Cây nghệ


CÂY NGHỆ

Cây nghệ

Củ nghệ

Bột nghệ
-Tên gọi khác: Nghệ vàng, Nghệ trồng, Nghệ nhà, Uất kim hương, Khương hoàng.
-Tên tiếng Anh: Turmeric, Common turmeric, Long turmeric, Indian saffronSaffron spice.
-Tên tiếng Pháp: Safran des Indes.
-Tên khoa học: Curcuma longa Linnaeus.
-Tên đồng nghĩa: Curcuma domestica Valeton.

Phân loại khoa học

(Theo  hệ thống APG III năm 2009) 

Giới (regnum):
Thực vật (Plantae)
Ngành (phylum):
Thực vật có hoa (Angiospermae)
Lớp (class):
Một lá mâm (Monocots).
Phân lớp (subclass):
Thài lài (Commelinids).
Bộ (ordo):
Gừng (Zingiberales)
Họ (familia):
Gừng (Zingiberaceae)
Phân họ (subfamilia):
Gừng (Zingiberoideae)
Tông (tribus):
Gừng (Zingibereae)
Chi (genus):
Nghệ (Curcuma L.)
Loài (species):
Nghệ (Curcuma longa)

Chi Nghệ (Curcuma) là một Chi lớn trong Họ Gừng (Zingiberaceae). Chi này được Linnaeus mô tả và đặt tên vào năm 1753, cho đến nay đã phát hiện khoảng 130 loài. Trong đó có khoảng 80 loài được xác định gồm các loài nghệ và kể cả loài hoa Tulip Thái Lan (Siam Tulip).
Ở Việt Nam có khoảng 18 loài nghệ khác nhau. Đó là:
1-Curcuma aeruginosa: Nghệ xanh.
3-Curcuma angustifolia Roxb.: Nghệ lá hẹp.
4-Curcuma aromatica: Nghệ rừng hay nghệ trắng.
5-Curcuma elata Roxb.: Mì tinh rừng.
6-Curcuma gracillima: nghệ mảnh.
7-Curcuma harmandii.
8-Curcuma kwangsiensis: Nghệ Quảng Tây
9-Curcuma longa Linn. hay C.domestica Valeton: Nghệ, uất kim, khương hoàng.
10-Curcuma parviflora
11-Curcuma petiolata hay C.cordata-nghệ sen.
12-Curcuma pierreana Gagnepain: Bình tinh chét.
14-Curcuma rubescens
15-Curcuma thorelii
16-Curcuma wenyujin
17-Curcuma xanthorrhiza Có ở các tỉnh miền đông Nam Bộ, có rễ con màu vàng
18-Curcuma zedoaria - Nga truật, còn gọi là nghệ đen, ngải tím.
Theo tên gọi dân gian thì ở Việt Nam có hai loài Nghệ trồng là nghệ nếp và nghệ tẻ. Có nhiều ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc Nông...và được trồng phổ biến trong cả nước.
Thực ra trong các giống Nghệ trồng tùy địa phương thuộc nhiều loài khác nhau. Trong đó có loài Nghệ trồng phổ biến là nghệ vàng, trong vị thuốc còn gọi là Uất kim, Khương hoàng. Có tên khoa học là Curcuma longa Linn. hay C.domestica Valeton.
Một số tài liệu cho đây là hai loài nghệ khác nhau.

Phân bố

Chi Nghệ có nguồn gốc vùng nhiệt đới Châu Á gió mùa, thích nghi ở nhiệt độ 20-30oC, là loài cây hàng niên và rể củ có thể tái sinh chồi mới trong nhiều năm.
Ở Việt Nam có khoảng 18 loài nghệ khác nhau.
Nhiều loài nghệ trong số này đã dược nghiên cứu ở Việt Nam. Một số loài tuy có tên trong sách phân loại nhưng hiện nay không tìm thấy, ngược lại một số loài nghệ khác được tìm thấy nhưng chưa được định danh.
Sau đây là danh sách các loài nghệ quan trọng ở Việt Nam đã được xác định và vùng phân bố của chúng:
1-Curcuma aeruginosa: Nghệ xanh (một số nơi ở miền Bắc hay gọi nhầm là nghệ đen). Có thân rễ có màu xanh đen đồng. Giữa gân lá có sọc đỏ. Nhiều hình ảnh trên mạng cũng như nhiều người lầm tưởng loài nghệ này với một loài nghệ khác có thân rễ màu xanh tím.Curcuma aeruginosa được sử dụng để trị đau bụng đi ngoài rất tốt.
3-Curcuma angustifolia Roxb.: Nghệ lá hẹp, tại Việt Nam có ở Đắc Lắc.
Tại Ấn Độ, củ rễ của loài nghệ này được dùng như một nguồn tinh bột.
4-Curcuma aromatica: Nghệ rừng hay nghệ trắng, có ở Quảng Bình, được dùng để trị ho.
5-Curcuma elata Roxb.: Mì tinh rừng, có ở các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.
6-Curcuma gracillima: nghệ mảnh.
7-Curcuma kwangsiensis: Nghệ Quảng Tây, được trồng phổ biến ở Miền bắc.
8-Curcuma longa Linn. hay C.domestica Valeton: Nghệ vàng, uất kim, khương hoàng. Một số tài liệu cho đây là hai loài nghệ khác nhau. Ở Việt nam có nhiều ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc nông...
 9-Curcuma petiolata hay C.cordata-nghệ sen.
10.Curcuma pierreana Gagnepain: Bình tinh chét có ở Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam (Việt Nam). Curcuma pierreana có thân rễ rất nhỏ, cụm hoa màu cam, cách môi vàng mọc giữa thân có lá. Tinh dầu thân rễ loài nghệ này có chứa borneol. Tại miền Trung, trước đây loài nghệ này được dùng như một nguồn tinh bột với tên bột bình tinh (khác với bột một loài củ khác còn được gọi là hoàng tinh).
10-Curcuma xanthorrhiza Có ở các tỉnh miền đông Nam Bộ, có rễ con màu vàng.
11-Curcuma zedoaria - Nga truật, còn gọi là nghệ đen, ngải tím.
Trước đây, người ta dựa vào đặc điểm hình thái thực vật để phân biệt các loài nghệ. Ngày nay, ngoài đặc điểm thực vật, có thể dựa vào thành phần hóa học để giúp phân biệt các loài nghệ. Theo tài liệu của Phạm Hoàng Hộ thì tại Việt Nam còn có một loài nghệ được gọi là Curcuma rubens Roxb. Loài nghệ này có nạc củ màu ngà, lá có sọc tía, thân lá có màu tía. Cụm hoa có các chót lá hoa màu tím. Tại Tây Nguyên có một loài nghệ được mô tả như loài nghệ trên. Tuy nhiên màu nạc củ của loài nghệ này thay đổi có thể có màu tím như khoai tía hoặc có màu ngà, tùy theo sự phát triển.
Loài Nghệ trồng (Curcuma longa Linn.) được trồng nhiều ở Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc và Trung Đông đã được sử dụng từ lâu, đặc biệt tại Ấn Độ với món cơm cari.
Loài Nghệ nhà được trồng phổ biến trên cả nước Việt nam đó chính là loài Curcuma longa Linn. hay C.domestica Valeton: có các tên gọi khác là Nghệ vàng, uất kim, khương hoàng.

Mô tả

Cây nghệ thuộc loại cây thân thảo, tán lá cao khoảng 70 -100 cm. 
-Thân: Thân rễ (thường gọi củ Nghệ) hình trụ hay hình bầu dục, phân nhánh, đường kính 1,5-2 cm; có màu vàng tươi, có nhiều đốt, tại các đốt có những vảy khô do lá biến đổi thành.
-Lá: Lá đơn, mọc từ thân rễ. Phiến lá hình bầu dục, kích thước 22- 40 x 12 -15 cm, đầu nhọn, bìa phiến nguyên, hơi uốn lượn; màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, các gân phụ hơi lồi ở mặt trên. Bẹ lá hình lòng máng, dài 18- 28 cm, ôm sát vào nhau tạo thành một thân khí sinh giả có màu xanh, trên bẹ lá có các đường gân dọc song song. Lưỡi nhỏ là một màng mỏng màu trắng, cao 2-3 mm.
-Hoa: Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy.

Thành phần hóa học

-Theo Wikipedia, bách khoa toàn thư mở
Củ nghệ vàng chứa khoảng 5 % tinh dầu và đến 5 % curcumin, một dạng polyphenol. Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, với kí hiệu C.I. 75300, hay Natural Yellow 3. Tên hóa học của nó là(1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,6-heptadien-3,5-dion.
-Theo Viện nghiên cứu dược liệu-Đại Học Y- Dược TP HCM:
Trong cây Nhệ vàng (Curcuma longa ) có chứa: nước 13,1%; protein 6,3%; chất béo 5,1%; chất vô cơ 3,5%; sợi 2,6%; carbonhydrat 69,4% và caroten tính theo vitamin A (tinh dầu Nghệ chứa: d. phelandren 1%, d. sabinen 0,6%; cineol 1%; borneol l0,5%; zingi; beren 25%; sesquiterpen (tuemeron) 58%...
Các chất màu phenolic trong củ Nghệ chủ yếu là dẫn chất của diarylheptan, 3 chất chủ yếu là curcumin, bis (4-hydroxy-cinnamoyl)- methan và 4-hydroxycinamoyl feruloyl methan.

Công dụng

Các bộ phận của cây nghệ có các công dụng như sau:
a-Đọt và lá non của cây nghệ dùng làm rau:
- Đọt và lá non của cây nghệ dùng làm rau sống:
Do có mùi cay nhẹ và thơm nên đọt và lá non của cây nghệ đường dùng làm rau sống ăn trực tiếp. Trong rổ rau tập tàng của người Nam Bộ thường có lá nghệ. Lá nghệ sống thường được dùng để ăn kèm với các món nương, hon, xào lăn và mắm đồng.
- Đọt và lá non của cây nghệ dùng làm rau xào:
Lá Nghệ xắt nhuyển có tác dụng khử mùi tanh và tăng hương vị, kích hích ăn ngon, dược dùng để chế biến các món ăn ngon như Ếch, Nhái, Thố linh, Lòng heo, Hải sản, Thịt bò…
b- Củ nghệ dùng làm ra gia vị:
-Củ nghệ tươi được dàng xào, nấu với các món ăn để khử mùi tanh và đồng thời kích thích ngon miệng.
-Bộ củ nghệ được sấy khô, để dự trữ lâu, vừ làm chất tạo màu (vàng) thiên nhiên vừa có tình kích thích tiêu hóa. Cụ thể dùng để nấu với các món thịt xào lăn, hon, cà ri và trộn vào bột cho có màu vàng và vị thơm để làm bánh khọt, bánh xèo…
-Nhiều Công ty đã dùng bột nghệ để chế biến hổn hợp gia vị dùng trong nấu nướng như “Bột Cà Ri”, “Ngũ vị hưng”, bột “Cà ri nị”…dược tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khắp tế giới.
c-Các bộ phận cây Nghệ (nói chung) đực dùng là thuốc:
Sau đây là tính dược của các bộ phận từ cây nghệ:
+Theo Đông y:
Củ nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng hành khí phá ứ, thông kinh chỉ thống, giúp tiêu mủ, lên da non, tác dụng thông mật, làm tăng sự bài tiết mật của tế bào gan, phá cholesterol trong máu. Tinh dầu nghệ có tác dụng diệt nấm ngoài da và kháng khuẩn.
-Trong dược học, nghệ dùng để chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng khí trướng đau nhức, đau liên sườn dưới khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn cục trong bụng, bị đòn ngã tổn thương ứ huyết, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức.
-Theo Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Đại học Y-Dược TP HCM đã xác định:
Thân rễ Nghệ dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh ứ máu, vùng ngực bụng trướng, đau tức, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da.
-Ở Trung Quốc, Nghệ dùng làm thuốc kích thích, bổ, giảm đau, cầm máu và tăng cường chuyển hóa, trị loét dạ dày tá tràng…
-Ở các nước Đông Nam Á, Nghệ được xem là có tác dụng bổ dạ dày, gây trung tiện, bổ máu, chữa vàng da và bệnh gan khác. Tác dụng bảo vệ tế bào gan là do hợp chất curcumin có trong thân rễ Nghệ.
Nguồn: Trung tân Nghiên cứu dược liệu- Đại Học Y-Dược TP HCM.
+Theo Tây y:
Nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm ở các nước trên thế giới đã khẳng định từ lâu rằng hoạt chất Curcumin có tác dụng huỷ diệt tế bào ung thư vào loại mạnh. Tại Mỹ, Đài Loan, người ta đã tiến hành thử lâm sàng dùng Curcumin điều trị ung thư và kết luận:
-Curcumin có thể kìm hãm sự phát tác của tế bào ung thư da, dạ dày, ruột, vòm họng, dạ con, bàng quang.
-Curcumin còn là chất bổ cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm sạch máu, điều trị vết thương, chống viêm khớp, dị ứng, nấm, chống vi khuẩn có hiệu lực.
Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Từ nǎm 1993, các nhà khoa học thuộc ĐH Harvarrd (Mỹ) đã công bố 3 chất có tác dụng kìm hãm tế bào HIV-1, HIV-1-RT và 1 trong 3 chất đó là Curcumin. 
Tuy nhiên, theo TSKH Lê Thế Trung là người để tâm nhiều đến việc nghiên cứu cây nghệ vàng và cũng chính ông đã gợi ý cho TS Phạm Đình Tỵ và nhóm nghiên cứu tập trung khai thác cây nghệ vàng.
-Vấn đề ở chỗ đi tìm Curcumin ở đâu trong nguồn dược diệu có sẵn ở VN và công nghệ chiết xuất Curcumin thế nào? Làm sao để tạo ra chế phẩm ứng dụng hiệu quả và phù hợp với điều kiện của VN?
Bắt đầu từ nǎm 1990 nhưng đến nǎm 1998, công trình nghiên cứu "Chiết xuất hoạt chất Curcumin từ nghệ vàng" của TS Phạm Đình Tỵ và nhóm nghiên cứu mới được nghiệm thu với đánh giá cao của các nhà chuyên môn.
Tuy vậy, các nhà khoa học cũng gặp nhiều khó khǎn trong việc thực hiện tách curcumin trong điều kiện không phải xí nghiệp dược liệu nào trong nước cũng đủ hiểu biết và dám làm. Hơn thế, phải nghiên cứu để có một dây chuyền lắp ráp phù hợp với điều kiện hiện nay cho ra một chế phẩm có giá thành vừa phải... 
TS Phạm Đình Tỵ cho biết: Có nhiều tài liệu khoa học trên thế giới nói về công nghệ chiết tách Curcumin nhưng đó hoàn toàn là lý thuyết, còn vấn đề cốt lõi thì không một tài liệu nào công bố. Đó là điều bình thường trong khoa học. Chúng tôi đã phải tìm cách thay đổi thành phần hỗn hợp dung môi để có được độ phân cực khác nhau thích hợp cho việc chiết xuất Curtcumin. Dây chuyền chiết tách được lắp ráp trong nước với mục tiêu tiết kiệm tối đa chi phí để cho ra chế phẩm người nghèo cũng có thể sử dụng được. 
Theo số liệu nghiên cứu củ nghệ vàng là 1 trong 14 (đến nay là 18-TG) loại nghệ được tìm thấy và rất sẵn có ở VN. Nhưng trong nghệ bao gồm các tạp chất khác nhau mà Curcumin chỉ chiếm một phần rất nhỏ là 0,3%.
Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Đình Tỵ đã tạo ra 2 chế phẩmTNV-999 và TNV-999-AC gọi chung là bột đường tinh nghệ chứa Curcumin độ tinh khiết 92,5%. Phối hợp với Học viện quân y, nhóm nghiên cứu đã thử thành công độ an toàn và hiệu lực của Curcumin. Bột đường tinh nghệ đã được đang ký chất lượng tại Sở y tế HN làm thực phẩm chữa bệnh. Bước đầu đã có nhiều bệnh nhân bị ung thư, bị mắc bệnh viêm đại tràng, dạ dày, thiểu nǎng gan,mật ǎn tinh bột nghệ này có chuyển biến tích cực rất rõ rệt. Một số người sau khi điều trị bằng tinh nghệ, khối u ác tính đã bị thu hẹp, thể trạng tốt hơn... 
Theo ý kiến của TSKH Lê Thế Trung thì, chế phẩm trên mới chỉ là thực phẩm chữa bệnh. Giai đoạn tiếp theo, các nhà khoa học cần phải nghiên cứu để tách Curcumin nguyên chất, và bào chế thành thuốc với chỉ định liều lượng hợp lý để trị bệnh. Muốn vậy, trước mắt phải trải qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng hoạt chất này.
Tuy nhiên thành công bước đầu cũng mở ra một hy vọng mới.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dược liệu- Đại Học Y-Dược TP HCM.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài:
Theo y dược học hiện đại, củ nghệ vàng (nghệ trồng) có tên Hán Việt là Khương hoàng (KH), trong KH có chất curcumin (0,3%), tinh dầu (1 - 5%), trong đó có 24% cacbua terpenic chủ yếu là zinggiberen và 65% cetoes-quiterpenic, các chất tarmeron. Ngoài ra còn có chất béo, tinh bột, canxi, oxalat. Chất curcumin có tác dụng kích thích tế bào gan tiết mật và tăng co bóp túi mật, tống mật, phá cholesterol ở thành mạch. Tinh dầu có tác dụng diệt vi sinh vật, tiêu viêm, ức chế kết tập tiểu cầu, khử gốc tự do chống oxy hóa. Gần đây tìm thấy thêm nhiều chất trong nghệ có tác dụng đối với một số bệnh ung thư, AIDS.
Nguồn: theo www. suckhoedoisong.vn-Được đăng trên trang Web:
-Theo trang Web về thảo dược của Hoa kỳ cho biết:
Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào curcumin, một số chất curcuminoid trích từ  thân rễ Cây Nghệ (C. longa), đã được chứng minh để điều chỉnh một loạt các mục tiêu phân tử. Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số curcuminoids được liên kết với các hoạt động chống oxy hóa và chống viêm. Curcumin được thể hiện là bảo vệ thần kinh trong ống nghiệm và được bảo vệ chống lại các tổn thương ethanol do não trong cơ thể theo đường uống, một hiệu ứng mà có liên quan đến việc giảm nồng độ peroxide lipid và tăng cường glutathione trong não chuột.
Cumarin có tác dụng bảo vệ thần kinh  động vật có bệnh Parkinson (hay còn gọi là PD-là một bệnh rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói, và các chức năng khác), một hiệu ứng liên quan đến các đặc tính chống oxy hóa của nó.
Một số hợp chất từ Cây Nghệ, bao gồm curcumin, demethoxycurcumin, bisdemethoxycurcumin và calebin A (và một số tổng hợp chất tương tự), đã được chứng minh để bảo vệ tốt tế bào bị β-amyloid xâm phạm trong ống nghiệm, hoạt động này cũng được cho là do tác dụng chống oxy hóa.
Chất Cumarin được xem là cầu nối kỵ nước được thâm nhập vào hàng rào của mạch máu não làm hạn chế các nhóm phenolic ưa nước hấp thu amyloid-β vào não nên có tác dụng giải độc rượu, cồn vào nã. Hay nói cách khác, chất Cumarin trong củ nghệ có tính giải độc rượu!.
Curcumin cũng được báo cáo là chất chống viêm và đã được đề xuất để điều chỉnh quá trình sinh tổng hợp eicosanoid và COX-1, COX-2 và lipoxygenase (lipoxygenase) là những chất chống viêm nội sinh nhưng có có hại cho thận.
Cơ chế chống viêm của các hợp chất curcuminoid có trong củ nghệ được kết luận là có ưu điểm hơn bất kỳ chất chống viêm của cá loại thuốc tân dược hiện đại do đó chất curcumin trong bột nghệ đang được khai thác và ly trích để bào chế  thuốc trị viêm loát dạ dày.
Theo y dược học hiện đại, củ nghệ vàng (KH) có chất curcumin (0,3%), tinh dầu (1 - 5%), trong đó có 24% cacbua terpenic chủ yếu là zinggiberen và 65% cetoes-quiterpenic, các chất tarmeron. Ngoài ra còn có chất béo, tinh bột, canxi, oxalat. Chất curcumin có tác dụng kích thích tế bào gan tiết mật và tăng co bóp túi mật, tống mật, phá cholesterol ở thành mạch. Tinh dầu có tác dụng diệt vi sinh vật, tiêu viêm, ức chế kết tập tiểu cầu, khử gốc tự do chống oxy hóa. Gần đây tìm thấy thêm nhiều chất trong nghệ có tác dụng đối với một số bệnh ung thư, AIDS.
Nguồn: Cây thuốc thảo mộc Hoa kỳ
+Kết luận: Sự gặp gở giữa Đông Y và Tây Y về tính năng dược liệu của bột nghệ:
Tính dược của bộ nghệ đã được Đông Y phát hiện và ứng dụng cách nay hàng ngàn năm. Y học cổ truyền Ayurvedic Ayurvedic ở Ấn Độ dược viết bằng tiếng Phạn cách nay 5000 năm và Y học Trung Quốc cổ đại cách nay khoảng 3000 đã để lại những bài thuốc quý từ củ Nghệ.
Từ thực tế các thống kê y học cho thấy người Ấ Độ có tỷ lệ người bị bệnh đường ruột thấp nhất thế giới do tập quán hàng ngày ăn món Cà ri. Chính bột nghệ trong Cà ri tác dụng chống viêm loét ở đường ruột.
Các bài thuốc từ củ và rể của cây Nghệ cũng đã ảnh hưởng đến y học cổ truyền thực hành ở các vùng lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Kinh nghiệm dân gian Việt Nam dùng bột nghệ pha với mật ong để trị bệnh viêm loát dạ dày được các nhà thuốc Đông Y chế biến thành Cao đơn hoàn tán như “Vị Linh đơn”, “Tràng vị Linh đơn” cũng rất hiệu nghiệm.
Thuốc đau dạ dày của Tân dược hiện nay chính là các chất chiết xuất từ bột nghệ có hàm lượng Curcumin cao đang thịnh hành và được người bệnh chấp nhận lựa chọn nhiều nhất trên thế hiện nay.
Các tinh chất Curcuminoid liều cao đang được chế biến thành thuốc để trị ung thư dạ dày, tá tràng, ung thư vú...
Đông Y chuyên nghiệp khai thác rể cây nghệ (Uất kim) là chủ yếu và Tây dược khai thác củ nghệ (Khuất hoàng) là chính, vì từ củ nghệ mới có nhiều lượng Curcuminoid để chiết rút.
Lưu ý! Ăn nghệ có tác dụng chống viêm nhiểm và ngừa bệnh ung thư. Khi bị bệnh ung thư phải dùng biệt dược chiếc xuất từ cây nghệ chứ không phải ăn củ nghệ mà trị được, và hàm lượng các hơp chất curcuminoid trong củ nghệ rất thấp (chỉ khoảng 0,3%), nên  một  liều thuốc trị ung thư từ nghệ dùng hàng ngày tương đương với 2-3 kg củ nghệ. Do đó người bệnh ung thư không thể ăn nghệ để thay thuốc.

Các bài thuốc từ cây Nghệ:

Lưu ý rằng có nhiều loài cây nghệ khác nhau, nên các bài thuốc từ cây nghệ cũng phân biệt loài cây nghệ nào:
a-Các bài thuốc từ cây Nghệ vàng (nghệ trồng).
Lưu ý bộ phận dùng của cây nghệ có tác dụng khác nhau và vị thuốc cũng có tên khác nhau:
-Củ nghệ vàng (nghệ trồng) có tên vị thuốc là Khương hoàng (viết tắt là KH).
-Rể của cây nghệ vàng (phần rể hay củ non) có tên vị thuốc là Uất kim (UK).
-Sự khác biệt giữa KH và UK: cả hai đều trị khí trong huyết. Nhưng KH thiên đi ra ngoài, chữa đau do khí trệ huyết ứ phần ngoài cơ thể. Còn UK thiên đi lên thượng tiêu chữa vùng ngực đau và khí bế tắc. Theo tính dược thì KH ôn nên được chỉ định phong hàn bế kinh, chậm kinh. Còn UK tính hàn nên được chỉ định trị phong nhiệt, trị loét dạ dày, xuất huyết dạ dày. Gần đây, Trung Quốc dùng UK để phòng chống cholesterol máu cao. Một số nước như Việt Nam thì dùng KH hạ cholesterol máu cao.
+Các bài thuốc từ Củ nghệ trồng (Khương hoàng):
Củ nghệ có tên Hán-Việt là Khương hoàng (viết tắt là KH).
KH có vị cay đắng, tính ôn (có sách ghi tâm tỳ hoặc tâm phế can). Tác dụng hành khí phá huyết. Chủ trị phong tý, cánh tay đau, ngã chấn thương bầm tím ứ huyết, mụn nhọt. Cấm dùng KH đối với người không có khí mạnh tà thực, không có uất trệ. Thận trọng khi phối hợp với các vị ôn nhiệt, hoạt huyết.
Sách Đông y bảo giám cho rằng khương hoàng có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống (giảm đau), chủ trị bụng chướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng... 
Sách Nhật hoa tử bản thảo cho khương hoàng có tác dụng trị huyết cục, nhọt, sưng, thông kinh nguyệt, vấp ngã máu ứ, tiêu sưng độc, tiêu cơm... (theo BS Quang Minh, Sức Khoẻ & Đời Sống).
Một số phương thuốc dùng nghệ trong Nam dược thần hiệu (Hải Thượng Lãng Ông-Lê Hữu Trác):
1- Phòng và chữa các bệnh sau đẻ: Dùng 1 củ nghệ nướng, nhai ăn, uống với rượu hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khỏe mạnh).
2- Chữa lên cơn hen, đờm kéo lên tắc nghẹt cổ, khó thở: Dùng nghệ 1 lạng, giã nát, hòa với đồng tiện, vắt lấy nước cốt uống
3- Chữa trẻ em đái ra máu hay bệnh lậu đái rắt: Dùng nghệ và hành sắc uống.
4- Trị chứng điên cuồng, tức bực lo sợ: Nghệ khô 250 g, phèn chua 100 g, tán nhỏ, viên với hồ bằng hạt đậu, uống mỗi lần 50 viên với nước chín (có thể uống mỗi lần 4-8 g), ngày uống 2 lần.
5- Chữa đau trong lỗ tai: Mài nghệ rỏ vào
6- Chữa trị lở, lòi dom: Mài nghệ bôi vào.
+Một số bài thuốc khác từ củ nghệ vàng
7-Phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng (dọa sẩy): có thể lấy nghệ vàng, đương quy, thục địa, ngải cứu, lộc giác giao (sừng hươu) mỗi vị 1 lạng, sao khô vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân (khoảng 40 g). Dùng gừng tươi 3 lát, táo 3 quả, sắc với nước, uống trước bữa ăn khi thuốc còn ấm. (theo BS Quang Minh, Sức Khoẻ & Đời Sống).
8-Điều kinh, bế kinh, vàng da sau khi sinh: nghệ vàng, củ gấu, quả quất còn xanh, cả 3 thứ sấy khô tán bột với mật ong làm thành viên uống hằng ngàỵ(theo suckhoevadoisong.net).
9-Viêm âm đạo: bột nghệ vàng 30g, phèn chua 20g, hàn the 20g, sắc với 500ml nước, lọc bỏ bã dùng thụt rửa âm đạo. (theo suckhoevadoisong.net).
10-Cao dán mụn nhọt: nghệ vàng 60g, củ ráy 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g, dầu vừng 80g. Tất cả giã nhuyễn, trộn đều, phết lên giấy làm cao dán. (theo suckhoevadoisong.net).
12-Làm mờ sẹo: Cắt lát củ nghệ xát lên sẹo đang lên da non. (theo suckhoevadoisong.net).
13-Vết thương phần mềm: bột nghệ 30g, bột rau má 60g, phèn chua 10g. Tất cả tán nhuyễn dùng băng bó vết thương. (theo suckhoevadoisong.net).
13-Viêm loét dạ dày tá tràng đại tràng: bột nghệ 10g, bạch truật 10g uống hằng ngàỵ(theo suckhoevadoisong.net).
14-Trị Vàng da: nghệ, nghệ đen, cỏ cú, quả quất non tán bột, trộn với mật ong làm viên uống. (kinh nghiệm dân gian).
15-Cao dán nhọt: nghệ 60g, củ ráy 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g, dầu vừng 80g. Gọt sạch ráy, giã nhuyễn, nấu nhừ với nhựa, dầu, sáp, nghệ rồi phết vào giấy mỏng dùng dán lên mụn nhọt. (kinh nghiệm dân gian).
16-Thuốc rửa âm đạo (bài thuốc ở An Giang): Bột nghệ vàng (nghệ xà cừ) 30g, phèn chua phi 20g, hàn the 20g, nước 500ml. Nấu sôi 15 phút rồi lọc sạch sau đó nấu sôi lại một lần nữa. Để cho hỗn hợp trên nguội rồi rửa âm đạo. (kinh nghiệm dân gian).
+Các bài thuốc từ rể cây nghệ trồng (Uất kim):
Uất kim (UK) có tính hàn, vị cay đắng, vào kinh can đởm. Có sách ghi vào tâm phế can và vì thế có tên UK (giải uất ở phế - phế thuộc kim).
UK có tác dụng hành khí giải uất, lương huyết phá ứ, chữa tích tụ, trưng hà. Chủ trị đau vùng ngực, bụng, chữa thổ huyết, chảy máu cam, đi tiểu ra máu.
UK có hai loại: xuân UK hành huyết hơn lý khí, còn quảng UK thì ngược lại nghĩa là lý khí hơn hành huyết. Cấm dùng UK đối với người âm hư không có ứ trệ.
Thành phần hóa học của UK có tinh dầu curcumion I, II, III tinh bột, nhựa, chất béo, chất vô cơ, canxi, oxalat.
Để chữa bệnh viêm loét dạ dày và hành tá tràng. Đông  y dùng UK, còn bên Tây y dùng KH.
b-Các bài thuốc từ cây Nghệ đen (nghệ xanh).
Nghệ đen: Còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, nga truật… Tên khoa học là Curcuma zedoaria. Củ chứa tinh dầu sesquiterpen, zingiberen, cineol.
Theo Đông y, nghệ đen vị đắng, cay, thơm, hăng, hơi ấm, có công năng phá tích, tán kết, hành khí, chỉ thống, thông kinh lạc, khai vị.
Nghệ đen được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
1- Đau bụng lạnh từng cơn, tích trệ: nghệ đen 40g, mộc hương 20g. Tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 2g với dấm loãng. (theo suckhoevadoisong.net).
2- Bế kinh, hành kinh máu vón cục: nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống hằng ngàỵ(theo suckhoevadoisong.net).
c-Các bài thuốc từ cây Nghệ trắng (ngải trắng).
Nghệ trắng: Còn gọi là ngải trắng, ngải mọi, ngải sải.
Tên khoa học là Curcuma aromatica, là cây mọc hoang và trồng lấy củ thơm làm gia vị. Thân rễ chứa tinh dầu và chất đắng curcumin.
Theo Đông y, nghệ trắng vị cay tính mát, hành khí, giải uất, lương huyết, lợi mật, trừ vàng da. Nghệ trắng được dùng làm thuốc trong chữa các chứng bệnh:
1- Chữa ho gà, thấp khớp: giã 10g nghệ trắng, tẩm rượu, cho vào lọ kín, hấp cách thủy trong 1 giờ, chắt lấy nước uống trong ngày. (theo suckhoevadoisong.net).
2- Đau bụng kinh, bổ máu sau khi sinh: nghệ trắng 20g, lá nhọ nồi 20g, củ gấu 20g, lá mần tưới 20g, tô mộc 16g, ngải cứu 12g. Tất cả sao vàng sắc với 400ml nước còn khoảng 100ml, chia 2 lần uống trong ngàỵ (theo suckhoevadoisong.net).
3- Phong thấp, bong gân, sai khớp: củ nghệ trắng 10g, rễ ô đầu 10g, nhân hạt gấc 10g. Tất cả giã nhỏ, ngâm rượu với mật gấu hay mật trăn sau 1 tháng là được, dùng xoa bóp. (theo suckhoevadoisong.net).
4- Chảy máu cam, nôn ra máu, đái ra máu, viêm gan: nghệ trắng, địa long (giun đất), đơn bì, chi tử mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. (theo suckhoevadoisong.net).
Tài liệu tham khảo
                                                                                         Kỹ sư Hồ Đình Hải

Video: Công dụng của nghệ vàng




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét