Bồng bồng


BỒNG BỒNG

-Tên gọi khác: Cỏ xà bông, cỏ phổng.
-Tên tiếng Anh: Chicken spike, Goose weed.
-Tên khoa học: Sphenoclea zeylanica Gaertn. Và S. pongatium.
-Tên đồng nghĩa: Gaertnera pongati; Pongatium indicum Lâm;  P. zeylanicum  (Gaertner) Kuntze;  P. spongiosum  Blanco;Rapinia herbacea Lour.; Reichelia palustris  Blanco.

Cây bồng bồng

Phân loại khoa học

Bộ (ordo):
Cà (Solanales).
Họ (familia):
Cỏ phổng (Sphenocleaceae).
Chi (genus):
Cỏ xà bông (Sphenoclea).
Loài (Species):
Sphenoclea zeylanica Gaertn.
S. pongatium.)
Chi Cỏ phổng (Sphenoclea) là một chi chứa 2 loài cây thân thảo mọng nước mọc thẳng sống một năm. Chúng mọc trong các môi trường ẩm thấp trong toàn bộ khu vực nhiệt đới của Cựu thế giới.
Hai loài trong Chi là cỏ phổng hay cỏ xà bông (Sphenoclea zeylanicaS. pongatium.) có ở Việt Nam. Chi này hiện tại được APG III đặt một mình trong họ Cỏ phổng (Sphenocleaceae).
Cây bồng bồng (theo tên gọi Miền Nam) trong bài viết này đề cập đến loài phổ biến mọc hoang dại trên đồng ruộng mà theo tên gọi Miền Bắc là Cỏ xà bông có tên khoa học là Sphenoclea zeylanica Gaertn, thuộc họ Cỏ phổng /Cỏ xà bông (Sphenocleaceae).
Cần phân biệt với cây bồng bồng (theo tên gọi Miền Bắc) với các tên gọi khác là cây lá hen, nam tỳ bà diệp mọc trên vùng núi ở các tỉnh phía Bắc và vùng núi thuộc tỉnh An Giang dùng để làm thuốc, có tên khoa học là Calotropis gigantea R. Br., họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Và cũng cần phân biệt với cây bồng bồng (theo tên gọi Miền Bắc) để chỉ cây Tỳ bà diệp (Eryobotrya japonica Lindl) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Sau đây là cách phân biệt các loại cây có tên là bồng bồng:

Cây bồng bồng (tên Miền Nam)
-Tên gọi khác: Cỏ xà bông.
-Tên khoa học: Sphenoclea zeylanica
-Họ: Cỏ phổng (Sphenocleaceae).
-Bộ: Cà (Solanales).
-Nơi sống: Ruộng ngập nước
-Thuộc loại: Cỏ dại.

Cây bồng bồng (tên Miền Bắc)
-Tên gọi khác: Nam tỳ bà diệp, cây Lá hen
-Tên khoa học:Calotropis gigantea R. Br
-Họ: Thiên lý (Asclepiadaceae).
-Bộ: Long đởm (Gentianales). 
-Nơi sống: Vùng cao.
-Thuộc loại: Cây thuốc.
Cây bồng bồng (tên Miền Bắc)
-Tên gọi khác: Tỳ bà diệp
-Tên khoa học:Eryobotrya japonica Lindl.
-Họ: Hoa hồng (Rosaceae).
-Bộ: Hoa hồng (Rosales).
-Nơi sống: Vùng cao.
-Thuộc loại: Cây thuốc, cây cảnh.

Phân bố

Cây bồng bồng phân bố ở Nam và Đông Nam Á: Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, và Việt Nam.
Phần còn lại của thế giới: Bolivia, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Iran, Madagascar, Nicaragua, Nigeria, Paraguay, Peru, Senegal, Solomon Islands, Surinam, Tanzania, Hoa Kỳ, Venezuela, và Zambia
Ở Việt Nam bồng bồng  mọc hoang ở bờ rạch, trên bờ ruộng ẩm, trong các đất lầy, phổ biến ở vùng thấp dưới 300 m.
Ở Nam Bộ cây bồng bồng là loài cỏ dại phát triển mạnh trên đất ruộng phèn nhẹ cùng với rau chốc. Người dân ĐBSCL thường dùng bồng bồng, rau chốc để ăn với mắm kho.

Mô tả

Bồng bồng là loại cỏ thân thảo sống hằng năm trên ruộng ngập nước.
-Thân: Thân mọc thắng đứng, vỏ nhẵn, màu lục, mập, rổng và xốp, cao 0,5-1 m, rộng 1-3 cm.
-Lá: Lá đơn mọc cách, gân lá hình lông chim hoặc hình mạng nổi rõ, cuống mềm.
-Hoa: Hoa nhỏ, không cuống, dính trên một trụ nhẵn; đài 2-3mm (kể cả bầu dưới) tràng trắng hay vàng nhạt, hình lục lạc, dài 3-4mm. Hoa lưỡng tính, đều, tập hợp thành bông ở ngọn, thùy tràng xếp lợp, nhị đính trên vách ống tràng.
-Quả: Quả nang to 4-5mm, chứa nhiều hạt nâu, mở bằng nắp (quả hộp) và hạt gần như không có nội nhũ.

Công dụng

a-Bồng bồng được dùng như một loại rau
1-Dùng làm rau sống: Thân cây bồng bồng non tốt sạch lá, xắt khúc, bóp mềm dùng để ăn sống như rau ghém hoặc trộn giấm hay nước me bóp gỏi.
2-Dùng làm rau luộc: Thân cây bồng bồng non tốt sạch lá luộc riêng hoặc luộc chung các loại rau rừng khác để chấm măm kho, thịt, cá kho.
3-Dùng làm rau xào: Thân cây bồng bồng non tốt sạch lá xắt khúc, để xào với thịt, long, tôm, tép, mực…
4-Dùng để muối dưa: Thân cây bồng bồng non tốt sạch lá được dùng để muối dưa với rau muống, rau ngổ, bông súng…
b-Bồng bồng được dùng làm thuốc
Theo đông y cây Bồng bồng có vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc.
Ngọn non được dùng ở Việt Nam, Inđônêxia làm rau nấu canh, luộc hay xào ăn.Thân lá dùng làm thuốc tiêu độc, giải nhiệt ở dạng ăn trực tiếp hoặc sắc uống. Ngoài ra thân lá bồng bồng giả nhuyễn còn dùng đắp vết thương chống nọc rắn, rết cắn.
Ghi chú: Không nên nhầm lẩn các bài thuốc từ cây bồng bồng theo tên gọi ở Miền Nam với cây bồng bồng theo tên gọi ở Miền Bắc vì giữa các loài có tên bồng bồng này hoàn toàn khác loài, khác họ, khác bộ và dược tính của chúng cũng hoàn toàn khác nhau.
                                                                                          Kỹ sư Hồ Đình Hải

Rau đắng đất


RAU ĐẮNG ĐẤT

-Tên gọi khác: Rau đắng lá vòng, trúc tiết thảo...
-Tên tiếng Anh: Knotgrass, Prostrate knotweed.
-Tên khoa học: Polygonum aviculare L.
-Tên đồng nghĩa : Glinus oppositifolius (L) Dc

Phân loại khoa học

Bộ (ordo):
Cẩm chướng ( Caryophyllales).
Họ (familia):
Họ Cỏ bình cu (Molluginaceae).
Chi (genus):
Rau râm (Polygonum)
Loài(species):
Polygonum aviculare

Phân bố

Cây của phân vùng Ấn Ðộ - Malaixia mọc hoang trên cát ở bờ biển hay vùng ngập từng thời kỳ, hố hồ, ruộng từ Nam Hà tới các tỉnh Ðồng bằng sông Cửu Long. Có thể thu háo cây quanh năm, tốt nhất lúc cây chưa có hoa, rửa sạch, phơi khô.

Mô tả

Rau đắng đất là loại cây thân thảo bò trên mặt đất, sống lâu năm.
-Thân: Là cọng nhỏ bằng que tâm, có nhiều đốt, mổi đốt mọc 2 lá và thường mang chồi, thân và chồi mọc bò dưới đất trong vườn nhà hay bờ ruộng tạo thành những mảng lớn.
-Lá: Lá rau đắng đất giống những chiếc lông chim màu xanh lục, bé bằng móng tay út, mọc từng đôi quanh thân cây. Lá mọc vòng 2-5 lá không đều nhau, có khi 6 lá, phiến lá hình mác hẹp, dài 2-2,5cm, có một gân chính. Lá kèm rất nhỏ, rụng sớm.
-Hoa: Hoa màu lục nhạt có cuống dài, tụ họp 2-5 cái ở nách lá. Hoa không có cánh hoa. Nhị 5, nhuỵ có 3 vòi nhuỵ.
-Quả: Quả nang.
-Hạt: Hạt hình thận.
Mùa hoa quả tháng 4-7.

Thành phần hóa học

Lá cây chiết bằng cồn ethanol, thu được spergulagenin A. một sapogenin triterpenoid bão hoà, trihydroxy-cetone.

Công dụng

a-Rau đắng đất dùng làm rau

Trong họ rau đắng, ăn ngon nhất là rau đắng đất. Rau đắng đất dùng để nấu canh hoặc ăn sống. Rau đắng đất mới ăn thì đắng, ăn quen sẽ thấy ngon ngọt không thể nào quên. Rau đem về nhặt lấy phần ngọn non mướt, rửa sạch để vào rổ cho ráo nước. 
1-Làm ra sống: Rau đắng đất được dùng làm rau ghém ăn sống chung với nhiều rau rừng khác. Có thể ăn với cháo cá, với mắm kho, cá, thịt kho..
2-Nấu canh: Rau đắng đất được nấu canh với cá nước ngọt, cá nước lợ, tôm, cua, thịt bầm…rất bổ dưỡng.

b-Rau đắng đất dùng  làm thuốc

Theo Đông y rau đắng đất có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu hoá, khai vị, kháng sinh, lợi tiểu và nhuận gan.
Rau đắng làm mát gan do kích thích tiết mật, thông tiểu, nhuận tràng; dùng trong trường hợp nóng nảy trong người làm lở miệng, viêm nha chu, chảy máu răng; dùng lá rau đắng xông hơi trị ho cảm và viêm phổi; nước rau đắng uống nhiều lần trong ngày trị ngừa sạn thận và sỏi mật...
Ở Ấn Ðộ người ta dùng toàn cây sắc nước uống trừ sản dịch, dùng thân, lá giã ra thêm tí dầu thầu dầu hơ nóng làm thuốc đắp trị đau đầu. Dùng dịch lá cây để đắp trị bệnh ngoài da và ghẻ ngứa. 
Trong nhân dân, rau đắng đất được dùng thay rau má trong "toa căn bản" làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh về gan và chứng vàng da. Nhân dân ta còn dùng cây rau khô đem đốt thành tro dùng ngâm lấy nước gội đầu. 

Các bài thuốc từ rau đắng đất

Sau đây là những toa thuốc căn bản từ cây rau đắng đất:
1. Cao thuốc trị đau vàng da, chậm tiêu, lói bù tay mặt, nổi u nhọt, mề đay: Dây Cứt quạ 1 thúng, Rau đắng đất 1 thúng, hai thứ nấu chung cho nhừ, lược bỏ xác, nấu nước thành cao, thêm đường hoặc mật nấu cho đặc, để lâu được. Mỗi sáng, trưa và tối 1 muỗng cà phê (theo Kinh nghiệm thời kháng chiến chống Pháp). 
2. Thanh can giải độc: Rau đắng 6g, Nhân trần (Bồ bồ) 5g, Dành dành 5g, Cỏ xước 6g, Rau má 6g, Ké đầu ngựa 6g, dây khổ qua 6g, cỏ mực 8g, Muỗng trâu 6g rễ tranh 6g, Sài đất 6g. Cam thảo 3g sắc uống hoặc tán bột, luyện viên uống (theo Lương y Ðỗ Văn Tranh, An Giang). 
3- Bị sỏi mật, vàng da, rụng tóc, gan không lọc máu: dùng mỗi ngày 200g rau đắng đất, 200gr dây cứt quạ, sắc với 750ml nước còn 0,5 lít uống khi khát (theo Lương y Dương Tấn Hưng).
4-Người luôn nóng nực, cổ họng ngứa ngáy, khô khan, khúc khắc: dùng 100g rau đắng, 100gr cây me đất, sao khử thổ, nấu trong 0,5 lít nước còn 250ml. Uống 3 lần sáng, trưa, tối. Trong 7 ngày. (theo Lương y Dương Tấn Hưng).
                                                                                                Kỹ sư Hồ Đình Hải

Xem video: Rau đắng - Hương quê ngọt ngào



Xem video: Còn thương rau đắng mọc sau hè




Rau nhút


RAU NHÚT
-Tên gọi khác: Rau rút, rau quyết, quyết thái.
-Tên tiếng Anh: Water momosa
-Tên khoa học: Neptunia oleracea Lour.
-Tên đồng nghĩa: Neptunia natans Auct, Neptunia prostrata Auct.

Cây rau nhút

Phân loại khoa học

Bộ (Order):
Đậu (Fabales).
Họ (Family):
Đậu (Fabaceae).
Phân họ (Subfamily):
Trinh nữ (Mimosoideae)
Tộc (Tribe):
Trinh nữ (Mimoseae).
Chi (Genus):
Trinh nữ nước (Neptunia)
Loài (Species):
Rau nhút (Neptunia oleracea).
Rau nhút là một chi thực vật có hoa thuộc Tông Trinh nữ (Mimosae), Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) thuộc Họ Đậu (Fabaceae). Chi này có ít nhất 6 loài khác nhau, ở Việt Nam rau nhút chỉ 1 loài, đó là: Neptunia oleracea Lour.

Mô tả

Rau nhút là loài cây thân thảo xốp, sống dưới nước, mọc bò trên mặt nước. Cọng non được bao bọc bởi một lớp phao trắng xốp. Lá kép lông chim hai lần. Cụm hoa hình đầu, màu vàng. Quả giáp, có 06 hạt dẹt, nhẵn. Ở miền Nam Việt Nam, cây thường có hoa vào mùa mưa. Được trồng ở các ao, hồ làm rau ăn. Đôi khi cây rau nhút sống hoang dại ở các vùng trũng ngập nước ỏ ĐBSCL. Rau rút có mùi thơm đặc trưng.
Người ta đã phân tích thành phần trong rau rút thấy chứa chủ yếu là các vitamin và nhiều amin cần thiết như vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin...

Công dụng

a-Rau nhút được dùng làm rau

1-Dùng làm rau sống: Hái lấy đọt non, nhặt bỏ rễ và lớp bao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác. Rau tươi dùng ăn chấm với nước mắm kho.
2-Dùng làm gỏi: Lựa lấy cọng non, vuốt bỏ phần phao xốp, rửa sạch, ngắt đoạn cỡ 4cm, bỏ những nơi có gút. Vì rau có vị chát nên phải chần qua nước sôi có pha một ít phèn chua. Nước vừa sôi lửa lớn, chần rau thật nhanh tay, nếu chậm rau sẽ mềm mất ngon. Sau khi chần, cho rau ngâm trong nước nguội để giữ màu xanh và giòn của rau. Sau đó vớt ra để nguội rồi bóp gỏi.
3-Dùng làm rau luộc: Đọt và lá non của rau nhút có thể luộc riêng hoặc luộc chung với nhiều loại rau rừng khác, thường luộc lẫn với rau muống cho thơm.
4-Dùng làm rau xào: Đọt và lá non của rau nhút có thể dùng làm rau xào với thịt, ếch, nhái, hải sản…
5- Dùng nấu canh, nấu lẩu: Rau nhút là nguyên liệu chính để nấu nhiều loại canh như:
-Nấu canh chua với cá, tép, hải sản: Nhặt rau, rửa sạch, cắt ngắn. Bắc nồi lên bếp đun sôi, lược nước me, rồi đổ tôm tép hoặc cá đã làm kỹ vào. Sau đó mới đổ rau. Khi thấy cá, tép và rau đã chín, thì nêm bột ngọt, nước mắm và cho các loại rau thơm (như ngò tây, rau ngổ, húng quế…) cho dậy mùi.
-Nấu lẫu chua: Lẫu chua là dạng cao cấp của canh chua, lẫu chua được dùng sôi khi ăn.
-Nấu canh rau: Người ta còn dùng rau nhút nấu canh riêu cua với khoai sọ ăn cho mát.

b-Rau nhút dùng làm thuốc

Theo Đông y, rau nhút có vị ngọt, tính lạnh có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, mát gan, an thần. Được dùng làm thuốc để trị cảm sốt, bướu cổ, chứng tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng,  chữa lỵ, côn trùng cắn.
Toàn thân cây rau nhút dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô.

Các bài thuốc từ cây rau nhút

1-Bài thuốc trị cảm sốt: Lấy 30g rau nhút tươi giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Hoặc dùng các bài thuốc sau: 
-Rau nhút phơi khô 20g, kinh giới 10gr, củ sắn dây 8gr sắc với nước uống 2 lần/ngày lúc còn nóng.
-Rau nhút khô 20g, lá sen 10g, kinh giới 12g sắc với nước uống 2 lần/ngày.(theo Y học cổ truyền Việt Nam).
2-Bài thuốc an thần: Rau nhút phơi khô 30g, khoai sọ 25g, lá sen 10g đem ninh nhừ với nước rồi ăn cả bã lẫn nước. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
3-Bài thuốc trị phù thũng: Lấy khoảng 2 nắm rau nhút cả thân đem giã nát vắt lấy nước cốt uống. Có thể nấu canh ăn. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
4- Bài thuốc trị khó tiêu hoá: Ăn sống hay giã nát lấy nước cốt rau để uống. Ngày dùng 2 lần. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
5-Nóng người làm nổi mụn, máu cam: Rau rút sắc với nước cho loãng thay nước uống thường xuyên trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
6-Chữa cảm sốt cao: Rau nhút (tươi) 30g rửa sạch, giã vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, ngày uống 3 lần, cần uống 2 ngày liền. Uống thuốc trước khi ăn.
Hoặc rau nhút (khô) 20g, kinh giới 10g, sắn dây (củ) 8g. Sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống lúc còn nóng. Ngày uống 1 thang, cần uống 3 ngày liền. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
7-Chữa bệnh sốt, không ngủ được: Rau nhút 20g, lá sen 10g, kinh giới 12g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, ngày uống 1 thang. Cần uống 3 ngày liền. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
8-Chữa bệnh mất ngủ sau khi khỏi sốt: Rau nhút 30g, khoai sọ 25g, lá sen 10g. .(theo Y học cổ truyền Việt Nam).
9-Phù thũng: Lấy 2 nắm rau nhút (cả thân) rửa sạch, giã nát lấy nước cốt để uống. Người yếu bụng (dễ bị đi ngoài lỏng) thì luộc ăn cái, uống nước. Hoặc ăn sống trong bữa cơm kèm thức ăn khác! Trong vài ngày có kết quả. (Bs Phó Đức Thuần).
10-Khó tiêu: Rau rút ăn sống hoặc giã nát, lấy nước cốt uống. Dùng ngày 2 lần. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
11-Sốt cao khát nước: Dùng 30 g rau rút giã nhỏ vắt lấy nước cốt để uống .(theo Y học cổ truyền Việt Nam).
12-Trong người nóng (nội nhiệt) chảy máu cam, sinh mụn nhọt: Lấy một lượng rau rút đủ dùng, sắc hơi loãng để uống thay nước hằng ngày. Nấu ấm nào uống hết trong ngày, không để qua đêm. Đồng thời ăn cơm với các món nấu từ rau rút. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
13-Nóng khát táo bón, đái đỏ sẻn: Dùng rau nhút ăn sống hoặc ép lấy nước uống sống, hoặc làm chín bằng dạng canh ăn trong vài ngày. (theo Bs Phó Đức Thuần).
14-Khó ngủ nhức đầu: Rau nhút 300 g, cá rô 200 g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương cá giã nhỏ vắt lọc lấy nước thêm nước cho đủ khoảng 400 ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (làm sạch thái đoạn ngắn) và cá nạc vào nước đang sôi, quấy đều, chờ sôi lại, nhắc ra ăn nóng với cơm. Ngày một lần, liền 5 ngày (theo Bs Phó Đức Thuần).
15-Chữa bướu cổ: Ăn rau rút hằng ngày bằng cách thay đổi cách chế biến như trên, trong một tháng. Hoặc rau rút 30 g, cải trời 20 g, mạch môn 15 g, sinh địa 15 g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8 g. Sắc uống. (theo Bs Phó Đức Thuần).
16-Chữa rắn giun cắn (rắn nhỏ giống con giun đất to): Rau nhút 7 ngọn nếu là nam, 9 ngọn nếu là nữ, giã nát lấy nước cốt để uống, bã đắp chỗ bị rắn cắn. (theo Bs Phó Đức Thuần).
17-Chữa đẻn cắn (rắn biển): Rau nhút 20 g, giã nát với ít muối vắt lấy nước uống. Nếu độc chạy vào trong gây tình trạng buồn ngủ lấy ngay 15 g rau rút, ít bèo cái, một miếng bầu đốt lấy khói xông mũi cho tỉnh. (theo Bs Phó Đức Thuần).
                                                                                                 Kỹ sư Hồ Đình Hải

Xem video: Gỏi rau nhút hải sản




Lục bình


LỤC BÌNH

-Tên gọi khác: Bèo Nhật Bản, Bèo Tây, Phù bình
-Tên tiếng Anh: Waterhyacinth, water-orchid.
-Tên khoa học: Eichhornia crassipes (Mart.) Solms (1883).
-Tên đồng nghĩa: Piaropus crassipes (Mart.) Britt.

Cây lục bình

Phân loại khoa học  

Bộ (ordo):
Thài lài (Commelinales).
Họ (familia):
Bèo tây (Pontederiaceae).
Chi (genus)
Lục bình (Eichhornia).
Loài (species ):
Lục bình -Eichhornia crassipes

Phân bố

Cây lục bình xuất xứ từ vùng đầm lầy Amazon Châu Nam Mỹ, từ đó lan tỏa khắp thế giới. Cây lục bình đã xuất hiện trên ít nhất 56 quốc gia (Holm et al. 1979) và chiếm cứ khoảng 51.000 ha mặt nước (Wolverton và McDonald 1979);
Cây lục bình du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905,  do đó trong tiếng Việt mới có tên bèo tây (nhập từ phương Tây). Còn tên bèo Nhật Bản vì có người cho là mang từ Nhật về. Lộc bình do cuống lá phình lên giống lọ lộc bình. Phù bình vì nó nổi trên mặt nước.

Mô tả

-Thân: Thân lục bình dạng củ nhỏ nổi trên mặt nước, mang nhiều rể và bẹ lá. Các bẹ lá cuốn lại tạo thành thân giả, khi cây già thân thật vươn khỏi mặt nước và mang phát hoa. Cây lục bình sống trôi dạt hoàn toàn trên mặt nước, với nhiều chồi liên kết nhau tạo thành mảng, cao khoảng 30-90cm.
-Rể: Rễ lục bình là rể chùm với nhiều rể con trông như lông vũ sắc đen buông rủ xuống nước, dài đến 1m.
-Lá: Lá có dạng gần tròn, lõm, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước.
-Hoa: Sang mùa hè cây lục bình nở hoa , cành hoa dạng chùm, ba lá đài giống như ba cánh. sắc tím nhạt, điểm chấm màu lam, cánh hoa trên có 1 đốt vàng. Hoa có 6 nhuỵ gồm 3 dài 3 ngắn. Cuống hoa đứng thẳng đưa hoa vươn cao lên khỏi túm lá.
-Quả: Bầu thượng 3 ô đựng nhiều noãn, noãn phát triển thành quả nang.
Cây lục bình sinh sản rất nhanh nên dễ làm nghẽn ao hồ, kinh rạch. Một cây mẹ có thể đẻ cây con, tăng số gấp đôi mỗi 2 tuần.
Ở Nam Bộ cây lục bình trôi nổi trên sông rạch, mọc hoang khắp nơi ngập nước ở ĐBSCL.

Công dụng của cây lục bình

a- Đọt, bẹ lá non và hoa lục bình dùng làm rau

1-Dùng làm rau sống: Đọt, bẹ lá non, hoa lục bình có thể dùng như rau sống để ăn trực tiếp hoặc bóp gỏi riêng hoặc chung với các loại rau rừng khác.
2-Dùng làm rau luộc,xào: Đọt, bẹ lá non và hoa lục bình có thể dùng làm rau luộc hoặc xào với thịt, tôm, cá…
3-Dùng để nấu canh chua, nhúng lẩu: Đọt, bẹ lá non và hoa lục bình có thể dùng để nấu canh chua hay nấu lẩu chua với thịt, tôm, cá…
4-Dùng để muối dưa: Bẹ non, cuống hoa và hoa lục bình dùng để muối dưa chua.
Lưu ý: Không được sử dụng các bộ phận của cây lục bình nơi ao tù, nước động bị ô nhiểm để làm rau vì khi ăn có thể bị ngộ độc kim loại nặng tích chứa trong lục bình.

b-Các công dụng khác của cây lục bình

-Ở dạng tự nhiên, cây lục bình có tác dụng hấp thụ những kim loại nặng (như chì, thủy ngân  strontium) và vì thế có thể dùng để khử trừ ô nhiễm môi trường.
-Cây lục bình được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, dùng ủ nấm rơm, làm phân chuồng. Bẹ lá già phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành thảm, hàng thủ công, hay bàn ghế.

c-Cây lục bình được dùng làm thuốc

Trong y học dân gian, cây lục bình làm thuốc thường gọi là Phù bình, lá và thân có vị ngọt cay tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm giải độc lành da. Dùng tươi: lá lục bình đem giã với muối rồi đem đắp lên ung nhọt, khô thì thay miếng khác, dùng nhiều lần sẽ làm giảm sưng. Nếu vết tấy bắt đầu nung mủ thì sẽ chóng vỡ mủ, giảm đau. Dùng thân và lá phơi khô sao thơm khử thổ phối hợp với các vị thuốc khác chữa hạch cổ tràng nhạc.
Hoa hơi ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Khi ho hen, ho đàm hoặc ho gió, chưng một nắm hoa lục bình với đường phèn uống, kết hợp thêm hoa hoè hoa khế càng tốt. Người cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn.
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở Niềm Nam, nhân dân thường dùng bẹ, lá cây lục bình giả nát đắp lên những nới sưng tấy, viêm loét do các chất hóa học của giặc gây ra, có nhiều kết quả tốt.
                                                                                                       Kỹ sư Hồ Đình Hải

Xem video: Công dụng của cây lục bình



Kèo nèo


KÈO NÈO

-Tên gọi khác: Cù Nèo, Tai Tượng, Nê Thảo.
-Tên tiếng Anh: Yellow burrhead.
-Tên khoa học: Limnocharis flava (L.) Buchenau.


Phân loại khoa học

Bộ (ordo):
Trạch tả (Alismatales).
Họ (familia):
Chi (genus):
Loài (species):
Nê thảo (Limnocharitaceae).
Kèo nèo (Limnocharis).
Limnocharis flava (L.) Buchenau

Phân bố

Nguồn gốc Châu Mỹ, nhập vào Đông Nam Á từ đầu thế kỷ 20 và trở thành cỏ dại trong ruộng lúa ở vùng này. Hiện nay cây kèo nèo phân bố ở Đông Nam Á và Châu Mỹ.
Ở Việt Nam cây kèo nèo xuất hiện trong cả nước và mọc hoang dại như một loại cỏ trên đất ngập nước ở vùng ĐBSCL.

Mô tả

Kèo nèo là thực vật sống trên đất sình lầy, bùn ẩm, mương cạn. Cây đơn tử diệp, đa niên, dạng bụi (cao 20-100 cm).
-Thân: Thân ngầm mọc trong đất, mang nhiều chồi để mọc cây mới. Các bẹ lá phía trên mặt đất tạo thành thân giả. Khi trưởng thành cây cao khoảng 45-60cm. và độ sâu tối đa khoảng 15cm.
-Rể: Rể chùm, mọc trong đất bùn mềm. Thân rễ dày và ngắn, cây sống ở đầm lầy, nước nông, chỗ ứ đọng nước, độ sâu tối đa khoảng 15cm, nếu trồng trong chậu thì đất phải có nhiều mùn.
-Lá thẳng và hướng lên, không trôi nổi trên mặt nước, thường cao hơn cán hoa. Lá có phiến dạng xoan, tròn (5-30 x 4-25 cm), màu xanh lục tươi, gân chính cong. Cuống lá dài dạng bẹ (dài 10-75 cm), xốp (chứa không khí), có mặt cắt có có 3 khía hình tam giác. Phiến lá có hình dạng thay đổi: dạng mác đến elip thuôn dài hoặc ovan rộng. Đỉnh lá nhọn đột ngột, ở phía chóp mỏng hơn, mép lá hơi quăn, rìa lá gợn sóng. Có 4-6 đôi gân dọc gần như song song và hôi tụ theo hướng đỉnh, hàng loạt gân ngang song song và vuông góc với gân dọc và gân chính ở giữa tạo thành mạng hình mắt lưới mảnh.
-Hoa có từ 1-4 cuống cụm hoa, kiểu phát hoa dạng tán, 2-12 hoa nằm trong tổng bao là lá bắc. Cuống hoa nhỏ, có phần mở rộng và có mặt cắt tam giác ở phía trên. Mỗi hoa có 3 cánh màu vàng vàng nhạt đến vàng tươi, hình ovan rộng hoặc tròn, mang 15-20 tiểu nhụy (dài 1,2 cm) và rất nhiều tiễu noãn.
-Quả nhỏ (đường kính 1,5-2 cm), được đài hoa bao bọc.Kèo nèo sinh sản, lây lan bằng hạt và phát triển quần thể bằng sinh sản vô tính.
Kèo nèo  trông giống cây lục bình (tức bèo Nhật Bản), nhưng khác lục bình ở hai đặc điểm cơ bản.
-Một là cây lục bình thì nổi trên mặt nước, còn kèo nèo, gốc rễ bám dưới bùn đất, cành ngọn vươn lên mặt nước.
-Hai là về mùa nước nổi, lục bình theo gió nước trôi dạt bốn phương, còn cù nèo bám đất, nước dâng đến đâu vươn ngọn đến đấy.

Công dụng

a-Kèo nèo dùng làm rau

Cũng là thứ rau trong bữa ăn hàng ngày của người Nam Bộ nhưng kèo nèo được ưa dùng hơn: Làm rau sống, bóp gỏi, luộc, xào, nấu canh chua, nấu với lẩu, muối dưa…
Loài cây được coi như một thứ rau dại ấy đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của miền Tây Nam Bộ.
1-Làm rau sống: Bẹ và lá kèo nèo non dùng làm rau sống.Đặc biệt để ăn với mắm kho.
2-Làm rau luộc: Bẹ và lá kèo nèo non dùng làm rau luộc.
3-Làm rau xào: Bẹ và lá kèo nèo non dùng làm rau xào.
3-Dùng để nấu canh chua, nhúng lẩu: Bẹ kèo nèo non dùng để nấu canh chua và nhúng lẩu. Kèo nèo thường xuất hiện trong những món lẩu của người Nam Bộ. Món lẩu mắm dù đã có nhiều loại trái và rau như: cà tím, hoa súng, rau đắng, rau muống… nhưng sẽ mất ngon nếu thiếu kèo nèo. Ăn với kèo nèo, món lẩu mắm như đậm đà hơn, đặc sắc hơn.
4-Dùng để muối dưa chua: Bẹ kèo nèo non dùng để muối dưa chua riêng hoặc với các loại rau khác.

b-Kèo nèo dùng làm thuốc

Theo y học cổ truyền, cây kèo nèo là vị thuốc chữa trị các chứng đau lưng, nhức mỏi, mát gan, lợi tiểu…
Ghi chú: Cây kèo nèo có khả năng hấp thu nhiều kim loại nặng, không nên dùng kèo nèo ở những nơi nước đọng, ô nhiểm để làm rau hoặc làm thuốc.
                                                                                                   Kỹ sư Hồ Đình Hải

Hẹ nước


HẸ NƯỚC

-Tên goi khác: Rong lá hẹ, Rong mái chèo,Tóc tiên nước, Cỏ băng, Cỏ Lươn.
-Tên tiếng Anh: Eel-grass, Tape-grass, Wild Celery.
-Tên khoa học: Vallisneria spiralis  L.
-Tên đồng nghĩa: V. gracilis , V. physicum , V. Caulescens.

Hẹ nước
 Hẹ nước dùng làm rau

Phân loại thực vật

Bộ (ordo):
Trạch tả  (Alismatales).
Họ (familia):
Thủy thảo (Hydrocharitaceae).
Chi (genus):
Tóc tiên nước (Vallisneria).
Loài (species):
Vallisneria spiralis L.
Phân bố
Chi Tóc tiên nước (Vallisneria) là một chi thực vật thủy sinh sống hoàn toàn trong nước ngọt. Chi này có nguồn gốc ở Địa Trung Hải, ngày nay mọc rộng rãi ở các vùng ôn đới, một phần ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, phân bố phần lớn tại Châu Á nhiều nhất là khu vực Đông nam Á.
The genus has 6-10 species that are widely distributed, but do not grow in colder regions.Chi này có 6-10 loài phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng không phát triển ở các vùng lạnh hơn. Chi này gồm các thực vật thủy sinh sống hoàn toàn trong nước Vallisneria is a submersed plant that spreads by runners and sometimes forms tall underwater meadows. Leaves arise in clusters from their roots .lây lan bằng cách di chuyển theo nước và đôi khi tạo thành các đồng cỏ dầy và cao dưới nước.
Ở khắp nước Viêt Nam thừng gặp cả 3 loài Vallisneria spiralis, Vallisneria italiaVallisneria tiger, trong đó có loài hẹ nước (Vallisneria spiralis L.) là phổ biến nhất.
Ở Nam Bộ hẹ nước có lá bản hẹp và dài sống được trong nước phèn nhẹ, trong và thích nghi ở những nơi có dòng chảy nhẹ.
Hiện nay rong lá hẹ được khai thác trồng trong chậu thủy tinh để làm sinh vật cảnh và nuôi cá cảnh.
Từ sự du nhập để làm cây cảnh thủy sinh, hiện nay các loài hẹ nước lan tràn khắp nơi trên thế giới và trở thành loài cỏ thủy sinh nguy hiểm.
Tại New Zealand hẹ nước (V. spiralis) là một "sinh vật không mong muốn". Nó được liệt kê vào cỏ dại dịch hại và được xếp vào nhóm “ thực vật xâm nhập”, Chính phủ New Zealand cấm nuôi trồng, mua bán hàng hoá và tuyên truyền thương mại và phân phối các loài hẹ nước.
Mô tả
Hẹ nước (Vallisneria spiralis), cây họ Tóc tiên nước (Hydrocharitaceae).
-Thân: Thân ngầm mọc trong đất bùn nhảo dưới lớp nước.
-Rể: Thuộc loại rể chùm ngắn nằm trong đất. Rễ trắng, bám chặt vào đất nên nước chảy mạnh cũng không trôi đi được.
-Lá: Lá hình mái chèo, dài ngắn tuỳ theo mực nước sâu hay nông, có thể dài tới 2 m, rộng 5 - 10 mm, chóp lá tù hoặc có mũi nhọn. Lá quang hợp trong nước và đong đưa, uốn lượn theo dòng chảy.
-Hoa: Thụ phấn nhờ nước; sau khi thụ phấn, hoa cái nổi có cọng xoắn, khi quả phát triển hoa cái chìm vào đáy nước, hoa đực đứt cuống nổi lên và trôi đi.
-Quả: Quả và hạt phát triển ở đáy nước,
Cây hẹ nước chỉ quang hợp được ở nước trong, do đó không sống được ở nước đục. Hẹ nước là cây thủy sinh hoàn toàn nên khi nước cạn cây cũng chết.
Hẹ nước và hẹ thường không có liên quan gì về phả hệ do hai loài khác nhau hoàn toàn về Bộ, Họ. Sở dĩ có tên gọi hẹ nước vì lá của nó dài và dẹp giống như lá hẹ thường

Cách dùng

a-Hẹ nước dùng làm rau

1-Dùng làm rau sống, bóp gỏi: Do lá hẹ nước sạch, mềm, dòn và xốp nên dược dùng để ăn sống như rau ghém. Thường loại rau này dùng bóp gỏi ăn sống rất ngon.
2-Dùng để luộc, xào: Lá hẹ nước có thể luộc, xào riêng hoặc chung với các loại rau khác.
3-Dùng nấu canh chua: Hẹ nước có thể dùng để nấu canh chua, nhúng lẩu.
4-Dùng để muối dưa: Lá hẹ nước có thể dùng để muối dưa rất mau chua.
Hiện nay hẹ nước trở nên khan hiếm, do đó là món rau đặc sản trong mùa nước nổi ở vùng ĐTM và Tứ giác Long Xuyên.

b-Hẹ nước dùng làm thuốc

Chưa thấy tài liệu nào nói về bài thuốc từ cây hẹ nước.
                                                                                               Kỹ sư Hồ Đình Hải