Cây hẹ hoa


CÂY HẸ HOA

Cây hẹ hoa
-Tên gọi khác: Hẹ bông, Hẹ tỏi, Hẹ Trung Quốc.
-Tên tiếng Anh: Garlic chives , Chinese Chives, Oriental garlic, Chinese leek.
-Tên khoa học: Allium tuberosum 
-Tên đồng nghĩa:
Allium angulosum Lour. nom. illeg.
Allium argyi H.Lév.
Allium chinense Maxim. nom. illeg.
Allium clarkei Hook.f.
Allium roxburghii Kunth
Allium sulvia Buch.-Ham. ex D.Don
Allium tricoccum auct. non Blanco
Allium tuberosum Roxb. nom. illeg.
Allium tuberosum f. yezoense (Nakai) M.Hiroe
Allium uliginosum G.Don
Allium yesoense Nakai
Allium yezoense Nakai
Nothoscordum sulvia (Buch.-Ham. ex D.Don) Kunth
-Các loài tương cận:
Allium acuminatum - Hành dại, hành hoa tím.
Allium ampeloprasum porrum - Tỏi tây
Allium cepa - Hành tây
Allium cepiforme hay Allium ascalonicum - Hành thơm
Allium neapolitanum - Tỏi trắng
Allium sativum - Tỏi
Allium ramosum -Hẹ thường

Phân loại khoa học


Bộ (ordo):
Măng tây (Asparagales)
Họ (familia):
Hành (Alliaceae)
Chi (genus):
Hành (Allium)
Loài (species):
Allium tuberosum 
Có một số nhà phân loại học cho rằng 2 loài Hẹ thường (Allium ramosum) và Hẹ hoa (Allium tuberosum) là 2 giống của loài hẹ (Allium ramosum).
Hẹ thường (Allium ramosum) sẽ được giới thiệu ở một trang riêng.

Phân bố

Chi Hành (Allium) là một chi lớn thực vật trong Họ hành tỏi (Alliaceae). Chi này có khoảng 1.250 loài, thông thường được phân loại trong Họ Hành (Alliaceae) của chính chúng. Một số nhà thực vật học khác cũng đã từng phân loại chi này trong Họ Loa kèn (Liliaceae).
Chi Hành bao gồm các loài thực vật sống một năm hoặc lâu năm có thân phình ra thành củ giống như củ hành. Chúng phát triển tốt trong vùng nhiệt đới và vùng ôn đới của Bắc bán cầu. Chiều cao thân cây của chúng dao động từ 5-150 cm. Các hoa tạo thành dạng hoa tán ở trên đỉnh của thân cây không có lá. Các chồi (thân cây có lá đã biến đổi hay các gốc lá dày dặc, trong cách gọi thông thường là củ) dao động về kích thước giữa các loài, từ rất nhỏ (đường kính khoảng 2-3 mm) đến rất lớn (8-10 cm).
Chi này chứa một số loài cây có giá trị như hành, hẹ, hẹ hoa, tỏi tây, tỏi  hành tăm. Mùi của "hành" là đặc trưng cho cả chi nhưng không phải mọi loài đều có mùi giống nhau.
Cây hẹ hoa (Allium tuberosum) có nguồn gốc hoang dại ở vùng Trung và Bắc Á, được người Trung Quốc đưa về trồng khoảng 200 năm trước Công nguyên. Từ đó cây hẹ hoa được phát triển sang các vùng Đông và Đông Nam Á.
Cây hẹ hoa có có hình thái, hương vị và thành phần dinh dưỡng và tích chất dược liệu giống như cây hẹ thường, tuy nhiên loài này khó thích nghi môi trường hơn nên chủ yếu được trồng, trong khi hẹ thường có thể mọc hoang dại.
Mục đích thu hoạch của hẹ hoa là phần thân mang cuống hoa và nụ hoa thay vì chỉ thu hoạch lá như hẹ thường. Có thể thu hoạch lá khi hẹ chưa ra hoa, lá hẹ hoa cũng làm rau như lá hẹ thường, nhưng không có hiệu quả kinh tế hơn.
Một số nhà khoa học cho rằng hẹ hoa do sự chọn lọc chuyên hóa từ cây hẹ thường, trong di truyền học phân tử giữa hai loài này không có sự khác biệt lớn.
Các nước trồng nhiều hẹ hoa ở Châu Á gồm có: China, Tibet, Mongolia, Nepal, Pakistan và ở Châu Âu như Czech Republic, Hungary, Russian Federation.
Ở Việt Nam cây hẹ hoa được trồng trong cả nước, từ đồng bằng đến vùng núi.

Mô tả

Cây hẹ là loài cây họ hành tỏi, có thân thảo sống lâu năm.
-Thân: Cây thân thảo nhỏ, cao 20-50cm, mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Thân chỉ vươn cao khi cây hẹ đã già, cuối ngọn thân mang một chùm hoa.
-Lá: Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15-60cm, rộng 1,5-4mm.
-Hoa: Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lần ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác.
-Quả:Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen.
Hoa tháng 7-8, quả tháng 8-9.  
-Hạt: Hạt nhỏ, nằm trong quả nang, khi lấy hạt phải đập bể vỏ quả.
Cây hẹ có thể nhân giống bằng sinh sản vô tính như tách chồi để trồng và có thể trồng bằng hạt. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm.

Cây hẹ hoa trồng ở Châu Âu

Thành phần hóa học

Trong 1 kg lá hẹ có 5-10 g đạm, 5-30 g đường, 20 mg vitamin A, 89 g vitamin C, 263 mg canxi, 212 mg phốt pho, nhiều chất xơ.
Chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, trong lá và củ hẹ có chất sunfua, saponin, chất đắng và một hoạt chất đặt tên là odorin có tác dụng kháng sinh mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Salmonella, Shigella, Subtilis... Tính chất kháng sinh này khá bền vững, nhưng nếu đun sôi sẽ hết tác dụng.

Công dụng

a- Thân và bông hẹ dùng làm rau
1-Thân và bông hẹ hoa được dùng làm rau sống
Đoạn thân mang bông hẹ được cắt khúc dùng làm rau ăn sống. thân và bông  hẹ có thể dùng để ăn riêng hoặc kèm chung các loại rau khác nhất là đối với giá đậu xanh.

Rau bông hẹ
2-Thân và bông hẹ hoa làm rau luộc
Thân và bông hẹ luộc là cách chế biến đơn giản để có món rau ngon miệng dược dùng để ăn với cơm.

Món rau bông hẹ luộc
3-Thân và bông hẹ hoa xào
Thân và bông hẹ hẹ hoa xào là món phổ biến nhất ở các nước Châu Á, bông hẹ được xem là một loại rau gia vị có tác dụng khử mùi các loại thịt, hải sản vừa làm tăng khẩu vị của món ăn. Ở Việt Nam bông hẹ hoa thường được xào chung với giá đậu xanh để chế biến nhiều món ăn cả chay lẫn mặn.


Bông hẹ xào sò lụa
4-Canh bông hẹ hoa
Canh bông hẹ hoa nấu với xương, thịt có vị thơm, ngọt dược dùng rất phổ biến ở các nước Châu Á. Ngoài nấu canh bông hẹ hoa còn dược dùng để nhúng lẫu.
Vào mùa nóng ăn cơm với bát canh bông hẹ sẽ làm cho bạn cảm thấy ngon miệng.

Món canh chay bông hẹ

Món nghêu nấu bông hẹ

5-Thân và bông hẹ hoa nấu cháo, nấu súp
Ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản món cháo bông hẹ được xem là thức ăn-bài thuốc được dùng trong dân gian và được ngành Y tế khuyến cáo sử dụng:
-Cháo hẹ: Bông hẹ 20 g, gạo 90 g. Nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. Còn dùng chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém, phân sống nát, chân tay lạnh; nữ giới bị đới hạ, lãnh cảm.
-Cháo hạt hẹ: Hạt hẹ (xào chín) 15 g, gạo tẻ 50 g, ăn hàng ngày.
Ở Nhiều nước Châu Á bông hẹ được dùng để nấu cháo, nấu súp để tạo nên món ăn có hương vị đặc biệt. Các món phở, hũ tiếu, bún ở Việt Nam thường nêm thêm hoặc ăn kèm với bông hẹ.
6-Thân và bông hẹ hoa muối dưa chua
Là món ăn hấp dẫn ở vùng quê Nam Bộ Việt Nam. Bông hẹ thường được muối dưa chua với giá, củ cải, củ cà rốt ăn rất ngon miệng.
7-Bánh nhân bông hẹ hoa
Được dùng phổ biến ở Trung Quốc, Hàn Quốc: Lá hẹ 200 g, đậu phụ 100 g, bột mì 500 g, miến 50 g ngâm cắt vụn, rau bông hẹ thái nhỏ, đậu thái quân cờ. Xào khô già với nước tương, muối, bột ngọt, hành, gừng, dầu vừng trộn đều viên làm nhân. Bột mì nhồi làm viên rồi cán mỏng, bọc nhân chưng chín.

Món bông hẹ nhúng lẫu
b-Các bộ phận của cây hẹ hoa dùng làm thuốc (tương tự như hẹ thường)
+Theo Đông y
Lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.
Nếu thường xuyên ăn canh hẹ sẽ giúp nam giới cường tinh lực, bồi bổ gan thận. Lá hẹ cũng rất tốt đối với phụ nữ có thai khi bị nhiễm lạnh, phụ nữ sau khi sinh bị chóng mặt.
Củ hẹ có vị cay ngọt được dùng trong các bài thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần.
Hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.
Bộ phận dùng: Hạt thường gọi là Cửu thái tử. Toàn cây cũng được dùng.
Trong các sách y học nói chung và Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh nói riêng còn nhiều bài thuốc dùng hẹ. Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề chưa được kiểm chứng khoa học, ví dụ: chữa đau ngực như dùi đâm, chó dại cắn, sản hậu bất tỉnh v.v.
+Theo Tây y
Hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin (tốt cho người bị bệnh tiểu đường), làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa sơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tuỵ. Chất odorin trong loại rau này là một kháng sinh mạnh giúp chống  tụ cầu và  các vi khuẩn khác.

Các bài thuốc Đông y từ cây hẹ hoa

1-Cổ họng khó nuốt: Dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống. (Theo thaythuoccuaban.com).
2-Yết hầu sưng đau: Hẹ toàn cây một nắm, muối một cục đâm vắt nước nuốt lần lần. (Theo thaythuoccuaban.com).
3-Viêm tai giữa: Giã Hẹ tươi lấy nước nhỏ tai. (Theo thaythuoccuaban.com).
4-Côn trùng bò vào tai: Lá Hẹ đâm vắt lấy nước nhỏ vào tai ít giọt, côn trùng sẽ bò ra. (Theo thaythuoccuaban.com).
5-Hen suyễn nguy cấp: Lá Hẹ, một nắm, sắc uống. (Theo thaythuoccuaban.com).
6-Đổ máu cam, lỵ ra máu: Củ hoặc lá Hẹ giã tươi lấy nước uống. (Theo thaythuoccuaban.com).
7-Ho trẻ em: Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống. (Theo thaythuoccuaban.com).
8-Giun kim: Sắc lá Hẹ hoặc rễ Hẹ lấy nước uống. (Theo thaythuoccuaban.com).
9-Di tinh: Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn. (Theo thaythuoccuaban.com).
10-Sản hậu chóng mặt bất tỉnh: Củ Hẹ, Hành tăm, đều 12g, đâm nát hoà ít giấm, để lên cục gạch nướng đỏ, xông hơi.(Theo thaythuoccuaban.com).
(Ghi chú!Xem thêm Các bài thuốc Đông y từ cây hẹ trong bài “Cây hẹ” đã được đăng trong blog/website này).

Trồng bông hẹ ở Trà Vinh
                                                                                                                 Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo

Cây hẹ


CÂY HẸ

Cây hẹ

-Tên gọi khác: Hẹ thường, Cửu thái, khởi dương thảo (là các vị thuốc).
-Tên tiếng Anh: Wild Onion, Chinese Chives, Garlic chives, Fragrant Garlic
-Tên khoa học: Allium ramosum L., 1753.
-Tên đồng nghĩa: Allium odorum, Allium chinense?
-Các loài tương cận:
Allium acuminatum - hành dại, hành hoa tím.
Allium ampeloprasum porrum - tỏi tây
Allium cepa - hành tây
Allium cepiforme hay Allium ascalonicum - hành thơm
Allium neapolitanum - tỏi trắng
Allium sativum - tỏi
Allium tuberosum - hẹ hoa

Phân loại khoa học


Bộ (ordo):
Măng tây (Asparagales)
Họ (familia):
Hành (Alliaceae)
Chi (genus):
Hành (Allium)
Loài (species):
Allium ramosum
Có một số nhà phân loại học cho rằng 2 loài Hẹ thường (Allium ramosum) và Hẹ hoa (Allium tuberosum) là 2 giống của loài hẹ (Allium ramosum).
Hẹ hoa (Allium tuberosum) sẽ được giới thiệu ở một trang riêng.

Phân bố

Chi Hành (Allium) là một chi lớn thực vật trong Họ hành tỏi (Alliaceae). Chi này có khoảng 1.250 loài, thông thường được phân loại trong Họ Hành (Alliaceae) của chính chúng. Một số nhà thực vật học khác cũng đã từng phân loại chi này trong Họ Loa kèn (Liliaceae).
Chi Hành bao gồm các loài thực vật sống một năm hoặc lâu năm có thân phình ra thành củ giống như củ hành. Chúng phát triển tốt trong vùng nhiệt đới và vùng ôn đới của Bắc bán cầu. Chiều cao thân cây của chúng dao động từ 5-150 cm. Các hoa tạo thành dạng hoa tán ở trên đỉnh của thân cây không có lá. Các chồi (thân cây có lá đã biến đổi hay các gốc lá dày dặc, trong cách gọi thông thường là củ) dao động về kích thước giữa các loài, từ rất nhỏ (đường kính khoảng 2-3 mm) đến rất lớn (8-10 cm).
Chi này chứa một số loài cây có giá trị như hành, hẹ, hẹ hoa, tỏi tây, tỏi  hành tăm. Mùi của "hành" là đặc trưng cho cả chi nhưng không phải mọi loài đều có mùi giống nhau.
Cây hẹ (Allium ramosum) có nguồn gốc hoang dại ở vùng Trung và Bắc Á, được người Trung Quốc đưa về trồng khoảng 200 năm trước Công nguyên. Từ đó cây hẹ được phát triển sang các vùng Đông và Đông Nam Á.
Ở Việt Nam cây hẹ dược trồng trong cả nước, từ đồng bằng đến vùng núi.

Mô tả

Cây hẹ là loài cây họ hành tỏi, có thân thảo sống lâu năm.
-Thân: Cây thân thảo nhỏ, cao 20-50cm, mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Thân chỉ vươn cao khi cây hẹ đã già, cuối ngọn thân mang một chùm hoa.
-Lá: Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15-60cm, rộng 1,5-4mm.
-Hoa: Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lần ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác.
-Quả:Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen.
Hoa tháng 7-8, quả tháng 8-9.  
-Hạt: Hạt nhỏ, nằm trong quả nang, khi lấy hạt phải đập bể vỏ quả.
Cây hẹ có thể nhân giống bằng sinh sản vô tính như tách chồi để trồng và có thể trồng bằng hạt. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm.

Mẫu cây hẹ

Thành phần hóa học

Trong 1 kg lá hẹ có 5-10 g đạm, 5-30 g đường, 20 mg vitamin A, 89 g vitamin C, 263 mg canxi, 212 mg phốt pho, nhiều chất xơ.
Chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, trong lá và củ hẹ có chất sunfua, saponin, chất đắng và một hoạt chất đặt tên là odorin có tác dụng kháng sinh mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Salmonella, Shigella, Subtilis... Tính chất kháng sinh này khá bền vững, nhưng nếu đun sôi sẽ hết tác dụng.

Công dụng

a- Lá hẹ dùng làm rau
1-Lá hẹ dược dùng làm rau sống
Lá hẹ được cắt từ gốc thân cho đến chóp lá được cắt khúc dùng làm rau ăn sống. Lá hẹ có thể dùng để ăn riêng hoặc kèm chung các loại rau khác nhất là đối với giá đậu xanh.

Lá hẹ

Món rau giá, hẹ
2-Lá hẹ dùng làm rau luộc
Lá hẹ luộc là cách chế biến đơn giản để có món rau ngon miệng dược dùng ở các nước ăn cơm bằng đủa.
Món lá hẹ luộc
3-Lá hẹ xào
Lá hẹ xào là món phổ biến nhất ở các nước có dùng hẹ, là hẹ được xem là một loại rau gia vị có tác dụng khử mùi các loại thịt, hải sản vừa làm tăng khẩu vị của món ăn. Ở Việt Nam lá hẹ thường được xào chung với giá đậu xanh để chế biến nhiều món ăn cả chay lẫn mặn.
Các món hẹ xào phổ biến ở Châu Á
Hẹ 200 g cắt đoạn dài, xào với giá đậu xanh.
Hẹ xào tôm nõn tươi: Lá hẹ 200 g, tôm nõn 200 g, xào ăn.
Hẹ xào gan : Lá hẹ 150 g, gan dê 150 g. Có tác dụng làm sáng mắt.
Hẹ xào lươn: Lươn 500 g lọc bỏ xương, cắt đoạn xào qua, thêm gia vị, gừng, tỏi và nước, vừa cạn cho thêm 300 g lá hẹ cắt đoạn, xào thêm 5 phút. Ăn nóng.
Hẹ xào với quả Óc chó: Hẹ 240 g, hồ đào nhục (quả óc chó) 60 g. Xào với dầu vừng và ít muối. Ăn ngày 1 lần lúc đói hoặc vào bữa cơm trong 2 tuần đến 1 tháng. Còn dùng chữa táo bón, đau lưng, gối, tiểu tiện luôn, nữ giới bị khí hư, lãnh cảm.

Món lá hẹ xào hải sản
4-Canh hẹ
Canh hẹ nấu với xương, thịt có vị thơm, ngọt dược dùng rất phổ biến ở các nước Châu Á. Ngoài nấu canh lá hẹ còn dược dùng để nhúng lẫu.
Vào mùa nóng ăn cơm với bát canh hẹ sẽ làm cho bạn cảm thấy ngon miệng.

Món canh hẹ
5-Lá hẹ nấu cháo, nấu súp
Ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản món cháo hẹ được xem là thức ăn-bài thuốc được dùng trong dân gian và được ngành Y tế khuyến cáo sử dụng:
-Cháo hẹ: Hẹ 20 g, gạo 90 g. Nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. Còn dùng chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém, phân sống nát, chân tay lạnh; nữ giới bị đới hạ, lãnh cảm.
-Cháo hạt hẹ: Hạt hẹ (xào chín) 15 g, gạo tẻ 50 g, ăn hàng ngày.
Ở Nhiều nước Châu Á lá hẹ được dùng để nấu cháo, nấu súp để tạo nên món ăn có hương vị đặc biệt. Các món phở, hũ tiếu, bún ở Việt Nam thường nêm thêm hoặc ăn kèm với lá hẹ.
6-Lá hẹ muối dưa chua
Là món ăn hấp dẫn ở vùng quê Nam Bộ Việt Nam. Lá hẹ thường được muối dưa chua với giá, củ cải, củ cà rốt ăn rất ngon miệng.

Giá hẹ muối dưa chua
7-Bánh nhân hẹ
Được dùng phổ biến ở Trung Quốc, Hàn Quốc: Lá hẹ 200 g, đậu phụ 100 g, bột mì 500 g, miến 50 g ngâm cắt vụn, rau hẹ thái nhỏ, đậu thái quân cờ. Xào khô già với nước tương, muối, bột ngọt, hành, gừng, dầu vừng trộn đều viên làm nhân. Bột mì nhồi làm viên rồi cán mỏng, bọc nhân chưng chín.

Bánh nhân hẹ ở Trung Quốc
b-Các bộ phận của cây hẹ dùng làm thuốc
+Theo Đông y
Lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.
Nếu thường xuyên ăn canh hẹ sẽ giúp nam giới cường tinh lực, bồi bổ gan thận. Lá hẹ cũng rất tốt đối với phụ nữ có thai khi bị nhiễm lạnh, phụ nữ sau khi sinh bị chóng mặt.
Củ hẹ có vị cay ngọt được dùng trong các bài thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần.
Hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.
Hẹ là thức ăn-vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân. Vào thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn. Sách Nội kinh có viết: "Xuân hạ dưỡng dương", nghĩa là mùa xuân cần ăn các món ôn bổ dương khí. Hẹ nằm trong nhóm thức ăn đó. Còn Bản thảo thập di viết: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên". Sách Lễ ký viết củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất công hiệu. Hẹ kỵ với mật ong và thịt trâu. Không nên sử dụng lâu dài và đối với những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt.
Theo Đông y, hẹ có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Sách "Bản thảo thập di" viết: Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên.
Phòng Đông Y thực nghiệm Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Việt Nam) đã xác định nước ép lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn  mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn. Tính chất kháng khuẩn của hẹ khá bền vững, tuy nhiên sẽ mất tác dụng khi đun sôi. Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hẹ chữa ho, hen suyễn, tiêu hoá kém, giun kim, lỵ amip, trẻ hay bị ra mồ hôi trộm, hay khi bị viêm tai giữa, tai chảy mủ cũng có thể dùng lá hẹ. 
Bộ phận dùng: Hạt thường gọi là Cửu thái tử. Toàn cây cũng được dùng.
Trong các sách y học nói chung và Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh nói riêng còn nhiều bài thuốc dùng hẹ. Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề chưa được kiểm chứng khoa học, ví dụ: chữa đau ngực như dùi đâm, chó dại cắn, sản hậu bất tỉnh v.v.
+Theo Tây y
Hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin (tốt cho người bị bệnh tiểu đường), làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa sơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tuỵ. Chất odorin trong loại rau này là một kháng sinh mạnh giúp chống  tụ cầu và  các vi khuẩn khác.

Các bài thuốc Đông y từ cây hẹ

1-Ho khò khè ở trẻ em: Lá hẹ hấp cơm lấy nước cho trẻ uống. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống. (Theo thaythuoccuaban.com).
2-Rôm sẩy: Rễ hẹ 60g sắc nước uống. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
3-Cảm mạo, ho do lạnh: Hẹ 250 g, gừng tươi 25 g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
4-Táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5 g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
Phòng táo bón, tích trệ: Hàng sáng dậy, chưa ăn sáng, uống nước hẹ giã đã lọc bã. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
5-Đái dầm, ỉa chảy lâu ngày ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ. Rễ hẹ tươi 25 g, gạo 50 g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
6-Nấc do lạnh: Uống một bát nước hẹ đã giã nát và lọc bỏ bã. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
Trong Thiên kim tập ký có kể lại chuyện: Thiên hoàng tự nhiên bị nấc suốt ngày. Các ngự y đã đến khám và sau đó thiên hoàng khỏi bệnh chỉ bằng bài thuốc dùng nước hẹ pha rượu hùng hoàng.
7-Thổ tả: Cấp cứu bằng một nắm rau hẹ giã lấy nước cốt, chưng cách thủy cho uống. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
8-Đau răng: Lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
9-Đau họng: Lá và củ hẹ giã đắp lên cổ, băng lại, nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt nước. (Theo kinh nghiệm dân gian).
Cổ họng khó nuốt: Dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống. (Theo thaythuoccuaban.com).
10-Yết hầu sưng đau: Hẹ toàn cây một nắm, muối một cục đâm vắt nước nuốt lần lần. (Theo thaythuoccuaban.com).
11-Suyễn (khó thở): Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
Hen suyễn nguy cấp: Lá Hẹ, một nắm, sắc uống. (Theo thaythuoccuaban.com).
12-Sơn ăn lở loét: Lá hẹ giã nát đắp lên chỗ tổn thương. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
13-Ghẻ: Lá hẹ 50 g, rau cần 30 g, giã nát đắp lên chỗ tổn thương. Ngày 2 lần. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
14-Giun kim: Rễ hẹ giã lấy nước cho uống. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
Sắc lá Hẹ hoặc rễ Hẹ lấy nước uống. (Theo thaythuoccuaban.com).
15-Thối tai (Viêm tai giữa): Lá hẹ 1 nắm rửa kỹ, giã nhuyễn lấy nước nhỏ vào tai cho đến khi khỏi. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
Côn trùng bò vào tai: Lá Hẹ đâm vắt lấy nước nhỏ vào tai ít giọt, côn trùng sẽ bò ra. (Theo thaythuoccuaban.com).
16-Trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn. Còn có cách giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu, rồi ngồi và để trực tiếp trĩ lên lá hẹ. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
17-Thoát giang (lòi dom): Một nắm lá hẹ giã nhỏ trộn dấm, đảo nóng: Dùng 2 miếng vải sô sạch gói hẹ để chườm và chấm hậu môn thay đổi lẫn nhau. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
18-Càng cua chín mé (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Hẹ dùng cả củ và rễ, giã nát, xào rượu chườm, bó, băng lại. Thay băng nhiều lần. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
19-Tâm hãn (mồ hôi ra không ngớt, chỉ khu trú ở vùng ngực): Dùng 49 cây hẹ cả gốc rửa sạch, đổ vào 2 bát nước, nấu còn 1 bát, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
20-Viêm loét dạ dày thể hàn, đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh: Lá hẹ 250 g, gừng tươi 25 g. Tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước đổ vào nồi cùng với 250 g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
21-Đái tháo đường: Củ hẹ 150 g, thịt sò 100 g. Nấu chín, nêm gia vị. Ăn thường xuyên. Trường hợp ra mồ hôi trộm (âm hư tự hãn) dùng món này cũng tốt. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
22-Gan đọng mỡ ở người béo phì: Hải đới 100 g ngâm nước cho nở, cắt sợi. Lá hẹ 200 g cắt đoạn dài, cùng nhúng nước sau 5 phút vớt ra. Cho tỏi giã nhuyễn, dấm, dầu vừng, tương và một ít đường trộn đều. Ăn hàng ngày và kéo dài trong một tháng. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
23-Lỵ amíp: Nấu canh hẹ cá diếc (ngày 1 con), ăn cái uống nước, dùng trong 1 tuần. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
Củ hoặc lá Hẹ giã tươi lấy nước uống. (Theo thaythuoccuaban.com).
24-Di tinh: Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn. (Theo thaythuoccuaban.com).
25-Sản hậu chóng mặt bất tỉnh: Củ Hẹ, Hành tăm, đều 12g, đâm nát hoà ít giấm, để lên cục gạch nướng đỏ, xông hơi.(Theo thaythuoccuaban.com).
26-Ung thư thực quản: Nên dùng nước rau hẹ pha với sữa. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
27-Bế kinh: Hạt hẹ 10g, hạt dành dành 10 g, sắc nước uống ngày 2 lần.
Lá hẹ 250g giã lấy nước hòa với đường đỏ, đun sôi để uống. (Theo Bác sĩ  Minh Hằng).
28-Di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương: 0,5 kg lá hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần. (Theo thaythuoccuaban.com).
29-Chữa đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Lượng bằng nhau. Phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6 g. Ngày uống 2 lần với nước ấm. (Theo thaythuoccuaban.com).
Lá hẹ 30 g, phúc bồn tử 1,5 g, dây tơ hồng xanh 20 g. Sấy khô tán bột hoàn viên. Dùng mỗi lần 3 g, ngày 3 lần. (Theo thaythuoccuaban.com).
30-Cung đình hồi xuân tửu: Hạt hẹ 20 g, câu kỷ 30 g, ba kích 15 g, hồng sâm 20 g, lộc nhung lát 10 g, đường phèn 200 g, rượu trắng 200 g. Ngâm nửa tháng trở ra thì dùng được.(Theo thaythuoccuaban.com).

Trồng hẹ ở Đồng bằng Sông Cữu Long
Tài liệu cần đọc thêm
                                                                                                   Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
9-http://www.missouribotanicalgarden.org/…/allium-tuberosum.aspx


Xem Video: Công dụng của rau hẹ