Rau, quả là nguồn cung cấp
đầy đủ các chất
khoáng cho cơ thể con người
a-Các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người
1-Các chất khoáng đa lượng
1- Calci (Ca)
-Lượng trung bình: 1.300
mg.
-Vai trò: cần
thiết cho tim, cơ bắp và sức khỏe hệ tiêu hóa, xây dựng xương, hỗ trợ tổng hợp
và chức năng của các tế bào máu. Cho tới tuổi 20, xương có thể hấp thụ và dự trữ cần
thiết cho sự tăng trưởng cơ thể và duy trì các chức năng khác. Sau đó thì cơ
thể dùng nhiều calci hơn để xương cứng chắc. Do đó, nếu ta không tiêu thụ đầy
đủ calci, xương sẽ bị rỗng loãng, dễ gẫy cũng như rụng răng.
Calcium , chất điện phân thông thường, nhưng
cũng cần thiết cấu trúc (đối với cơ bắp và sức khỏe hệ tiêu hóa, sức mạnh của
xương, một số hình thức trung hòa tính axit, có thể giúp giảm các độc tố rõ
ràng, cung cấp các ion tín hiệu cho các chức năng thần kinh và màng tế bào.
2- Phospho (P)
-Lượng dùng trung bình:
700 mg/ngày.
-Vai trò: là một
thành phần của xương , các tế bào, trong chế biến năng lượng và nhiều chức năng
khác.
Phopho cần thiết để duy trì tốt sự tiêu hóa, tuần hoàn, nuôi dưỡng tế bào thần
kinh, mắt, cơ bắp, não bộ.
3- Lưu huỳnh (S)
Số
lượng tương đối lớn của lưu huỳnh cần trong cấu trúc protein, lưu huỳnh thu
được và được sử dụng cho các axít
amin , và do đó được đầy đủ trong
bất kỳ chế độ ăn uống có chứa đủ protein. Lưu huỳnh ở dạng liên kết trong các hợp chất cao
phân tử protein và trong nhân tế bào. Lưu huỳnh có trong các axit amin
thiết yếu như trong nhiều protein (da, tóc, móng tay, gan và tuyến tụy). Lưu huỳnh không được tiêu thụ một
mình, nhưng trong hình thức của các axit amin chứa lưu huỳnh.
4- Magnesium (Mg)
+Lượng dùng trung bình:
420 mg/ngày.
+Vai trò: cần cho
tạo ATP và xương, và tham gia các phản ứng liên quan
(xây dựng xương, gây ra nhu động ruột mạnh mẽ, làm tăng tính linh hoạt, tăng độ
kiềm)
5- Kali (K)
+Lượng trung bình: 4.700
mg/ngày.
+Vai trò: Tham gia hệ
thống điện giải và cần thiết trong hoạt hóa ATP cùng
với natri.
6-Natri (Na)
+Lượng dùng: 1.500
mg/ngày.
+Vai trò: Tham gia hệ
thống điện giải và cần thiết trong hoạt hóa ATP cùng
với natri. Thường được tìm thấy trong chất bổ sung chế độ ăn uống với số lượng
lớn, bởi vì ion là rất phổ biến trong thực phẩm: thường là natri clorua , muối thường.
7-Clor (Cl)
+Lượng trung bình: 2.300
mg/ngày.
+Vai trò: cần
thiết cho sản xuất của axit clohydric (HCl) trong dạ dày và trong các chức năng
bơm di động.
Rau quả
2-Các chất khoáng vi lượng quan trọng
1- Iodine (I)
+Lượng trung bình: 150
mg/ngày.
+Vai trò: cần cho sự tổng
hợp của hormon tuyến giáp, thyroxine và triiodothyronine và để ngăn ngừa bệnh bướu cổ , như là một chất chống oxy hóa, có
trong tuyến vú, tuyến nước bọt, niêm mạc dạ dày và hệ thống miễn dịch (tuyến
ức).
2- Kẽm (Zn)
+Lượng trung bình: 11
mg/ngày.
+Vai trò: là phổ
biến và cần thiết cho enzym nhau như carboxypeptidase , dehydrogenase
rượu gan , và anhydrase carbonic .Kẽm có vai trò quan trọng trong
việc tạo ra tính miễn dịch mạnh cho cơ thể để chống lại với cảm lạnh, cúm.
3- Selenium
(Se)
+Lượng dùng : 55
mg/ngày.
+Vai trò: Là đồng
yếu tố cần thiết cho hoạt động của các enzym chống
oxy hóa như glutathione peroxidase, giúp cơ thể ngăn chặn
được ung thư, trì hoãn sự hóa già và các bệnh thoái hóa. Selen rất cần thiết
cho hệ thống miễn nhiễm và sự hoạt động của cơ tim, giúp cân bằng kích thích tố
và tạo ra chất prostaglandin, làm da và tóc khỏe mạnh.
4-Mangan (Mn)
+Lượng dùng: 2,3 mg/ngày.
+Vai trò: là một đồng yếu tố trong chức năng enzym.
5-Đồng (Cu)
+Lượng dùng trung bình: 900 mg/ngày.
+Vai trò: Là thành phần nhiều enzym
oxi hóa khử, trong đó có oxidase
cytochrome c.
6-Molypdel (Mo)
+Lượng dùng: 45 mg.
+Vai trò: trong các emzym oxidases oxidase xanthine oxidase aldehyde , và các sulfite oxidase.
7- Sắt (Fe)
+Lượng dùng trung bình: 18 mg/ngày.
+Vai trò: cần thiết cho nhiều
protein và enzym, đặc biệt là hemoglobin để ngăn chặn bệnh thiếu máu. Sắt cần thiết để giúp máu chuyên chở và phân phối
dưỡng khí tới khắp các bộ phận của cơ thể.
8-Cobalt (Co)
Cobalt là cần thiết trong sự tổng hợp
của vitamin B 12 , nhưng bởi vì vi khuẩn cần thiết để tổng hợp vitamin , nó thường được coi là một phần của thiếu vitamin 12 B chứ
không phải là thiếu hụt yếu tố của chế độ ăn uống.
9-Strontium
(St)
Strontium đã được tìm
thấy tham gia trong sử dụng canxi trong cơ thể. Nó đã thúc đẩy hấp thu canxi vào xương
ở các cấp độ chế độ ăn uống stronti vừa phải
10- Flor (F)
Flo (Florua) nói chung không được coi
là một yếu tố khoáng chất cần thiết vì con người không yêu cầu nó cho sự phát
triển hoặc duy trì cuộc sống. Tuy
nhiên, nếu ta xem xét công tác phòng chống sâu răng nha khoa là một tiêu chí
quan trọng trong việc xác định bản chất chính yếu, sau đó florua cũng có thể
được coi là một nguyên tố vi lượng cần thiết. Tuy
nhiên, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các hoạt động chính của florua xảy ra tại
chỗ (ở bề mặt).
Rau rừng
b-Vai trò chung của chất khoáng
Nói chung, vai trò của khoáng chất như sau:
-Cần cho sự tăng trưởng và sự vững
chắc của xương;
-Ðiều hòa hệ thống tim mạch, tiêu hóa
và các phản ứng hóa học;
-Ðể làm chất xúc tác chế biến diếu tố
(enzyme);
-Là thành phần của chất đạm, chất béo
trong các mô, tế bào;
-Có tác dụng phối hợp với các sinh tố,
kích thích tố trong các chức năng của cơ thể;
-Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng
trong cơ thể.
c-Nhu cầu về chất khoáng cho cơ thể người
1-Nhu cầu chất khoáng hàng ngày
Tại Hoa Kỳ, Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc
Gia khuyến cáo chỉ nên giữ mức tiêu thụ bảy khoáng chất hằng ngày như sau đối
với những người tuổi cao:
-Calci (Ca) 800 mg
-Phospho (P) 800 mg
-Magnesium (Mg) 350 mg
-Sắt (Fe) 10 mg
-Kẽm (zinc) 15 mg
-Iod (I) 150 micro-g
-Selen (Se) 70 micro-g.
Với các khoáng chất khác, viện này chỉ
đưa ra những ước lượng về mức an toàn cho cơ thể với số lượng được hấp thụ.
Cách tốt nhất để có một lượng vừa phải
các khoáng cần thiết là cân đối bữa ăn với nhiều loại thực phẩm có đầy đủ chất
dinh dưỡng. Trong đó có đa dạng rau, quả từ nhiều môi trường.
2-Hậu quả của thiếu khoáng chất
Khi thiếu khoáng chất, một số bệnh có
thể xẩy ra, như là:
-Gia tăng khả năng mắc các bệnh cảm
cúm, nhiễm trùng.
-Cao huyết áp.
-Trầm cảm, lo âu.
-Không tăng trưởng hoặc xương yếu.
-Ðau nhức bắp thịt, khớp xương.
-Rối loạn tiêu hóa như ợ chua, táo
bón, buồn nôn.
Vậy thì ta nên tiêu thụ đầy đủ các chất này, có
sẵn trong thực phẩm mà tạo hóa đã dành cho con người.
d-Nguồn cung cấp chất khoáng cho con người
Chất khoáng cung cấp cho con người từ 3 nguồn sau
đây:
1-Nguồn cung cấp chất khoáng từ nước uống
-Trong nước uống hàng ngày có chứa các chất khoáng
hòa tan dạng ion. Nước uống từ nước ngầm và nước mặt giàu chất khoáng so với
nước mưa.
-Trong nước khoáng có hàm lượng một số chất khoáng
cao hơn hẳn so với bình thường.
-Trong nước giải khát từ nước ép hoa, quả có nhiều
chất khoáng từ thực vật.
2-Nguồn cung cấp chất khoáng từ thức ăn động vật
Chất khoáng trong thịt động vật được cung cấp bởi
nguồn thức ăn chăn nuôi, suy cho cùng chất khóng từ động vật đều do nguồn chất
khoáng từ thực vật và nước uống cung cấp.
3-Nguồn chất khoáng từ thực vật
Thực vật hấp thụ chất khoáng từ môi trường qua bộ
rể để nuôi các bộ phận cây. Động vật và con người ăn thực vật được cung cấp
nguồn chất khoáng phong phú.
Do cây trồng phân bố trên nhiều địa bàn thổ nhưỡng
khác nhau nên nguồn chất khoáng rất phong phú.
Tóm lại: Khoáng chất là những phần tử cần thiết cho các chức năng
của cơ thể, từ hệ thần kinh cơ bắp tới điều hòa tiêu hóa hấp thụ chất dinh
dưỡng, duy trì cân bằng chất lỏng trong và ngoài tế bào. Mặc dù cơ thể chỉ cần
một số lượng khiêm tốn, nhưng thiếu chúng là cơ thể trở nên suy yếu, kém hoạt
động.
Rau quả là nguồn chất khoáng phong phú, ăn rau quả
nhiều có lợi cho cơ thể và rau quả sẽ cung cấp đầy đủ khoáng chất cho con
người.
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét