Cây xoài


CÂY  XOÀI


Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 30/3/2014 

Cây xoài


Quả xoài
-Tên gọi khác: Cây sài,
-Tên tiếng Anh: Mango, Common mango, Indian mango.
-Tên khoa học: Mangifera indica L.
-Các loài tương cận:
Xoài Đồng Nai (Mangifera dongnaiensis)
Xoài vàng (Mangifera flava)
Xoài rừng, xoài lá nhỏ (Mangifera minutifolia)
Xoài thơm (Mangifera odorata)

Phân loại khoa học


Bộ (ordo):
Bồ hòn (Sapindales)
Họ (familia):
Đào lộn hột (Anacardiaceae)
Chi (genus):
Xoài (Mangifera)
Loài (species):

Nguồn gốc và phân bố

Chi Xoài (Mangifera) thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae) còn có tên gọi là quả sài, là những loài cây ăn quả vùng nhiệt đới. Người ta không biết chính xác nguồn gốc của xoài, nhưng nhiều người tin là chúng có nguồn gốc ở Nam  Đông Nam Á, bao gồm miền đông Ấn Độ, Myanma, Bangladesh theo các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở khu vực này có niên đại khoảng 25 tới 30 triệu năm trước. Trong kinh Vệ Đà có chỉ dẫn tới xoài như là "thức ăn của các vị thần".
Chi Xoài phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á, trong khi số lượng cao nhất của các loài có ở bán đảo Mã Lai, Borneo và Sumatra.
Chi Xoài hiện nay được biết có khoảng 69 loài cây thân gổ lớn, có chiều cao từ 10-40 mét.
Cá loài xoài trồng phổ biến (Mangifera indica) được tìm thấy trong tự nhiên ở Ấn Độ và giống trồng đã được giới thiệu đến các vùng nhiệt khác trên thế giới. Đây là loài cây ăn quả lớn nhất trên thế giới, có khả năng đạt chiều cao 100 mét và có chu vi trung bình 0,5-0,6 mét.
Loài xoài trồng đã được thuần hóa ở Ấn Độ khoảng 4.000 năm trước đây. Các loài đã được đưa đến khu vực Đông Á từ Ấn Độ khoảng  400-500 trước Công nguyên, sau đó, trong thế kỷ 15 đến Philippines, trong thế kỷ 16 đến Châu Phi và Brazil của Bồ Đào Nha. Các loài đã được mô tả cho khoa học bởi Linnaeus năm 1753.
Ngoài loài xoài trồng có nguồn gốc ở Ấn Độ, còn có một số loài xoài có nguồn gốc ở Đông Nam Á.
Loài xoài trồng gốc Ấn Độ không chịu được khí hậu ẩm ướt, có chồi non màu đỏ, dể bị bệnh nấm mốc sương, quả đơn phôi có màu sáng và hình dạng bình thường.
Chủng loại xoài Đông Nam Á có đặc điểm chịu đựng được khí hậu ẩm ướt, có chồi màu lục nhạt hay đỏ, kháng nấm mốc sương. Quả của chúng là đa phôi, có màu lục nhạt và dài hình quả thận.
Trong số các loài Xoài Đông Nam Á có loài Xoài Đồng Nai (Mangifera dongnaiensis) là cây đặc hữu của Việt Nam. Ngoài ra ở Miền Bắc còn có hai loài gần với cây xoài là Cây quéo (Mangifera reba) và Cây muỗm (Mangifera foetida). Các loài cây này có lá và quả ăn được như cây xoài, tuy nhiên quả rất nhỏ và chua.
Xoài trồng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay là loài xoài trồng thông dụng có nguồn gốc ở Ấn Độ (Mangifera indica).
Các nước trồng xoài nhiều nhất thế giới trong niên vụ 2010-2011 là:

Quốc gia
Sản lượng ( triệu tấn)
Ấn Độ
~ 16.34
Trung Quốc
~ 4.35
Thái Lan
~ 2.55
Pakistan
~ 1.78
Mexico
~ 1.63
Indonesia
~ 1.31
Brazil
~ 1.19
Bangladesh
~ 1.05
 Thế giới
~ 38.6
Nguồn: UN FAOSTAT

Ở Việt Nam cây Xoài được trồng nhiều ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Có  khoảng 10 loài xoài với hơn 30 tên gọi khác nhau, phân bố từ Nam ra Bắc. Trong năm 2007, sản lượng xoài trên cả nước đạt 409.300 tấn, trong đó: Tiền Giang 79.000 tấn, Vĩnh Long 46.200 tấn, Đồng Nai 43.400 tấn, Khánh Hòa 28.400 tấn, Trà Vinh 21.400 tấn, Hậu Giang 20.500 tấn, Bến Tre 15.400 tấn, Tây Ninh 15.000 tấn, Kiên Giang 14.700 tấn, Bình Thuận 13.400 tấn, Thành phố Hồ Chí Minh 13.300 tấn, Sơn La 11.200 tấn.

Mô tả

Xoài là cây thân gổ đại mộc, có thể sống lâu tới 300 năm.
-Thân: Thân cao 10-20 mét (có thể đến 30-40 mét), đường kinh tán lá 5-10 mét.
-Rể: Rể ăn sâu trong đất, rễ cái có thể sâu đến 6 m khi trồng trên đất đồi tơi xốp, ở vùng đồng bằng rể ăn cạn do giới hạn của mực thủy cấp.
-: Lá nguyên, mọc so le, đơn, thuôn dài, nhẵn, bóng, dài 15-30cm, rộng 5-7cm, gân lá hình lông chim. Lá non có màu tím và chuyển dần thành màu xanh nhạt, lá phát triển có màu xanh.
-Hoa: Cụm hoa dài 10-40 cm, hoa nhỏ có 5 cánh, màu trắng, cánh hoa dài 5-10 mm. Hoa có mùi thơm đặc trưng, hoa trổ vào đầu mùa mưa. Hiện nay bằng kỹ thuật canh tác trái vụ, hoa xoài có thể nở theo thời gian sắp đặt của nhà vườn.
-Quả: Có hình dạng và kích thước khác nhau tùy theo giống, đa số có dạng hình thận, một số có dạng hình thuôn, bầu dục, gần tròn...Trồng bình thường mùa quả thu hoạch vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô. Quả là loại trái cây nhiệt đới có hương vị ngọt thanh, được dùng để ăn tươi, chế biến nước giải khát, đóng hộp...
-Hạt: Quả có 1 hạt duy nhất, hạt có lớp vỏ mỏng, màu nâu, không phối nhũ, lá mầm không đều.
Cây xoài có thể trồng bằng hạt hoặc chiết ghép cành.
Các giống xoài trồng thích hợp ở Miền Nam, xoài trồng ở Miền Bắc có quả nhỏ và có vị chua hơn xoài trồng ở Miền Nam.

Quả xoài

Thành phần dinh dưỡng

+Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
Trong 100 gam phần ăn được của quả xoài chín có:

250 kJ (60 kcal)
15 g
- Đường
13.7
- Chất xơ
1.6 g
Chất béo
0.38 g
0.82 g
Vitamin A (equiv.)
54 μg (7%)
640 μg (6%)
- lutein and zeaxanthin
23 μg
0.028 mg (2%)
0.038 mg (3%)
0.669 mg (4%)
0.197 mg (4%)
0.119 mg (9%)
Folate (vit. B9)
43 μg (11%)
7.6 mg (2%)
36.4 mg (44%)
0.9 mg (6%)
4.2 μg (4%)
11 mg (1%)
0.16 mg (1%)
10 mg (3%)
0.063 mg (3%)
14 mg (2%)
168 mg (4%)
1 mg (0%)
0.09 mg (1%)
Ghi chú! Tỷ lệ % so với nhu cầu hàng ngày của người lớn.

+Theo các nguồn phân tích khác
Quả xoài có giá trị dinh dưỡng cao, thịt quả có hàm lượng vitamin B, C chiếm từ 2 - 3%, đường chiếm 20% (là loại đường đơn được hấp thu hoàn toàn), Axitsitric, Caroten (tiền sinh tố A) 15%.
Trong quả xoài chứa nhiều phytochemicals và chất dinh dưỡng. Có hàm lượng chất xơ tiền sinh học (prebiotic dietary fiber), vitamin C, polyphenols và tiền vitamin A (provitamin Acarotenoids). Giàu Kali, Đồng, axit amin, omega-3 và -6, Axit béo cao phân tử (polyunsaturated fatty acids).
Sắc tố trong vỏ quả xoài có tác dụng sinh học cao, gồm trên 25 chất carotenoid như hợp chất provitamin A, beta-carotene, lutein alpha-carotene, các polyphenols như quercetin,  kaempferol,  gallic acid, caffeic acid, catechins, tannins, xanthonoid,  mangiferin
Chồi và lá non chứa nhiều xanthonoids, mangiferin và gallic acid.

Công dụng

a-Lá non và quả xoài xanh được dùng làm rau
+Lá xoài non được dùng làm rau ăn sống
Ở nhiều nước vùng Đông Nam Á và Ấn Độ lá xoài non (màu tím hoặc xanh nhạt) được dùng làm rau ghém ăn sống. Lá và đọt xoài non có vị chua, thơm, được dùng ăn sống chung với nhiều loại rau rừng khác.
Ở Việt Nam lá xoài non được ăn với rau tập tàng, đặc biệt ở Miền Nam lá và đọt xoài dùng để ăn với bánh xèo, bánh cống...

Rau tập tàng với lá xoài non

Rau quả xoài xanh

Xoài chua nước mắm đường
+Quả xoài xanh được dùng làm rau
Quả xoài xanh có vị chua, được dùng làm rau chua như xắt lát, bào mỏng để trộn với nộm, gỏi có vị chua thanh và mùi thơm. Quả xoài xanh còn được xắt miếng để làm rau chua ăn với mắm ruốc, mắm tôm...
Ngoài ra quả xoài chua xắt mỏng có thể dùng trong các món xào để có vị chua.


Nộm xoài

Gỏi xoài

Xoài non muối dưa

Salad xoài

b-Quả xoài xanh được dùng để ăn chơi
Do có vị chua, thanh và hơi ngọt, quả xoài xanh rất được phụ nữ và trẻ em dùng để ăn sống. Món xoài xanh chấm nước mắm đường, mắm ruốt, mắm tôm hay muối ớt là món ăn chơi khoái khẩu của quý bà, quý cô, và là món nhậu như cóc, ổi của quý ông.


Xoài chua nước mắm đường
c- Quả xoài chín là loại trái cây ngon
Quả xoài chín là loại trái cây tươi bổ dưỡng, được dùng chủ yếu ở tất cả các nước. Quả xoài chín có ruột vàng, thịt nhiều, mềm, thơm ngon và thích khẩu nên rất được ưa chuộng.
Ở Miền Nam Việt nam quả xoài là 1 trong 5 loại quả (ngũ quả: Mảng cầu, dừa, đu đủ, xoài) được chưng cúng trên bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết, cưới hỏi, giổ...
Quả xoài là một thứ quả ngon có giá trị lớn so với nhiều quả khác. Thường người ta thái thành từng miếng mỏng ngâm trong rượu vang và đường, thêm ít quế cho thơm. Xoài còn được dùng chế mứt, đóng hộp. Tại một số nước như Ấn Ðộ, người ta thái quả xoài xanh thành miếng mỏng phơi hay sấy khô dùng làm nguồn vitamin C thiên nhiên.

Quả xoài chín


Cocktail xoài


Sinh tố xoài


Rượu vang xoài

d-Các bộ phận của cây xoài dùng làm thuốc
+Theo Đông y
Quả Xoài có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, được dùng để chữa ho ra máu, chảy máu đường ruột, đau răng, rong kinh, trừ giun sán. Tất cả các loại xoài ở Việt Nam đều có thể dùng làm thuốc.
Xoài được xem là thức ăn bổ não, rất tốt cho người lao động trí óc nhiều. Trái xoài có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, làm giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp phòng chống bệnh tim mạch, tăng nhu động ruột làm thải nhanh các chất cặn bã trong ruột nên phòng chống được ung thư ruột kết (trái chín ăn ít nhuận tràng, ăn nhiều có thể gây tiêu chảy; trái xanh chua chát nếu ăn nhiều gây táo bón, gây vón có thể làm tắc ruột).
Quả xoài chín có tác dụng: ích vị, giảm buồn nôn, hành khí, ngừng ho, lợi tiểu, giải khát; nên ăn trái xoài tươi chín thích hợp cho các trường hợp: khát khô họng miệng, ho khàn cổ, mất tiếng, ăn không tiêu, trẻ em suy dinh dưỡng – còi xương, táo bón, ho đờm nhiều, chống mệt mỏi, bồi bổ trí não, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên không nên ăn xoài lúc quá đói, sau bữa ăn no, hoặc đang có các bệnh nhiệt sốt; không ăn cùng các thức ăn nóng như: tiêu, ớt, tỏi… Nên ăn quả xoài chín đến độ có thể bóc vỏ không cần dùng dao gọt vỏ, để tránh nhựa mủ ở vỏ có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, viêm da.
Lá xoài, theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Nghĩa (Trung tâm phát triển tinh dầu và dược liệu viện Khoa học công nghệ Việt Nam), dịch triết xuất từ lá xoài có rất nhiều chất quý hiếm và các nguyên tố vi lượng. Trong đó chủ yếu là chất Mangiferin, chất này dễ tan trong nước nóng, có tác dụng tăng cường tiêu hóa, chống viêm, lợi tiểu, bảo vệ răng miệng, chống bựa răng và các mảng phủ quanh chân răng, chống được các vi rút.
Nếu được bào chế thành các dạng thuốc thì có tác dụng chữa bệnh Ecgema, Zona, chữa hen, long đờm, hạ huyết áp, chống lão hóa tăng tuổi thọ. Đặc biệt, còn có khả năng chống lão hóa các tế bào thần kinh, tế bào gan, bệnh suy giảm trí nhớ, tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào, chống bệnh trầm cảm nhất là ở phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh. Ngoài ra nó còn có thể chữa mỡ máu, chống sơ vữa động mạch. Nó giảm Insilin làm hạ đường huyết, ức chế Glocogen thành Gluco giảm nguy cơ tiểu đường, tăng cường kháng thể để chống đỡ các bệnh tật và Stress từ bên ngoài.
Tuy nhiên lá xoài già có độc tố: một số vùng ở Ấn Ðộ dùng lá để nuôi trâu bò nhưng lá già có chứa một lượng nhỏ chất độc, vì vậy nếu cho trâu bò ăn lâu ngày có thể gây ngộ độc.
Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khái huyết, chảy máu ruột. Dùng dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách 1 hay 2 giờ cho uống một thìa cà phê.
Hạt xoài có tác dụng trị giun, ỉa chảy, trĩ; nõn hạt chứa nhiều Protein tới 5,56%; dầu hạt chứa Stearic 33,96%.
Nhân xoài (ruột hạt) sấy khô tán bột được nhân dân Malaysia, Ấn Ðộ và Braxin dùng làm thuốc giun với liều 1,5-2g. Tại Malaysia nhân dân còn dùng chữa chảy máu tử cung, trĩ. Tại Philippines người ta dùng chữa tiêu chảy: Nghiền 20-25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc bỏ bã, thêm vào nước lọc 300-400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng 2 hay 3 lần, mỗi lần dùng 50-60g thuốc chế như trên.
Vỏ thân xoài dùng tươi hay khô. Tươi thì giã vắt lấy nước, được dùng như vỏ quả, vỏ khô dùng dưới dạng thuốc sắc. Nhân dân Campuchia dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài), hoặc rửa khí hư bạch đới của phụ nữ. Ðôi khi dùng rửa chữa tôkơlô. Tại miền Bắc, vỏ xoài được dùng sắc uống chữa sốt hay chữa đau răng (ngậm và nhổ đi).
Vỏ thân cây xoài chữa thấp khớp, khí hư, bạch đới, đau răng, sốt cao. Ở Cu Ba người ta đã dùng dung dịch chiết xuất từ vỏ thân xoài trong công nghiệp dược phẩm dùng làm thuốc cân bằng dinh dưỡng và mỹ phẩm chống lão hóa da.
Vỏ xoài chín có tác dụng cầm máu.
Nhựa vỏ cây xoài chảy ra có màu đen không mùi, vị đắng hắc, ra không khí đặc lại, hòa vào nước chanh có thể chữa ghẻ mẩn ngứa.
+Theo Tây y
Các chất triterpene và lupeol trong xoài có tác dụng ức chế bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư da trong phòng thí nghiệm.
Mangiferin (một flavonoid có hoạt tính dược, một xanthone tự nhiên C-glycoside) được chiết xuất từ ​​xoài ở nồng độ cao từ các lá non (172 g / kg), vỏ cây (107 g / kg), và từ lá già (94 g / kg).
Chất chiết xuất từ  vỏ cây xoài được cô lập bởi các nhà khoa học Cuba, chứa nhiều polyphenol có tính chống oxy hóa trong ống nghiệm và trên các thông số máu của người già.
Các sắc tố euxanthin trong lá xoài già có chất urushiol gây ngộ độc cho gia súc,nhựa của lá, vỏ thân, rể có thể gây dị ứng da ở người.
e-Các công dụng khác của cây xoài
Trong một số nền văn hóa Nam Á, quả và lá xoài được sử dụng trong nghi lễ trang trí hoa tại đám cưới, lễ kỷ niệm công cộng và nghi lễ tôn giáo.

Một số bài thuốc Đông y từ Cây xoài

Sau đây là một số bài thuốc từ xoài:
1-Trị Ho ra máu: Vỏ trái xoài chín nấu thành cao lỏng, mỗi lần dùng 10 g hòa với 120 ml nước, cách 1-2 giờ uống 1 thìa cà phê. (Theo BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống).
2-Trị Chảy máu đường ruột hoặc tử cung: Lấy vỏ quả xoài cát chín nấu thành cao lỏng. Khi dùng, lấy 10 g cao hòa với 120 ml nước sôi, cách 3 giờ uống 2 thìa cà phê. (Theo BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống).
3-Trị Đau răng, lở loét chân răng: Vạt lấy một miếng vỏ cây xoài bằng 2 bàn tay, thái nhỏ, đổ 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát. Mỗi ngày ngậm (thỉnh thoảng súc cho thuốc thấm vào chân răng) 3 lần, mỗi lần 10 phút. (Theo BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống).
Hoặc: Vỏ cây xoài sao khô 3 phần, bồ kết sao khô 1 phần, quả na sao khô 1 phần. Tất cả tán mịn, trộn đều, rắc vào chỗ răng đau hoặc xát vào lợi. (Theo BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống).
Hoặc: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ. Cho vào nơi răng đau đã rửa sạch. (Theo GS. ÐỖ TẤT LỢI).
4-Trị Thổ tả: Lá xoài 100 g (sao vàng), lá chanh 100 g, đổ 2 bát nước vào sắc còn 1 bát, sau đó cho vào 10 ml rượu bạc hà (hoặc thêm 50 g lá bạc hà vào nấu chung), uống nóng, từng hớp một. (Theo BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống).
5-Trị Rong kinh và khí hư: Vỏ quả xoài chín 30 g, sắc uống hằng ngày. (Theo BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống).
6-Trị Đi ngoài ra máu, lỵ mạn tính: Vỏ quả xoài chín 50 g, phơi khô, sắc uống hằng ngày. (Theo BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống).
7-Trừ giun đũa: Nhân hạt xoài 20 g, hạt chanh 15 g, 2 thứ giã nát, đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát, uống vào sáng sớm lúc còn đói, uống liền trong 2-3 ngày. (Theo BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống).
8-Làm săn da: Lá xoài tươi 50 g, giã nát, đắp mặt trong 20 phút rồi rửa mặt thật sạch. (Theo BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống).
9-Rửa vết thương: Lá xoài tươi 200 g, cho vào 1 lít nước, đun sôi 10 phút, dùng để rửa vết thương. (Theo BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống).
10-Ho, viêm họng: Lá xoài tươi 200 g, cho vào 1 lít nước, đun nhỏ lửa cho sôi 15 phút, sau đó bắc xuống, dùng khăn trùm kín đầu để xông. Khi xông nhớ há miệng để đưa hơi vào cổ họng. Làm mỗi ngày 1 lần. (Theo BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống).
Lưu ý!
- Thịt quả xoài có tác dụng lợi tiểu, chữa hoại huyết, nhưng nếu ăn nhiều sẽ nóng.
- Mủ xoài có chất độc gây nôn mửa, tiêu chảy, viêm da.
(Theo BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống).

Cây xoài 300 tuổi ở Bạc Liêu
                                                                              Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
8-http://afamily.vn/suc-khoe/cong-dung-huu-ich-tu-cay-xoai-....chn

Xem Video: Trồng xoài theo hướng GAP ở Việt Nam


Xem Video: Kỹ thuật trồng xoài 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét