Cây mướp rồng Nhật Bản


CÂY MƯỚP RỒNG NHẬT BẢN

Cây mướp rồng Nhật Bản


Quả mướp rồng Nhật Bản

-Tên gọi khác: Mướp Nhật, Mướp rồng.
-Tên tiếng Anh: Snake gourd, Bottle gourd, Calabash gourd,White-flowered gourd, Opo squash, Long melon. 
-Tên khoa học: Lagenaria vulgaris Ser.
-Tên đồng nghĩa:
Cucurbita siceraria Molina, Sag. Stor. Nat.
Cucurbita lagenaria (L.) L.
-Các loài tương cận:
Lagenaria breviflora
Lagenaria guineensis

Phân loại khoa học


Lớp (class):
Thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida)
Bộ (ordo):
Bầu bí (Cucurbitales)
Họ (familia):
Bầu bí (Cucurbitaceae )
Chi (genus):
Bầu (Lagenaria)
Loài (species):
Lagenaria vulgaris Ser.

Phân bố

Theo Hệ thống phân loại APG III (2009):
Bộ Bầu bí (Cucurbitales) có 8 Họ (familia), 109 Chi (genus) với khoảng 2.600 loài (species). Bộ này chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với nhiều dạng dây bò, dây leo, cây bụi và cây thân thảo.
Họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có 125 Chi với khoảng 960 loài. Hầu hết là những loài dây leo sống hàng năm và dây leo thân gổ sống nhiều năm. Chúng phân bố trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, rất nhạy cảm với sương giá. Đây là Họ quan trọng trong cung cấp rau thực phẩm và dược liệu cho con người.
Trong Họ bầu bí có hai chi quan trọng là Chi bầu (Lagenaria) và Chi bí (Cucurbita).
Chi bầu (Lagenaria) có 7 loài với hàng chục phân loài và giống khác nhau.
Chi bầu phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và kể cả vùng ôn đới.Đặc diểm của Chi bầu là khi chín vỏ quả hóa gổ cứng.
Loài bầu (Lagenaria vulgaris) là loài bầu thông dụng, dùng làm rau ăn quả phổ biến trên thế giới với nhiều phân loài khác nhau.
Cây Mướp rồng Nhật Bản thực ra là một số giống của loài bầu (Lagenaria vulgaris Ser.) có quả dài. Cây thân leo thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Nó giống quả mướp, được nhập giống từ Nhật Bản và được trồng ở nước ta từ rất nhiều năm trước nên nhiều người gọi là mướp Nhật.
Tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hoà Bình, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn... thỉnh thoảng thấy bà con bày bán dọc đường và gọi là quả chút chít với giá khoảng 6-7 ngàn đồng/kg. Loại quả này cũng thấy trồng nhiều trong các vườn nhà ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng để làm rau ăn và bán cho các nhà hàng, khách sạn làm món luộc đặc sản với giá khá cao: 10-12 ngàn đồng/kg.
Mướp rồng Nhật Bản có nhiều giống với kích thước và màu sắc khác nhau, là những giống lai tạo mới được nhân rộng ở Việt Nam để trồng làm rau sạch cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng…
Nguồn: Theo Báo Nông nghiệp, KHKTNN
Chú ý! Đừng lầm lẩn cây Mướp rồng Nhật Bản với các loài cây sau đây:
1-Cây mướp rừng hay Cây Lắc lày (Cardiopteris quinqueloba Hassk.) thuộc Họ Ti dực (Cardiopteridaceae), Bộ Nhựa ruồi (Aquifoliales) có loại quả dài giống như cây Mướp rồng Nhật Bản nhưng không liên quan về chủng loại.
2-Một loài mướp rừng khác có tên là Bí rắn với tên khoa học là (Trichosanthes cucumerina L.), thuộc Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae), Bộ Bầu bí (Cucurbitales) có nguồn gốc ở Ấn Độ và được nhập nội vào trồng ở Việt Nam với tên gọi là “Bầu rắn” (snake gourd) giống như Mướp rồng Nhật Bản nhưng thuộc chi khác.
3-Mướp rừng chỉ Loài quả dẹp có khía giống như quả bí rợ (Godgsonia macrocarpa) thuộc Chi Hodgsonia, Họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Mô tả

Một vài đặc điểm của cây Mướp rồng Nhật bản:
-Lá, thân và các tay cuốn giống cây bầu nhưng trơn, không có lông.
-Dùng tay vò nhẹ lá có mùi đặc trưng của cây bầu.
-Hoa nhỏ, màu trắng, gồm cả hoa đực, hoa cái.
-Quả màu xanh có xen những sọc trắng chạy dọc theo thân quả, dài từ 15 đến 20cm, đường kính chỗ lớn nhất khoảng 3-3,5cm và thót nhọn 2 đầu, nhất là phần đuôi quả. Ruột đặc như ruột bầu, không có mạng xơ như mướp ta. Khi chín già mỗi quả có vài ba hạt giống dạng hạt bầu màu nâu hoặc đen.
Quả dùng làm rau ăn lúc còn non, hạt nhỏ, vỏ mềm, tỷ lệ đường cao, có vị ngọt.

Quả bầu, mướp ta và mướp Nhật


Các đoạn quả mướp rồng Nhật Bản

Thành phần hóa học

Theo phân tích của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USAD), thành phần trong 100 gam quả bầu luộc (không có muối) như sau:

Giá trị dinh dưỡng trên 100 g bầu luộc
63 kJ (15 kcal)
3,69 g
1,2 g
0,02 g
0,6 g
0,029 mg (3%)
0.022 mg (2%)
0,39 mg (3%)
Pantothenic acid (B 5 )
0,144 mg (3%)
0.038 mg (3%)
Folate (vit. B 9 )
4 mg (1%)
8,5 mg (10%)
24 mg (2%)
0,25 mg (2%)
11 mg (3%)
0.066 mg (3%)
13 mg (2%)
170 mg (4%)
2 mg (0%)
0,7 mg (7%)
Ghi chú: % là tỷ lệ so với nhu cầu hàng ngày của người lớn.
Giống như trong các loại quả trong Họ Bầu bí, trong quả mướp rồng Nhật Bản có chứa chất độc cucurbitacins, đó là chất tetracyclic triterpenoid cucurbitacins được biết là gây độc tế bào , chính chất này có vị đắng như trong quả dưa chuột. Chất này sẽ mất đi khi được đun nóng, do đó tốt nhất là ăn rau quả từ cây mướp rồng phải nấu chín.

Công dụng

a-Đọt và lá non của cây mướp rồng Nhật Bản được dùng làm rau
Đọt và lá non của cây mướp rồng Nhật Bản không độc, có nhiều chất bổ dưỡng. Có thể thu hái dùng để luộc, xào, nấu canh.
Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hoặc nấu canh ăn như rau Mồng tơi. 
b-Quả cây mướp rồng Nhật bản được dùng làm rau thực phẩm
Mướp rồng Nhật Bản có vị thơm đặc trưng, ta dùng được bằng nhiều cách. Xào tái với thịt bò, nấu chanh cùng thịt, cá, làm rau nộm(gỏi) cho thêm ít đậu phộng rang, dầu giấm. Nếu dùng không hết có thể xắt phơi tái muối dua ăn ngon tuyệt vời, đúng là (miệng nhai tai nghe) nếu ai đã thưởng thức thì không bao giờ quên vị ngon, mát và bổ, giàu chất ding dưỡng.

Món gỏi mướp rồng Nhật Bản


Món mắm nêm với mướp rồng luộc
c-Công dụng khác của cây mướp rồng Nhật Bản
Quả mướp có hình dạng đẹp mắt có thể để làm cảnh, già vẫn ăn được không như loại mướp hương của VN, già là bỏ. 

Cách trồng cây Mướp rồng Nhật Bản

Ông Cao Viết Nhẫn ở thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, ông cho biết:
Giống mướp này dễ trồng, mọc khoẻ và rất sai quả như các giống mướp ta.
Thời vụ để trồng bầu tốt nhất là từ tháng 10 đến tháng 12 và nếu chăm sóc tốt cây sẽ cho nhiều quả, ít ruột, năng suất cao, cho thu hoạch vào tháng 4, tháng 5. Tuy nhiên, rải rác ở một số nơi cũng thấy trồng nhiều lứa quanh năm để lấy rau ăn. Cũng như các cây thuộc họ bầu bí khác Mướp rồng Nhật Bản không chịu được đất úng ngập, hoặc đất qúa ẩm ướt, dễ bị thối rễ, thối cây do đó nên trồng ở những nơi đất cao ráo, dễ thoát nước. Vì loại bầu này ra nhiều quả và hầu như ra quả liên tục do đó nên bón nhiều phân lót, đặc biệt là phân chuồng hoai mục và thỉnh thoảng nên bón thêm phân kali. Có thể gieo liền chân mỗi hố 2-3 hạt, đến khi mọc tỉa bớt chỉ giữ lại 1 cây mọc khoẻ hoặc gieo ươm hạt trong túi bầu rồi mới trồng sang các hố đã được đào sẵn, bón phân lót từ trước.
Khi trồng cần làm giàn như giàn bầu, giàn mướp cho cây leo sẽ cho nhiều quả. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì khi cây mướp Nhật mọc dài khoảng 2-3m lấy kéo cắt hết đầu các tay cuốn và cuộn thành các vòng nhỏ có đường kính khoảng 20cm, đặt xuống các hố được đào sẵn bên cạnh gốc và lấp đất tơi mỏng lên. Phần còn lại của ngọn mướp dài khoảng 1m bắt cho leo lên giàn. Sau một thời gian rễ ở các đốt ở phần dây chôn dưới đất bắt đầu nhú ra ta bón thêm phân chuồng hoai mục cộng thêm đạm và kali nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho mướp ra nhiều quả và thời gian ra quả kéo dài.
Là loại cây thích hợp ở vùng nhiệt đới, ra hoa và kết trái quanh năm, cho năng xuất rất cao, 1 gốc cây được chăm bón phân và nước đầy đủ thì một vụ có thể cho ta tới 50-70kg quả. Mỗi quả dài từ 1.2m đến 1.5 m, nặng từ 1 đến 3kg, đặc biệt loại cây này thường xuyên chăm sóc sẽ cho quả từ tháng 2 đến tháng 10, 11.
Cách để giống: Nên chọn những quả ra ở lứa thứ nhất, thứ nhì, những quả to, đều để cho chín già tới khi cây bầu tàn mới thu hái. Cách bảo quản hạt giống tốt nhất là cắt quả đem về phơi cho thật khô, sau đó đem treo vào gác bếp cất đi, đến vụ sau lấy hạt để gieo.
Nguồn: Theo Báo Nông nghiệp, KHKTNN
Dàn mướp rồng Nhật Bản


Quả mướp rồng Nhật Bản

Các tài liệu cần đọc thêm

                                                                                Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
8-http://quanghuygarden.blogspot.com/.../trong-muop-rong-nhat-ban.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét