Nguồn thực phẩm giàu chất Glucid cần cho con người
Nguồn thực phẩm giàu glucid
Glucid là thuật ngữ hóa học chỉ chung các hợp chất
các bon có cấu tạo từ 1 đến nhiều phân tử glucose theo chuổi mạch thẳng từ
đường đơn, đường đôi, đường đa, tinh bột cho đến xenlulo. Được gọi chung là
hydrate cacbon hay chất đường bột.
Chất đường bột sẽ cung cấp năng lượng
chính trong bữa ăn, giúp người no lâu. Glucid chủ yếu do ngũ cốc, rau, củ, quả cung
cấp. Năng lượng do glucid tạo nên chiếm khoảng 55-60% tổng số năng lượng trong
khẩu phần ăn của loài người hiện đại.
Trong thành phần glucid, chất xơ (xenllulose) cũng đóng vai trò rất
quan trọng vì nó giúp điều hòa nhu động ruột và chống táo bón. Người mắc bệnh đái tháo đường cần ăn ít đường bột hơn những người
khác, nhất là các loại đường hấp thụ nhanh và cần chia làm nhiều bữa nhỏ trong
ngày. Trái lại, những người khác, nhất là các bà mẹ không
nên cho trẻ em ăn bánh kẹo, quả ngọt hoặc đồ uống có đường
trước giờ ăn chính vì nó sẽ bị “lửng dạ” mất cảm giác đói, khi đến giờ ăn chính sẽ không ăn được
nhiều thức ăn khác cần hơn.
+Nhu cầu về chất đường, bột (Carbohydrate)
Carbohydrates là thuật ngữ phổ biến nhất trong hóa sinh , nó là một từ đồng nghĩa với saccharide. Các carbohydrate (saccharides) được chia
thành 4 nhóm hóa học: monosacarit , disaccharides , oligosaccharides và
polysaccharides.
Trong khoa học thực phẩm carbohydrate
thường chỉ các thực phẩm giàu
carbohydrate phức tạp như tinh bột (như ngũ cốc , bánh mì và mì ống)
hoặc các carbohydrate đơn giản, như đường (tìm thấy trong kẹo , mứt , và món tráng
miệng).
Chất đường bột có chủ yếu trong thực vật, mỗi ngày
chất đường, bột cung cấp từ 70-90% nhu câu năng lượng cho con người.
Chất đường, bột (Carbohydrate) là một hợp chất hữu cơ với các công thức tổng quát Cm(H2O)n , là những chất chỉ bao gồm carbon (C) , hydro (H) và oxy (O) ,
với oxy nguyên tử hydro: tỷ lệ 2:1 (như trong nước). Tuy nhiên, có trường
hợp ngoại lệ như đường deoxyribose , một thành phần của DNA, trong đó có công
thức thực nghiệm là C5 H10O4.
Nói chung, các đường đơn (monosacarit) và đường đôi (disaccharides),
là những carbohydrate có trọng lượng phân tử thấp hơn, thường được gọi là
đường. Các loại đường đơn giản như đường đơn và đường đôi trong danh pháp khoa
học thường kết thúc bằng hậu tố ose.Ví dụ như đường glucose (C6H12O6)
trong máu là một monosaccharide, đường mía sucro (C12H22O11)
là disaccharide.
Các Carbohydrates phức tạp hơn được gọi là đường
đa (Polysaccharides) gồm có tinh bột và chất xơ hòa tan (chất xơ tiêu hóa) cung
cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
Ngoài ra trong đường đơn còn có Monosaccharide
ribose 5 carbon là một thành phần quan trọng của coenzyme (ví dụ, ATP , FAD và
NAD ) và nằm trong bộ khung của các phân tử di truyền được gọi là RNA. Liên quan deoxyribose là một thành phần của DNA. Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng được cung cấp
từ những tế bào thực vật và động vật.
+Các chất đường đơn (monosacarit)
Các chất đường đơn (monosacarit) là cacbohidrat
đơn giản nhất chứa 1 gốc glucozơ (C6H10O5)
không thể thủy phân được nữa (không tham gia phản ứng thủy phân). Gồm có:
1-Đường Glucose (C6H12O6)
-Tính chất vật lý: chất kết tinh, không màu, có 2
nhiệt độ nóng chảy, dễ tan trong nước, có vị ngọt.
-Trạng thái tự nhiên: có trong hầu hết các bộ phận
của cây (lá, hoa, rễ) và trong quả chín, nhất là quả nho chín.
-Trong người: Đường gluco có khoảng 0,1% trong máu
người. Dung dịch glucose 5% được dùng để truyền cho bệnh nhân.
-Trong cây: Trong cây xanh, gluco được tổng hợp do
phản ứng quang hợp, có nhiều trong dịch lá cây.
- Là chất đồng phân của đường glucose.
-Tính chất vật lý: fructose là chất kết tinh, dễ
tan trong nước. Trong dung dịch, fructose tồn tại chủ yếu ở 2 dạng mạch vòng.
-Trạng thái tự nhiên: fructose có nhiều trong mật
ong, trái cây chín. Fructose còn được gọi là đường mật ong
+Các loại đường đôi (disacharit)
Là cacbohidrat khi thủy phân sinh ra 2 phân tử
monosaccarit. Gồm có:
1-Sacharose (C12H22O11)
-Công thức cấu tạo: sacharose được cấu tạo bởi 2
gốc là α–glucose và β–fructose.
-Tính chất vật lý: sacharose là chất kết tinh,
không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. Saccarozơ tồn tại dưới dạng mạch vòng.
-Trạng thái tự nhiên: sacharose có nhiều trong cây
mía, củ cải đường, thốt nốt (đường phèn là đường mía kết tinh ở nhiệt độ thường
dưới dạng tinh thể lớn, đường cát là đường mía kết tinh có lẫn tạp chất màu
vàng, đường kính là sacharose ở dạng tinh thể nhỏ).
-Ứng dụng: sacharose dùng làm thực phẩm, bánh kẹo,
nước giải khát, đồ hộp, pha chế thuốc.
2. Mantose (C12H22O11)
-Là chất đồng phân của đường sacharose.
-Công thức cấu tạo: mantozơ được cấu tạo bởi 2 gốc
α−glucose (1 gốc α−glucose có thể mở vòng tạo ra nhóm –CHO). Mantozơ tồn tại
dưới dạng mạch vòng.
+Các loại đường đa (Polysacharit)
Là các cacbohidrat phức tạp mà khi thủy phân đến
cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.
1-Tinh bột (C6H10O5)n
-Công thức phân tử: (C6H10O5)n
(có phân tử khối rất lớn).
-Công thức cấu tạo: tinh bột là hỗn hợp 2
polisaccarit là amilose (mạch thẳng, xoắn lại thành hình lò xo) và amilopectin
(mạch phân nhánh), cả 2 đều được cấu tạo bởi các gốc α−glucose (không có nhóm
–CHO).
-Tính chất vật lý: tinh bột là chất rắn vô định
hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng tạo thành
dung dịch keo nhớt (hồ tinh bột).
-Trạng thái tự nhiên: tinh bột có nhiều trong các
loại hạt, củ và quả.
-Ứng dụng: tinh bột dùng làm thực phẩm, dùng sản
xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.
2. Chất xơ (Xenlulose) (C6H10O5)n
-Công thức phân tử: (C6H10O5)n,
(có phân tử khối rất lớn, lớn hơn phân tử khối của tinh bột).
- Công thức cấu tạo: xenlulose được cấu tạo bởi
các gốc β−glucose, tạo thành mạch không phân nhánh, không xoắn, mỗi mắt xích có
3 nhóm –OH nên có thể viết công thức cấu tạo của xenlulose là [C6H7O2(OH)3]n
(không có nhóm –CHO).
- Tính chất vật lý: xenlulozơ là chất rắn hình
sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước (kể cả nước nóng),
không tan trong ete, benzen, etanol…
-Trạng thái tự nhiên: xenlulozơ là thành phần
chính của màng tế bào, có nhiều trong bông, đay, gai, tre, nứa, gỗ.
-Ứng dụng: xenlulozơ dùng làm vật liệu xây dựng,
đồ dùng gia đình, sản xuất giấy, tơ nhân tạo (tơ visco, tơ axetat, chế tạo phim
ảnh).
Chế độ ăn uống chất xơ là một carbohydrate (hoặc
một polysaccharide) vẫn chưa được hấp thụ ở người và trong một số loài động
vật.
Chất xơ bao gồm chủ yếu là cellulose , một polymer
carbohydrate lớn là khó tiêu hóa vì con người không có các enzym cần thiết để
tách rời nó.
Chất xơ có 2 loại: chất xơ hòa tan và không hòa
tan.
Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây (đặc biệt là mận ,
mận khô , quả sung ), và rau quả là nguồn chất xơ tốt. Chất xơ quan trọng cho bộ máy
tiêu hóa ở con người, được cho là làm
giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Vì tác động cơ học, nó có thể giúp giảm táo bón
và tiêu chảy. Chất
xơ giúp ích cho đường ruột, đặc biệt là kích thích nhu động ruột. Một số sợi
hòa tan sản xuất chất gel có độ nhớt cao làm cho thức ăn di chuyển nhanh hơn
trong đường ruột. Ngoài ra, chất xơ, đặc biệt là từ ngũ cốc nguyên hạt, có thể
giúp giảm thất thoát insulin và làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường typ 2.
Nói chung Carbohydrates thực hiện nhiều vai
trò nhiều trong các sinh vật sống. Polysaccharides phục vụ cho việc
lưu trữ năng lượng (ví dụ, tinh bột và glycogen ), và như các thành phần cấu
trúc (ví dụ, cellulose trong thực vật và chitin trong động vật chân đốt). Saccharides và các dẫn xuất của chúng bao gồm
nhiều phân tử sinh học quan trọng khác đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
miễn dịch, thụ tinh, ngăn ngừa sinh bệnh, đông máu, và phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét