Cây khoai từ


CÂY KHOAI TỪ

Dây khoai từ
-Tên gọi khác: Củ từ, Khoai bướu, củ chụp, thổ noãn, thổ vu (các vị thuốc).
-Tên tiếng Anh: Lesser Yam, Asiatic yam, Yams, Chinese yam, hungry yam.
-Tên khoa học: Dioscorea esculenta L.
-Tên đồng nghĩa: (không thấy)
-Các loài tương cận:
Củ nâu (Dioscorea cirrhosa).
Củ mài (Dioscorea persimilis).
Khoai mỡ (Dioscorea alata).

Phân loại khoa học


Lớp (class):
Thực vật một lá mầm (Monocots)
Bộ (ordo):
Củ nâu (Dioscoreales)
Họ (familia):
Củ nâu (Dioscoreaceae)
Chi (genus):
Củ nâu (Dioscorea)
Loài (species):

Phân bố

Họ Củ nâu (Dioscoreaceae) một H thực vật một lá mầm bao gồm khoảng 8-9 chi với 750-785 loài.
Hệ thống APG II năm 2003 đặt họ này trong bộ Củ nâu (Dioscoreales) của nhánh Một lá mầm (Monocots).
Chi Củ nâu (Dioscorea) được đặt theo tên nhà vật lí học và thực vật học Hy Lạp cổ đại Dioscorides. Chi này có trên 600 loài thực vật bản địa ở các vùng nhiệt đới và vùng có khí hậu ấm.
Một số loài trong chi Củ nâu cho củ là nguồn lương thực quan trọng ở một số nước nhiệt đới. Nhiều loài trong chi này chứa độc tố trong củ tươi nhưng độc tố này dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến nhiệt.
Các loài quan trọng nhất trong Chi củ nâu là: Củ mài, Củ mài trắng, Khoai mỡ, Khoai từ, Nầng nghệ
Khoai từ (Dioscorea esculenta) gồm có các dạng là khoai từ (củ từ), củ từ lông (có loại ít hoặc nhiều lông).
Ở Việt Nam, loại có gai (var. spinosa) phân bố ở Phú Quốc, loại không gai (var. fasiculata) phân bố rộng rãi, ngoài ra còn có củ từ nước (Dioscorea Pierrel) mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khoai từ thường dùng làm lương thực, thực phẩm và nó còn là một vị thuốc với nhiều công dụng.

Củ khoai từ

Mô tả

Cây khoai từ (Dioscorea esculenta) là loài dây leo có củ, sống lâu năm.
-Thân: Thân tròn mảnh, có gai nhỏ ở gốc, to và cong về phía trên.
-Rể: Cây thảo dây leo có củ mọc thành chùm hình cầu, dạng trứng hay có thuỳ, nhẵn hay có gai (ở một số thứ mọc hoang), có rễ cứng và biến thành gai. Củ có vỏ mỏng, trong có chất bột dính, màu ngà.
-Lá: Lá đơn, mọc so le, nhọn hay có mũi, dài và rộng khoảng 8cm; gân 9-13; phiến lá mềm có lông mi hoặc có khi nhẵn, mép nguyên.
-Hoa: Cụm hoa dạng bông mang những hoa đơn tính; cụm hoa đực dài đến 20cm, cụm hoa cái mang rất ít hoa.
-Quả: Quả nang cong xuống, có cánh rộng đến 12mm.
-Hạt: Hạt có cũng có cánh mào.

Củ khoai từ luộc

Thành phần hóa học

Về thành phần hoá học, trong 100g củ từ có 75g nước, 1,5g protit, 21,5g gluxit 1,2g xenluloza, 28mg canxi, 30mg photpho, 0,2mg sắt, 2mg vitamin C... cung cấp được 94Kcal. Như vậy, giá trị dinh dưỡng của củ từ cũng tương đương khoai tây.

Công dụng

a-Các bộ phận cây khoai từ được dùng làm rau
1-Lá và đọt non cây khoai từ được dùng làm rau
Người dân tộc ở vùng rừng núi dùng lá và đọt non cây khoai từ làm rau luộc, xào, nấu canh như các loại đọt khoai khác được dùng làm rau ở vùng đồng bằng.
2-Củ khoai từ  được dùng làm lương thực
Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn; có thể dùng độn cơm để ăn như các loại khoai.
Trong thời kỳ chiến tranh củ mài là nguồn lương thực cứu đói cho Bộ đội Trường Sơn và là thức ăn thay gạo và ngô của các đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Củ khoai từ luộc


Khoai từ lộc


Canh khoai từ
b- Củ khoai từ được dùng làm thuốc
Theo Đông y, củ khoai từ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chống mệt mỏi, ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận dương, giải các chất độc khỏi cơ thể và chữa được nhiều bệnh.
Củ từ không chỉ là một thức ăn rất tốt cho những người bị tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, hay bị táo bón, khó ngủ mà còn có tác dụng giúp cơ thể phòng chống nhiễm độc kim loại nặng từ môi trường. Cũng do tác dụng này, trước đây, củ từ đã được các thầy thuốc đưa vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân làm việc trong môi trường lao động có chất độc để bảo vệ sức khoẻ lâu dài cho công nhân.
Bộ phận dùng: Củ - Rhizoma Dioscoreae Esculentae.
Nơi sống và thu hái: Cây được trồng khắp nông thôn nước ta và nhiều nước nhiệt đới khác lấy củ ăn. Do trồng trọt lâu đời mà người ta tạo được những giống không gai và không trồng bằng hạt nữa. Ta thường trồng 2 giống: giống có vỏ mỏng và dây hơi đỏ, củ ăn ngon và giống có vỏ dày, dây trắng.
Tính vị, tác dụng: Củ từ to bằng củ khoai tây trung bình, có vỏ ngoài bong ra, tróc thành khoanh vàng đều. Thịt trắng, ngon hơn và không có vị nhạt và nhầy như khoai vạc. Củ từ có vị ngọt, the, tính hàn, nếu dùng sống thì hơi độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng nấu ăn thì ngọt ngon, không độc, bổ trường vị, dùng thay lương thực, khỏi đói. Người hư nhiệt ăn thì khỏi bệnh. Củ từ cũng có khả năng giải các loại thuốc độc; giã sống vắt lấy nước uống thì nôn ra hết chất độc mà khỏi. Thường dùng làm thuốc tiêu độc, tiêu ứ huyết, trị ho, khô cổ họng. Còn dùng nấu nước uống chữa tê thấp, các bệnh về thận, làm cho nước tiểu tốt hơn, và dùng chữa phù. Ở Ấn Độ, người ta dùng củ từ mài ra đắp trị sưng tấy.

Một số món ăn-Bài thuốc Đông y chữa bệnh từ củ khoai từ

Khoai từ không những là một món ăn dân dã quen thuộc mà còn là một vị thuốc quý có lợi cho cơ thể con người.
1-Cháo củ từ hỗ trợ chữa ung thư tử cung và dương vật (tài liệu Trung Quốc):
Nên dùng hỗ trợ trong điều trị ung thư bằng các liệu pháp truyền thống Tây y: củ từ 30g, tảo biển 10g, gạo tẻ 100g. Nấu củ từ và tảo biển với 1.500ml còn 1.000ml lọc lấy nước cốt để cho gạo nấu cháo nhừ. Ăn nóng, ngày 2 lần. Có tác dụng thanh nhiệt tán kết, chống u nhọt, ung thư. (Theo BS. Phó Thuần Hương -SK&ĐS).
2-Bánh củ từ thịt gà: Có tác dụng giải nhiệt tiêu đờm, ho nhiệt đờm đặc vàng, viêm họng khát nước viêm phổi, hoàng đản (vàng da) xuất huyết: Củ từ đã gọt vỏ 250g, thịt gà 25g, thịt heo nạc 100g, xá xíu 75g, nấm đông cô 25g, măng non 100g, bột nếp 500g, bột mì 250g, tinh bột 5g, dầu mè, mỡ heo 50g, rượu 5g, xì dầu 15g, muối 15g, tiêu bột 0,5g, đường 15g.
Cách làm: Chần măng và nấm trong nước đang sôi. Các loại thịt thái nhỏ nhào tinh bột ướt. Xào các thịt, măng, nấm, gia vị. Củ từ luộc chín trộn các loại bột, đường, muối trộn nhào kỹ dàn trên mâm đã xoa mỡ, chia làm 20 phần làm áo bánh, rán vàng. (Theo BS. Phó Thuần Hương -SK&ĐS).
3-Canh củ từ: Có tác dụng giải nhiệt, trừ đàm, tiêu tích, giảm béo. Củ từ gọt vỏ nạo cho nhuyễn, đậu phụ cắt con chì, rán vàng đều bằng dầu mè. Nấm rơm thái nhỏ, phi thơm kiệu (hoặc hành tỏi) rồi cho đậu phụ, nấm rơm, tương muối xào, chế nước vào đun sôi cho củ từ vào nấu chín bắc xuống cho rau ngổ, mùi tàu (thái nhỏ). Ăn nóng với cơm. (Theo BS. Phó Thuần Hương -SK&ĐS).
4-Giải các chất độc: Giã khoai từ sống lấy nước uống cho nôn. (Theo Huyetap.net).
5-Chống trầm cảm: Nên ăn khoai từ để tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh serotonin là chất làm cho não phấn chấn. (Theo Huyetap.net).
6-Chữa viêm họng, ho do nhiệt: Củ từ gọt vỏ 250 g, thịt gà 25 g, thịt lợn nạc 100 g, xá xíu 75 g, nấm đông cô 25 g, măng non 100 g, bột nếp 500 g, bột mì 250 g, dầu mè 50 g, rượu 5 g, xì dầu 15 g, muối 15g, tiêu bột 0,5g, đường 15 g.
Chần măng và nấm trong nước đang sôi. Các loại thịt thái nhỏ nhào tinh bột ướt. Xào các thịt, măng, nấm, gia vị. Củ từ luộc chín trộn các loại bột, đường, muối trộn nhào kỹ dàn trên mâm đã xoa mỡ, chia làm 20 phần làm áo bánh, rán vàng. (Theo Huyetap.net).
7-Giải nhiệt, tiêu đờm: Củ từ gọt vỏ nạo cho nhuyễn, đậu phụ cắt con chì, rán vàng đều bằng dầu mè. Nấm rơm thái nhỏ, phi thơm kiệu (hoặc hành tỏi) rồi cho đậu phụ, nấm rơm, tương muối xào, chế nước vào đun sôi cho củ từ vào nấu chín bắc xuống cho rau ngổ, mùi tàu (thái nhỏ). Ăn nóng với cơm. (Theo Huyetap.net).
Chú ý!
Củ từ rất tốt cho những người bị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp hoặc táo bón, khó ngủ (nhất là đối với trẻ em, người già, trường hợp chưa cần dùng thuốc an thần).
Do có tác dụng ngăn nhiễm độc nên nó được các thầy thuốc Liên Xô cũ đưa vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để bảo vệ sức khỏe lâu dài của họ.
Không ăn nhiều củ từ một lúc vì sẽ gây đầy bụng khó tiêu. Để hạn chế hiện tượng này, nên nướng qua củ từ trước khi nấu để phân hủy chất nhựa. (Theo Huyetap.net).
Để dùng khoai từ làm thức ăn an toàn hơn (không bị đầy) đã có kinh nghiệm nướng khoai từ (qua nhiệt chất nhựa của khoai bị phân hủy). Ăn ít thì nướng chín, nếu dùng nấu các món thì nướng qua rồi mới nấu.
 (Theo BS. Phó Thuần Hương -SK&ĐS).
Các tài liệu cần đọc thêm
                                                                              Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét