Cây thần kỳ


CÂY THẦN KỲ

Cây thần kỳ



Quả cây thần kỳ

-Tên gọi khác: Cây kỳ diệu, Cây phép lạ.
-Tên tiếng Anh: Miracle fruit, Miracle berry, Miraculous berry,  sweet berry.
-Tên khoa học: Synsepalum dulcificum (Schumach. & Thonn.) Daniell.
-Tên đồng nghĩa:
Sideroxylon dulcificum (Schumach. & Thonn.) A.DC.
Bakeriella dulcifica (Schumach. & Thonn.) Dubard.
Bumelia dulcifica Schumach. & Thonn.
Pouteria dulcifica (Schumach. & Thonn.) Baehni.
Richardella dulcifica (Schumach. & Thonn.) Baehni.
-Các loài tương cận:
-Cây Bully Gum (S. lanuginosum) ở vùng nhiệt đới Bắc Mỹ.
-Cây Gỗ sữa trắng “Milkwood White” (S. inerme) ở Nam Phi.
-Cây Hắc mai Bully (S. lycioides), ở các khu vực cận nhiệt đới của Bắc Mỹ.

Phân loại khoa học


Giới (regnum):
Thực vật (Plantae)
Ngành (phylum):
Thực vật có hoa (Angiospermae)
Phân ngành (subphylum):
Thực vật hai lá mầm thực sự (Eudicots)
Lớp (class):
Cúc (Asterids)
Bộ (ordo):
Thạch nam (Ericales)
Họ (familia):
Hồng xiêm (Sapotaceae)
Chi (genus):
 Synsepalum (=Sideroxylon)
Loài (species):
Synsepalum dulcificum

Phân bố
Chi Synsepalum  là một chi thực vật có hoa trong Họ Hồng xiêm (Sapotaceae). Chi này có khoảng 36 loài cây bụi hoặc cây gổ nhỏ phân bố ở vùng đất thấp nhiệt đới Châu Phi.
Ngoài ra người ta còn phát hiện một số loài của Chi này như cây Bully Gum (S. lanuginosum), cây S. Tenax và cây Hắc mai Bully (S. lycioides), ở các khu vực cận nhiệt đới của Bắc Mỹ.
Loài cây Thần kỳ “Miracle berry” có tên khoa học là Synsepalum dulcificum có nguồn gốc ở Tây Phi (cây phát triển tự nhiên ở nước Cộng hòa Ghana) với các tên gọi địa phương là: agbayun, taami, asaaledidi.
Tên cây được gọi là thần kỳ hay kỳ diệu, vì quả của nó khi nếm sẽ làm cho các vị chua, đắng , cay đều biến đổi thành vị ngọt.
Trong thời gian gần đây cây thần kỳ đang được trồng ở Ghana, Puerto Rico, Đài Loan, và South Florida.
Ở Việt Nam cây thần kỳ được nhập và trồng sau năm 2000 ở Thành phố Hồ Chí Minh  và hiện nay là loài cây cảnh lạ đặc biệt đang phát triển trong phạm vi cả nước.

Vùng phân bố nguyên bản cây thần kỳ ở Tây Phi (màu xanh lá cây)

Lịch sử phát hiện và nghiên cứu

Loài cây Thần kỳ (Synsepalum dulcificum) là loài cây bản địa ở Tây Phi, người dân địa phương đã biết trồng và sử dụng quả của loài cây này từ lâu đời.
Cho đến nử cuối thế kỷ thứ 18 người Châu Âu mới biết đến loài cây này lần đầu tiên.
Các thư tịch cổ của Pháp ghi lại rằng vào năm 1725 nhà thám hiểm người Pháp Des Marchais khi thám hiểm vùng tây Châu Phi, đã viết về tập tục kỳ lạ của thổ dân vùng này. Theo quan sát của ông ta thì: “Các thức ăn của thổ dân Tây Phi đều rất chua và không hề có đường, nhưng sau khi nhai một loại trái cây màu đỏ thì các vị chua này đã trở thành ngọt.
Theo "Pharmaceutical Journal", chương IX, (1852), Tiến sĩ W.F. Daniel đã nghiên cứu về đặc tính cây này và phát hiện ra rằng, thành phần chính của cây là miraculin, cây được định danh là Synsepalum dulcificum, H Hồng xiêm (Sapotaceae) và ông đặt tên là "cây kỳ diệu" (Miraculous berry).
Tên gọi cây thần kỳ theo tiếng Anh “miracle fruit/miracle berry” ngoài loài cây thần kỳ Synsepalum dulcificum nêu trên ở Tây Phi, còn có hai loài khác mà quả chín hay củ của nó cũng có tính năng tương tự, đó là (quả) cây  Gymnema sylvestre R. Br., thuộc Bộ Gentianales, Họ Asclepiadaceae, Chi Gymnema là cây thuốc có nguồn gốc từ miền Nam và miền Trung Ấn Độ. Và (củ) cây Thaumatococcus daniellii (Benn.) Benth., thuộc Bộ Gừng (Zingiberales), Họ Marantaceae, Chi Thaumatococcus, là loài cây mọc hoang tìm thấy ở rừng mưa nhiệt đới thuộc nước Cộng hòa Ghana và một số nước lân cận ở Châu Phi và phía Bắc của Australia.
Các loài này cũng đang được nghiên cứu khai thác công dụng thực phẩm và dược tính của chúng.

Thành phần hóa học

Theo quyển "Science", chương 161, (1968) thì Giáo sư Kenzo Kurihara và Tiến sĩ Lloyd Beidler (đại học Florida) đã phân tích chất Miraculin vào năm 1968. Tính chất của miraculin được miêu tả rõ vào năm 1989.
Theo đó Miraculin là một glycoprotein có PM ~ 44.000 dalton với hai phân tử đường kết nối với 1 chuỗi protein gồm 191 axít amin. Miraculin là một bazơ lưỡng tính tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ; không bền trong môi trường axít hay  bazơ  mạnh. Trong dung dịch axít yếu và nhiệt độ 4 °C, miraculin có thể bền trong khoảng 1 tháng.

Mô tả

Cây thần kỳ thuộc loại cây thân gổ nhỏ đa niên, tuổi thọ có thể đến vài chục năm.
-Thân: Cây mọc trong tự nhiên sau 10 năm có thể cao đến 6 mét. Cây phân nhiều cành ngang.
-Lá: Lá hình xoan ngược, mép nguyên, mọc chụm ở đốt nhánh. Lá dài 5-10 cm, rộng 2-3,7 cm và nhẵn.
-Hoa: Chùm hoa ngắn ở nách lá, hoa nhỏ, trắng, được sản sinh trong nhiều tháng.
Các nhà máy đầu tiên mang lại kết quả sau khi trồng khoảng 3-4 năm, và sản xuất hai vụ một năm, sau khi kết thúc của mùa mưa. Đây là giống cây thường xanh sản xuất nhỏ, quả mọng màu đỏ, trong khi
-Quả: Quả phì hình xoan, chín màu đỏ tươi, vị chua ngọt, ăn được. Quả khi chín có màu đỏ, dài 2 cm. Quả mau hỏng dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Mỗi quả chứa một hạt.
Tuổi thọ của quả tươi chỉ có 2-3 ngày. Chất miraculin bị làm biến tính khi nung nóng, quả được bảo quản ở dạng bột trong thương mại. Bột đông khô ở dạng hạt hoặc dạng viên, và có thời gian sử dụng 10 đến 18 tháng.
-
-Hạt: Hạt có kích thước cở hạt cà phê. Trồng bằng hạt tươi thì dễ nảy mầm, 80% so với hột khô (chỉ 24%). Nếu không có sử dụng các hormon thực vật, các hạt nảy mầm tỷ lệ 24% thành công. Những hạt giống cần 14-21 ngày để nảy mầm. Khoảng cách trồng cách 4 m một cây là hợp lý.
Cây cho quả sau 2 - 3 năm tuổi. Có thể nghiên cứu ghép cành trên các cây cùng họ như cây Viết, Xa bô chê… để cho nhiều trái hơn.
Tại Châu Phi, lá bị tấn công ấu trùng của các loài sâu bướm Họ Cánh vảy. Quả bị nhiễm ấu trùng của ruồi đục quả. Các loài nấm Rigidoporus Microporushas được tìm thấy trên cây này.

Cây thần kỳ con

Chậu và vườn trồng cây thần kỳ

Công dụng

a-Quả cây thần kỳ chín dùng để ăn khai vị
Tại Tây Phi, nơi nguyên sản của cây thần kỳ, quả thần kỳ chín được người dân dùng để ăn khai vị trước khi ăn các loại quả hoặc thực phẩm có vị chua, cay và vị đắng khác.
Sau khi ăn quả thần kỳ, các vị chua, cay, đắng từ các loại quả khác đều có vị ngọt.
Cách dùng này của người dân Tây Phi đã có từ lâu đời, khi thế giới biết đến cũng ít nhất từ cuối thế kỷ 18).
b-Quả thần kỳ dùng làm chất tạo ngọt
-Ở vùng nhiệt đới Tây Phi, nơi loài cây này phát xuất, bột trái cây thần kỳ được sử dụng để làm ngọt rượu cọ. Trong lịch sử, nó cũng được sử dụng để cải thiện hương vị của bánh mì ngô bị chua.
-Tại Nhật Bản, trái cây thần kỳ tươi được nhập và dùng phổ biến trong số các bệnh nhân tiểu đường và người ăn kiêng, giảm cân, dưới dạng nước sinh tố, nước ép vô chai, đóng hộp và viên miraculin.
Tại Tokyo nhiều quán cà phê phục vụ món "cà phê miraculin". Khách uống không cần dùng đường hoặc chất tạo ngọt tổng hợp khác mà dùng trái cây thần kỳ do hãng "Namco" cung cấp.
-Tại Mỹ, từ năm 1970, các nghiên cứu ở Mỹ đã thành công trong việc đưa ra thương mại hóa mặt hàng trái cây Thần kỳ như một loại trái cây để chuyển thực phẩm không ngọt thành thực phẩm ngọt mà không có năng lượng, nhưng bị thất bại vì FDA (Cơ quan kiểm soát thực - dược phẩm Mỹ) xếp mặt hàng này vào nhóm phụ gia thực phẩm và vì sợ ảnh hưởng đến nền công nghiệp mía đường của Mỹ nên chưa cho dùng. Mặt khác nếu chấp nhận miraculin là phụ gia thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kỹ nghệ phụ gia cũ của Mỹ và hiện nay họ đang xin chuyển mặt hàng này thành thực phẩm bổ sung (dietary supplement) thay vì “sweetener”.
Tại nhiều nước khác, trái Thần kỳ được các dược sĩ chiết xuất chế thành những viên “Miraculin” dùng để nhâm nhi trước khi dùng các món chua, cay như chanh, giấm, cải củ, dưa chua, tương ớt, bia… trong các cuộc vui hay lễ hội để trải nghiệm sự thay đổi của mùi vị.
c-Kỳ vọng quả thần kỳ dùng làm thuốc chửa bệnh
Chất Miraculin của cây Thần Kỳ là hợp chất tạo vị ngọt thiên nhiên đã được người Châu Phi dùng rất nhiều năm.
Cơ chế tác dụng của miraculin chưa được làm sáng tỏ. Có giả thuyết rằng, chất miraculin phản ứng với axít trên bề mặt gai vị giác do đó vị chua sẽ thành thành vị ngọt. Người ta còn cho rằng, tác dụng này chỉ có thể kéo dài khoảng hơn 1 giờ và sẽ biến mất nhanh chóng hơn nếu ta dùng các đồ uống nóng khác, thí dụ như nước trà.
Về bản chất, trong quả thần kỳ có chứa phân tử aglycoprotein, với một số chuỗi carbohydrate, được gọi là miraculin. Khi phần thịt của quả được ăn, phân tử này liên kết với vị giác của lưỡi, làm thức ăn chua cũng có hương vị ngọt ngào. Miraculin hoạt động bằng cách liên kết với các thụ thể vị giác ngọt.
Tại pH trung tính, miraculin liên kết và ngăn chặn các thụ thể, nhưng ở độ pH thấp (do ăn phải thức ăn chua) miraculin liên kết proton và trở nên có thể kích hoạt các thụ thể ngọt ngào, trong nhận thức của vị ngọt. Hiệu ứng này kéo dài cho đến khi protein được rửa sạch bằng nước bọt (lên đến khoảng 60 phút).
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng miraculin không tạo ra calori nên nhiều nhà sản xuất kỳ vọng nó sẽ có ứng dụng rộng rãi để điều trị bệnh nhân cần sử dụng các chất tạo ngọt tổng hợp và tránh dùng saccaroza như bệnh tiểu đường, bệnh béo phì…
Trong thời gian những năm 1970s, những người ăn kiêng ở Mỹ có thể mua một dạng thuốc viên miraculin trích từ quả cây Thần kỳ. Ý tưởng về sản xuất "miraculin" đã được hình thành sau đó.
Một nỗ lực đã được thực hiện vào những năm 1970s để thương mại hóa khả năng của loại trái cây “Thần kỳ” (Miracle fruit) để tạo vị ngọt cho thực phẩm không có calo, nhưng kết thúc thất bại khi Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) phân loại trái cây Thần kỳ này như là một phụ gia thực phẩm. Những tình huống gây tranh cãi với các cáo buộc cho rằng dự án này sẽ phá hoại ngành công nghiệp đường và gây tổn thất kinh doanh trong ngành công nghiệp sản xuất đường và làm sụt giảm nhu cầu đối với đường .
FDA đã luôn phủ nhận bị áp lực của ngành công nghiệp đường, nhưng trong thực tế đã bênh vực ngành sản xuất đường và buộc các sản phẩm từ quả cây Thần kỳ phải ghi nhận theo quy định của FDA về dán nhãn là "thực phẩm bổ sung dinh dưỡng" thay vì "chất làm ngọt".
Tại Mỹ, do miraculin chưa được FDA chấp thuận nên việc sử dụng và trồng cây Thần Kỳ chỉ là cây cảnh. Có ý kiến chỉ trích FDA khi cơ quan này chưa cho phép lưu hành miraculin trên thị trường là do muốn bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất chất tạo ngọt nhân tạo. Lý do FDA đưa ra là miraculin chưa được chứng minh độ an toàn khi dùng trong thực phẩm.
Các nhà chỉ trích cho rằng, các chất tạo ngọt nhân tạo như saccarin, aspartame thì được FDA công nhận độ an toàn và cho phép lưu hành trên thị trường, dù trong thực tế có một số tai biến đã được ghi nhận, trong khi đó, miraculin đã được thổ dân châu Phi dùng hàng trăm năm nay và là hợp chất thiên nhiên thì bị coi là có vấn đề.
Mỹ là nước có ý tưởng đầu tiên trong việc sử dụng miraculin cho thực phẩm công nghiệp, nhưng giai đoạn này, chỉ có Nhật là đang sử dụng hạn chế.
Bác sỹ Mike Cusnir, nhà nghiên cứu và là chuyên gia ung thư tại Trung tâm Y khoa Mount Sinai, cho hay chán ăn khiến bệnh nhân càng sụt cân, càng suy dinh dưỡng, làm giảm khả năng của hệ miễn dịch và chức năng cân bằng điện giải của cơ thể. Nhưng sau khi sử dụng trái thần hiệu quả trong việc khôi phục cảm giác ăn ngon cho bệnh nhân ung thư. Các gai vị giác trên lưỡi của bệnh nhân ung thư bị tổn thương nặng nề khi điều trị hóa chất khiến họ chán ăn.
Những nỗ lực đã được thực hiện để tạo ra một chất làm ngọt thương mại từ trái cây, với một ý tưởng về phát triển này cho bệnh nhân tiểu đường đã bị một bác sĩ chuyên khoa về ung thư tại Trung tâm Y khoa Mount Sinai ở Miami, Florida đã đệ đơn kiện một ứng dụng thuốc mới nghiên cứu với và Cục Quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA). Nghiên cứu của vị bác sĩ này đã tiến hành nhiều năm bắt đầu bắt đầu khởi kiện vào tháng tháng 3 năm 2009. Ông cho rằng từ các bệnh nhân ung thư dùng chất miraculin có phản ứng chống lại một hương vị kim loại trong miệng có thể là một trong nhiều tác dụng phụ của hóa trị liệu.
Gần đây, hiện tượng “Quả thần kỳ” đã được hồi sinh trong sự kiện dùng để “biến đổi vị thức ăn”. Các thức ăn chua, cay, đắng, chẳng hạn như chanh, củ cải, dưa chua, nước sốt nóng, và bia , để trải nghiệm bằng những thay đổi hương vị đã xảy ra.
d- nguồn nguyên liệu ghép gen
Các nhà khoa học Nhật Bản đang có dự tính ghép gene miraculin vào cây giấp cá để sản xuất đại trà sau khi thí nghiệm ghép gene miraculin trên vi khuẩn E. coli bị thất bại.
Năm 2006, Viện kỹ thuật học di truyền Tsukuba đã chuyển gen và trồng được loại rau xà lách chứa nhiều miraculin đến nỗi 2 g xà lách này chứa 40 mcg miraculin (tương đương với 1 trái Thần kỳ).
Ở Mỹ chất Miraculin hiện đang được sản xuất bởi cây cà chua biến đổi gen.
e- Dùng cây thần kỳ làm cây cảnh
-Cây Thần Kỳ ở Việt Nam hiện được sử dụng chủ yếu để làm cảnh thay vì làm thuốc hay thực phẩm chức năng.
-Mỹ sử dụng và trồng cây Thần Kỳ nằm trong lĩnh vực cây cảnh tại nước này.
Cây thần kỳ được du nhập vào Việt Nam
Anh Minh Nguyễn, ở ấp Chánh, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TPHCM (cạnh Miếu Bà Nháp) tự nhận mình là người đầu tiên đưa cây thần kỳ vào Việt Nam. Thực chất là món quà khoảng chục cây do một người bạn Việt kiều tặng anh cách đây hơn 13 năm.
Năm 1998, thông qua một người quen giới thiệu, gia đình anh mới biết được một loại giống cây lạ có tác dụng biến chua thành ngọt với tên gọi “cây thần kỳ”. Giống cây này vừa được chuyển từ bên Châu Phi về, tặng cho gia đình anh 10 cây trồng thử.
Minh Nguyễn tâm sự: “Lúc đầu chỉ tính trồng làm cây kiểng chơi, nhưng khoảng một năm sau, những cây thần kỳ này bắt đầu cho trái, mỗi cây đếm được trên 200 trái, hình thức giống trái cà phê. Khi hái đem cho mọi người ăn thử thấy đúng y chang như lời giới thiệu nên tôi mới quyết tâm đầu tư vào vườn cây thần kỳ!”.
Vườn cây của gia đình anh Minh Nguyễn hiện đang cho ươm trên liếp, trong bao ny lon, chậu sành… kỹ thuật ươm không khó lắm, cũng giống như các loại cây kiểng khác. Từ những cây giống này, anh bắt đầu cho nhân giống bằng cách ươm hạt và chiết cành. Đến nay cả khu vườn (2 ha) của gia đình anh đã phát triển được khoảng 10.000 cây lớn (trên 10 năm tuổi) và 300.000 cây nhỏ. Theo kinh nghiệm của chủ vườn Minh Nguyễn, thời gian sinh trưởng của loại cây này từ nhỏ đến khi ra trái trung bình khoảng 2-3 năm. Cách chăm sóc cũng khá đơn giản, chỉ cần mỗi ngày tưới nước từ 1-2 lần, còn phân bón dưỡng cây cũng giống như mọi giống cây kiểng khác.
Ngay từ khi bắt đầu triển khai nhân giống, nhiều người thân quen và khách hàng từ xa đã bắt đầu tìm đến vườn cây thần kỳ Minh Nguyễn để được tận mắt chứng kiến và thưởng thức “điều kỳ diệu” của loại trái này. Đồng thời mỗi người đều mua một vài cây về nhà trồng thử làm kiểng hoặc làm quà biếu. Minh Nguyễn cho biết, gần đây trong các lần hội chợ triển lãm, anh tích cực đem giống cây thần kỳ đi triển lãm giới thiệu về giống cây lạ và được khách hàng rất quan tâm.
Tuy nhiên, cũng trong vòng khoảng 3 năm nay anh mới chính thức bung giống cây này ra thị trường bán rộng rãi, đồng thời đang lập các nhánh vườn “vệ tinh” và đại lý phân phối để kịp phục vụ nhu cầu khách hàng khắp cả nước.
Trái thần kỳ có giá từ 5.000-15.000 đồng/trái, tùy theo từng thời điểm. Một cây giống thần kỳ nhỏ có giá từ hàng chục đến hàng trăm ngàn đồng, thậm chí có cây trị giá hàng triệu đồng, tùy theo kích cỡ, năm tuổi.
Cụ thể loại cây giống từ 4-5 lá (cao khoảng 15cm) có giá 15.000 đồng/cây, có loại 150.000 đồng hoặc 250.000 đồng/cây. Đối với loại cây từ một năm tuổi trở lên sẽ tính bằng tiền triệu.

Anh Minh Nguyễn, chủ Trại giống cây Thần kỳ Minh Nguyễn ở TP. HCM
Chính vì giá cả và tác dụng kỳ lạ, vừa trồng làm cây kiểng vừa ăn được trái như vậy nên được nhiều khách hàng ở khắp nơi đều ưa thích muốn tìm mua loại cây này về trồng. Từ nhu cầu thực tế, đến nay có một số nhà vườn trên địa bàn TP.HCM cũng đang triển khai ươm thêm cây giống thần kỳ này để bán. Tuy nhiên, theo các chủ vườn cây có thời điểm giống cây này lên cơn sốt giá nhưng không ươm kịp số lượng cây cung cấp.
Huyện Củ Chi, Hóc Môn, Q.9, TP.HCM có nhiều vườn ươm trồng cây “thần kỳ” để cung cấp cho thị trường, giá tại vườn có nhiều loại tùy theo cây lớn nhỏ. Cây có chiều cao trung bình từ 10-20 cm có giá 80.000 đồng, từ 25-35 cm là 120-180.000 đồng.
Cây đã ra hoa hoặc cho trái bói có giá từ 250-450.000 đồng, những cây đã cho trái ổn định ít nhất 1 triệu đồng/cây. Lượng cây tại những khu vườn này được người dân hiếu kì ở TP.HCM mua khá nhiều, vì đặc tính dễ chăm sóc, hầu như không có sâu bệnh và chỉ cần một chậu đất nhỏ, không chiếm nhiều diện tích, nó vẫn có thể phát triển và cho trái bình thường. Thân, lá và đặc biệt là quả của “cây thần kỳ” khi chín xum xuê và có màu đỏ tươi bắt mắt nên nó cũng được xếp vào dạng cây cảnh trồng cho đẹp. Chính vì thế, trên thị trường hiện nay loại cây này bán rất chạy và được người bán giới thiệu rất “kêu”, quảng cáo cây có nhiều tác dụng trong cuộc sống, rất nhiều công dụng được quảng cáo của loại cây này chưa hề được kiểm chứng.
Trao đổi PV Người đưa tin, anh Lợi chủ vườn trồng “cây thần kì” ở Q.9, TP.HCM cho biết hiện nay có rất nhiều nhà vườn trồng loại cây này. Mỗi ngày anh bán được khoảng 30 cây, thu khoảng 6 triệu đồng/ngày. Giá chênh lệch tùy theo người mua lấy cây với số lượng nhiều hay ít, nếu mua số lượng từ 20 cây trở lên các nhà vườn có thể giảm 20% so với giá cả ban đầu. Tuy là nhà vườn trồng “cây thần kỳ” nhưng anh và một số đồng nghiệp khác cũng chỉ biết cây này có tác dụng là khi ăn vào thì vị giác sẽ thay đổi, biến chua đắng thành ngọt, kể cả khi uống rượu bia vị giác vẫn cảm thấy ngọt như đường, còn công dụng khác như chữa bệnh, có tác dụng hạ đường huyết, trị được các bệnh đường ruột… thì chỉ nghe người ta nói chứ chưa biết rõ.
Chị Ngọc Thanh (ngụ tại Thủ Đức, TP.HCM) từng mua “trái thần kỳ” về sử dụng, vì nghe nhiều người nói quả thần kì có thể trị được bệnh đường ruột, sau nửa tháng dùng thử bệnh không hề thuyên giảm, chị cho biết trái này có lẽ không có tác dụng chữa bệnh. Một sinh viên tên Tuấn, học ở Đại học Ngân hàng TP.HCM sau khi dùng “trái thần kỳ” đã đi uống rượu cùng bạn bè. Tuấn uống rượu như uống nước lã, làm đám bạn phải một phen bất ngờ nhưng chỉ sau vài tua đã say khướt như mọi khi, tuy có sự trợ giúp của loại trái cây đánh lừa vị giác này nhưng tửu lượng của cậu sinh viên vẫn không thay đổi.
Những trường hợp như chị Ngọc Thanh và Tuấn không phải là hiếm. Đa số họ chỉ nghe tin đồn của số đông là loại trái cây này có tác dụng chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe nên mua về trồng và dùng thử. Chính vì tâm lí này mà loại cây này được bán rất chạy trên thị trường. Ngoài ra, “cây thần kỳ” cũng rất dễ trồng từ hạt, nên loại cây này ngày càng được phổ biến rộng rãi. Trong tương lai không xa, hi vọng các nhà nghiên cứu có thể cho biết thêm nhiều công dụng của loại quả xuất phát từ châu Phi này.
Gần đây, nhiều cửa hàng kinh doanh cây cảnh ở TP.HCM đang rao bán về một giống cây lạ có tên “cây thần kỳ”. Theo lời quảng cáo, ăn trái của loại cây này rồi dùng bất cứ những chất có vị chua hay đắng thì đều thấy ngọt lịm và điều ngạc nhiên hơn về tin đồn “trái thần kỳ” còn chữa được bệnh tiểu đường, cao huyết áp...
Trao đổi với PV NNVN, các nhà khoa học cho rằng, trái thần kỳ chỉ có tác dụng hỗ trợ cho những người ăn kiêng và bị bệnh tiểu đường chứ không phải là loại thuốc chữa các bệnh trên. Còn nói dùng quả thần kỳ để nâng cao tửu lượng không say thì cũng không có cơ sở, bởi lúc uống rượu ăn trái thần kỳ vào vị ngọt của nó làm bạn vô tình đưa vào thêm thân thể mình một lượng cồn lớn từ rượu bia mà không biết.
Do vậy, các nhà vườn khi sản xuất kinh doanh loại cây này cũng nên giải thích rõ ràng cho người mua hiểu, không vì lợi nhuận mà tuyên truyền về cái vị ngọt lạ để câu khách.

Hãy cảnh giác với quả lừa từ cây thần kỳ

Từ quả cây thần kỳ đánh lừa vị giác
-Theo DS Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM, trong quả của loại cây này chứa hợp chất polyphenol có tác dụng chống oxy hóa tế bào. Hàm lượng đường trong quả không cao nhưng vị ngọt rất dịu và đặc biệt. Sự kỳ diệu của quả được đánh giá cao vì khi ăn vào thì nó khiến cho toàn bộ các vị chua, cay, đắng của các loại quả hoặc thức ăn, thức uống kế tiếp đi vào miệng sẽ trở nên ngọt. Ví dụ, sau khi nếm quả thần kỳ rồi ăn quả chanh thì sẽ thấy chanh trở nên ngọt vô cùng.
Chất Miraculin trong quả cây thần kỳ là một protein không bền ở nhiệt độ cao, nó sẽ bị phân hủy khi đun nóng. Vì vậy khi nấu chín, quả sẽ không còn tác dụng trên vị giác nữa.
Theo các nhà nghiên cứu, đối với bệnh nhân tiểu đường và người ăn kiêng, quả của cây thần kỳ không có tác dụng làm hạ đường huyết nhưng vì độ ngọt của quả khiến cho bệnh nhân không muốn sử dụng thêm các chất ngọt khác. Nhờ vậy lượng đường hấp thu vào cơ thể sẽ giảm, điều này cũng tốt cho những người đang áp dụng chế độ ăn kiêng.
Đối với bệnh nhân ung thư đã và đang ứng dụng hóa trị liệu pháp, do hiệu ứng phụ của hóa chất trong máu khiến cho họ mất cảm giác ngon miệng, vị giác của họ chỉ toàn mùi và vị kim loại làm họ chán ăn. Quả cây thần kỳ có khả năng che lấp hoàn toàn vị giác khó chịu này.
“Thành phần Miraculin trong quả cây thần kỳ chỉ đánh lừa vị giác chứ không làm thay đổi cấu trúc hóa học của các thực phẩm. Do đó khi chúng ta sử dụng những chất có tính acid như chanh, giấm… với số lượng lớn (mặc dù vị giác thì nhận cảm giác ngọt nhưng bản chất nó vẫn là acid) sẽ gây tổn thương trong niêm mạc miệng và dạ dày, dẫn đến loét miệng, vòm họng và dạ dày. Vì thế cần thận trọng khi sử dụng” - DS Phụng cảnh báo.
Nguồn: Huyền Vi- Báo Pháp luật TPHCM
-Theo DS. PHAN ĐỨC BÌNH (Báo Khoa Học Phổ Thông) có lời khuyên:
Quả của cây “thần kỳ” chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện vị giác của những người bị bệnh tiểu đường, người ăn kiêng, không hề có tác dụng chữa bệnh.
Bạn có thể trồng cây Thần kỳ để dùng trái chín tươi như một chất phụ gia, làm cho thức ăn khác không ngọt trở thành ngon ngọt nhưng không hay ít năng lượng, nhờ đó không làm tăng cân, không tăng đường huyết chứ bản thân trái Thần kỳ không trị được bệnh tiểu đường và không gây giảm cân.
Hiện nay một số nơi ở Việt Nam đã nhân giống, bày bán một loại cây được cho rằng quả của nó có thể chữa bệnh tiểu đường, ung thư, giúp giảm cân, chống say rượu… Do tin vào tính chất kỳ diệu của loại cây này mà người ta đặt tên là cây “thần kỳ”.
Đến người đầu tư trục lợi đánh lừa thị hiếu người dân
Trên đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình) tập trung rất nhiều người bán cây thần kỳ con với giá 100.000-200.000 đồng/cây.
Hỏi mua vài cây thần kỳ con, một người đàn ông niềm nở chào mời: “Quả của cây này rất kỳ diệu, có thể điều trị được bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, giúp giảm cân. Một số nước trên thế giới đã thử nghiệm và có tác dụng rồi (?!)”.
Cây thần kỳ không chỉ được bày bán ở các ngả đường trong TP mà còn được nhà vườn rao bán trên mạng với số lượng lớn. Mỗi cây con tùy theo độ tuổi, có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng.
Do loài cây này mới nhập vào Việt Nam (sau năm 2000), loài cây thần kỳ này được trồng ít nhất 3 năm mới có quả đầu tiên, nếu chiết cành chỉ trong 1-2 năm là có quả. Đây là cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Tây Phi, có quả sai và dể trồng trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Vì trong buổi ban đầu lượng cây còn khan hiếm, các trang trại còn độc quyền cung ứng quả và cây con nên tranh thủ mọi cơ hội để “hốt bạc” với nhiều lời quảng cáo phóng đại về công dụng chữa bệnh nhưng thực chất quả của nó chỉ có tác dụng đánh lừa vị giác của con người mà thôi.
So với điều kiện gieo ươm bình thường ở Việt Nam, giá bán cây thần kỳ con khoảng 20.000-30.000 đồng/cây là nhà vườn đủ “hốt bạc” rồi!
Giá bán lẽ cây thần kỳ con từ 100.000 đồng trở lên là giá cắt cổ đó bà con ơi!
Sau đây là giá tham khảo của cây thần kỳ được bán ở Thành phố Hồ Chí Minh:
- Trích quảng cáo của Mạng mua bán hiệu quả Triệu Đô
BẢNG GIÁ
-Cây mầm 2 tháng tuổi, cao 6-7 cm, 1 cặp lá: 35.000 đồng/cây.
-Cây 1 năm tuổi, cao 15 cm: 100.000 đồng/cây.
-Cây 1,5 năm tuổi, cao 25 cm: 200.000 đồng/cây.
-Cây có trái quanh năm: 750.000 đồng/cây.
-Trái chín: 10.000 đồng/1 trái.
-Giảm 10% khi mua với số lượng từ 50 cây.
Hướng dẫn tận tình kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Cảm ơn quý khách đã dành thời gian liên hệ.
*Call: 0979.272.889 Mr. Tuyên.
Tài liệu tham khảo
                                                                                 Kỹ sư Hồ Đình Hải

Tài liệu đọc thêm

CÂY THẦN KỲ


tham khảo thêm thông tin tại www.caythanky.com.vn
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN, QUÝ KHÁCH ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI ĐẾN
HOTLINE : 0989.604.373 - 0933.714.279 - (08)3 718.0013 - (08)3 593.3268

MINH NGUYỄN 0989604373

ĐC : ẤP CHÁNH - XÃ TÂN XUÂN- HUYỆN HÓC MÔN - TPHCM ( CẠNH MIẾU BÀ NHÁP)CH : 153/32 NGUYỄN THƯỢNG HIỀN , P6 , Q. BÌNH THẠNH, TPHCM
CÂY THẦN KỲ TRÁI THẦN KỲ , CÂY THẦN KỲ , CÂY THẦN KỲ
CÁC SẢN PHẨM CỦA TRẠI GIỐNG CÂY THẦN KÌ MINH NGUYỄN


BẢNG GIÁ

( CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO) 

                      
Xem video: Tìm hiểu về cây thần kỳ




Xem video: Cây kỳ diệu






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét