Cây khoai lang


CÂY KHOAI LANG

Cây khoai lang
-Tên gọi khác: Rau lang
-Tên tiếng Anh: Sweet potatoes, yams.
-Tên khoa học: Ipomoea batatas (L.) Lam.
-Các loài tương cận:
Rau muống ( I. aquatica ).
Khoai tây Châu Mỹ ( I. lacunosa ).
Khoai tây Úc ( I. costata ).

Phân loại khoa học


Bộ (ordo):
Cà (Solanales)
Họ (familia):
Bìm bìm (Convolvulaceae)
Chi (genus):
Khoai lang (Ipomoea)
Loài (species):

Theo Hệ thống phân loại APG II (Angiosperm Phylogeny Group II):
Họ bìm bìm (Convolvulaceae) có khoảng 60 chi và hơn 1.650 loài bao gồm chủ yếu là dây leo , nhưng cũng có cây bụi  các loài thân thảo sống 1 năm hoặc nhiều năm.
Chi Khoai lang (Ipomoea) là chi thực vật lớn nhất trong Họ bìm bìm (Convolvulaceae) với khoảng 500 loài thực vật thuộc thân thảo, cây bụi hoặc dây leo.
Các loài quan trọng trong Chi Khoai lang Ipomoea) gồm có:
Rau muống ( I. aquatica ).
Khoai tây (Ipomoea lacunosa).
Khoai tây Úc ( I. costata ).

Phân bố

Khoai lang (Ipomoea batatas) có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới Châu Mỹ, nó được con người trồng cách đây trên 5.000 năm . Nó được phổ biến rất sớm trong khu vực này, bao gồm cả khu vực Caribe.
Theo Austin (1988) cho rằng trung tâm của nguồn gốc của cây khoai lang trồng (I. batatas) là giữa bán đảo Yucatan của Mexico và vùng cửa sông Orinoco ở Venezuela. Từ đó thổ dân lan truyền cây khoai lang đến vùng  Caribbean  và Nam Mỹ vào khoảng 2500 năm TCN.
Zhang et al (1998) cho rằng đề xuất của Austin đúng là trung tâm chính của sự đa dạng. Ông cho rằng trung tâm khởi sinh thứ hai của khoai lang là ở PeruEcuador.
Bằng con đường hàng hải thời kỳ thăm dò và xâm chiếm thuộc địa, người Châu Âu đã giới thiệu cây khoai lang khắp các Châu lục.
Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển của nó.
Các nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới trong năm 2009 gồm:

Sản xuất ( triệu tấn ) : Dữ liệu cho năm 2009
Trung Quốc
76,8
Uganda
2,77
Nigeria
2,75
In-đô-nê-xi-a
2,1
Tanzania
1,38
Việt Nam
1,21
Ấn Độ
1,1
Nhật Bản
1,0
Thế giới
102,7

Trong năm 2010, năng suất củ khoai lang trung bình trên thế giới là 13,2 tấn/ha. Các trang trại sản xuất giống khoai lang ở Senegal đạt năng suất trung bình toàn quốc là 33,3 tấn/ha. Năng suất cao tới 80 tấn mỗi ha đã được báo cáo từ trang trại của Israel.
Ở Viện Nam khoai lang được du nhập từ thế kỷ thứ 18, hiện nay ở Việt Nam có nhiều giống khoai lang khác nhau như:
1. Giống khoai lang củ to, vỏ trắng, ruột trắng hoặc vàng sẫm, nhiều bột.
2. Giống khoai lang bí, củ dài vỏ đỏ, ruột vàng tươi.
3. Giống khoai lang nghệ, củ dài, vỏ đỏ ruột vàng.
4. Giống khoai khoai lang ngọc nữ vỏ tím, ruột tím...
5. Ở Đà Lạt có giống khoai lang đặc sản vỏ đỏ thịt vàng, rất thơm ngon.
6. Giống Khoai lang Lệ Cần là đặc sản của vùng Lệ Cần, xã Tân Bình, Đắk Đoa, Gia Lai. Là giống khoai lang có thân dây to, cứng, lá mọc dài, tán có nhiều thùy màu nâu tím, củ màu đỏ, dài, thuôn. Ruột có màu vàng nghệ nên khi luộc bở vàng ươm, ăn ngọt lịm và bùi. Đặc biệt giống khoai này chỉ trồng ở vùng Lệ Cần mới có đủ đặc điểm trên.
7. Các giống khoai lang nhập nội: gần đây Việt Nam nhập nội một số giống khoai lang tím từ Nhật Bản, Trung Quốc với chất lượng củ cao  để xuất khẩu củ.

Mô tả

Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống hằng năm hoặc lâu năm.
-Thân: Cây thân thảo bò, dài 2-3m, có thể dài 4-5m cho đến 7m nếu cho mọc tự nhiên, thân phát triển thành nhiều nhánh.
-Rể: Rể phình thành củ tròn dài, màu đỏ, trắng, vàng hay tím. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím. Trên đốt thân có rể khí sinh, khi chạm đất các rể này phát triển thành rể dinh dưỡng.
-Lá: Lá có nhiều dạng, các lá mọc so le, thường là hình tim xẻ 3 thùy sâu hay cạn, có cuống dài.
-Hoa: Cụm  hoa  xim ít hoa ở đầu cành hay nách lá. Hoa hình phễu màu tím nhạt, trắng hay vàng. Khoai lang ít khi ra hoa nếu khoảng thời gian ban ngày vượt quá 11 giờ.
Cây khoai lang được nhân giống chủ yếu bằng các đoạn thân (dây khoai lang) hay rễ hoặc bằng các rễ bất định mọc ra từ các rễ củ trong khi lưu giữ bảo quản. Các hạt hầu như chỉ dành cho mục đích gây giống mà thôi.
Khoai lang là một trong những cây lương thực quan trọng, được dùng làm nhiều loại thức ăn quen thuộc như bánh, cháo, chè, mứt… Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “Sâm Nam”.

Củ khoai lang

Củ khoai lang dược thu hoạch

Thành phần dinh dưỡng

Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ:
+Trong 100g củ khoai lang tươi có thành phần các chất dinh dưỡng như sau:

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g củ tươi
359 kJ (86 kcal)
20,1 g
12,7 g
4,2 g
3 g
Chất béo (Fat)
0,1 g
1,6 g
-Vitamin A (tương đương)
709 mg (89%)
8.509 mg (79%)
0,078 mg (7%)
0,061 mg (5%)
0,557 mg (4%)
-Pantothenic acid (B 5 )
0,8 mg (16%)
0,209 mg (16%)
-Folate (vit. B 9 )
11 mg (3%)
2,4 mg (3%)
0,26 mg (2%)
30 mg (3%)
0,61 mg (5%)
25 mg (7%)
0,258 mg (12%)
47 mg (7%)
337 mg (7%)
55 mg (4%)
0,3 mg (3%)
Ghi chú: Tỷ lệ % là đáp ứng nhu cầu hàng ngày dành cho cơ thể người lớn. 
Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

+Trong 100 g lá khoai lang tươi có thành phần dinh dưỡng như sau:

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g lá tươi
Nước
87,96g
175 kJ (42 kcal)
8,82 g
5,3 g
0,51 g
2,49 g
Vitamin A equiv.
189 mg (24%)
2217 mg (21%)
lutein và zeaxanthin
14.720 mg
0,156 mg (14%)
0,345 mg (29%)
1,13 mg (8%)
Pantothenic acid (B 5 )
0,225 mg (5%)
0,19 mg (15%)
11 mg (13%)
302,2 mg (288%)
78 mg (8%)
0,97 mg (7%)
70 mg (20%)
81 mg (12%)
508 mg (11%)
Ghi chú: Tỷ lệ % là đáp ứng nhu cầu hàng ngày dành cho cơ thể người lớn. 
Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

+Các nguồn phân tích khác
Theo các chuyên gia khoa học về dinh dưỡng thì trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước, 2,6g protid, 2,8g glucid, 1,4g xenluloza, 48mg canxi, 54mg photpho, 11mg vitamin C.
Năm 1992, Trung tâm Khoa học về Lợi ích công cộng so sánh giá trị dinh dưỡng của khoai lang, các loại rau khác. Xét hàm lượng chất xơ, carbohydrate phức tạp , proteinvitamin A và C, sắt , canxi , khoai lang được xếp hạng cao nhất trong giá trị dinh dưỡng. Theo các tiêu chí này, khoai lang kiếm được 184 điểm, 100 điểm trên tiếp theo trong danh sách, phổ biến khoai tây .
Giống khoai lang ngọt có thịt củ màu da cam nhiều beta carotene hơn so với những giống có thịt củ màu sáng, đang được khuyến khích sử dụng ở châu Phi, nơi thiếu vitamin A là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Công dụng

a-Lá và đọt non cây khoai lang dùng làm rau
1-Lá và đọt non cây khoai lang dùng để ăn sống
Lá và đọt non cây khoai lang có thể dùng để ăn sống hoặc làm gỏi chung với các loại rau khác (ít phổ biến).
Philippines ngọn và lá khoai lang được ăn tươi trong món salad với mắm tôm ( bagoong alamang) hoặc nước mắm

Món rau lang bóp gỏi gà
2- Lá và đọt non cây khoai lang dùng để luộc
Là món rau phổ biến nhất ở các nước Châu Á, nhất là ở vùng Đông Nam Á và Việt Nam. Món rau lang luộc rất phổ biến của người Việt Nam và Đài Loan.
Philippines ngọn và lá khoai lang được luộc trong dấm và nước tương và ăn với cá chiên.

Món rau lang luộc
3- Lá và đọt non cây khoai lang dùng để xào, nấu canh
Lá và đọt non cây khoai lang được dùng để xào, nấu canh riêng hoặc chung với các loại rau khác (ít phổ biến hơn luộc). Món rau lang xào rất phổ biến ở Việt Nam và Đài Loan.
Ở Malysia lá khoai lang được xào với tỏi và tôm khô để ăn với cơm.
Món súp khoai lang nấu với đường và gừng là món ăn phổ biến trong mùa đông ở Đài Loan.

Món rau lang xào tỏi

Món canh khoai lang

Món cà ri khoai lang Thái

Món cà ri khoai lang Ấ Độ
b- Củ khoai lang dược dùng làm lương thực, thực phẩm
Trong một số quốc gia khu vực nhiệt đới, nó là loại lương thực chủ yếu. Cùng với tinh bột, củ khoai lang cũng chứa nhiều chất xơ tiêu hóa, vitamin A, vitamin C  vitamin B6. Tất cả các giống đều cho củ có vị ngọt, dù nhiều hay ít.
1-Củ khoai lang luộc dùng để ăn chơi thay thế cho cơm
Củ khoai lang luộc hoặc nướng chín dùng để ăn chơi thay thế cơm ở các nước Châu Á. Khoai lang được xem như bửa ăn phụ khi đang lao động nặng.
2-Củ khoa lang nướng dùng để ăn chơi
Khoai lang nướng là món ăn chơi hấp dẫn ở nhiều nước, nhất là khi được ăn khoai lang nướng ngoài đồng.
Ở Mỹ có món Baked sweet potatoes (Khoai lang nướng) đôi khi cũng được dùng trong các nhà hàng ăn để thay thế cho khoai tây nướng. Khoai lang nướng ở Mỹ thường được quét phủ bằng đường nâu hay bơ.

Món khoai lang nướng

3-Củ khoai lang nấu độn gạo thay một phần cơm
Khi thiếu gạo người dân Việt Nam trước đây thường dùng khoai lan độn gạo để nấu cơm, khoai lang thay thế cho phần cơm bị thiếu hụt trong những lúc đói.
4-Khoai lang được dùng để nấu canh, cà ri
Củ khoai lang được người dân Châu Á dùng trong các món nấu như canh khoai, cà ri khoai vừa là rau vừa cung cấp chất bột.
Ở Ấn Độ khoai lang được nấu phổ biến trong các món cà ri chay và mặn.
5-Củ khoai lang chiên
Củ khoai lang sắt mỏng được chiên thành món ngọt hoặc mặn để ăn kèm với các thức ăn khác.

Củ khoai lang chiên
6-Củ khoai lang làm bánh, mứt
Củ khoai lang có thể làm mứt hoặc làm nhân bánh đậu xanh, bánh in…
Ở Hàn Quốc tinh bột khoai lang được chế thành bánh tráng thực phẩm để ăn kèm với rau và thịt, cá.
MalaysiaSingapore khoai lang thường được cắt thành những miếng nhỏ và nấu với nước cốt dừa (santan ) để làm một món tráng miệng ngọt được gọi là bubur caca
Món Sweet potato pie (Bánh nướng khoai lang) cũng là một món ăn truyền thống được ưa thích trong ẩm thực miền nam Hoa Kỳ.
Món Candied sweet potatoes (Khoai lang tẩm đường) là món ăn phụ, được làm chủ yếu từ khoai lang, đường, kẹo dẻo, xi rô, mật đường hay các thành phần có vị ngọt khác. Nó thường được người Mỹ dùng trong Lễ tạ ơn, nó là tiêu biểu cho ẩm thực Mỹ truyền thống và thức ăn của người thổ dân.

Mứt khoai lan
Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang
1. Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
2. Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
3. Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận.
4. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
5. Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
6. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
7. Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần.
8. Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
9. Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng
10. Khoai lang có thể dùng làm lương khô dưới 2 dạng: Khoai lang sống thái lát cả vỏ phơi khô và khoai lang luộc cả vỏ, sau đó thái lát phơi khô (còn gọi là khoai lang gieo). Khi phơi cần phủ vải màn để tránh ruồi nhặng. Các dạng này có thể dùng sống hoặc nấu chín tùy mục đích.
11. Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc
c-Các bộ phận của cây khoai lang dùng làm thuốc
+Theo Đông y
Khoai lang có nhiều tên như: Cam thử, Phiên chử.
Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, vào hai kinh tỳ và thận. Tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt; chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.
Lá khoai lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm. Chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.
Kiêng kỵ với các trường hợp thấp trệ, tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp.
Khoai lang vàng và đỏ có tính chất bổ nhiều hơn công, còn khoai lang trắng thì công nhiều hơn bổ. Đặc điểm này phần nào đã được chứng minh qua thành phần hóa học ngày nay.
Ở nước ngoài khoai lang cũng được dùng làm dược liệu trị các bệnh sau:
-Các rễ khí sinh được sử dụng làm chất tăng tiết sữa.
-Lá được dùng để diều trị bệnh đái tháo đường, sổ giun móc, điều trị áp xe và cầm máu.
-Củ được dùng điều trị hen suyễn.
+Theo Tây y
Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường do các nghiên cứu sơ bộ trên động vật cho thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin .
Năm 1992, người ta đã so sánh giá trị dinh dưỡng của khoai lang với các loại rau khác. Lưu ý tới hàm lượng xơ, các cacbohydrat phức, protein, các vitamin A và C, sắt, canxi thì khoai lang đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng. Theo các tiêu chuẩn này thì khoai lang đạt 184 điểm và hơn loại rau đứng thứ hai (khoai tây) 100 điểm trong danh sách này.(NCSPC)
Các giống khoai lang có lớp thịt màu vàng cam sẫm chứa nhiều vitamin A hơn các giống có thịt màu nhạt và việc trồng giống này được khuyến khích tại châu Phi do thiếu hụt vitamin A là vấn đề nghiêm trọng tại khu vực này. Một số người Mỹ, như Oprah Winfrey, cổ vũ cho việc ăn nhiều khoai lang vì lý do sức khỏe cũng như vì tầm quan trọng của nó trong ẩm thực truyền thống của người miền nam Hoa Kỳ.
d-Các công dụng khác của cây khoai lang
Ngoài làm rau, thân lá và củ khoai lang được dùng làm thức ăn gia súc ở nhiều nước Châu Á và Châu Phi.
Ở một số vùng của Ấn Độ, bột khoai lang khô dược trộn chung với bột mì để làm bánh mì khoai lang (chapattis).
Ở Nhật Bản bột khoai lang được lên men chung với bột gạo để nấu ra một loại rượu có tên là Shōchū, tương tự ở Quảng Đông và Đài Loan có loại rượu nấu từ khoai lang có tên là Imo- gohan.
Ở Nam Mỹ, nước ép khoai lang đỏ được kết hợp với vôi nước trái cây để làm thuốc nhuộm cho vải. Bằng cách thay đổi tỷ lệ của các loại nước ép, tất cả các màu từ màu hồng sang màu đen có thể thu được.
Trong công nghiệp, người ta dùng khoai lang làm nguyên liệu sản xuất tinh bột  cồn công nghiệp.
Các nhà nghiên cứu giống khoai lang tại Đại học North Carolina State đang nghiên cứu các giống khoai lang phục vụ cho sản xuất nhiên liệu sinh học.

Các bài thuốc đông y từ cây khoai lang

1-Chữa cảm sốt mùa nóng: Thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Có thể dùng các bài thuốc:
- Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.
- Khoai lang trắng khô 16 g, gừng 16 g, sắc uống hoặc nấu cháo.
- Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
- Khoai lang 1 củ (400 g), gạo 200 g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150 g, tôm nõn 70 g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
2-Chữa táo bón: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Các cách khác:
- Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).
- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.
- Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.
- Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
3-Trẻ biếng ăn: Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
4-Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
5-Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
6-Viêm tuyến vú: Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
7-Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
8-Thận dương hư, đi tiểu nhiều lần: Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
9-Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
10-Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
11-Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
12-Vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
13-Mụt nhọt: Khoai lang củ 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
14-Giải sốt cảm cúm:
+ Khoai lang trắng luộc ăn phụ hoặc ăn thay cơm; cũng có thể nấu khoai lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm.
+ Khoai lang trắng khô 1 nắm, nghệ 1 củ, giấm nửa chén con sắc uống nóng.
+ Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, sau đó ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
(Theo BS Phó Thị Thu Hương, Sức Khỏe & Đời Sống).
15-Thanh nhiệt, giải độc: Khoai lang 1 củ 400 g, gạo 200 g, đậu xanh nửa bát cơm. Mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150 g, tôm nõn 70 g, gia vị. Các thứ giã nát hoặc thái nhỏ, nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau, nấu nhừ tiếp. (Theo BS Phó Thị Thu Hương, Sức Khỏe & Đời Sống).
16-Chữa tiểu đường: Lá khoai lang tươi 250g, bí đao 50g. Nấu canh ăn. (Theo SK&ĐS)
17-Chữa bệnh ngoài da:
a. Đắp mụt nhọt: Khoai lang củ 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt.
b. Hút mủ nhọt đã vỡ: Lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.
c. Ngứa lở âm nang: Sắc lá rau lang với ít muối, ngâm rửa hàng ngày vào buổi tối.
d. Bỏng: Lá khoai tươi rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên vết bỏng.
(Theo SK&ĐS)
18- Chế độ ăn có khoai lang trong điều trị ung thư:
a. Ung thư kết tràng, trực tràng: Cháo khoai lang - khoai lang tươi cả vỏ nấu cháo với gạo tẻ, đường.
b. Ung thư tử cung (bạch đới nhiều): viên hẹ, bột khoai lang 150g, khoai tây 200g, hạt hẹ 3g, thịt lợn nạc 50g, ít tôm nõn, táo đỏ, gia vị tùy ý. Hai loại khoai tạo vỏ, các thứ khác tạo nhân vo viên hấp chín (hạt hẹ rang thơm tán bột).
(Theo SK&ĐS)

Trồng khoai lang ở Việt Nam
Các tài liệu cần đọc thêm
Khoai lang, các khác biệt giữa khoai lang và khoai mỡ.

                                                                        Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
9-http://www.baomoi.com/Rau-khoai-lang-chua-benh/84/3360357.epi

Xem Video: Công dụng của khoai lang







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét