CÂY SẮN
-Tên gọi khác: Khoai mì
-Tên tiếng Anh: Cassava, Manioc root, Manihot,
Mogo.
-Tên khoa học: Manihot esculenta Crantz.
-Loài tương cận: Sắn lá hẹp Manihot angustiloba (Torr.) Müll.Arg.
Phân loại khoa học
Sơ ri (Malpighiales)
|
|
Đại kích (Euphorbiaceae)
|
|
Ba đậu (Crotonoideae)
|
|
Sắn (Manihoteae)
|
|
Sắn (Manihot)
|
|
Loài (species):
|
Manihot
esculenta
|
Nguồn gốc và phân bố
Chi sắn (Manihot) có khoảng 100 loài cây bụi và thảo mộc có
nguồn gốc ở Châu Mỹ từ bang
Arizona ở Hoa Kỳ về phía nam tới Argentina. Thành viên được biết đến nhiều nhất trong chi này
là loài sắn trồng (Manihot
esculenta).
Tổ tiên của loài sắn trồng được biết đến là Phân loài sắn hoang dại Manihot
esculenta subspecies flabellifolia được
tìm thấy ở phía tây của Miền Trung Brazil, nơi mà cây sắn trồng đã được thuần
hóa trong khoảng 10.000 đến 6.600 năm trước Công nguyên. Các địa điểm khảo cổ ở
vùng Vịnh Mexico và vùng
núi San Andrés đã tìm thấy phấn hoa và niên đại của
phân loài sắn hoang dại này.
Sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây
khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại
vùng đông bắc của nước Brasil thuộc
lưu vực sông Amazon, nơi có
nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung
tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng
về nguồn gốc cây sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên,
di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên,
những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công
nguyên, những hạt tinh bột sắn trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico
có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).
Cây sắn được người Bồ
Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu
nói tới cây sắn ở vùng này là của Barre và Thevet (1558). Ở châu Á, sắn được du
nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy,
1992). Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma và
các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992. U Thun Than 1992).
Cây sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm Văn Biên,
Hoàng Kim, 1991). Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu
tiên.
Loài sắn trồng (Manihot
esculenta) với tiềm năng thực phẩm cao, nó đã trở
thành một nguồn thực phẩm chủ yếu của người dân bản địa của miền Bắc
Nam Mỹ, phía Nam Trung Mỹ và vùng Caribbean vào trước thời điểm của cuộc chinh
phục của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào Châu Mỹ.
Sau khi chiếm Nam Mỹ, người Tây Ban Nha
và Bồ Đào Nha giới thiệu cây sắn trồng đến Châu Phi, Châu Á và từ đó các Đế
quốc thực dân Châu Âu giới thiệu cây sắn đi khắp vùng nhiệt đới kể cả Châu Úc
và các đảo ở Thái Bình Dương.
Kể từ thế kỷ thứ 16 cây ngô và sắn đã thay thế nguồn lương
thực truyền thống ở Châu
Phi là lúa, khoai sọ… và cây sắn trở thành cây lương thực mới quan
trọng nhất của châu lục này. Sắn đôi khi được mô tả như là cây "bánh
mì của vùng nhiệt đới" (không nên nhầm lẫn với các loài mệnh danh là
cây bánh mì khác như: cây
bánh mì (Encephalarios), cây Breadfruit (Artocarpus
altilis) hoặc cây Breadfruit Châu Phi (Treculia africana) có sẳn ở Châu Phi).
Cây sắn (khoai mì) nhanh chóng phát triển ở các nước Đông Dương (thời Pháp thuộc) và các nước
Đông Nam Á, là loài cây cứu đói ở các nước đang phát triển trong thời kỳ khó
khăn. Sau này cây sắn trở thành cây công nghiệp quan trọng.
Mô tả
Cây thân bụi một năm, sinh trưởng 3-5
tháng, chịu được khô hạn
-Thân:
Thân cao 2-3 m, ít phân nhánh, trên thân có nhiều vết sẹo do cuốn lá bị rụng.
-Rể:
Rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột, một cây có thể có nhiều củ. Củ dài và thon, vỏ củ màu xám
nâu, sần sùi, dài 20-30 cm, rộng 5-10 cm.
-Lá: Lá xẻ thùy, mổi lá có 5-7 thùy, cuốn và gân lá màu xanh
nhạt hoặc nâu, mặt trên lá nhẳn, xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, nhám.
Thành phần dinh dưỡng
+Theo nguồn phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa
Kỳ (USDA):
Thành phần
(trong 100g)
|
Sắn
|
||||
Nước (g)
|
76
|
12
|
11
|
79
|
60
|
Năng lượng (kJ)
|
360
|
1528
|
1419
|
322
|
670
|
Protein (g)
|
3.2
|
7.1
|
13,7
|
2.0
|
1.4
|
Chất béo (g)
|
1,18
|
0,66
|
2.47
|
0.09
|
0,28
|
Carbohydrate (g)
|
19
|
80
|
71
|
17
|
38
|
Chất xơ (g)
|
2.7
|
1.3
|
10,7
|
2.2
|
1.8
|
Đường (g)
|
3.22
|
0.12
|
0
|
0.78
|
1.7
|
Canxi (mg)
|
2
|
28
|
34
|
12
|
16
|
Sắt (mg)
|
0,52
|
4,31
|
3,52
|
0.78
|
0,27
|
Magiê (mg)
|
37
|
25
|
144
|
23
|
21
|
Phốt pho (mg)
|
89
|
115
|
508
|
57
|
27
|
Kali (mg)
|
270
|
115
|
431
|
421
|
271
|
Natri (mg)
|
15
|
5
|
2
|
6
|
14
|
Kẽm (mg)
|
0,45
|
1,09
|
4.16
|
0,29
|
0,34
|
Đồng (mg)
|
0,05
|
0.22
|
0,55
|
0.11
|
0.10
|
Mangan (mg)
|
0.16
|
1,09
|
3.01
|
0,15
|
0,38
|
Selen (mcg)
|
0.6
|
15,1
|
89,4
|
0.3
|
0.7
|
Vitamin C (mg)
|
6,8
|
0
|
0
|
19,7
|
20,6
|
Thiamin (mg)
|
0.20
|
0.58
|
0.42
|
0.08
|
0.09
|
Riboflavin (mg)
|
0.06
|
0,05
|
0.12
|
0.03
|
0,05
|
Niacin (mg)
|
1.70
|
4.19
|
6.74
|
1,05
|
0,85
|
Pantothenic acid (mg)
|
0,76
|
1.01
|
0.94
|
0,30
|
0.11
|
Vitamin B6 (mg)
|
0.06
|
0.16
|
0.42
|
0,30
|
0.09
|
Folate Tổng
số (mcg)
|
46
|
231
|
43
|
16
|
27
|
Vitamin A (IU)
|
208
|
0
|
0
|
2
|
13
|
Vitamin E, alpha-tocopherol (mg)
|
0.07
|
0.11
|
0
|
0.01
|
0.19
|
Vitamin K (mcg)
|
0.3
|
0.1
|
0
|
1.9
|
1.9
|
Beta-carotene (mcg)
|
52
|
0
|
0
|
1
|
8
|
Lutein + zeazanthin(mcg)
|
764
|
0
|
0
|
8
|
0
|
Axit béo bão hòa (g)
|
0,18
|
0,18
|
0,45
|
0.03
|
0.07
|
0,35
|
0.21
|
0,34
|
0.00
|
0.08
|
|
0,56
|
0,18
|
0,98
|
0.04
|
0,05
|
Nguồn: Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)- 2012.
+Theo các nguồn phân tích khác:
Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%,
tinh bột 16-32%; chất protein (0,8-2,5%), béo (0,2-0,3), chất xơ (1,1-1,7%), chất tro (0,6-0,9%), muối khoáng và vitamin (18,8-22,5 mg%), canxi (50 mg/100g), phốt pho (40 mg/100g) và vitamin C (25 mg/100g). Tuy nhiên sắn nghèo protein và các chất dinh
dưỡng khác.
Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không được cân đối, thừa arginin nhưng
lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành
phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng
và kỹ thuật phân tích.
Lá sắn trong nguyên liệu khô 100% chứa
đựng đường + tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng
6,7%, xanhthophylles 350 ppm. Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin
cần thiết, giàu lysin nhưng
thiếu amin methionin và tryptophan.
Tinh bột sắn có chứa 70% amylopectin và
20% amylose. Nấu chín tinh bột sắn có khả năng tiêu hóa của hơn 75%.
Trong tất cả các bộ phận của cây sắn
đều có chứa các chất phản dinh dưỡng (antinutritional) và độc tố. Do đó khi ăn lá hoặc củ sắn phải
có cách chế biến phù hợp để làm giảm các độc tố và cũng không nên ăn nhiều lá
và củ sắn.
Các tiền độc tố trong cây sắn là các cyanogenic glucosides gồm hai
chất là linamarin và lotaustralin. Hai
chất này khi bị thủy phân tạo ra cyanhytric axit (HCN)
là chất gây độc cho cơ thể . Sự hiện diện của xyanua trong sắn là
mối quan tâm đối với con người và động vật tiêu thụ sắn. (Xem phần ngộ độc
sắn).
Công dụng của cây sắn
a-Lá và đọt non của cây khoai mì được dùng
làm rau
Ở Việt Nam Lá và đọt cây khoai mì được
dùng để luộc, xào với nhiều loài rau tập tàng khác.
Ở Nam Bộ dùng lá và đọt non cây khoai
mì còn được dùng trong món cá hấp, luộc với nước thịt chó nấu hon...
Dưa muối làm từ ngọn và lá non của sắn rất phổ
biến tại một số vùng miền trung du Bắc Bộ Việt Nam (như Phú Thọ, Hà Tây), thường
được sử dụng để xào, nấu canh với tôm, tép.
b-Củ khoai mì được dùng làm lương thực trực
tiếp
+Khoai
mì nướng: Là món ăn đơn giản, trực tiếp ở nhiều nước Châu Á và Châu Phi.
Khoai mì để nguyên vỏ nướng, khi ăn cạo tro và bốc vỏ là món khoái khẩu của trẻ
con và người lớn đi làm đồng.
+Khoai
mì luộc: Là món ăn đơn giản và phổ biến nhất. Củ khoai được lột vỏ, nấu
chín và chắc nước. Khoai mì luộc có thể được chấm với muối mè, muối ớt, muối mỡ
hành, nước cốt dừa cô đặc, mắm ruốc…
+Khoai
mì hấp cơm: Khi thiếu gạo, khoai mì là món nấu độn gạo để ăn thay cho một
phần cơm. Đây là cách chống đói ở vùng bị thiên tai, mất mùa lúa hay trong
chiến tranh.
c-Củ khoai mì dùng trong các món nấu
+Canh
khoai mì: Củ khoai mì gọt vỏ, xắt khúc dùng để nấu canh với thịt, cá, hải
sản.
+Cà ri khoai mì: Củ khoai mì gọt vỏ, xắt khúc dùng để nấu các món cà ri.
+Cà ri khoai mì: Củ khoai mì gọt vỏ, xắt khúc dùng để nấu các món cà ri.
+Súp
khoai mì: Củ khoai mì mài, vò viên, dùng để nấu các món súp (không để quá
chín khối khoai sẽ rã).
d-Củ khoai mì tươi mài làm bánh
*Củ
khoai mì tươi mài qua vỉ thiếc đục lổ được dùng làm nhiều loại bánh:
+Bánh khoai mì mài, nướng (dạng như
bánh bò, bánh da lợn).
+Bánh khoai mì mài, hấp với các dạng:
-Bánh ít trần khoai mì, có nhân hoặc
không nhân -ăn với nước cốt dừa, mỡ hành.
-Bánh trôi nước khoai mì, có nhân hoặc
không nhân, nấu với nước đường và nước cốt dừa.
-Bánh khoai mì hấp xắt miếng, ăm với
muối mè, dừa nạo…
*Bánh
phòng (bánh đa) từ khoai mì:
Củ khoai mì luộc, đem giả thành bột
dẻo, trộn với hạt mè, nước cốt dừa, tráng thành bánh phòng mì, bánh phòng tôm
(dạng bánh tráng hay bánh đa)
e-Bột thực phẩm chế từ củ khoai mì
-Bột
mì tinh: Củ khoai mì xắt lát, phơi hoặc xấy khô được chế thành tinh bột
khoai mì để làm thực phẩm, gọi là bột mì tinh (hay mình tinh).
-Hạt
trân châu: Bột khoai mì khô mịn, để trên sàng phẳng, dùng tay hay máy lắc
vòng và phun nước, nước kết dính các hạt bột mịn gọi là hạt trân châu. Hạt pha
nhiều màu dùng để nấu chè, nấu súp, trang trí bánh hấp, bánh nướng…
-Bột
khoai mì hấp, xắt miếng: Bột khoai mì được tráng mỏng, hấp chín, dùng dao
khía dún xắt miếng, phơi xấy khô. Loại này được tẩm nhiều màu sắc dùng để nấu
chè, nấu súp như hạt trân châu.
f-Bột khoai mì dùng làm nước giải khát, hồ bột.
Bột khoai mì đun trong nước sôi có dịch
lỏng để uống giải khát và chóng đói, tho72ng dùng cho trẻ em và người bệnh.
Bột khoai mì có thể đun xôi, quậy hồ để
ăn như món điểm tâm.
Bột khoai mì tinh còn được trộn với các
loại bột gạo, bột mì để làm tăng độ trong và độ dẻo khi làm bánh.
g-Các bộ phận cây sắn dùng là thức ăn gia súc
Sắn được sử dụng phổ biến trên toàn thế
giới để làm thức ăn gia súc.
Cỏ khô sắn là cây sắn trồng 2-3 tháng,
cao khoảng 30-40 cm, thu toàn bộ thân, lá, rể phơi khô. Cỏ khô sắn chứa hàm
lượng protein cao (20-27% protein thô) và tannin (1,5-4%). Nó được sử dụng
như một nguồn chất xơ tốt cho trâu, bò, dê và cừu để lấy sữa hoặc thịt. Cỏ khô
sắn dùng làm thức ăn gia súc đang được áp dụng ở Nam Mỹ.
Chất bột thô và xác củ sau khi trích
bột lọc cũng là nguồn carbohydrate quan
trọng trong thành phần thức ăn gia súc và thức ăn thủy sản.
Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm,
làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô. Lá sắn ngọt là loại rau xanh
giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm. Lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm
bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê v.v.
Tuy nhiên không nên dùng thân, lá và củ
tươi mà phải qua chế biến dể giảm ngộ độc sắn cho vật nuôi.
h-Tinh bột sắn dùng trong công nghiệp
Sắn có nhiều công dụng trong chế biến
công nghiệp, từ sắn lát khô có thể chế biến
thành: bột sắn
nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro
glucose và đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose,
hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông (Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương,
Nguyễn Xích Liên 2004).
Tinh bột của củ sắn, sau quá trình chế
biến sẽ thành bột năng được dùng trong công nghiệp thực phẩm để chế biến bánh kẹo, mì ăn liền, bún,
miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca),
phụ gia thực phẩm, phụ gia dược
phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm.
i-Sắn là cây trồng cung cấp nhiên liệu sinh học
Sắn là loại cây trồng có năng suất tích
lủy calo thực phẩm cao trên một diện tích đất và thời gian so với các cây lương
thực khác. Sắn có thể sản xuất năng lượng thực phẩm với tỉ lệ hơn 250.000
cal / ha / ngày so với 176.000 cal. đối với lúa, 110.000 cal. đối với lúa mì,
và 200.000 cal. đối với ngô (bắp).
Ở nhiều nước, nghiên cứu quan trọng đã
bắt đầu để đánh giá việc sử dụng sắn như một nguyên liệu ethanol nhiên liệu sinh học.
Trung Quốc là nước đi đầu trong hướng sử dụng cây sắn dùng làm nhiên liệu sinh
học.
Theo Kế hoạch phát triển năng lượng tái
tạo trong Kế hoạch năm năm thứ mười của Trung Quốc, mục tiêu là tăng cường áp dụng các
nhiên liệu ethanol ngoài hạt đến 2 triệu tấn, và nhiên liệu sinh học đến 200
nghìn tấn vào năm 2010. Điều này sẽ tương đương với một thay thế 10 triệu
tấn xăng dầu. Kết quả là, sắn (khoai mì) đã dần dần trở thành một nguồn
chính để sản xuất ethanol.
Năm 2007, cơ sở sản xuất nhiên liệu ethanol từ
sắn sắn lớn nhất của Trung Quốc được xây dựng ở Bắc Hải, với công
suất hàng năm là 200 nghìn tấn, trong đó tiêu thụ trung bình khoảng 1,5 triệu
tấn sắn. Trong năm 2008, Trung Quốc tiếp tục xây dựng nhà máy ở Hải
Nam với công suất thiết kế sản xuất 33 triệu gallon (120.000 m 3)
ethanol sinh học / năm từ cây sắn.
j-Các bộ phận cây khoai mì được dùng làm
thuốc
Do là loài cây ngoại nhập và thân, lá,
củ có độc tố nên trong Đông y ít có bài thuốc từ cây sắn. Tuy nhiên cũng có vài
kinh nghiệm dùng các bộ phận cây sắn làm thuốc như sau:
-Lá dùng để điều trị đau nhức, đau đầu
và tăng
huyết áp.
-Chất gluten trong tinh
bột sắn có tác dụng thay thế bột lúa mì, bột gạo trong điều trị bệnh loét bao tử.
Cảnh báo ngộ độc sắn !
Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh
dưỡng cũng chứa một lượng độc tố đáng kể. Các tiền
độc tố trong cây sắn là các cyanogenic glucosides gồm hai
chất là linamarin và lotaustralin. Hai
chất này khi bị thủy phân tự nhiên bởi men linamarase tạo
ra cyanhytric axit (HCN) là chất gây độc cho cơ thể . Sự
hiện diện của xyanua
trong sắn là mối quan tâm đối với con người và động vật tiêu thụ sắn
Các giống sắn ngọt có 80-110 mg HCN/kg lá
tươi và 20-30 mg/kg củ tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240 mg
HCN/kg lá tươi và 60-150 mg/kg củ tươi.
Liều gây độc cho một người lớn là
20 mg HCN, liều gây chết người là 50 mg HCN cho mỗi 50 kg thể
trọng. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế độ canh
tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau. Tuy nhiên, ngâm, luộc,
sơ chế khô, ủ chua là những phương thức cho phép loại bỏ phần lớn độc tố HCN.
Các triệu chứng của nhiễm độc HCN cấp tính xuất hiện bốn hoặc nhiều giờ sau khi
ăn phải sắn sống hoặc chế biến sắn kém: chóng mặt, nôn mửa, và suy sụp cơ
thể. Trong một số trường hợp, có thể dẫn đến tử vong trong vòng một hoặc
hai giờ.
Ngộ độc sắn có thể được điều trị dễ
dàng bằng cách tiêm thuốc có thiosunfat tại các cơ sở y tế gần nhất (chất lưu
huỳnh có trong cơ thể của bệnh nhân để giải độc chất HCN).
Triệu chứng nhiễm HCN ở mức độ thấp có
liên quan với sự phát triển của bướu cổ và
bệnh lý thần kinh nhiệt đới, gây rối loạn thần kinh. Ngộ độc nghiêm trọng, đặc
biệt là trong nạn đói, có liên quan đến sự bùng phát của suy nhược, bại liệt (konzo) và trong một số trường hợp có
thể tử vong. Tỷ lệ konzo và bệnh thần kinh ataxic nhiệt đới có thể
cao đến 3% trong một số vùng.
Người dị ứng ngộ độc sắn có thể mắc các
chứng bệnh như suy
dinh dưỡng, bệnh Kwashiorkor và bướu cổ đặc hữu.
Ngộ độc sắn xảy ra sau khi ăn lá hoặc
củ khoai chưa được chế biến đúng cách và là một nguyên nhân gây ra tử vong ở
trẻ em. Một cuộc nghiên cứu tại bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM cho thấy ngộ độc
sắn chiếm tỉ lệ 10% trong số ngộ độc thức ăn với tỉ lệ tử vong là 16,7%.
Phòng ngừa:
-Củ sắn phải được lột bỏ vỏ, cắt bỏ
phần đầu và đuôi vì những phần này chứa nhiều độc chất. Ngâm trong nước qua
đêm, luộc với nhiều nước và mở nắp nồi khi luộc. Mục đích là để độc tố tan theo
nước và bốc hơi theo hơi nước.
-Không ăn đọt sắn, sắn cao sản, sắn lâu
năm, sắn có vị đắng. Những loại này chứa rất nhiều độc chất.
-Khi ăn lá sắn nên luộc lâu, mở nấp, không nên ăn lá sắn xào
hay hấp lượng độc tố còn nhiều trong lá có thể gây ngộ độc.
-Không cho
trẻ em ăn nhiều sắn.
-Không nên
ăn sắn nguyên củ nướng hoặc chiên vì độc chất còn nguyên chưa bị khử.
Trồng Cây sắn trên thế giới và ở Việt Nam
+Tình hình trồng cây sắn trên thế giới
Sắn là hấp dẫn như là nguồn dinh dưỡng
trong hệ sinh thái nhất định vì sắn là một trong những cây trồng chịu hạn nhất,
có thể trồng thành công trên khô cằn, và cho sản lượng hợp lý mà nhiều loại cây
trồng khác không trồng được.
Sắn cũng được điều chỉnh trong phạm vi
vĩ độ 30 ° bắc và phía nam của đường xích đạo, ở độ cao từ mực nước biển 2000
mét trên mực nước biển, nhiệt độ xích đạo, với lượng mưa từ 50 mm đến 5 m mỗi
năm, và cho đất nghèo với độ pH từ có tính axit để kiềm. Những điều kiện này được phổ
biến trong một số phần của châu Phi và Nam Mỹ.
Sắn là loài cây sinh trưởng khỏe, cây sử dụng tốt đất cạn kiệt,
thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ thích hợp là 18 - 30oC,
thời gian sinh trưởng
8 - 9 tháng, trồng vào tháng 2-3 cho năng suất cao nhất, sắn được trồng chủ yếu
để lấy củ để sản xuất tinh bột sắn.
Cây sắn được trồng rộng rãi như một
loại cây
trồng
hàng năm trong vùng
nhiệt đới và cận
nhiệt đới để dùng củ cung cấp nguồn tinh bột là chính. Ngoài ra nó còn được dùng
trong công nghiệp chế biến cồn, rượu, bột ngọt, chất hồ dán và gần đây được
khai thác trong nhiên liệu sinh học.
Theo FAO trong năm 2005 Thái Lan là
nước xuất khẩu lớn nhất của sắn khô, với tổng số 77% của xuất khẩu thế giới.
Nước xuất khẩu lớn thứ hai là Việt Nam (13,6%),
tiếp theo là Indonesia (5,8%)
và Costa Rica (2,1%).
Sản lượng sắn thế giới trong năm 2008
là 230 triệu tấn.
Trong năm 2010, năng suất bình quân của
cây sắn trên toàn thế giới là 12,5 tấn mỗi ha. Các trang trại sắn năng
suất cao nhất trên thế giới là ở Ấn Độ , với
năng suất trung bình cả nước 34,8 tấn mỗi ha.
Theo FAO, trong năm 2011, trên thế giới trồng được
19.644.071 ha sắn với năng suất trung bình 12,8387 tấn /ha và sản lượng
252.203.769 tấn.
Hiện nay
sắn được trồng
trên 100 nước ở vùng nhiệt
đới, cận
nhiệt đới và là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người.
Sắn, khoai mỡ ( Dioscorea spp.)
và khoai lang ( Ipomoea
batatas ) là nguồn thức ăn quan trọng trong vùng nhiệt đới. Cây
sắn cho năng suất carbohydrate cao
thứ ba trên mỗi ha gieo trồng, sau mía và củ cải đường.
Sắn đóng một vai trò đặc biệt quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Châu
Phi cận Sahara, nơi đất nghèo và có lượng mưa thấp, là cây trồng chống đói và
giảm nghèo ở Châu Phi.
Ví dụ ở Ghana, sắn và khoai lang chiếm một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp và đóng góp khoảng 46% tổng sản phẩm
trong nước. Sắn chiếm một lượng 30% calo hàng ngày của người dân Ghana.
Ở Ấn Độ sắn được trồng rộng rãi và được
ăn như thực phẩm chủ yếu ở Andhra Pradesh và Kerala.
Trong các khu vực cận nhiệt đới của
miền nam Trung Quốc, sắn là
cây trồng lớn thứ năm sau khi lúa, khoai lang , mía và ngô . Hơn 60% sản lượng sắn ở
Trung Quốc tập trung ở một tỉnh, Quảng Tây ,
trung bình hơn 7 triệu tấn mỗi năm.
Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu
lớn nhất cho sắn sản xuất ở Việt Nam và Thái Lan.
Sắn là nguồn cung cấp thực phẩm
carbohydrate lớn thứ 3 trên thế giới, là nguồn lương thực chính trong thế giới
đang phát triển, cung cấp một chế độ ăn uống cơ bản trong hơn nửa tỷ
người. Đây là loài cây chịu hạn, có khả năng phát triển mạnh ở Châu Phi. Nigeria là
nước sản xuất sắn lớn nhất thế giới.
Củ sắn là một nguồn cung cấp
carbohydrate, nhưng nghèo protein. Một chế độ ăn chủ yếu là củ sắn có thể gây
ra suy
dinh dưỡng. Tuy nhiên hiện nay cây sắn ngoài giải quyết lương
thực nó còn mở ra một hướng phát triển mới là nguồn nhiên liệu sinh học.
Hội nghị sắn toàn cầu
2011, quy tụ 1.000 đại biểu quốc tế được tổ chức tại Thái Lan, quốc gia sản
xuất và xuất khẩu hàng đầu về sản phẩm liên quan đến cây sắn nhiều năm qua
(Porntiva Nakasai, Thái). Cây sắn hiện được coi là cây trồng mang lại giải pháp
kép và là cây giá trị cho người nghèo. Thái Lan có sản lượng 25,2 triệu tấn và năng suất sắn (21
tấn/ha), vẫn cao hơn so với
Việt Nam
với sản lượng 9,4 triệu tấn với năng suất (17 tấn/ha)
(FAO, 2008). Thái Lan hiện có nhà máy ethanol TPK lớn nhất nước đặt tại Nakhon
Ratchsima, công suất 500.000 lít có dự kiến tiêu thụ từ 6.000 đến 7.000 tấn
nguyên liệu/ngày.
+Tình hình trồng cây sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây sắn trồng có nhiều giống
tùy theo vùng đất. Được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của 8 vùng sinh thái. Diện tích sắn trồng
nhiều nhất ở Đông Nam Bộ ,Tây Nguyên và Trung
Bộ.Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn (7,71 triệu tấn) trên thế giới
(FAO-2008).
Các giống khoai mì ngọt thích nghi vùng
đất thấp có năng suất thấp được trồng nhiều ở vùng đất phèn thuộc ĐBSCL như
Long An (Bến lức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh), Tiền Giang (Tân Phước, Cai
Lậy), An Giang (khu Tứ Giác Long Xuyên), vùng này cây khoai mì chủ yếu để nấu
ăn.
Các giống khoai mì đắng thích nghi vùng
đất cao, có năng suất cao, được trồng nhiều ở Miền Đông Nam bộ, Tây nguyên và
Trung Bộ, chủ yếu dùng để chế biến tinh bột dùng trong công nghiệp và xuất
khẩu.
Các giống sắn cao sản phổ biến trong sản xuất ở Việt Nam (2008) có:
KM94,
tỷ lệ trồng 75,54%
KM140,
tỷ lệ trồng 5,4%
KM98-5,
tỷ lệ trồng 4,50%
KM98-1,
tỷ lệ trồng 3,24%
SM937-26,
tỷ lệ trồng 2,70%
KM98-7,
tỷ lệ trồng 1,44%
HL23,
tỷ lệ trồng 1,08%
Xanh
Vĩnh Phú, tỷ lệ trồng 2,7%
Các
giống khác tỷ lệ trồng 3,4%
Sắn là một trong 4 cây trồng chính ở Việt Nam , có diện
tích đứng thứ 3 sau lúa và ngô. Sản lượng trung bình đạt 8 triệu tấn/năm. Mỗi
năm Việt Nam
xuất khẩu trên 4 triệu tấn, đứng thứ hai khu vực. Tuy nhiên, tỷ lệ hao hụt
trong thu hoạch, vận chuyển còn rất lớn, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng.
Năng suất sắn Việt Nam (2010) mới chỉ đạt trên 17
tấn/ha thấp hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia khác như Thái Lan (21 tấn/ha),
Ấn Độ (34,5 tấn/ha). (M. Cường-baodatviet.vn).
Theo báo cáo thường niên ngành sắn và tinh bột sắn Việt Nam
năm 2010 và triển vọng 2011 của AgroMonitor, tổng cầu sắn củ tươi dành cho các
ngành sản xuất trong nước năm 2011 là khoảng 8,12 triệu tấn gồm:
-Sản xuất ethanol: 1,89 triệu tấn.
-Tiêu dùng cho người và sản xuất thức ăn chăn nuôi: 2,67
triệu tấn
-Sản xuất tinh bột sắn: 3,56 triệu tấn (tương đương 1,08
triệu tấn tinh bột sắn).
Như vậy lượng sắn củ tươi còn lại dành cho xuất khẩu chỉ vào
khoảng 780.000 tấn (tương đương 355.000 tấn sắn lát khô).
Trong kế hoạch năm năm 2011-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đưa ra chủ trương giảm diện tích trồng sắn và nâng cao năng suất
trồng sắn. Theo đó, diện tích trồng sắn của Việt Nam năm 2011 giảm xuống còn 490.000
héc ta và năng suất đạt 190 tạ/héc ta. Tuy nhiên, với thực tế năng suất năm
2010 chỉ đạt 172 tạ/héc ta, lại trong bối cảnh nhu cầu sắn cho sản xuất công
nghiệp, chế biến thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu tăng, bộ đã điều chỉnh lại kế
hoạch ngành sắn cho năm 2011: diện tích trồng sắn duy trì ổn định khoảng
500.000 héc ta, năng suất đạt khoảng 178 tạ/héc ta.
Trong bối cảnh đó, với mức sản lượng 8,9 triệu tấn, sẽ xảy
ra tình trạng tranh mua nguyên liệu giữa các nhà máy sản xuất ethanol với các
nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy sản xuất tinh bột sắn và lượng sắn dùng cho
xuất khẩu.
Sự phát triển của ngành sắn hiện nay cho thấy nhu cầu cấp
bách trong công tác hoạch định chiến lược phát triển dài hạn cho ngành này,
trong đó có tính đến các khía cạnh cân đối cung cầu về xuất khẩu, nguồn cung
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, sản xuất ethanol, quỹ đất...(Nguồn: http://www.nguyenlieuxanh.vn).
Gần giống Thái Lan,
sự phát triển ngành sắn của Việt Nam hiện nay cũng đang cần những
hoạch định chiến lược phát triển ngắn trung dài hạn, đảm bảo lợi ích quốc gia
lâu dài. Việt Nam điều chỉnh kế hoạch ngành sắn năm 2011 với diện tích trồng
sắn duy trì ổn định 500.000 hecta, năng suất 17,8 tấn/ha (TS Hoàng Kim-
FOODCROPS).
Nguồn: TS.
Hoàng Kim-Giảng
viên chính Cây Lương thực&Rau Hoa Quả -Khoa Nông học, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh
Một số giải pháp phát triển sắn bền vững
Ba nhược điểm của nghề sắn là: trồng
sắn làm kiệt đất; củ và lá sắn có độc tố HCN; chế biến sắn gây ô nhiễm môi trường.
Sáu biện pháp chính để phát triển sắn bền vững:
1-Áp dụng giống sắn mới và kỹ
thuật canh tác bền vững để đạt năng suất lợi nhuận cao và duy trì độ phì nhiêu
của đất.
2-Áp dụng kỹ thuật chế biến sắn
và phối hợp thực phẩm để nâng cao giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm sắn.
3-Ứng dụng dây chuyền công nghệ
chế biến sắn hiện đại, tận dụng phế phụ phẩm sắn để làm thức ăn gia súc, phân
bón, thường xuyên đánh giá tác động môi
trường.
4-Quy hoạch sản xuất, chế biến và
tiêu thụ sắn.
5-Mở rộng thị
trường tiêu thụ các
sản phẩm sắn.
6-Hình thành và phát triển chương
trình sắn quốc gia để liên kết mạng lưới hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, khuyến
nông, quản lý, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ sắn.
Kỹ
sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
10-http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/…/Default.aspx
Xem Video: Kỹ thuật canh tác sắn (khoai mì) bền vững trên đất dóc
Xem Video: Kỹ thuật canh tác sắn (khoai mì) bền vững trên đất dóc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét