VAI TRÒ CỦA CHẤT XƠ
TRONG BỘ MÁY TIÊU HÓA Ở NGƯỜI
Trong các bộ phận ăn được của thực
vật như lá, hoa, quả, củ, hạt có một phần chất xơ ít hay nhiều tùy theo loại.
Chất xơ chủ yếu là xenlulo và hemi xenlulo cấu tạo nên vách tế bào thực vật,
lignin là chất lấp đầy giữa các thành tế bào, xylem trong mạch gổ, một số
polysaccharid không hòa tan, arabinoxylan, dextrin, inulin, lignin, sáp, chitins , pectin ,
beta-glucans ,
và oligosaccharides...Các chất xơ có nhiều
trong các bộ phận già hay trong các phần xơ cứng của rau, quả. Nó được cung cấp
cho cơ thể qua thức ăn từ thực vật.
Chất xơ thực vật chia thành hai loại:
1-Chất xơ hòa tan (Prebiotics):
Là thành phần không tiêu hóa được của
thức ăn từ thực vật như beta-glucans , và oligosaccharides, dextrin, inulin...
nhưng chúng tan được trong nước và biến dạng thành chất gom giúp cho gắn kết
các chất xơ không hòa tan thành khối mềm và có độ trơn để khối thức ăn dịch
chuyển theo nhu động ruột, rât cần thiết cho đường tiêu hóa ở động vật linh
trưởng và con người.
Hiện nay chất xơ hòa tan được khai thác như một loại thực phẩm chức năng
gọi là chất tiền sinh học (prebiotics) để bổ sung vào thực phẩm chế biến giúp
cho bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt khi con người không có điều kiện ăn nhiều
chất xơ từ thực vật.
Nguồn chất xơ hòa tan có trong hạt
đậu nành, lúa mì, lúa mạch, yến mạch nguyên hạt và trong hoa cây artiso, rể rau
diếp xoăn, củ tỏi, củ hành, măng tây, cám lúa mì...
Sau đây là danh sách 10 cây chứa
chất xơ hòa tan cao nhất đang được khai thác để lấy chất prebiotics dùng trong
sản xuất thực phẩm chức năng.
Thực phẩm
|
Chất xơ hòa tan
|
Nhu cầu ăn hàng
ngày
Để đạt khoảng 6
gam
|
Rể rau diếp xoăn nguyên
|
64,6%
|
9.3 g
|
Hoa cây
Artiso nguyên
|
31,5%
|
19 g
|
Cây Bồ công anh nguyên
|
24,3%
|
24.7 g
|
Củ tỏi ta nguyên
|
17,5%
|
34,3 g
|
Củ tỏi tây nguyên
|
11,7%
|
51.3 g
|
Củ hành nguyên
|
8,6%
|
69.8 g
|
Củ hành chín
|
5%
|
120 g
|
Măng tây nguyên
|
5%
|
120 g
|
5%
|
120 g
|
|
Hạt lúa mì chưa xay, nấu
|
4,8%
|
125 g
|
Chuối chín nguyên
|
1%
|
600 g
|
Trong hầu hết
các loại rau, quả đều có tỷ lệ chât xơ hòa tan nhất định.
Nguồn giàu chất xơ hòa tan gồm: bột yến mạch, ngũ cốc yến mạch, đậu lăng, táo, cam, lê, cám
yến mạch, dâu tây, các loại hạt, hạt lanh, đậu, đậu Hà Lan khô, quả việt quất,
psyllium, dưa chuột, cần tây, và cà rốt.
Hàng ngày nên ăn
các loại rau, quả như những quả thịt mọng nước gồm nho, dâu, mận...Các loại đậu (đậu
Hà Lan , đậu
nành , lupins và đậu khác)
còn nguyên hạt đã nấu chín. Các loại hạt ngũ cốc như ngô, yến mạch , lúa
mạch đen , lúa
mạch, gạo lứt, lanh, hạt sen và hạt cây gai dầu…ở dạng nguyên hạt
nấu chín. Một số trái cây và nước ép trái cây (bao gồm nước trái cây mận, mận, dâu , chuối , táo
và lê …).
Củ và các
loại rau củ như khoai
lang, khoai tây, khoai sọ, hành tây, tỏi, củ kiệu, củ sắn, củ đậu…để
cung ứng chấtt xơ và chất xơ hòa tan.
2-Chất xơ không hòa tan
Các chất xơ không hòa tan chiếm tỷ lệ lớn trong
thành phần chất xơ không hòa tan. Đó là những chất saccharid không hòa tan
như xenlulo, hemi xenlulo, arabinoxylan,
lignin, sáp, chitins , pectin…
Các chất xơ không hòa tan có nhiều trong các bộ phận già hay trong các phần
xơ cứng của rau, quả. Nó được cung cấp cho cơ thể qua thức ăn từ thực vật.
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét