CÂY MÈ
-Tên gọi khác: Cây vừng, Hồ Ma (vị
thuốc)
-Tên tiếng Anh: Sesame, Semsem,
Gingelly
-Tên khoa học:
Sesamum indicum L.
-Tên đồng nghĩa: Sesamum orientale
Phân loại khoa học
Hoa môi (Lamiales)
|
|
Vừng (Pedaliaceae)
|
|
Vừng (Sesamum)
|
|
Họ Vừng (Pedaliaceae,
đồng nghĩa: Sesamaceae) là
một họ Thực
vật có hoa được xếp vào Bộ Scrophulariales trong hệ thống Cronquist và Bộ Lamiales trong Hệ thống APG II (2003) và Hệ thống APG III (2009). Họ Vừng theo APG chứa 13 Chi với khoảng 70 loài.
Chi Vừng (Sesamum) có khoảng 20 loài,
trong đó có các loài quan trọng để lấy hạt như hạt mè (sesame) nói chung.
Cây mè trồng (Sesamum
indicum) với
quá trình thuần hóa và chọn lọc với hàng trăm giống khác nhau thích nghi ở các
khu vực trồng mè khác nhau trên thế giới.
Nguồn gốc và phân bố
Các loài mè hoang dại có nguồn gốc chủ yếu là ở Châu Phi, một số loài có nguồn gốc ở
Ấn Độ, Sri Lanka
và Trung Quốc.
Tuy nhiên nguồn gốc tự nhiên chính xác của cây mè vẫn chưa được xác định, dù nhiều loài cây trong hoang dã có liên quan hiện
diện ở Châu Phi và một số loài ở Ấn
Độ. Đây là một cây được thuần
hóa ở các vùng nhiệt đới khắp
thế giới và được trồng để lấy hạt ăn do hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm
cao.
Theo các tài liệu hiện hành, loài hoang
dã nhất của giống mè (vừng) có
nguồn gốc ở vùng cận Sahara , Châu Phi .
Loài mè trồng (Sesamum
indicum) có nguồn gốc từ Ấn Độ (với tên
Latin là indicum). Là một trong những loại cây trồng để sản xuất hạt mè.
Cây mè được coi là cây cho dầu lâu đời
nhất được biết đến, thuần hóa hơn 5000 năm trước. Mè rất chịu hạn. Nó đã được gọi là một cây trồng “sống
sót”, với khả năng phát triển nơi mà hầu hết cây trồng thất bại.
Hạt Mè là
một loại hạt chứa chất dầu cao nhất trong các loại cây lấy dầu làm thực phẩm. Hạt mè có một hương vị hấp dẫn, nó là
một thành phần phổ biến trong các món ăn trên toàn thế giới.
Mô tả
Mè là loại cây thân thảo sống hằng năm.
-Thân:
Thân mọc thẳng đứng, cao 60-150 mét, có thể đến 3 mét. Thân thường có hình 4 cạnh với những tiết diện vuông và
những rãnh dọc. Tuy nhiên, có những dạng thân rất rỗng hình chữ nhật. Thân có
thể tròn, trên thân có nhiều lóng hoặc ít lóng. Đặc tính này cũng để phân biệt
giống. Trong điều kiện hạn, thân có thể thấp hơn.
Thân và cành hóa gổ khi cây đã già.
-Cành: Xuất
phát từ thân chính, cành có thể mọc cách hay mọc đối nhau, cành sẽ mang hoa và
trái, trên các cành chính còn có cành cấp hai. Sự phân cành trên thân chính
cũng là một yếu tố để phân biệt các giống mè, thường màu của cành trên thân
giống như thân chính.
Số lượng cành trên cây mè phụ thuộc chủ yếu vào giống,
thường có khoảng 2 - 6 cành. Cành mọc từ các nách lá gần gốc.
Mức độ phân cành thực sự là tốc độ sinh trưởng chung của
cây, trực tiếp bị ảnh hưởng của môi trường mật độ, lượng mưa, độ dài ngày.
Các dạng thân ngắn đâm cành ít thường chín sớm, cây cao
thường chín trễ và có khuynh hướng chịu hạn khá hơn. Các giống dài ngày thường
phát triển chậm ở giai đoạn cây con, nhưng tăng trưởng nhanh ở giai đoạn sau.
-Rễ: Thuộc loại
rễ cọc, rễ chính ăn sâu. Đồng thời hệ rễ bên của mè cũng rất phát triển về bề
ngang. Rễ mè phân bố chủ yếu ở lớp đất từ 0 - 25 cm. Nếu mè ở vùng đất cát,
vùng khô hạn, rễ cái có thể ăn sâu từ 1m đến 1,2 m để tìm nguồn nước ngầm.
Nhiều thí nghiệm cho thấy tốc độ ra rễ của mè rất chậm, kém
hơn đậu phộng, bắp. Đây là vấn đề cần lưu ý khi trồng xen mè với các cây trồng
này.
Trên đất cát, rễ mọc tốt hơn trên đất sét và không chịu ngập
trong thời gian ngắn.
Đặc tính của rễ mè phát triển kém nên dễ bị đổ ngã khi có
mưa to gió lớn. Vì vậy khi trồng mè, chú ý phải vun gốc, xẻ rãnh để thoát nước
(nhất là trồng vào mùa mưa).
-Lá: Lá mè rất
biến đổi về dạng và kích thước trên cùng một cây và giữa các giống. Lá dưới thường
rộng đôi khi có thùy, mép (rìa) hình răng cưa hướng ra ngoài lá giữa thường
nguyên hình móc, đôi khi răng cưa lá trên hẹp hơn. Lá mọc đối hay luân phiên
tùy giống, cách sắp xếp lá ảnh hưởng đến số hoa mang trên nách lá và năng suất
hạt trên cây. Lá mọc đối tạo diều kiện có nhiều hoa. Kích thước của lá thay đổi
từ 3 -17,5 cm chiều dài và 1-1,5 cm chiều rộng.
Lá có màu xanh đậm, xanh nhạt tùy thuộc vào giống. Mặt trên
của lá có lông tơ bao phủ. Theo nhiều thí nghiệm cho thấy tốc độ dẫn nước của
lá mè không mở quả nhanh hơn lá mè mở quả. Do đó, những vùng thiếu nước thì
không thích hợp cho giống mè mở quả.
-Hoa: Hoa mè
thuộc hình chuông. Cuống hoa ngắn, tràng hoa gồm 5 cánh hợp thành hình chuông.
Đài hoa màu xanh, 5 cánh cạn. Ống hoa dài 3 - 4 cm. Hoa mọc
ở nách lá thành chùm. Mỗi chùm có 4 - 8 hoa. Nhị đực 5 nhưng có 1 bất dục. Bầu
nhụy nằm trên đài hoa, có 2 ngăn với nhiều vách giả.
-Quả: Là một loại
quả nang, tiết diện hình chữ nhật, có rãnh sâu, có đầu nhọn hình tam giác ngắn.
Hình dạng của quả cũng là một yếu tố để phân biệt các giống. Chiều dài quả thay
đổi từ 2,5 - 8cm, đường kính quả thay đổi từ 0,5-2 cm số vách ngăn từ 1-12, quả
thường có lông tơ bao phủ. Quả mở ra bằng cách chẻ dọc vách ngăn từ trên xuống.
Mức độ mở quả là đặc tính quan trọng khi chọn giống để trồng cho phù hợp với
điều kiện thu hoạch.
Chất lượng quả cũng khác nhau tùy vị trí đóng quả. Thường
quả ở vị trí thấp có hạt lớn hơn ở vị trí cao.
-Hạt: Hạt mè là hạt song tử diệp. Cấu tạo hạt có nội phôi nhủ
(thịt hạt).
Hạt mè nhỏ thường có hình trứng hơi dẹp, trọng lượng 1000
hạt từ 2 - 4 g. Vỏ láng hoặc nhăn màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ hay xám, cũng có
hạt màu xám nâu, xanh olive và nâu đậm. Hạt mè tương đối mảnh và chứa rất nhiều
dầu, do đó, dễ mất sức nảy mầm sau khi thu hoạch. Một số giống mè có tính miên
trạng kéo dài đến 6 tháng sau khi thu hoạch. Giống có trái nhiều khía thì hạt
nhỏ hơn giống có trái ít khía.
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
Thành phần hóa học
Hạt mè chứa lignans pinoresinol và lariciresinol.
Trong mè có dồi dào chất đạm và chất béo chưa bão hòa (có
tác dụng chống xơ vữa động mạch).
Giá trị dinh dưỡng
Theo phân tích của Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ (USAD)
Thành phần dinh dưỡng
(trong 100 g hạt mè)
|
Hạt mè khô
|
Hạt mè rang
|
2.640 kJ (630 kcal)
|
2372 kJ (567 kcal)
|
|
11,73 g
|
26,04 g
|
|
- Đường
|
0,48 g
|
0,48 g
|
11,6 g
|
16,9 g
|
|
61,21 g
|
48,00 g
|
|
20,45 g
|
16,96 g
|
|
0.330 g
|
0,371 g
|
|
0,730 g
|
0,704 g
|
|
0.750 g
|
0,730 g
|
|
- Leucin
|
1.500 g
|
1,299 g
|
- Lysine
|
0,650 g
|
0,544 g
|
0.880 g
|
0,560 g
|
|
- Cystine
|
0,440 g
|
0,342 g
|
0.940 g
|
0,899 g
|
|
- Tyrosine
|
0,790 g
|
0,710 g
|
- Valine
|
0,980 g
|
0,947 g
|
- Arginine
|
3.250 g
|
2,515 g
|
0,550 g
|
0,499 g
|
|
- Alanine
|
0,990 g
|
0,886 g
|
2,070 g
|
1,574 g
|
|
4.600 g
|
3,782 g
|
|
- Glycine
|
1.090 g
|
1,162 g
|
- Proline
|
1.040 g
|
0,774 g
|
- Serine
|
1,200 g
|
0.925 g
|
3,75 g
|
5,00 g
|
|
0,0 mg (0%)
|
0,0 mg (0%)
|
|
60 mg (6%)
|
131 mg (13%)
|
|
6,4 mg (49%)
|
7,78 mg (60%)
|
|
345 mg (97%)
|
346 mg (97%)
|
|
667 mg (95%)
|
774 mg (111%)
|
|
370 mg (8%)
|
406 mg (9%)
|
|
47 mg (3%)
|
39 mg (3%)
|
|
11,16 mg (117%)
|
7,16 mg (75%)
|
|
Theo các nguồn phân tích khác
Trong hạt mè có chứa: 45 - 55% chất béo, 19 - 20% Protein, 8
- 11% đường, 5% nước, 4 - 6% chất khoáng. Thành phần axit hữu cơ chủ yếu của
dầu mè là 2 loại acid béo chưa no:Axit oleic (C18 H34 O2):
45,3 - 49,4% và Axit linoleic (C18 H32 O2):
37,7 - 41,2%.
Nếu so sánh hàm lượng acid amin có trong bột mè và trong
thịt, ta thấy các acid amin có trong bột mè gần tương đương với acid amin có
trong thịt.
Acid amin
|
Bột mè %
|
Thịt %
|
Lysin
|
2,8
|
10,0
|
Triptophan
|
1,8
|
1,4
|
Methionine
|
3,2
|
3,2
|
Phenilatanine
|
8,0
|
5,0
|
Leucine
|
7,5
|
8,0
|
Isoleucine
|
4,8
|
6,0
|
Valine
|
5,1
|
5,5
|
Threonine
|
4,0
|
5,0
|
Ngoài ra, mè còn có nhiều vitamin như vitamin B1, B2, tiền
vitamin A , các chất khoáng như canxi, sắt, iốt, v.v…, đặc biệt có chất
sesamolin là chất chống ão hóa
Dầu mè là một loại dầu ăn tốt. Mè có giá trị dinh dưỡng cao. Mè được sử dụng để chế biến
nhiều dạng thức ăn (kẹo mè, chè mè, cháo nếp với mè...).
Công dụng của cây mè
Cây mè có nhiều công dụng như làm rau,
làm thực phẩm, khai thác dầu mè, làm được liệu và dầu mè dùng trong công
nghiệp. Hai sản phẩm chính của cây mè được xử dụng phổ biến nhất là hạt mè dùng
làm thực phẩm và dầu mè.
a-Đọt và lá non của cây mè được dùng làm rau
Đọt và lá non của cây mè không độc, có
thể được dùng làm rau dùng để luộc, xào, nấu canh, nhưng ít phổ biến.
b-Hạt mè được dùng làm thực phẩm
Dùng hạt mè làm thực phẩm là cách
phổ biến nhất ở tất cả các nước có trồng hoa95c nhập khẩu hạt mè. Hạt mè được
pha trộn trong nhiều loại thức ăn khác nhau vừa có mục đích trang trí vừa tạo
ra hương vị hấp dẫn của nó.
Các cách sử dụng hạt mè rang làm thực phẩm
1-Muối mè: Món chấm khô truyền thống.
Ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, món
chấm truyền thuống là muối mè (muối vừng). Được chế biến bằng cách rang muối
hạt rồi đâm nhuyễn, hạt mè rang đâm xơ trộn lẩn muối đâm (hoặc muốt bọt), pha
đường cát.
Hổm hợp đơn giản này gọi là muối mè
(muối vừng) là món chấm khô truyền thống của người Việt Nam . Muối mè
dùng để chấm hoặc trộn với nhiều thực phẩm có chất bột như món khoai nấu, cơm
nếp, bắp nấu, bánh vò, bánh đút…
Hương vị vừa măn, vừa ngọt vừa thơm của
muối mè làm tăng khẩu vị các món ăn. Khi thiếu mè người ta thay chất béo bằng
các loại hạt khác như đậu phọng, hạt điều cũng được mệnh danh là “muối mè”.
2-Hạt mè rang rắc trên thực phẩm sống, xào,
chiên, nấu…
Hạt mè rang, đặc biệt hạt mè trắng hay
vàng được rắt trên bề mặt các món thực phẩm như gỏi, rau xào, thịt, cá chiên,
thịt nấu vừa có tác dụng trang trí vừa tạo hương vị hấp dẫn cho các món ăn.
Cách này được sử dụng phổ biến ở tất cả
các nước.
Ở Nam Á và Trung Đông, các món thịt
nướng thường có rắc hạt mè rang sau khi thịt đã chín để trang trí và tăng hương
vị.
3-Hạt mè tẩm trong lớp mặt các loại bánh nướng
Các loại bánh nướng làm từ bột mì, bột
gạo, bột sắn thường được tẩm hạt mè ở lớp mặt vừ để trang trí vừa tạo hương vị
cho bánh như báng đa, bánh phòng, bánh mì, bánh ngọt các loại…
Trong quá trình nướng bánh hạt mè cũng
chín vàng (đối với mè trắng) và cũng được dùng mè đen như trong bánh phòng,
bánh đa ở Việt Nam .
Cách chế biến này rất phổ biến ở tất cả
các nước trên thế giới.
4-Hạt mè được chế ra các loại kẹo
Ở Việt Nam hạt mè đen được chế ra loại mứt
đặc biệt dùng để cúng “Ông Táo” trước tết cổ truyền được gọi là “Thèo lèo”.
Thèo lèo là sản phẩm mứt đặc biệt để ăn trong dịp tết Nguyên Đán. Khi cúng “đưa”
hoặc “rước” Ông Táo không thể thiếu món mứt Thèo lèo. Mứt thèo lèo vẻ bề ngoài
trông không được đẹp mắt, như khi ăn có mùi thơm ngon, là món ăn báo hiệu “Tết
đã đến rồi”.
Mức Thèo lèo có nguồn gốc ở Trung Quốc,
là món truyền thống trong dịp Tết của người Trung Quốc và Việt Nam .
c- Dầu mè dùng làm thực phẩm
Ở Châu Âu và Bắc Mỹ người ta thích dầu mè hơn các loại dầu thực vật khác do
trong cảm quan người ta thấy dầu mè không bị đông đặc trong nhiệt độ thấp so
với các loại dầu thực vật khác. Khi chiên dầu mè có nhiệt độ cao hơn nên thức
ăn mau chín và ngon hơn.
Dầu mè được tẩm trong các món Salad thay cho dầu phọng, dầu cọ được xem như
là một phong cách nấu ăn mới ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Ở Châu Á, trong các món nấu chay dầu mè được ưa chuộng hơn mặc dù giá của
chúng cao hơn so với các loại dầu thực vật khác.
d-Các bộ phận của cây mè được dùng làm thuốc
Cây mè được chiết xuất làm dầu mè, có mùi thơm dễ chịu, gặp
không khí lâu ngày không trở mùi,...Nhưng ít ai biết, hạt mè còn dùng làm thuốc
trị được một số bệnh.
+Theo Đông y:
Cây mè hay vừng (Sesamum indicum), tiếng Hán Việt
gọi là "Hồ Ma" được nhiều dân tộc trên thế giới dùng làm thực phẩm và
làm thuốc.
Mè có hai loại trắng và đen, trong đó mè đen nhiều dược tính
hơn nên được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y thì Hạt mè có tính ngọt, khí bình, không độc, bổ
não, nhuận trường, giúp gan thanh lọc chất độc, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí
lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, nuôi máu, cường thận,
làm đen râu tóc, ngừa được phong tà, thêm sức chịu đựng đói khát, chủ trị
thương phong, hư nhược tổn khí. Hạt mè có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, nhuận táo, bổ trung, hòa ngũ tạng, chữa được chứng phong
thấp, lỡ ngứa và hư lao. Dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng
và làm cao dán nhọt.
Lá vừng vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng ích khí, bổ não tủy,
mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Nấu lá vừng làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc
có màu đen mượt, da mặt thêm tươi tắn. Nếu giã lá vừng tươi vắt lấy nước cốt
uống chữa được bệnh rong huyết.
Theo sách ‘Bản thảo cương mục’ của Lý Thời Trân thì hạt mè
bổ dưỡng ngũ tạng, ích khí lực, sống lâu, chưng với mật ong chữa được nhiều
bệnh.
Theo sách ‘Nam dược thần hiệu’ của Tuệ Tĩnh thì: “Hạt
mè vị ngọt, tính hàn, không độc, chất trơn, nhuận tràng, giải độc, tiêu nhiệt
kết, sát khuẩn, chữa mụn lở rất công hiệu”.
-Ở Trung Quốc: Chữ Hán gọi cây mè là Chi ma, hạt mè là Chi ma tử.
Sử sách chép rằng, cây mè vốn ở nước Hồ (tên xưa kia của Ấn
Độ), vì vậy người Trung Hoa còn
gọi cây mè (kể cả mè đen) là Hồ ma và hạt mèlà Hồ ma tử. Ngoài ra, hạt mè còn
được gọi với nhiều tên khác nhau như Du tử miêu, Duma, Cẩu sát, Cự thắng tiếng.
Sách y học Tiên Phương của Trung Quốc có ghi lại kinh nghiệm
của người nước Lỗ ngày xưa dùng mè thay cơm, sống hơn 90 tuổi mà trông vẫn trẻ
như thanh niên, ngày đi 300 dặm vẫn thấy bình thường, không mệt.
Ở Trung Quốc và Ấn Độ, các phụ nữ thường nấu lá mè hoặc rễ
mè để gội đầu cho đen tóc và chữa chứng rụng tóc.
-Ở Nhật Bản: Theo nhà Y triết dưỡng sinh Ohsawa, muối mè là món gia vị
bổ dưỡng và quân bình âm dương nên có thể dùng hàng ngày với bất cứ thức ăn
nào, đặc biệt muối mè ăn với gạo lức là thực đơn căn bản của phương pháp Thực
Dưỡng Ohsawa (mè phải còn nguyên vỏ và muối phải là muối biển chưa tinh lọc đem
rang).
Giáo sư Ohsawa cho rằng mè ép thành dầu dùng nấu món ăn rất
tốt, đặc biệt cho hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ sinh dục. Đương nhiên dầu mè
phải ép nguyên chất không pha tạp, không xử lý bằng hóa chất tổng hợp. Ngoài
ra, dầu mè có tính giải độc mạnh, có thể dùng xức mụn nhọt, ghẻ lở, ngứa sần.
Dùng nhỏ mắt nhặm, mắt đỏ, mắt hột, mắt kéo mây rất công hiệu. Khi táo bón,
uống một hai muỗng cà phê dầu mè sống sẽ khỏi. Đàn bà sinh không đủ sức rặn,
uống vài muỗng cà phê dầu mè, thai nhi sẽ mau ra; hoặc để sót nhau, uống vào sẽ
trục được nhau.
Giáo sư Ohsawa còn bày cách dùng dầu mè làm một loại dầu
nóng rất công hiệu gọi là “dầu mè gừng”: giã gừng tươi vắt lấy nước cốt trộn
với một lượng dầu mè tương đương, dùng xoa xát hay đánh gió khi cảm, sốt; xoa
bóp khi nhức mỏi, tức, trặc, sưng, bầm; bôi vết lở ở lỗ tai, mũi, ghẻ lác, xức
dầu trị gàu và rụng tóc.
-Ở Iran và Châu Phi,
người ta dùng cây mè làm thuốc thông kinh, nhuận trường và chữa bệnh ho.
-Dân da đỏ ở Mỹ và người Philipin dùng lá nhai nhỏ để đắp
các vết thương.
+Theo Tây y
Theo phân tích của Tây y, trong mè có dồi dào chất đạm và
chất béo chưa bão hòa (có tác dụng chống xơ vữa động mạch); ngoài ra, còn có
nhiều sinh tố, đặc biệt sinh tố B1, B2, tiền sinh tố A (bổ mắt, chống bệnh
quáng gà và mù do khô mắt), các chất khoáng như chất vôi, sắt, iốt (chống bướu
cổ), v.v…, lại thêm chất sesamolin chống sự tan hóa (làm cho máu chua) và lão
hóa (bị già cỗi) của cơ thể; chất lêxitin cần cho não và hệ sinh dục (tạo các
kích thích tố kéo dài tuổi xuân).
Các bài thuốc Đông y từ cây mè
1- Chữa cao huyết áp, xơ cứng động mạch,
táo bón: Mè đen, hà thủ ô, ngưu tất 3 vị
bằng nhau, sấy khô, tán bột mịn, dùng mật làm viên bằng hạt bắp. Ngày uống 3
lần, mỗi lần 10g trước bữa ăn. (Theo BS chuyên khoa của AloBacsi).
2- Chữa mỏi tay chân,
đau lưng do phong thấp: Hạt mè sao thơm, tán nhỏ, ngày uống 2-3 lần, mỗi
lần 10-15g, uống với rượu hay nước rừng đều được. (Theo BS chuyên khoa của
AloBacsi).
3- Chữa nướu răng
bị sưng nhức: Lấy 100g hạt mè nấu với 750ml
nước, sắc còn 200ml, dùng để ngâm hồi lâu rồi súc miệng nhổ bỏ, ngậm nhiều lần
trong ngày. (Theo BS chuyên khoa của AloBacsi).
4- Chữa trẻ bị
xích lỵ, bạch lỵ: Lấy dầu mè 5-10g tùy
tuổi, hòa với mật ong và nước sôi, cho uống lúc đói bụng. (Theo BS chuyên khoa
của AloBacsi).
Chữa kiết lỵ
mới phát: Ăn sống vừng đen mỗi
ngày 30 g. Ăn trong 3 ngày. (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
5- Chữa mụn nhọt,
đinh độc lở ngứa ngoài da: Lấy hoa cây mè
rửa sạch, đắp vào chỗ đau. (Theo BS chuyên khoa của AloBacsi).
Chữa đinh nhọt
chảy máu: Theo Ứng nghiệm lương
phương, uống một tô dầu vừng là cầm. (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
Chữa mụn nhọt
lở loét: Lấy 1 vốc vừng đen,
rang, tán nhỏ, rửa sạch máu mủ trên nhọt bằng nước muối ấm, sau đó đắp bột vừng
lên vết nhọt vài lần sẽ khỏi. (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
Chữa ung nhọt
độc: Cũng theo Nam
dược thần hiệu, lấy 40 g dầu vừng nấu sôi một lúc lâu thì đổ thêm vào một bát
ăn cơm giấm thanh. Sau chia ra 5 phần, mỗi lần uống 1 phần rất công hiệu. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
Chữa ung nhọt
phá miệng lâu ngày không thu miệng: Dùng
vừng đen sao cháy, tán bột, rắc vào miệng nhọt vài lần nhọt sẽ thu miệng,
phương pháp này theo Nam
dược thần hiệu là rất hay. (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
6- Chữa bỏng lửa
hoặc nước sôi: Lấy vỏ hạt mè đốt tồn tính,
nghiền mịn, hòa với dầu mè để bôi lên chổ phỏng. (Theo BS chuyên khoa của
AloBacsi).
Lấy dầu vừng hay nhai vừng đen sống, đắp vào nơi bỏng rất
hiệu nghiệm, chóng lên da non. (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
7- Thuốc bổ dùng cho mọi bệnh (uống kết hợp): Vừng đen, lá dâu non
lượng như nhau, đem tán bột vo thành viên, dùng uống hàng ngày. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
8- Chữa ngã, đau nhức, bầm tím: Dùng dầu vừng hòa
lẫn rượu uống sẽ khỏi. (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
9- Chữa rết cắn: Nhai vài hạt vừng đắp vào vết cắn, băng lại. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
10- Chữa táo bón: Uống 1 chén dầu
vừng hoặc mỗi buổi sáng ăn một nắm hạt vừng là khỏi, hoặc có thể nấu cháo vừng
ăn cho dễ. (Theo Sức Khỏe
& Đời Sống).
11-Chữa điên cuồng: Theo Nam dược thần
hiệu, lấy dầu vừng 160g, rượu 1 bát, cho hòa lẫn rồi đun lên; lấy 20 cành dương
liễu, dùng từng cành khuấy 2 lần vòng tròn, đến khi thấy rượu và dầu vừng còn
lại 8/10 thì cho người bệnh uống để có thể nôn ra và ngủ say, đừng đánh thức,
cứ để ngủ yên, đợi khi thức dậy sẽ tỉnh. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
12- Chữa trúng nắng ngất xỉu: Lấy 40 g vừng đen
sao gần cháy, để nguội, tán bột và cho uống, mỗi lần uống 12 g, chiêu với nước
mới mục (tân cấp thủy) rất công hiệu (theo Nam dược thần hiệu). (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
13- Chữa ngộ độc nặng: Cho uống dầu vừng
một bát, chất độc sẽ được nôn ra (theo Nam dược thần hiệu). (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
14- Chữa chứng thương hàn vàng da (theo Ngoại đài bí yếu): Dùng hạt vừng đen còn tươi giã nát,
ép lấy đủ một tách trà dầu, thêm nửa tách trà nước và 1 lòng trắng trứng gà,
khuấy đều, cho uống hết một lần, uống vài lần sẽ khỏi. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
15- Chữa bụng đầy trướng: Vừng đen 1 bát (ăn
cơm), nấu thành cháo, thêm ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra để hơi
nguội, húp ăn sẽ khỏi. (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
16- Chữa tiểu ra máu (theo Nam
dược thần hiệu): Nguyên nhân là do hỏa uất của tâm đưa nhiệt xuống tiểu trường
mà sinh ra chứng tiểu ra máu. Lấy 40 g vừng đen, giã nát, ngâm với 80 g nước
đang chảy (gọi là trường lưu thủy) sau 1 đêm, sáng hôm sau vắt lấy nước uống
thì khỏi (có thể dùng nước sôi để nguội thay nước đang chảy, nếu ngại nước
không hợp vệ sinh). (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
17-Chữa đau lưng: Đau lưng do thận suy hay phong hàn thấp: Vừng đen 40 g sao
cháy, tán bột, mỗi lần uống 12 g với rượu hoặc mật hay nước gừng, uống vài ba
lần sẽ khỏi (theo Nam
dược thần hiệu). (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
18- Chữa kiết lỵ mãn tính: Lấy 1 bát hạt vừng
đen giã nhỏ, sau đó nấu kỹ pha thêm chút mật ong, uống ngày 2 lần, dùng vài
ngày sẽ khỏi. (Theo Sức Khỏe
& Đời Sống).
19- Chữa viêm đại tràng mạn: Vừng đen 40 g rang
bốc mùi thơm và 1 bát mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn lẫn với 1/3
thìa canh mật, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong một tháng sẽ khỏi. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
20- Chữa chân tay đau buốt hơi thũng: Đây là chứng do
thấp nhiệt thâm nhiễm làm chân tay đau buốt và hơi thũng. Cách chữa là dùng 40
g vừng đen, rang có mùi thơm, tán bột, đổ vào 40 g rượu, ngâm trong một đêm,
chia đều uống nhiều lần, bệnh sẽ giảm dần và khỏi (theo Nam dược thần hiệu).
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
21- Chữa tai bỗng dưng điếc: Thường do thận bị
bệnh làm thận khí và tâm khí không lưu thông với nhau bình thường. Lấy dầu vừng
nhỏ vào tai vài giọt, nhỏ mỗi ngày đến khi nào hết điếc thì thôi (Nam
dược thần hiệu). (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
22- Chữa đau răng: Đau răng do hỏa
vượng, phát nhiệt gây nên, cần dùng vừng đen sắc với 3 bát nước, còn lại 1 bát
chia đều mà ngậm và xúc miệng nhiều lần trong ngày, chỉ cần hai lần sẽ khỏi.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
23- Chữa cổ họng sưng đau, nói khó, nuốt đau: Dùng dầu vừng,
ngậm và nuốt từ từ, thường xuyên rất hiệu nghiệm.Chữa sinh khó vì khô nước
ối: Lấy dầu vừng với mật ong mỗi thứ 1 bát (bát ăn cơm), đem đun sôi vài
lần, vớt bỏ bọt, sau lấy trộn cùng hoạt trạch 40 g và cho sản phụ uống, thai sẽ
thoát ra (theo Nam dược thần hiệu). (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
24- Chữa nhũ ung: Chứng này gặp ở
phụ nữ sau sinh, tuyến sữa bị tắc nghẽn làm vú sưng to, đau nhức (áp-xe vú).
Dùng hạt vừng tươi nhai nhuyễn rồi đắp lên nơi vú sưng đau vài lần sẽ khỏi.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
25- Chữa rụng tóc: Vừng một bát, rang
chín tán nhuyễn, thêm đường, nấu uống nhiều lần, tóc sẽ đen mượt, hết rụng.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
26- Chữa thiếu sữa (theo Tế thế kỳ phương): Lấy 40 g vừng đen rang nở trên muối
ăn, sau đó đem giã nhỏ chấm xôi hay cơm nếp ăn rất hiệu nghiệm. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
28- Chữa sau sinh bị xổ ruột: Lấy giấy tẩm dầu
vừng, đốt cháy lên rồi thổi tắt để xông khói vào mũi sản phụ, ruột sẽ rút thu
vào như cũ (theo Y học chuẩn thằng). (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
29- Chữa đau tim khi đang mang thai: Theo Thiên kim
phương, lấy một vốc hạt vừng sắc với hai chén nước, khi còn độ 6 phần 10 thì
lọc bỏ bã lấy nước uống hết, rất hay. (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
30- Chữa thai chết lưu không ra: Lấy 40 g dầu vừng
và 40 g mật nứa, đổ lẫn vào nhau, thêm nước nấu lên, sau lấy ra uống, thai sẽ
ra khỏi bụng (theo Phổ tế phương). (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
31- Chữa khó sinh: Lấy 1 tách dầu
vừng hòa 1 tách mật ong, sắc còn lại một nửa cho uống, uống 3 lần sẽ sinh được
(theo Phổ tế phương).
32- Chữa âm hộ ngứa, sinh lở: Lấy vài hạt vừng
nhai nhuyễn đắp vào nơi lở vài lần là khỏi. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
33- Chữa tóc xấu, ngắn, khô, không đen mượt: Có thể dùng một
trong hai cách sau:
- Lấy 40 g dầu vừng nấu với một nắm lá dâu tươi, khi dầu sôi
kỹ, lá dâu chín nhừ vớt bỏ lá dâu, lấy dầu này sát lên tóc và da đầu, kiên trì
hàng ngày sẽ thấy tóc mọc dài, đen mượt rất đẹp.
- Lấy một nắm lá vừng, một nắm lá dâu và 40 g nước gạo cho
vào siêu nấu lên, dùng nước này gội đầu, sau 7 lần gội sẽ hiệu quả. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
34- Chữa sốt nóng ở trẻ em: Khi trẻ sốt nóng,
lấy một chén dầu vừng, chế thêm chút nước cốt của củ hành, khuấy đều, dùng thoa
đầu, mặt, cổ, gáy, ngực, lưng, và lòng 2 bàn tay, 2 bàn chân sốt sẽ dịu. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
35- Chữa chứng đơn độc ở trẻ em: Chứng đơn độc ở
trẻ là bỗng nhiên thấy trẻ bị sưng đỏ ở mặt, mình, tay, chân… và ngứa, nóng rất
khó chịu, nằm ngủ không yên. Khử bệnh mới phát phải dùng dầu vừng bôi vào khắp
người là khỏi. (Theo Sức Khỏe
& Đời Sống).
36- Chữa phù thũng độc mới phát: Nguyên nhân là do
chất độc trong người tụ lại làm sưng người, kết thành những cục cứng gây đau
nhức. Lấy một chén dầu vừng cho thêm nước cốt hành vào rồi cô đặc, khi thấy
nước cô có màu đen là được, lấy đắp vào nơi sưng đau khi còn nóng vừa, chỗ sưng
sẽ tiêu ngay. (Theo Sức Khỏe
& Đời Sống).
37- Chữa tay chân sưng đau do
lội nước quá lâu: Lấy hạt vừng sống giã nhuyễn, đắp
vào nơi sưng đau vài lần là khỏi. (Theo Sức
Khỏe & Đời Sống).
38- Chữa lang ben trắng: Dùng 1 chén dầu
vừng hòa với rượu uống ngày 3 lần, uống đến khi khỏi. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
39- Chữa chứng nôn
mửa: lấy một bát hạt vừng, giã nát, thêm ít
nước sôi để nguội, ép lấy nước cốt. Khi uống, pha thêm chút muối, bệnh sẽ lành.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
Ngoài ra, lá mè còn dùng để nấu nước uống làm tăng tuổi thọ,
nấu nước gội đầu giữ tóc đen mượt, da mặt tươi nhuận, còn dùng để chữa rong
huyết. Liếu uống 20-30g mỗi ngày, nấu gội tăng gấp 3-4 lần. (Theo BS chuyên
khoa của AloBacsi).
Tình hình trồng cây mè trên thế giới
Lịch sử trồng trọt
Hạt mè được coi là loại hạt cho dầu lâu
đời nhất của nhân loại. Cây mè có
nhiều loài, và những loài hoang dã được khai thác lâu đời nhất ở Châu Phi và Ấn
Độ.
Tàng tích hạt mè rang thu hồi từ các cuộc khai quật khảo cổ học có niên đại
khoảng 3500-3050 năm trước Công nguyên.
Thomas Fuller (1608 -16/8/1661) trong tác
phẩm của mình đã đề cập đến mối giao dịch buôn bán hạt mè giữa vùng Lưỡng Hà và khu vực mà hiện nay
là Pakistan và Ấn Độ xảy ra vào năm 2000 trước Công nguyên. Một số báo cáo khác khẳng định
cây mè được trồng trong Ai Cập trong thời kỳ Ptolemiac. Các thư tịch cổ Ai Cập
cho biết nhà Y học Papyrus Ebers (cách nay khoảng 3600 năm) cây mè đã có tên là
“sesemt” là một cây dùng làm thuốc chữa bệnh.
Báo cáo khảo cổ học từ Thổ Nhĩ Kỳ cho
thấy cây mè đã được trồng và ép để trích xuất dầu ít nhất 2750 năm trước đây
trong đế chế của Urartu.
Cây mè cổ đại được trồng rộng rải ở các
khu vực khô hạn ở rìa sa mạc, nơi không có cây trồng khác phát triển được. Cây mè đã được gọi là một cây trồng
‘sống sót’.
Đây là một cây được thuần hóa ở các
vùng nhiệt đới khắp thế giới và được trồng để lấy hạt ăn do hạt có hàm lượng
chất béo và chất đạm cao..ngoài ra mè còn được
dùng làm thuốc.
Cây mè rất chịu hạn, một phần do hệ
thống rễ sâu rộng của nó. Tuy
nhiên, nó đòi hỏi phải có độ ẩm thích hợp cho sự nảy mầm và phát triển sớm. Độ ẩm trước khi trồng và thời kỳ ra
hoa, đậu trái là quan trọng nhất.
Ở Nam Mỹ, cây mè được du nhập từ Châu Phi sau khi người Âu
Châu khám phá ra ở Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophecoloms, người Bồ Đào Nha
và Tây Ban Nha) giới thiệu.
Từ những năm 1950, cây mè đã sản xuất mở
rộng ở Mỹ phần lớn tập trung tại bang Texas với diện tích dao động từ 10.000
đến 20.000 mẫu Anh (4.000-8.000 ha) trong những năm gần đây. Tuy nhiên sản lượng hạt mè ở Mỹ không đáp ứng
kịp nhu cầu tiêu dùng trong nước, Mỹ phải nhập nhiều sản phẩm hạt mè và dầu mè
ở nước ngoài, chủ yếu ở nam Mỹ.
Về giống mè
Hiện nay loài mè trồng (Sesamum indicum) có hàng ngàn giống, chúng cũng đã được phân loại
theo nhiều loài khác nhau. Tuy nhiên với Di truyền học phân tử hiện đại, mặt dù
cây mè trồng có nhiều dạng hình, màu hoa, dạng quả, màu sắc hạt khác nhau,
chúng vẩn là các giống khác nhau trong loài mè trồng (Sesamum
indicum).
Các hạt mè màu sáng trắng và màu vàng
rất phổ biến ở Châu Âu, Châu Mỹ, Tây Á và Tiểu lục địa Ấn Độ. Các hạt mè màu đen và sẫm màu hơn chủ
yếu là sản xuất tại Trung Quốc và Đông Nam Á. Châu
Phi sản xuất nhiều loại hạt mè.
Các Giống mè trồng đã thích nghi với nhiều
loại đất. Các loại cây trồng cho
năng suất cao phát triển tốt nhất trên đất đai màu mỡ, thoát nước tốt, và có độ
pH gần trung tính. Tuy nhiên đây là loại cây tiên phong trên đất nghèo dinh
dưỡng, chịu khô hạn nên là loài cây xóa đói giảm nghèo ở các vùng sản xuất nông
nghiệp khó khăn thuộc Châu Phi và Châu Á.
Về năng suất cây mè
Năng suất trung bình của cây mè trên
thế giới mới đạt khoảng 490 kg/ha. Các
trang trại hạt mè hiệu quả nhất trên thế giới là ở Liên minh Châu Âu với năng
suất trung bình là 5,5 tấn một ha trong năm 2010; Ý báo cáo năng suất bình quân
toàn quốc tốt nhất là 7,2 tấn một ha.
Có khoảng cách chênh lệch về năng suất
cây mè quá lớn là ở rào cản về kiến thức trồng trọt, chọn giống và sử dụng công
nghệ cao.
Sản xuất và thương mại
Trong năm 2010 trên Thế giới trồng được
7,8 triệu ha mè, thu hoạch khoảng 3,84 triệu tấn hạt mè. Các nước sản xuất hạt mè lớn nhất là Miến Điện, Ấn
Độ , Trung Quốc , Ethiopia …
Mười
nước sản xuất hạt mè lớn nhất thế giới trong năm 2010 là:
10 nước sản xuất hạt mè lớn
nhất thế giới trong năm 2010
|
||
Nước
|
Sản lượng (triệu tấn)
|
Năng suất (tấn/ha)
|
0,72
|
0,46
|
|
0,62
|
0,34
|
|
0,59
|
1.22
|
|
0,31
|
0.99
|
|
0,25
|
0.19
|
|
0.17
|
0,61
|
|
0.12
|
0,38
|
|
0.09
|
0,72
|
|
0.09
|
0.50
|
|
0.07
|
0.96
|
|
Toàn thế giới
|
3,84
|
0,49
|
Cây mè là loại cây trồng có giá trị
tiền mặt cao. Giá mè dao động từ
800 đến 1700 USD mỗi tấn từ năm 2008 đến năm 2010.
Trong năm 2010 giá trị giao dịch hạt mè
và dầu mè trên thế giới trên 1 tỷ USD, tăng lên nhanh chóng trong 2 thập kỷ đã
qua.
Nhật Bản là nước nhập khẩu mè và dầu mè
lớn nhất thế giới. Dầu mè, đặc
biệt là từ hạt rang, là một thành phần quan trọng trong nấu ăn truyền thống
Nhật Bản và công dụng chủ yếu của hạt giống. Trung
Quốc là nước nhập hạt mè và dầu mè đứng thứ II trên thế giới sau Nhật bản. Các
nước nhập khẩu hạt mè và dầu mè lớn khác là Hoa Kỳ , Canada ,
Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp.
Xử lý hạt mè sau trồng
Sau khi thu hoạch, hạt mè được làm sạch
và giữ nguyên hoặc bóc vỏ. Ở một
số nước, khi hạt mè đã được xát vỏ, chúng được chuyển qua một hệ thống máy phân
loại màu điện tử để loại bỏ các hạt khác
màu để đảm bảo hạt mè hoàn toàn thuần màu. Những
hạt lẩn màu hay có kích thước dị biệt được dùng để ép dầu. Do đó hạt mè thuần
màu có giá bán cao hơn so với giá bán hạt mè của những nước có kỹ thuật thấp.
Hạt mè đôi khi được bán với dạng vỏ hạt
đã bị tách bỏ - nhân hạt (decorticated). Dạng
này thường xuất hiện để trang trí ở phần phía trên của các loại bánh ở
các nước có nền kinh tế phát triển.
Xuất khẩu hạt mè và dầu mè chênh lệch
rất xa về giá cả. Các nước nhập khẩu hạt mè và dầu mè có những chỉ tiêu nghiêm
ngặt về chất lượng sản phẩm.
Yêu cầu trồng mè hiện nay là phải cải
tiến về công nghệ trồng trọt để vượt qua rào cản về năng suất. Đồng thời phải
phải thay đổi công nghệ chế biến để đạt chuẩn quốc tế các sản phẩm xuất khẩu.
Hạt mè và dầu mè ở các nước Châu Á và
Châu phi chủ yếu để tiêu dùng nội nội địa, khó cạnh tranh trên thị trường Châu
Ấu, Bắc Mỹ, Úc và Nhật Bản do chưa chuẩn hóa về nguồn giống tốt và công nghệ
chế biến tiên tiến.
Cây mè trong văn học dân gian và tôn giáo
Cây mè là loại cây lấy dầu được trồng và khai thác lâu đời nhất nên nó gắn
liền với nhiều nền văn hóa cổ đại ở Châu Phi và Châu Á.
Trong văn học dân gian
Trong văn
học Urdu (Nam Á), tục ngữ có
câu "til dharnay ki jagah na hona" (có nghĩa là một nơi quá
đông đúc mà không có chỗ cho một hạt mè) đề cập đến người tài không được trọng
dụng (không có tính chất mè).
Câu chuyện Nghìn lẻ một đêm của nền văn
hóa Ả Rập có câu chuyện về Ali Baba và Bốn mươi tên cướp có cụm từ “Vừng ơi mở cửa ra” (Open Sesame) được cho là mô tả sự khai nang,
tách hạt của quả mè để khai thác kho báu “hạt mè” là hàm ý của câu thần chú của
Ali Baba.
Trong tôn giáo và tín ngưỡng
Theo truyền thuyết của người Assyria (ở phía Bắc Irad), khi các vị thần gặp nhau để
tạo ra thế giới, họ uống rượu làm từ hạt mè.
Trong truyền thuyết Ấn Độ giáo và tín
ngưỡng, hạt vừng đại diện cho một biểu tượng của sự bất tử và thần Maha Vishnu
hậu duệ của thần Maha Sri Devi đại diện cho các thuộc tính của hạt mè. Như vậy, dầu mè được xem là dầu tốt
đẹp nhất bên cạnh bơ sữa trâu được sử dụng trong nghi lễ Hindu vào
những ngày cầu nguyện.
Trong thời gian gần đây, hạt mè đã trở
thành một thành phần tượng trưng trong Tà giáo Wiccan (ở Anh), đạo này cho rằng có hạt mè trong nhà
bếp sẽ hổ trợ cho việc thụ thai, để có tiền, hoặc để bảo vệ…(do tính
sinh sản hàng loạt của cây này).
Trong dân gian Việt Nam ở một số nơi, vào giữa trưa
mồng 5 tháng 5 Âm lịch (Tết Đoan Ngọ), người ta hái hoa mè giã nát, ngâm trong
nước rồi dùng giấy bồi (viết chữ Nho) nhúng nước ấy đắp vào mắt để chữa các
bệnh đau mắt. Tuy nhiên, phần được dùng nhiều nhất là hạt và dầu mè.
Lưu ý các dị ứng do ăn nhiều hạt và dầu mè
Hạt mè và dầu mè là một chất gây dị ứng
nghiêm trọng với một số người. Thậm
chí một số trẻ sơ sinh đã được tìm thấy để minh họa do dị ứng với mè.
Ở Úc sự
xuất hiện của dị ứng với hạt mè được ước tính là 0,42 % trong số tất cả trẻ em,
8,5 % ở người lớn. Ở Thụy sĩ 0,5 % ở người lớn.
Nói cách khác, dị ứng với mè ảnh hưởng
đến một phần nhỏ trong dân số nói chung, nhưng dị ứng mè là cao ở những người
đã có triệu chứng dị ứng với thực phẩm khác.
Các triệu chứng của dị ứng hạt mè có
thể được phân loại thành:
-Những phản ứng: Chủ yếu là hiện tượng sốc phản vệ đặc
trưng bởi các triệu chứng bao gồm phát ban (nổi mề đay), môi và mí mắt sưng
(phù mạch) hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt, chảy nước mũi, thở khò khè, ho, đau thắt
cổ họng, giọng nói khàn khàn, khó thở, bụng đau, bất tỉnh, sốc với giảm huyết
áp. Trong các phản ứng hệ thống
cũng có thể được bao gồm các phản ứng nặng như chóng mặt, buồn ngủ, ớn lạnh và
sự sụp đổ tinh thần như đã được báo cáo ở những bệnh nhân sau khi uống một loại
falafel burger.
-Các triệu chứng khác: Da mặt hoặc toàn thân đỏ ("xả"), phát ban (nổi
mề đay) trên các phần khác nhau của cơ thể, sưng mí mắt, môi và các phần khác của
khuôn mặt, ngứa mắt hoặc da nói chung, hay các triệu chứng sốt trong mắt và
bệnh chàm. Triệu chứng hô hấp
quan sát bao gồm sốt mùa hè, hen suyễn, ho, thở khò khè, hoặc khó thở. Triệu chứng tiêu hóa: Ngứa trong miệng
hoặc lưỡi ngay sau khi nhai và nuốt (hội chứng dị ứng uống) và đau bụng.
Lượng thấp 100 mg hạt vừng hoặc 3 ml
dầu mè trong 100 g bột mì có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng của các cá nhân dị
ứng mè. Hầu hết bệnh nhân cho
thấy phản ứng dị ứng sau khi ăn 2-10 gam hạt mè hoặc bột hạt mè. Sự khởi đầu của các triệu chứng có thể
xảy ra trong vòng vài phút đến 90 phút sau khi uống một sản phẩm hạt mè. Hầu hết các bệnh nhân có các bệnh dị
ứng khác như hen suyễn, sốt mùa hè, và eczema, và hầu hết các bệnh nhân cũng đã
có một bệnh dị ứng tương đối. Hơn
hai phần ba số bệnh nhân bị dị ứng mè cũng có dị
ứng thực phẩm phản ứng với
thực phẩm khác.
Tỷ lệ dị ứng mè khác nhau tùy theo quốc
gia. Trong khi nó là một trong ba
chất gây dị ứng phổ biến nhất ở Israel, tỷ
lệ dị ứng mè được coi là nhỏ so với các chất gây dị ứng khác ở Hoa Kỳ. Một số chuyên gia xem xét dị ứng mè đã
"tăng nhiều hơn các loại dị ứng thức ăn khác trong vòng 10 đến 20 năm qua
" tại Hoa Kỳ. Vì vậy Canada đã
yêu cầu các nhãn thực phẩm cần lưu ý ghi có sự hiện diện của mè.
Ngoài các sản phẩm có nguồn gốc từ mè
như tahini và dầu mè , người
bị dị ứng mè đã được cảnh báo tránh xa một số loại thực phẩm chế biến có dầu
thực vật nói chung và hạt mè và dầu mè nói riêng.
Với những người dị ứng mè cũng được
khuyến cáo cần tránh hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm công nghiệp có dầu mè
như như băng dính, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc tóc, nước hoa, xà phòng, kem
chống nắng, thuốc…từ dầu mè.
Dường như có phản ứng chéo giữa các
chất gây dị ứng mè và đậu phộng, lúa mạch đen , quả kiwi , hạt
thuốc phiện và các loại hạt
khác nhau (chẳng hạn như hạt dẻ , đen óc chó , hạt điều , Macadamia và quả hồ trăn ).
Tài liệu cần đọc thêm:
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu
tham khảo
12-http://vietnamplants.blogspot.com/2013/01/pedaliaceae-ho-me-vung.html
Xem Video: Kỹ thuật Trồng mè
Xem Video: Kỹ thuật Trồng mè