Thực vật là thức ăn chính của loài người


Thực vật là thức ăn chính của loài người qua 

các giai đoạn tiến hóa


2-1-a-Thức ăn của Loài Vượn người (Australopithecus)

Các Loài Vượn người (Australopithecus spp.) thuộc Chi vượn hình nhân (Australopithecus) tiến hóa ở Đông Phi cách đây khoảng 4 triệu năm trước khi lan rộng khắp lục địa Châu Phi và cuối cùng bị tuyệt chủng cách đây khoảng 2 triệu năm. 
Trong khoảng thời gian này các loài khác nhau trong Chi Australopithecus cùng tồn tại, bao gồm A.  anamensis , A. afarensis , A. sediba , và A. africanus.
Loài Vượn người A. africanus được xem là tổ tiên trực tiếp của loài người khéo léo (Homo habilis) là loài người đầu tiên ra đời cách nay khoảng 2 triệu năm.
Các nhà khoa học cho rằng tổ tiên của các loài Vượn người Australopithecus là một loài linh trưởng hình nhân không đuôi (Orrorin tugenensis) ở Đông và Bắc Phi khoảng 4-5 triệu năm trước đây.
Các loài vượn người Australopithecus có cơ thể nhỏ, chiều cao khoảng 1,2-1,3 m và bộ não có phát triển vượt bậc hơn các động vật linh trưởng hình nhân khác nhưng cũng chỉ khoảng 35% bộ não của con người hiện nay nên chưa thoát khỏi bản chất của một loài khỉ.
Các loài vượn người đã biết đi bằng hai chân, có thể dùng công cụ thô sơ như cành cây, hòn đá…nhưng chưa biết chế tác công cụ, chưa biết săn bắn nên thức ăn chuyên về rau , quả hái lượm được trong tự nhiên ở rừng rậm Châu Phi thời bấy giờ.
Để chứng minh điều này, vào năm 1979 nhà nhân chủng học Alan Walker đã nghiên cứu các bộ răng hóa thạch của loài A. africanus không thấy men răng sứt mẻ, ông  kết luận rằng loài này chủ yếu là ăn thực vật mềm, thức ăn chủ yếu là trái cây, rau, quả và củ. Trong khi đó loài vượn người sống đồng thời là Paranthropus robustus ở men răng có nhiều vết trầy và sứt mẻ hơn nên ông cho rằng loài này ngoài ăn trái cây, rau, quả và củ còn ăn một số loại hạt cứng.


Loài Vượn người Australopithecus africanus 


  Loài Vượn người Australopithecus afarensis

2-1-b- Thức ăn của các loài người tối cổ (Homo spp.) đã tiệt chủng.

Chi người (Homo L., 1758) bao gồm Loài người thông minh (Homo sapiens) và một số loài Homo gần gũi. Có ít nhất trên 20 loài người cổ hóa thạch khác nhau đã được tìm thấy. Để tiện theo dõi tạm thời ta gọi loài người xuất hiện cách nay trên 1 triệu năm là Loài người tối cổ (trong hệ thống phân loại không có tên gọi này!).
Người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng 2,5 triệu năm, tiến hóa từ Loài vượn người phương Nam (Australopithecine) với sự xuất hiện đầu tiên của loài người khéo léo (Homo habilis).
Người tối cổ xuất hiện cùng thời gian với các dấu tích đầu tiên của công cụ đá, vì vậy nó đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ đồ đá cũ.
Tất cả các loài người tối cổ đều đã tuyệt chủng. Loài Homo neanderthalensis, theo truyền thống được coi là họ hàng còn sống sót gần nhất của các loài người tối cổ, cũng đã tuyệt chủng khoảng 24.000 năm trước đây. Trong khi phát hiện gần đây lại gợi ý rằng một loài khác, Homo floresiensis, có thể đã sinh tồn tới tận 12.000 năm trước.
Các nhà khoa học cho rằng Loài người tối cổ đầu tiên Homo habilis là tổ tiên trực tiếp của các loài người cổ H. ergaster, H. erectus cũng đã tiệt chủng.
Loài người tối cổ Homo habilis được biết đến theo tên gọi là “loài người khéo léo” đã tiến hóa cao hơn vượng người về kích thước cơ thể và bộ não, khuôn mặt ít thô ráp hơn loài vượn, biết dùng nhiều loại công cụ để thu hái hoa, quả, củ trong tự nhiên, chưa biết dùng lửa và săn bắn nên thức ăn của họ chủ yếu cũng là thực vật.
Chính loài Homo habilis là loài người xuất hiện đầu tiên trong lịch sử, họ là chủ nhân của công cụ đồ đá nguyên thủy. Thời gian sống khoảng 2,5-1,4 triệu năm trước. Loài này có kích thước gần giống con người hiện đại sau này. Bộ mặt ít thô ráp hơn các loài vượn người.

Loài người tối cổ (Homo habilis)
Loài người tối cổ (Homo  erectus)

Danh sách các loài người tối cổ Homo spp. đã tiệt chủng với nguồn thức ăn được liệt kê như sau:

Loài
Và nơi sống
Thời gian sống
(Triệu năm)
Tập quán
Phát hiện / công bố tên
Thức ăn
H. habilis
-Ở Châu Phi
-Cao 1,2-1,3 m
2,5 – 1,4
-Dùng công cụ đơn giản
-Không biết dùng lửa
1960/1964
Rau, quả, củ, hạt
H. erectus
-Ở Châu Phi, Á-Âu (Java, TQ, Kavkaz)
-Cao 1,4-1,5 m
2,0 – 0,03
-Dùng nhiều công cụ
-Có dùng lửa sau này
1891/1892
Thực vật+Tạp
H. rudolfensis
-Ở Kenya
-Cao 1,3-1,5 m
2,5-1,8
-Dùng nhiều công cụ
-Không biết dùng lửa
1972/1986
Thực vật+Tạp
H. georgicus
-Ở Cộng hòa Gruzia
-Cao 1,1-1,3 m
1,8-1
-Dùng ít công cụ
-Không biết dùng lửa
1999/2002
Thực vật
H. ergaster
-Ở Đông và Nam Phi
Kenya
-Cao 1,3-1,5 m
1,9 – 1,4
-Dùng nhiều công cụ
-Không biết dùng lửa
1975
Thực vật
H. antecessor
-Ở Tây Ban Nha, Anh
-Cao 1,6-1,7 m.
1,2 – 0,8
-Công cụ tinh vi
-Không biết dùng lửa
1997
Ân tạp+Động vật sống+Thịt người
Tóm lại các loài người tối cổ đã tiệt chủng và đa số sống trong khoảng 2,5 đến 1 triệu năm trước. Các loài người này đã biết dùng công cụ nhưng chưa biết dùng lửa nên thức ăn hực vật vẩn là chủ yếu. Có một số loài chuyển sang ăn tạp và ăn thịt sống.

2-1-c- Thức ăn của các loài người cổ (Homo spp.) đã tiệt chủng.

Các loài người cổ (Homo spp.)có thời gian tiến hóa chỉ khoảng 1 triệu năm trở lại đây khoảng 100.000 năm hoặc muộn hơn khoảng vài chục ngàn năm trở lại đây, trong đó có loài người thông minh cổ (Homo sapiens).
Toàn bộ các loài người cổ đã tiệt chủng, chỉ còn lại loài người thông minh (Homo sapiens) là tổ tiên của loài người hiện đại.
 Đa số các loài người cổ có kích thước cơ thể phát triển gần như con người hiện đại và thậm chí to lớn và vạm vỡ hơn.
Các loài người cổ có bộ não phát triển so với tổ tiên của họ nhưng chưa đạt ở mức giải phẩu như con người hiện đại.
Đa số biết dùng lửa, dùng công cụ khá tinh vi, biết săn bắn nên nguồn thức ăn từ thuần thực vật chuyển sang ăn thêm thịt, cá và có khuynh hướng chuyển sang động vật ăn tạp. Một số loài đã di cư ra khỏi lục địa Châu Phi để tìm tới những vùng đất mới.
Sau đây là danh sách một số loài người cổ và nguồn thức ăn của họ:

Loài
Và nơi sống
Thời gian sống
(Triệu năm)
Tập quán
Phát hiện / công bố tên
Thức ăn
H. cepranensis
-Ở Italia
-Cao 1,5-1,6 m
0,9 – 0,4
-Công cụ tinh vi
-Biết dùng lửa
-Thống trị Châu Âu
1994/2003
Ăn tạp
+Thịt chín
Biết săn bắn
H. heidelbergensis
-Ở Châu Âu, Châu Phi, Trung Quốc
-Cao 1,8-2,2 m
0,6 – 0,25
-Biết dùng lửa
-Dùng nhiều công cụ.
1908
Ăn tạp
+Thịt chín
Biết săn bắn
H. neanderthalensis
-Ở Châu Âu, Tây Á
-Cao 1,6-1,8 m

0,35 – 0,03
-Dùng nhiều công cụ.
-Biết dùng lửa
-Truyền 1-4% gen cho người hiện đại
-Sống ở khí hậu lạnh, biết dùng lò sưởi
(1829)/1864
Ăn tạp
+Thịt chín
Biết săn bắn
H. rhodesiensis
-Ở Zambia
-Cao 1,4-1,5 m

0,3 – 0,12
-Dùng nhiều công cụ.
-Biết dùng lửa
1921
Ăn tạp
+Thịt chín
Biết săn bắn
H. sapiens 
-Ở Khắp thế giới
-Cao 1,5-1,8 m

0,25 – hiện tại
-Công cụ tinh vi
-Biết dùng lửa
-Biết trồng trọt, chăn nuôi
-Biết chế tạo
-/1758
Ăn tạp
+Thịt chín
Biết chế tạo máy móc
H. sapiens idaltu
-Ở Ethiopia
-Cao 1,5-1,7 m

0,16 – 0,15
-Công cụ tinh vi
-Biết dùng lửa
1997/2003
Ăn tạp
+Thịt chín

H. floresiensis
-Ở Indonesia,
Ethiopia
-Cao 1,5-1,6 m
0,10 – 0,012
-Biết dùng công cụ
-Biết dùng lửa
-Trí não đần độn
2003/2004
Ăn tạp
 2-1-d- Thức ăn của loài người thông minh cổ đại (Homo sapiens).
Tổ tiên của Loài người thông minh (Homo sapiens) là Loài người cổ Homo erectus (khoảng 2,0 - 0,3 triệu năm trước) ở Châu Phi.
Loài người thông minh (Homo sapiens) xuất hiện khoảng 200 triệu năm trước. Là tổ tiên trực tiếp của loài người thông minh hiện đại (Homo sapiens sapiens).
Tên gọi Homo sapiens được dùng cho nhiều ngữ cảnh để chỉ loài người thông minh từ lúc mới xuất hiện cho đến ngày nay.
Các hóa thạch lâu đời nhất của loài người thông minh có dạng giải phẩu hiện đại (tức so sánh hộp sọ gống với hộp sọ của con người hiện nay) được phát hiện cách nay 196.000 năm tuổi tại một địa điểm gần sông Omo (Vườn quốc gia Omo) ở phía tây nam Ethiopia (Châu Phi). Other fossils include Homo sapiens idaltu from Herto in Ethiopia that are 150,000 years old and remains from Skhul in Israel that are 90,000 years old. [ citation needed Các hóa thạch khác 150.000 năm tuổi  cũng đã tìm thấy ở Ethiopia. Do đó có thể gọi nước Ethiopia ở Châu Phi là cái nôi của loài người thông minh (Homo sapiens).
Loài người thông minh cổ đại đã biết dùng công cụ đa dạng, biết dùng lửa để nấu nướng, biết săn thú rừng do đó thức ăn ngoài hái lượm còn có thêm thịt, cá… do đó bắt đầu chuyển dần từ loài ăn thực vật sang ăn tạp, trong đó thức ăn thực vật là chính.

Loài người thông minh cổ đại (Homo sapiens)

2-1-e- Thức ăn của loài người hiện đại (Homo sapiens sapiens).

Mặc dù có giải phẩu hộp sọ giống như con người hiện nay, nhưng loài người thông minh (Homo sapiens) mới có hành vi hiện đại khoảng 50.000 năm trở lại đây.
Khái niệm hành vi hiện đại của loài người bao gồm: có khả năng ngôn ngữ và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ, có tư duy trừu tượng và phát triển tư duy trừu tượng, có khả năng sáng tạo và cải tiến khoa học kỹ thuật, có khả năng sản xuất và hoạt động xã hội…
Nhờ có kiểu giải phẩu hiện đại và có hành vi hiện đại nên loài người thông minh Homo sapiens được chia ra một phân loài mới, đó là Phân loài người hiện đại (Homo sapiens sapiens).
Loài người hiện đại (Homo sapiens sapiens) là một loài ăn tạp, nghĩa là một loài có thể ăn cả thực vật và động vật.
Khoảng 10.000 năm trước hầu hết con người sống bằng săn bắn hái lượm . Họ thường sống trong các nhóm du mục nhỏ. Sự ra đời của nông nghiệp đã thúc đẩy cuộc cách mạng thời kỳ đồ đá mới, khi đủ lương thực đã dẫn đến sự định cư vĩnh viễn , thuần hoá động vật và biết sử dụng các công cụ kim loại.
Nông nghiệp khuyến khích thương mại và hợp tác, và dẫn đến xã hội phức tạp. Mở ra một kỷ nguyên mới cho xã hội loài người, đó là kỷ nguyên của con người thời kỳ Holocen.
Khi bắt đầu phát triển nông nghiệp, con người bắt đầu thay đổi gần như hoàn toàn những gì đã ăn trước đây. Điều này dẫn đến việc gia tăng dân số, sự hình thành những thành phố lớn với sự gia tăng mật độ dân số và cũng gia tăng các bệnh truyền nhiễm.
Các loại thức ăn được dùng như thế nào cũng rất khác nhau tùy theo thời gian, vị trí địa lý và nền văn hóa.
Thế kỉ 18 đến 20 đã tạo ra những phát minh rất lớn về chế biến, bảo quản, lưu trữ và vận chuyển thức ăn. Ngày nay, hầu hết bất cứ nơi nào trên thế giới người ta không chỉ có thể thưởng thức những món ăn truyền thống của nước họ mà còn từ nhiều nước khác nhau.

Loài người thông minh hiện đại (Homo sapiens sapiens)
                                                              Kỹ sư Hồ Đình Hải


Xem video: Rau đồng Miền Tây



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét