Loài người biết ăn thịt từ khi biết tạo ra lửa


Loài người biết ăn thịt kể từ khi biết tạo ra lửa

 Ảnh thổ dân ở một đảo Nam Thái Bình Dương mài đá tạo lửa

a-Loài người không phải là động vật thích nghi ăn thịt.

Những cuộc nghiên cứu gần đây của các khoa học gia đã chứng minh rằng trên phương diện sinh lý, con người khác với động vật ăn thịt. Thí dụ ăn rau đậu giúp ích cho cơ thể của con người, làm  cho có thêm sức khỏe và sống lâu hơn. Các cuộc thí nghiệm  dựa vào hai yếu tố: cấu trúc của cơ thể con người theo giải phẫu học và thứ hai và tiến trình tiêu hóa của  rau và  thịt trong cơ thể của con người.
1-Bàn tay của loài người không phải để săn bắt động vật
Bàn tay của loài người không có móng vuốt sắc bén nên chỉ dùng để hái trái, dùng công cụ để sản xuất và thu hoạch các sản phẩm từ thực vật để tạo cái ăn.Trong khi loài động vật ăn thịt tứ chi có móng vuốt rất bén nhọn và rất mạnh mẽ để vồ mồi và xé thịt.
2-Hàm răng của lài người giống như hàm răng của động vật ăn rau quả.
Răng của loài người được cấu tạo môt cách đặc biệt giống như răng của các loài động vật ăn thảo mộc, dùng để nghiền  nhai nát các thức ăn. Loài người và loài động vật ăn thảo mộc không có răng cửa và răng nanh bén nhọn và đủ sức mạnh như loài động vật ăn thịt, nhưng có răng hàm  xương quai hàm để nhai theo cử động chiều ngang và qua lại. 
3-Cấu trúc và chức năng của đường ruột
Trong bao tử của loài động vật ăn thịt, dịch tiêu hóa chứa đến 10 lần lượng acid clohydric  nhiều hơn ở trong bao tử của loài động vật ăn rau quả và loài người. Sự khác biệt chủ yếu trong bộ phận tiêu hóa của loài động vật ăn rau quả và loài người với loài động vật ăn thịt là đường ruột, nơi thức ăn được tiêu hóa để biến thành dưỡng chất rồi được hấp thụ vào máu.
Sau khi màng ruột đã tinh lọc lấy chất dinh dưỡng rồi, chất cặn bã còn lại sẽ tích lũy lâu trong cơ thể và sẽ sinh ra nhiều độc tố, nguyên nhân và mầm móng gây ra các bệnh tật nguy hiểm.
Để giúp loài thú có thói quen ăn thịt ít bị các chứng bịnh hiểm nghèo, đường tiêu hóa của chúng chỉ dài gấp 3 lần chiều dài của cơ thể. Trong khi đó đường tiêu hóa của loài người và loài động vật ăn rau quả thì dài gấp 6 lần chiều dài của thân thể. Vì thế chất cặn bã ở trong ruột của loài thú ăn thịt sẽ được bài tiết ra ngoài nhanh chóng hơn, khỏi bị nhiễm trùng vi sự thối rã của thức ăn. Trong khi đó chúng sẽ ở lại trong ruột của loài người và loài động vật ăn cây cỏ lâu hơn để tiêu hóa được hoàn chỉnh, nếu ăn nhiêu thịt sẽ sinh ra độc tố nhiều hơn.

b-So sánh sự khác biệt giữa Bộ máy tiêu hóa của loài người với Bộ máy tiêu hóa của động vật ăn rau quả và động vật ăn thịt.

Những nghiên cứu chứng minh là trên phương diện giải phẫu học và sinh lý học, con người khác với động vật ăn thịt. Thí dụ dạ dày người và động vật ăn thực vật thì dài và chứa ít muối acid và pepsin còn động vật ăn thịt thì bao tử hình cái túi và chứa 10 lần muối acid cho phép tiêu hóa xương và cơ thịt súc vật.
Ruột của người và loài động vật ăn thực vật thì rất dài và có diện tích rất lớn trong lúc ruột loài ăn thịt thì ngắn và láng để cho thịt thối rữa thoát ra ngoài nhanh chóng. Ngoài ra trong khi hấp thụ thịt, những độc tố trong quá trình thối rữa, sẽ có nguy cơ làm hại thận và gây ra chứng bệnh thống phong (goutte), bệnh viêm khớp (arthrite), thấp khớp (rhumatise) hay ung thư (cancer). Nhà nghiên cứu người Thụy Ðiển Karl von Linne nói về chủ đề này.

CON NGƯỜI
ĐỘNG VẬT ĂN
RAU QUẢ
ĐỘNG VẬT ĂN THỊT
Tứ chi chỉ có móng cong, không có vuốt nhọn. Không có kỹ năng săn bắt trực tiếp động vật lớn.
Tứ chi chỉ có móng cong, không có vuốt nhọn. Không có kỹ năng săn bắt trực tiếp động vật lớn.
Tứ chi chỉ có vuốt nhọn. Có kỹ năng săn bắt trực tiếp động vật lớn.



Ðổ mồ hôi bằng da
Ðổ mồ hôi bằng da
Ðổ mồ hôi bằng lưỡi



Hàng triệu lỗ chân lông
Hàng triệu lỗ chân lông
Không có lỗ chân lông



Răng  bằng phẳng và răng hàm dẹp để nhai kỹ thức ăn. Thích nghi ăn thực vật.
Răng  bằng phẳng và răng hàm dẹp để nhai kỹ thức ăn. Thích nghi ăn thực vật.
Răng nanh bén và nhọn để xé thịt. Răng hàm nhọn. Thích nghi ăn động vật



Tuyến nước bọt rất phát triển để tiêu hóa trước hạt và trái cây
Tuyến nước bọt rất phát triển để tiêu hóa trước hạt và trái cây
Tuyến nước bọt nhỏ không ích lợi



Nước miếng có tính kiềm với số lượng lớn ptyalin
Nước miếng có tính kiềm với số lượng lớn ptyalin
Nước miếng có tính acid không có ptyalin cho sự tiêu hóa trước (prédigestion)



Muối acid trong bao tử chứa 10 lần ít hơn nơi động vật ăn thịt.
Muối acid trong bao tử chứa 10 lần ít hơn nơi động vật ăn thịt.
Số lượng lớn muối acid trong bao tử để tiêu hóa xương và thịt.



Ruột dài hơn chiều dài cơ thể gấp 6 lần.  Trái cây và rau cỏ phân rã chậm hơn thịt
Ruột dài hơn chiều dài cơ thể gấp 6 lần.  Trái cây và rau cỏ phân rã chậm hơn thịt
Ruột chỉ dài hơn chiều dài cơ thể gấp 3 lần để thải  nhanh chóng chất thịt đang thối rữa.



Xương hàm mở chiều dọc lẫn chiều ngang để nghiền thức ăn.
Xương hàm mở chiều dọc lẫn chiều ngang để nghiền thức ăn.
Xương hàm chỉ mở theo chiều dọc để cắn hay xé.

c- Loài người biết ăn thịt sau khi biết sáng tạo ra lửa

Do điều kiện khám phá tự nhiên, phát triển sản xuất, dân số tăng và điều kiện xã hội làm cho loài người hiện đại trở thành động vật ăn tạp.
Loài người nguyên thủy vốn là động vật ăn thực vật, chỉ có loài người hiện đại mới chuyển từ động vật ăn thực vật thành động vật ăn tạp. Sự thay đổi này bắt đầu từ khi loài người biết tạo ra lửa.
Các nhà khảo cổ Israel có lẽ đã phát hiện ra bằng chứng cổ nhất về việc sử dụng lửa của tổ tiên con người. Alperson và đồng nghiệp đã tìm ra bằng chứng thuyết phục rằng một trong những tổ tiên của chúng ta đã sử dụng lửa cách đây 790.000 năm tại Gesher Benot Ya’aqov. Trong khi đó, bằng chứng kiểm soát lửa cổ nhất tại châu Âu có niên đại chừng 500.000 năm.
Nhóm nghiên cứu của Alperson đã phân tích 500.000 mẩu gỗ và gần 36.000 mẩu đá lửa từ một địa điểm có lẽ đã từng là khu định cư của giống người Homo erectus. Khu định cư này nằm trên bờ của một vùng hồ cổ. Họ kiểm tra đá lửa bởi nó được sử dụng để làm công cụ và có những lỗ đặc trưng khi tiếp xúc với lửa.
Nhiều mẩu bị cháy nằm tập trung trong hai địa điểm mà nhóm nghiên cứu tin là nền lò sưởi cổ. Tỷ lệ mẩu gỗ và đá lửa bị cháy rất thấp - chừng 4% đối với gỗ và 2% đối với đá lửa. Alperson nói: "Nếu đó là đám cháy tự nhiên, tỷ lệ phần trăm vật chất bị cháy sẽ cao hơn nhiều".
Bằng chứng loài người đã biết dùng lửa cách nay 790.000 năm là thời điểm sớm nhất mà các nhà khoa học đã phát hiện. Nhờ có lửa loài người cổ ngoài việc bảo vệ con người chống lại động vật hoang dã, lửa hẳn đã giúp họ nấu thức ăn, sưởi ấm trong mùa đông và có lẽ trong cả việc cải tiến vũ khí.
Chris Stringer thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London cho rằng việc sử dụng lửa đã làm cho đời sống xã hội của các họ người trở nên phong phú. Họ có thể tập trung quanh các đống lửa trại, thức khuya hơn và giao tiếp với nhau nhiều hơn trước. Ông cũng chỉ ra rằng việc sử dụng lửa đầu tiên tương quan với thời điểm các giống người tiến vào những khu vực lạnh hơn như Châu Âu và miền Bắc Trung Quốc. Như vậy, lửa đã giúp họ khám phá những môi trường mà trước đây quá khắc nghiệt.
Cũng chính nhờ biết sử dụng lửa mà loài người đã chuyển từ động vật ăn thực vật sang có khả năng ăn thịt chín. Từ đó dần dần trở thành động vật ăn tạp, tuy nhiên bộ máy tiêu hóa của loài người hiện đại vẩn còn bản chất của động vật ăn thực vật.
 Việc tăng dân số và nhờ có lửa, thịt động vật được nướng hoặc nấu chín trước khi ăn xem như nguồn thực phẩm bổ sung cho khẩu phần ăn của con người.
Chính vì sự giảm bớt nguồn thức ăn từ thực vật và rau quả, tăng cường ăn thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt và hải sản nên dẫn đế những vấn đề bất cập trong chế độ ăn uống của con người hiện nay.
                                                                                                   Kỹ sư Hồ Đình Hải

Xem Video: Tìm hiểu một số cách tạo ra lửa của người tiền sử






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét