LỤC BÌNH
-Tên gọi khác: Bèo
Nhật Bản, Bèo Tây, Phù bình
-Tên tiếng Anh:
Waterhyacinth, water-orchid.
-Tên khoa học: Eichhornia
crassipes (Mart.) Solms (1883).
-Tên đồng nghĩa: Piaropus crassipes
(Mart.) Britt.
Cây lục bình
Phân loại khoa học
Bộ (ordo):
|
Thài lài (Commelinales).
|
Họ (familia):
|
Bèo tây (Pontederiaceae).
|
Chi (genus)
|
Lục bình (Eichhornia).
|
Loài (species
):
|
Lục bình -Eichhornia crassipes
|
Phân bố
Cây lục bình xuất xứ từ vùng đầm lầy Amazon Châu Nam
Mỹ, từ đó lan tỏa khắp thế giới. Cây lục bình đã xuất hiện trên ít nhất
56 quốc gia (Holm et al. 1979) và chiếm cứ khoảng
51.000 ha mặt nước (Wolverton và McDonald 1979);
Cây lục bình du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905, do
đó trong tiếng Việt mới có tên bèo
tây (nhập từ phương Tây). Còn tên bèo Nhật Bản vì có
người cho là mang từ Nhật về. Lộc bình do
cuống lá phình lên giống lọ lộc bình. Phù
bình vì
nó nổi trên mặt nước.
Mô tả
-Thân: Thân lục bình
dạng củ nhỏ nổi trên mặt nước, mang nhiều rể và bẹ lá. Các bẹ lá cuốn lại tạo
thành thân giả, khi cây già thân thật vươn khỏi mặt nước và mang phát hoa. Cây
lục bình sống trôi dạt hoàn toàn trên mặt nước, với nhiều chồi liên kết nhau
tạo thành mảng, cao khoảng 30-90cm.
-Rể: Rễ lục bình là
rể chùm với nhiều rể con trông như lông vũ sắc đen buông rủ xuống nước, dài đến
1m.
-Lá: Lá có dạng gần
tròn, lõm, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa.
Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước.
-Hoa: Sang mùa hè cây
lục bình nở hoa , cành hoa dạng chùm, ba lá đài giống như ba cánh. sắc tím
nhạt, điểm chấm màu lam, cánh hoa trên có 1 đốt vàng. Hoa có 6 nhuỵ gồm 3 dài 3
ngắn. Cuống hoa đứng thẳng đưa hoa vươn cao lên khỏi túm lá.
-Quả: Bầu thượng 3 ô
đựng nhiều noãn, noãn phát triển thành quả nang.
Cây lục bình sinh sản rất nhanh nên dễ làm nghẽn
ao hồ, kinh rạch. Một cây mẹ có thể đẻ cây con, tăng số gấp đôi mỗi 2 tuần.
Ở Nam Bộ cây lục bình trôi nổi trên sông rạch, mọc
hoang khắp nơi ngập nước ở ĐBSCL.
Công dụng của cây lục bình
a- Đọt, bẹ lá non và hoa lục bình dùng làm rau
1-Dùng làm rau sống:
Đọt, bẹ lá non, hoa lục bình có thể dùng như rau sống để ăn trực tiếp hoặc bóp
gỏi riêng hoặc chung với các loại rau rừng khác.
2-Dùng làm rau luộc,xào: Đọt, bẹ lá non và hoa lục bình có thể dùng làm rau luộc hoặc xào với thịt,
tôm, cá…
3-Dùng để nấu canh chua, nhúng lẩu: Đọt, bẹ lá non và hoa lục bình có thể dùng để nấu
canh chua hay nấu lẩu chua với thịt, tôm, cá…
4-Dùng để muối dưa:
Bẹ non, cuống hoa và hoa lục bình dùng để muối dưa chua.
Lưu ý: Không được sử
dụng các bộ phận của cây lục bình nơi ao tù, nước động bị ô nhiểm để làm rau vì
khi ăn có thể bị ngộ độc kim loại nặng tích chứa trong lục bình.
b-Các công dụng khác của cây lục bình
-Ở dạng tự nhiên, cây lục bình có tác dụng hấp thụ
những kim
loại nặng (như chì, thủy
ngân và strontium)
và vì thế có thể dùng để khử trừ ô nhiễm môi trường.
-Cây lục bình được sử dụng làm thức ăn cho gia
súc, dùng ủ nấm rơm, làm phân chuồng. Bẹ lá già phơi khô có thể chế biến để
dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành thảm, hàng thủ công, hay bàn ghế.
c-Cây lục bình được dùng làm thuốc
Trong y học dân gian, cây lục bình làm thuốc
thường gọi là Phù bình, lá và thân có vị ngọt cay
tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm giải độc lành da. Dùng tươi: lá lục
bình đem giã với muối rồi đem đắp lên ung nhọt, khô thì thay miếng khác, dùng
nhiều lần sẽ làm giảm sưng. Nếu vết tấy bắt đầu nung mủ thì sẽ chóng vỡ mủ,
giảm đau. Dùng thân và lá phơi khô sao thơm khử thổ phối hợp với các vị thuốc
khác chữa hạch cổ tràng nhạc.
Hoa hơi ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, lợi
tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Khi ho hen, ho đàm hoặc ho gió, chưng một nắm
hoa lục bình với đường phèn uống, kết hợp thêm hoa hoè hoa khế càng tốt. Người
cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn.
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở Niềm
Nam, nhân dân thường dùng bẹ, lá cây lục bình giả nát đắp lên những nới
sưng tấy, viêm loét do các chất hóa học của giặc gây ra, có nhiều
kết quả tốt.
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Xem video: Công dụng của cây lục bình
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Xem video: Công dụng của cây lục bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét