ.
Chất đạm chứa từ 1,49 - 4,04 g (trung bình 2,65 g) mỗi 100 g măng tre tươi. Chất đạm  trong măng tươi chứa 17 axit amin, trong đó có 8 axit amin là rất cần thiết cho cơ thể con người ( Qiu 1992 , Ferreira và ctv-1995 ). Tyrosine chiếm 57% đến 67% tổng lượng axit amin ( Kozukue và ctv-1999 ). 
Măng tươi có các a xit amin và vitamin quí như thiamin, niacin, vitamin A, vitamin B6, và vitamin E ( Visuphaka 1985 ; Xia 1989 ; Shi và Yang -1992 ).
2-Măng tre có vai trò của một thực phẩn chức năng:Măng tre chứa phytosterol và một số lượng lớn chất xơ có thể hội đủ điều kiện như "loại thuốc tự nhiên" có hoạt động làm giảm cholesterol (Brufau và những người khác 2008).
3-Măng tre có ít calo: Măng tre có chất xơ cao, nguồn chất xơ ăn được (6-8 g/100 g trọng lượng tươi), giúp làm giảm cholesterol máu. Măng tre giúp làm giàu chất xơ trong các món ăn giàu đạm và lipid.
4- Măng tre có ít chất béo: Chất béo rất thấp trong măng tre (2.46 g/100 g), do đó, rất tốt cho những người ăn kiêng.
5- Măng tre giàu chất khoáng vi lượng: Trong măng tre có các chất khoáng gồm: kali (K), canxi (Ca), mangan (Mn), kẽm (Zn), crôm (Cr), đồng (Cu), sắt (Fe), cộng với số lượng thấp hơn của phốt pho (P), và selen (Se) ( Shi và Yang -1992 ; Nirmala và ctv- 2007 ). 
6- Măng tre có thể dùng làm món khai vị: với thành phần xenlulo cao, giòn và hương vị ngọt, măng tre có chức năng như một món khai vị, kích thích sự thèm ăn.
Ghi chú! Trong măng tươi có chất độc cần phải đề phòng:
-Trong măng tre tươi có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric (HCN). Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày có chất chua, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Trong măng tươi càng có vị đắng cao càng nhiều chất độc.
-Theo các chuyên gia, ăn măng không được chế biến kỹ có thể bị ù tai, nôn ói, nặng hơn là đau đầu, thở gấp, tăng nhịp tim, thậm chí dẫn đến tử vong.
Trong măng tre có thể chứa hơn 1.000 mg chất này trên mỗi kg. Trên mỗi cây măng, ở phần đỉnh ngọn, hàm lượng chất độc cao nhất, thấp nhất là phần gốc. Măng càng đắng thì càng chứa nhiều cyanide và càng có khả năng gây ngộ độc cao.
Một người lớn ăn phải 20mg acid xyanhydric có thể bị ngộ độc. Trẻ em, người già yếu nhạy cảm hơn. Nhưng cũng không nên vì thế mà sợ ăn măng.
-Chất hydrogen cyanide có khả năng phân hủy nhanh trong nước sôi, vì thế, luộc măng trong nước sôi 98 độ trong 20 phút, có thể giảm gần 70% cyanide, nếu nhiệt độ cao hơn, thời gian lâu hơn sẽ giảm đến 96%. Cho nên từ xưa nhân dân ta dã có kinh nghiệm ngâm, rửa và luộc măng tươi bỏ nước trước khi xào, nấu.
Chất độc mất đi khi măng tươi được nấu và hầm lâu, khi đó ăn vừa ngon vừa không còn chất độc.
-Trong măng chua, măng khô đã giảm chất độc, nhưng khi chế biến thức ăn cần chú ý các thao tác giải độc như ngâm, rửa, nấu lâu...

Công dụng

Các bộ phận của cây tre có rất nhiều công dụng như sau:
a-Buội tre
1-Làm rào chắn, bảo vệ: Bờ tre vườn, lũy tre làng có ý nghĩa phân ranh và bảo vệ.
2-Chống sạt lở, xói nòn, chống gió bão: Bờ tre hay lũy tre có tác dụng chống sạt lở, xói nòn đất, chống gió bão.
3-Là biểu tượng văn hóa: Tre, trúc là biểu tượng văn hóa của nhiều nước Á Đông. Được ca ngợi trong thơ văn, hội họa, điêu khắc.
4-Là nguồn thu nhập: Cây tre là nguồn thu nhập của rất nhiều người trên toàn thế giới. Từ người nông dân , thợ thủ công, nghệ nhân cho đến các công ty kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, cây cảnh...
b-Thân tre
1-Trong xây dựng: cây tre dùng để làm nhà, lợp mái, làm sàn, rào…
2-Trong công nghiệp: cây tre dùng để sản xuất ra giấy, ván ép, chất đốt diesel sinh học có thể lấy từ cây tre...
3-Trong vật dụng gia đình: Thân tre có thể dùng để tạo ra thúng, rổ, sàn, xịa, nong, nia, cót, thuyền nan, đăng, đó, nò, lờ, đủa…
4-Trong thủ công mỹ nghệ: cây tre dùng để làm ra các sản phẩm trang trí nhà cửa rất đẹp và tiện dụng như: khung tranh ảnh, bát, đĩa, khay, bàn, ghế, giường, tủ...
5-Trong âm nhạc: cây tre dùng để làm ra các nhạc cụ âm nhạc như: đàn tơ-rưng, sáo, đàn gió...
c- Măng tre dùng làm thực phẩm
Chồi non của cây tre có thể ăn được gọi là măng.
Theo tổ chức Tre bảo vệ môi trường thế giới Enviromental Bamboo Foundation (EBF), măng tre cung cấp dinh dưỡng cho hàng triệu người trên thế giới bởi đặc tính chống oxy hóa của nó.
-Ở Nhật Bản: theo ghi nhận của Bảo tàng Tre nước này, cây măng rất có giá trị bởi đây là món ăn quan trọng có tính thời vụ của các đầu bếp nổi tiếng.
Có rất nhiều cách chế biến các món ăn từ măng tre ở Nhật. Măng của giống tre Mosochiku là món thông dụng do nó lớn, đầy đặn, mềm và thơm hơn các loài măng khác.
Những món thông dụng như: măng hầm (Nimono), măng nấu đậu tương (Dengaku), măng nấu súp với ngọn sancho (Kimone-ae), măng nướng (Yakimono), măng tươi ăn sống (Shashimi), súp măng (Wanmono) và măng hầm gạo (Takenoko-gohan).
Ngoài các món ăn thông dụng, các viên thuốc từ vỏ tre tán bột rồi làm như bánh in có thể uống với trà mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giúp duy trì tuổi thanh xuân hoặc chống lão hóa.
-Ở Đài Loan: người ta tiêu thụ khoảng 80 ngàn tấn măng tre chế biến với doanh thu 50 triệu USD mỗi năm.
-Ở Việt Nam: Các món ăn từ măng tre gồm có:
1-Măng tươi dùng như rau sống: Măng ít vị đắng xắt mỏng và ngâm nước có thể dùng để ăn sống, bóp gỏi: như măng tre Lục trúc.
2-Măng tươi dùng để luộc, xào: Măng tươi được xắt mỏng, ngâm nước, dùng để luộc, xào với thịt, hải sản…
3- Măng tươi dùng để nấu canh, hầm: Măng tươi được xắt mỏng dùng để nấu canh măng hay hầm với xương, thịt cứng để tạo ra các món canh, súp măng.
4- Măng tươi dùng để muối chua: Măng tre tươi muối chua được dùng trong nhiều món xào, nấu, kho…có vị rất ngon.
5-Măng tươi muối, phơi khô: Làm nguyên liệu thức ăn để bảo quản lâu dài.
d-Các bộ phận cây tre dùng trong y học
-Ở các nước Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ con người gắn bó với cây tre từ hàng ngàn năm, những kinh nghiệm dân gian dùng các bộ phận cây tre làm thuốc rất phong phú.
1-Măng tre: Là món cung cấp nhiều chất carbohydrate, dầu thực vật, chất đạm và vitamin B, hỗ trợ cho việc tuần hoàn máu...
2-Lá tre: Được dùng để chữa một số bệnh như bệnh ngứa, bệnh chảy máu, bệnh hen suyễn, bệnh mất ngủ...
3-Rể tre: Rễ của giống tre đen dùng trị bệnh về đau cật, rễ và lá tre chữa bệnh về đường sinh dục và ung thư.
4-Nhựa tre: Có công dụng giảm sốt.
5- Tro tre: Đốt từ thân và lá cây tre chữa các vết sưng tấy.
-Ở Trung Quốc, rễ tre của giống tre đen dùng trị bệnh về đau cật, rễ và lá tre chữa bệnh về đường sinh dục và ung thư.
-Một đại diện chính quyền cấp xã ở Indonesia trong tường thuật với tổ chức "Tre thế giới- WBO" nói rằng nước tiết ra từ cành tre - mà thiền sư Tuệ Tĩnh gọi là trúc lịch - chữa trị gãy xương rất tốt và họ cũng có một giống tre dùng để kích thích sự sinh sản của loài voi.
-Theo y học cổ truyền Việt Nam, măng tre (chỉ dùng tre gai và tre mỡ) vị ngọt, hơi đắng, tính mát bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chỉ khát, tiêu đờm, nhuận táo, chống co thắt. Măng tre có thể chữa được một số bệnh như sốt cao, ho, mụn nhọt, đầu đinh....
-Theo tây y: Có loại thuốc Tabasheer chế từ tinh tre chữa các bệnh hen suyễn, ho và làm cả thuốc kích dục.

Các bài thuốc từ cây tre

1-Chữa mụn nhọt: Lấy măng tre mới nhú 20 g, bồ công anh 10 g, gừng 5 g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống làm một lần trong ngày (theo DS. Hữu Bảo).
2-Chữa sốt cao: Lấy 30 g măng tre mọc được 10-20 cm đã lột bỏ lớp mo nang, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, ép cùng với gừng tươi 10 g, lấy nước uống làm một lần. Ngày uống hai lần (theo DS. Hữu Bảo).
3-Chữa ho: Măng tre 20 g, chua me đất hoa vàng 20 g, rễ dâu 10 g (chỉ lấy phần vỏ trắng ở trong, tẩm mật, sao vàng), gừng 8 g. Tất cả giã nát, thêm ít đường hoặc mật ong, hấp cơm 10-15 phút. Lấy ra, để nguội, uống (theo DS. Hữu Bảo).
4-Chữa hen suyễn, thấp khớp: Măng tre 40 g giã nát, ép lấy nước. Ốc sên (loài ốc to, có vỏ dày bóng, màu vàng nâu đen, miệng không có vảy, thường phá hoại cây cỏ, rau màu), lấy 2 con, đập bỏ vỏ, ruột, dạ dày và thực quản, chỉ lấy phần thịt xát với muối và phèn chua, rửa sạch cho hết nhớt, nướng vàng, thái nhỏ, rồi nấu lấy nước đặc. Trộn hai nước, uống làm 1-2 lần trong ngày. Dùng trong thời gian dài (theo DS. Hữu Bảo).
5-Trị cái ghẻ (sâu quảng):Măng tre (100g) phối hợp với quả hồi (50g), lá chanh (50g), lá thuốc lào (50g), rửa sạch, giã nát, đắp chổ bị ghẻ (theo DS. Hữu Bảo).
Chú ý!
Người tỳ vị hư hàn hoặc đang dưỡng bệnh không nên dùng măng tre vì khó tiêu; người bị bệnh sốt rét ăn măng tre dễ bị tái phát.
                                                                                            Kỹ sư Hồ Đình Hải

Xem video: Cây tre Việt  Nam



Xem video: Lợi và hại của măng tre




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét