Cây Trường Sơn Đệ nhất tửu


CÂY TRƯỜNG SƠN ĐỆ NHẤT TỬU
Chính là cây Đủng đỉnh núi mà người Cơ Tu (tỉnh Quảng Nam) gọi là cây Tr’đin
 (Caryota urens L.)

Thân cây Tr'đin



Lá cây Tr'đin
-Tên gọi khác: Cây Đủng đỉnh núi, Cây Móc rượu, Cây Tr’đin (dân tộc Cơ Tu).
-Tên tiếng Anh: Solitary fishtail palm, Toddy palm,  Jaggery palm, Indian sago palm
-Tên khoa học: Caryota urens L.
-Các loài tương cận:
-Cây Đủng đỉnh: Caryota mitis
-Cây cọ Bắc Sơn: Caryota bacsonensis 
-Cây cọ đuôi cá Philippines: Caryota cumingii 
-Cây đỉnh đỉnh núi Thái lan: Caryota obtusa 
-Chà là hoang Châu Phi: Phoenix sylvestris.
-Cây cọ dầu Châu Phi: Elaeis guineense.
Phân loại khoa học

Giới (Kingdom):
Thực vật (Plantae)
Ngành (Phylum):
Thực vật có hoa (Angiosperms)
Lớp (Class):
Một lá mầm (Monocots)
Phân lớp (Subclass):
Thài lài (Commelinids)
Bộ (Order):
Cau dừa (Arecales)
Họ (Family):
Cau dừa (Arecaceae)
Chi (Genus):
Móc/Đủng đỉnh (Caryota)
Loài (Species) :
Caryota urens
Phân bố
Chi Móc hay Đủng đỉnh (Caryota) là một chi thực vật trong họ Cau dừa (Arecaceae). Các tên thường gọi trong tiếng Việt là Móc, Đủng đỉnh, Đùng đình.
Chi này có khoảng 13 loài đã biết, có nguyên sản ở Châu Á và Nam Thái Bình Dương. Phổ biến nhất là cây Đủng dỉnh (dùng lá trang trí cổng chào) phổ biến ở nhiều nước Châu Á.
Loài cây Đủng đỉnh núi lấy rượu có tên khoa học là Caryota urens có nguồn gốc ở Ấn Độ, Myanmar, NepalSri Lanka. Du nhập vào Papua New Guinea, Thái Lan, Việt Nam, Singapore, từ hàng trăm năm qua.
Loài cây này sống ở vùng núi đến độ cao 1.200 m nên người dân địa phượng ở các nước Đông Nam Á còn gọi là cây Đủng đỉnh núi.
Theo tài liệu nước ngoài, loày cây này cũng có thể sống ở rừng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Á. Ở rừng ẩm Sri Lanka, nơi phát sinh nguồn gốc cây này có mật độ 2 cây hoang dại/1 ha. Ở rừng có bóng râm và khí hậu lạnh cây phát triển chậm.
Ở Việt Nam Đủng đỉnh núi hay Đùng đình núi này được người dân tộc Cơ Tu trồng nhiều ở vùng núi của huyện Tây Giang (giáp biên giới Lào) với tên gọi là cây “Tr’đin”. Loài cây này cho loại rượu tự nhiên từ vết cắt gần ngọn cây gọi là “Rượu Tr’đin” ngon nhất ở núi rừng Trường Sơn nên cây đủng đỉnh núi có biệt danh là cây “Trường Sơn đệ nhất tữu”.
Cây “Tr’đin” (Đủng đỉnh núi) sống thích hợp nơi rừng ẩm ướt, râm mát, gần các khe suối.
Các già làng người Cơ Tu miền sơn cước Quảng Nam cho biết nơi nào cũng có cây “T’vạt” nhưng cây “Tr’đin” thì chỉ có ở vùng núi Tây Giang, nơi sát biên giới Việt Lào. 
Ở vùng núi Quảng Nam còn có và loài cây khác thuộc Chi cọ (Arenga) được người Cơ Tu khai thác rượu từ cuống buồng quả như cây “T’vạt” (Tà vạt) hay Cây cọ rượu, có tên khoa học là Arenga pinnata (tên đồng nghĩa: Arenga saccharifera) và cây a dương (chưa rõ tên khoa học) cũng lấy rượu được.
Rượu Tà vạt cũng ngon nổi tiếng ở Trường Sơn nhưng không qua được rượu “Tr’đin”.
Mô tả
Cây Đủng đỉnh núi hay cây “Tr’đin” (Caryota urens) có dạng thân và tán lá giống như cây dừa, nhưng thuộc Chi Đủng đỉnh nên có lá kép 2 lần (lá chét dạng xẻ thùy).
-Thân: Cây có thể sống đến 30-40 măm, thân cao trung bình 6-10 m, có thể đến 15-20 m. Trên thân có nhiều vết sẹo thô ở gốc các bẹ là đã rụng. Trong lõi thân cây già sau thời kỳ kết thúc ra hoa chứa nhiều tinh bột. Loại bột của cây “Tr’đin” đã từng cứu đói cho nhiều chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và hiện nay ít được xử dụng.
-Lá: Thuộc loại lá kép hai lần, bẹ lá chính đính vào thân như bẹ lá dừa, chiều dài lá chính có thể đến 3 m nên ở cây trưởng thành đường kính tán lá khoảng 5-6 m.
Loài cây này khi đã ra hoa thì rất hạn chế phát triển lá ngọn.
-Hoa: Cụm hoa đơn độc, mọc từ thân ở nách lá. Hoa mọc thàng buồng giống như buồng hoa của cây Đủng đỉnh thường. Hoa lưỡng tính, hoa đực và hoa cái nằm chung trong một buồng. Hoa mọc trên nhánh cuống, mổi chùm có 2 hoa đực và 1 hoa cái. Mỗi hoa có 3 lá đài và 3 cánh hoa. Hoa đực có sáu nhị hoa với cuống ngắn, hoa cái có bầu nhụy hình tròn phân làm 3 thùy.
Một buồng hoa khi có hoa cái bắt đầu nở cho đến khi hoa cái cuối cùng đã nở xong kéo dài khoảng 6 tuần, mỗi hoa đơn nở và có khả năng hứng phấn chéo trong vòng 15-20 ngày. Cả buồng hoa cái nở tập trung trong vòng 2-3 tuần.
Buồng hoa có nhiều mật và hương thơm nên thu hút ong, bướm và kiến theo kiểu thụ phấn nhờ côn trùng.
Cây “Tr’đin” có thời gian ra hoa kéo dài khoảng 15 năm, sau đó cây chết.

-Quả: Phát triển và thành thục trong vòng 32-38 tuần. Quả hình trứng giống như quả cau tây, có kích thước 1-1,5 cm, màu biến đổi theo thời kỳ phát triển từ xanh nhạt, xanh đậm, tím, vàng và khi chín màu đỏ tươi. Do đó trên buồng quả già đan xen nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp.
Giống như các loài cây khác thuộc Chi Đủng đỉnh, trong quả cây “Tr’đin” có chứa nhiều axit oxalic có vị rất chua và có chất raphides gây ngứa họng nên quả không dùng được.
Mỗi buồng quả có hàng ngàn quả, khi quả chín khô và rụng nên loài cây này trong rừng khuếch tán quanh những gốc cây già và có nhiều ven các dòng suối, lan tỏa khi mực nước suối dâng cao trong mùa mưa lũ.

 Buồng quả cây Tr'đin

Quả cây Tr'đin khi chín
-Hạt: Mỗi quả có 1 hạt (tròn) hoặc 2 hạt ép sát (bán cầu), hạt có sức nẩy mầm sau khi rụng đến 1 năm. Hạt dể mọc mầm và có thể gieo trồng được.
Thành phần hóa học
Trong quả của cây Đủng đỉnh núi có nhiều axit oxalic nên có vị chua và chất raphides gây ngứa da, ngứa họng nên được đặt tên trong từ Latin Caryota urens , “urens” có nghĩa là 'nhức nhối' ám chỉ đến các hóa chất trong quả của loài này.
Nhựa cây có nhiều chất đường, lõi cây chứ nhiều tinh bột. Trong nhựa và lõi thân có rất ít axit oxalic nên ít chua.
Công dụng
a- Củ hũ cây “Tr’đin” được dùng làm rau:
Người Cơ Tu, vùng núi Tây Giang-Trường Sơn (tỉnh Quảng Nam) dùng củ hủ cây “Tr’đin” là rau như củ hủ dừa (dùng những cây mọc hoang không có địa thế phát triển).
Thổ dân ở Sri-Lanka cũng vào rừng khai thác củ hũ cây Đủng đỉnh núi (Tr’đin” để làm rau) thường xuyên.
b-Nhựa cây Đủng đỉnh núi dùng làm nước giải khát:
-Ở một số nước Châu Á như Ấn Độ, Sri-Lanca, Malaysia, Thái Lan..và ở Châu Úc như Papua New Guinea, người ta thu hoạch nhựa cây bằng cách đập dập và cắt cuốn buồng quả để kích thích cây tiết nhựa hoặc đục vết thương trên thân gần ngọn để cây tự chảy nhựa. Hứng lấy nhựa cây để uống trực tiếp hoặc ủ lên men làm nước giải khát có ga tự nhiên.
Ở Ấn Độ và Sri-Lanka mật lấy từ cây Đủng đỉnh núi được gọi là Si rô mật jaggary.
Loại mật này được các công ty thực phẩm thu mua để làm ra các loại bánh kẹo cao cấp  thay cho đường mía gọi là kitul jaggary.
Người dân Ấ Độ còn dùng loại nhựa cây này ủ với sữa trâu để tạo ra loại Ya ourt sữa trâu đặc biệt thơm ngon.
-Ở Việt Nam, người dân tộc Cơ Tu (Quảng Nam) dùng nhựa từ vết đục trên ngọn cây này dùng làm nước giải khát hoặc dùng vỏ cây rừng (cây chuồn) để ủ thành rượu ngay trên ngọn cây.
c- Cây Đủnh đỉnh núi được trồng làm cây cảnh;
Ở Ấn Độ và Srilanca cây đủng đỉnh núi được gieo ươn và trồng làm cây cảnh ở sân, vườn gia đình, nơi công cộng như khách sạn, dọc đường phố, bến xe, nhà ga nhờ tán lá gọn, chùm hoa rũ rượi với nhiều màu sắc…
Tuy nhiên nó không cạnh tranh qua các cây cọ cảnh khác như Cọ hoàng gia (Roystonea), Cọ bắp cải (Oreodoxa oleracea) vì tầm vóc hơi nhỏ và vòng đời ngắn khi được trồng làm cây cảnh.
Cây Tr'đin được trồng làm cây cảnh ở Ấn Độ
d-Mật cây Đủng đỉnh núi (Tr’đin) dùng để chế biến rượu:
-Ở một số nước Châu Á như Ấn Độ, Srilanca, Malaysia, Thái Lan..và ở Châu Úc như Papua New Guinea, người ta thu hoạch nhựa cây bằng cách đập dập và cắt cuốn buồng quả để kích thích cây tiết nhựa hoặc đục vết thương trên thân gần ngọn để cây tự chảy nhựa. Hứng lấy nhựa cây để uống trực tiếp hoặc ủ lên men làm nước giải khát có ga tự nhiên.
Hiện nay có nhiều nước khai thác nhựa cây Đủng đỉnh núi và nhiều loại cây có đường trong Chi Cọ để chế ra các loại rượu vang nổi tiếng gọi là “palm wine” để phục vụ khách du lịch.
Ở Việt Nam, người dân tộc cờ Tu ở vùng Núi Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có kinh nghiệm “độc chiêu” là dùng vỏ hoặc lá cây rừng bỏ vào dụng cụ hứng mật cây “Tr’din” để lên men trực tiếp trên ngọn cây tạo ra một loại rượu có tên là “Rượu Tr’đin”. Loại rượu này dược mệnh danh là “Trường Sơn Đệ Nhất Tửu” mà nhiều báo chí trong nước ca ngợi hiện nay.
Về quy trình sản xuất rượu “Tr’đin” xin quý vị đọc giả tham khảo thêm trong các bài viết trong phần “Bài đọc tham khảo thêm” trong trang này của những người đã trực tiếp “kiến  mục tại sở thị”.
e-Công dụng làm thuốc
Ở Ấn Độ và Sri- Lanka các bộ phận của cây Dủng đỉnh núi “Tr’din” được dùng làm các vị thuốc như sau:
1-Cháo từ tinh bột lõi cây được các bác sĩ địa phương chỉ định như loại thức ăn hổ trợ để điều trị các chứng bệnh: loét dạ dày, đau nửa đầu, ngộ độc rắn cắn và sưng thấp khớp.
2-Gốc được sử dụng trị bệnh nhức răng.
3-Vỏ cây và hạt dùng làm thuốc thoa để điều trị nhọt, ghẻ.
4-Hoa được dùng làm chất tẩy gội đầu và kích thích tăng trưởng tóc cho phụ nữ bị rụng tóc và cho cả quí ông thuộc “đại hói”.
f-Lá cây Đủng đỉnh núi “Tr’đin” được dùng làm thức ăn chăn nuôi:
Trong lá cây Đủng đỉnh núi “Tr’đin” có chứa hàm lượng protein thô 2% và 9,3% chất xơ thô.
Theo kinh nghiệm dân gian của các bộ tộc vùng núi ở Ấn Độ và Sri-Lanca cho biết lá cây này được dùng chuyên biệt để nuôi voi thuần hóa, voi nuôi thiếu loại lá cây này sẽ dể bị nhiểm bệnh và chết. Thiết nghĩ các vườn thú ở Việt Nam khi nuôi voi nên học tập kinh nghiệm này!
Từ kinh nghiệm trên nông dân vùng núi ở Ấn Độ và Sri Lanca dùng lá của cây Đủng đỉnh núi để cho gia súc ăn, thấy chúng khỏe mạnh, ít bệnh tật, đặc biệt nó kích thích cho dê và trâu sữa tiết ra nhiều sữa hơn (ở Ấn Độ không phát triển nghề nuôi bò sữa).
Kinh nghiệm gieo trồng
Do loài cây này có giá trị dinh dưỡng và làm cây cảnh nên ở nhiều nước Châu Á khai thác để gieo trồng, loài cây này sống hoang dại ở vùng núi cao nhưng khi gieo trồng vẩn phát triển tốt ở vùng đồng bằng.
Người Cơ Tu (Quảng Nam) có kinh nghiệm  nhổ cây con hoặc cây ươm đem trồng, phải nhìn kĩ khi cây có đọt mới nhú lên khoảng 10 - 15 cm trở lên thì nhổ cây đem trồng vì lúc này cây đang có rễ non - trồng dễ sống. 
Cây “Tr’đin” sinh trưởng tương đối nhanh, 6-7 năm từ ngày trồng thì khai thác được rượu. Có nhiều cây thọ lâu có thể trên 30 năm vẫn “cho rượu” đến khi cây ra  buồng trái thì hết khai thác (ngược với cây t’vạc). Song cũng có cây khai thác một lần rồi ra buồng không khai thác được nữa .
Kinh nghiệm của Hội cây cảnh Ấn Độ cho biết hạt cây Đủng đỉnh núi có khả năng mọc mầm sau khi chín đến 1 năm, nhưng hạt sau khi chín trong vòng 3 tháng gieo ươn là tốt nhất. Muốn gieo hạt cây này thành công, khi thu hoạch quả chín đập vật vỏ quả, ngâm trong nước cho vỏ quả lên men và phân hủy, sau đó rửa sạch hạt phơi khô và tồn trữ.
Trước khi gieo ươn phơi hạt trong nắng khoảng 6 giờ rồi ngâm cho hạt trương nước, ủ ẩm trong bóng tối khoảng 20-30 ngày, với hạt sau khi thu hoạch trong vòng 1 tháng đem gieo ươn có tỷ lệ mọc mầm đến 99%.
Các nghiên cứu Tại Sri Lanca cho biết: thân của loài cây này có những loài bọ cánh cứng như đuông dừa, bọ hung gây hại. Quả chín trên cây bị một loài chồn nhỏ ăn và hạt không tiêu hóa được nên là nguồn phát tán rộng trong rừng. Khoảng 50-60% quả rụng bị bọ cáng cứng gây hại không còn khả năng mọc mầm.


Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo

                                                                                   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét