CÂY MÍT
Kỹ sư Hồ
Đình Hải
Cập nhật ngày: 29/3/2014
1-Tên gọi và Danh pháp khoa học
-Tên thường gọi: Cây Mít
-Tên gọi khác: Cây chay
-Tên tiếng Anh: Jackfruit
-Tên đồng nghĩa:
A. integrifolius auct.
A. philippensis Lam.
-Các loài tương cận:
Mít tố nữ (Artocarpus
integer)
Sa kê (Artocarpus altilis)
2-Phân loại khoa học (Scientific classification)
Bộ (ordo)
|
Hoa hồng (Rosales)
|
Họ (familia)
|
Dâu tằm (Moraceae)
|
Chi (genus)
|
Mít (Artocarpus)
|
Loài (species)
|
Artocarpus heterophyllus
|
3-Nguồn gốc và phân bố
Chi Mít hay chi
Chay (Artocarpus) là một chi của khoảng 60 loài cây thân gỗ sinh sống trong khu
vực Đông Nam Á và các đảo trên Thái
Bình Dương, thuộc về họ
Dâu tằm (Moraceae). Chi này có quan hệ gần và
khó phân biệt với chi Ficus chứa các loài đa, sanh, si, sung, đề.
Tên gọi chung phổ biến của các loài là mít,
chay hay xa kê.
Một vài loài trong chi Mít có quả ăn được và được trồng khá phổ biến, như Mít (Artocarpus
heterophyllus), Sa kê (Artocarpus altilis), Mít tố
nữ (Artocarpus
integer), và Marang (Artocarpus odoratissimus).
Nghiên cứu phát sinh loài gần đây, dựa
trên kiểu sắp xếp lá, các đặc trưng giải phẫu lá và lá kèm, chỉ ra sự tồn tại
của ít nhất là 2 phân chi trong chi Artocarpus:
Phân chi Artocarpus: Bao hoa của quả là hợp sinh
một phần.
Phân chi Pseudojaca: Bao hoa hợp sinh hoàn toàn.
Cây Mít (Artocarpus heterophyllus) là
loài thực vật ăn quả, thuộc Chi Mít
(Artocarpus) được cho là có nguồn gốc ở Ấn Độ và Bangladesh. Quả mít
là loại quả quốc gia của Bangladesh.
Hiện nay Cây Mít được
trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới như: Ấn Độ, Bangladesh,
Nepal, Sri
Lanka , Campuchia , Việt
Nam , Thái
Lan, Malaysia, Indonesia,
và Philippines.
Cây mít
cũng được tìm thấy trên khắp Châu
Phi (như ở Cameroon,
Uganda,
Tanzania,
Madagascar,
và Mauritius ), cũng như ở nhiều nước nhiệt đới Nam và Trung Mỹ
như Brazil,
Jamaica…
Quả mít
và các sản phẩm từ quả mít là một mặt hàng thực phẩm phổ biến trên khắp các
Châu lục khi giao thương Quốc tế ngày càng mở rộng. Tuy nhiên văn hóa ẩm thực
từ quả mít và các sản phẩm từ quả mít phong phú nhất ở Nam Á và Đông Nam Á.
Ở Việt
Nam cây mít đã được trồng trên khắp mọi miền đất nước từ lâu đời, trong đó có
nhiều giống mít nổi tiếng như Mít nghệ, Mít mật, Mít dai, Mít ướt, Mít Tố Nữ…
4-Mô Tả
Mít là
loài cây thân gổ đại mộc, có thời gian sống từ 20-100 năm.
-Thân: Cao từ 10-30 m, vỏ dày màu xám sẫm, phân nhiều cành, tán lá rộng 5-10 m. Các cây mít kích cỡ nhỏ có đường
kính gốc từ 10 cm - 20 cm, cây mít trung bình đường kính gốc từ 20 cm đến 30
cm, cây mít lớn đường kính gốc trên 30 cm.
Thân
hóa gổ và gổ mít dòn, bở, không được tốt lắm, được xếp và nhóm IV.
-Cành: Thân cây mít được chia thành
nhiều cấp cành, cành non có lông và vết vòng lá kèm, chính các cành quyết định kích thước của tán lá.
-Lá: Lá đơn, mọc cách, phiến lá dày hình
trái xoan, rộng hay trứng ngược, dài 7 - 15cm, đầu có mũi tù ngắn, mép lá
nguyên và ở những cây non thường chia 3 thùy, mặt trên màu lục đậm bóng. Cuống
lá dài 1 - 2,5cm. Lá kèm lớn, dính thành mo ôm cành, sớm rụng.
-Hoa:
Mít là cây có hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa
đơn tính của cả hai giới đều có mặt trên cùng một cây. Các cụm hoa sinh ra trên
thân hay các cành chính.
Các hoa đực mọc thành bông đuôi sóc. Cụm hoa đực dài,
gồm nhiều hoa, có lông tơ mềm, lá bắc hình khiên, bao hoa hình ống gồm 2 cánh
dính nhau ở đỉnh.
Cụm hoa cái hình bầu dục ở ngay trên
thân hoặc các cành già.
Các hoa cái nhỏ, màu hơi xanh lục mọc
thành các cụm hoa ngắn, nhiều thịt trên một đế hoa lồi, bầu nhụy thượng. Sau
khi thụ phấn chúng phát triển thành quả
tụ (quả phức) có thể rất lớn, gồm
nhiều quả bế (quả thật) hợp thành.
-Quả:
Quả phức rất lớn, gồm nhiều quả thật, quả thật không phát triển tạo thành xơ
mít, quả thật phát triển tạo thành múi mít, múi mít có phần thịt mềm, là thành
phần chính để ăn từ quả mít, trong múi mít có thể có hạt (đa số) và đôi khi
không có hạt (do hạt bị thoái hóa-thiểu số). Những gai nhọn bên ngoài vỏ quả
phức (quả giả) chính là các đỉnh của quả thật nằm bên trong quả phức. Quả mít
to, dài chừng 30-60cm, đường kính 18-30cm, ngoài vỏ có gai. Trừ lớp vỏ gai, phần còn lại của quả mít hầu như ăn được.
Múi mít chín ăn rất thơm ngon.
-Hạt:
Hạt mít có bên trong quả thật phát triển đầy đủ. Hạt có dạng hình thuôn dài 2-4
cm, rộng 1,5-3 cm. Hạt không có nội nhũ mà chỉ có 2 lá đài.
Trong hạt có chứa nhiều dinh dưỡng chủ yếu là
chất bộ, có thể dùng như một loại hạt lương thực để nầu ăn trực tiếp hoặc chế
biến nhiều các cách khác nhau. Hạt nẩy mầm khỏe và là cách để nhân giống chủ yếu.
5-Thành phần dinh dưỡng
+Theo phân tích của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA):
Trong 100 g phần ăn được của múi mít
tươi (quả thật) có chứa:
397 kJ (95 kcal)
|
|
23,25 g
|
|
19,08 g
|
|
1,5 g
|
|
0,64 g
|
|
1,72 g
|
|
5 mg (1%)
|
|
61 mg (1%)
|
|
157 mg
|
|
0,105 mg (9%)
|
|
0,055 mg (5%)
|
|
0,92 mg (6%)
|
|
0,235 mg (5%)
|
|
0.329 mg (25%)
|
|
24 mg (6%)
|
|
13,7 mg (17%)
|
|
0,34 mg (2%)
|
|
24 mg (2%)
|
|
0,23 mg (2%)
|
|
29 mg (8%)
|
|
0,043 mg (2%)
|
|
21 mg (3%)
|
|
448 mg (10%)
|
|
2 mg (0%)
|
|
0,13 mg (1%)
|
|
Ghi
chú! Tỷ lệ phần trăm đáp ứng nhu cầu hàng
ngày của cơ thể người lớn (theo khuyến nghị của Mỹ).
Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA |
+Theo các nguồn phân tích khác:
-Theo tài liệu của
FAO năm 1976 Mít hơn hẳn xoài là giống trái cây ngon ở các chỉ tiêu sau :
Năng lượng gấp 1,5 lần, đạm gấp 2,8 lần, Gluxit gấp 1,5 lần, Calci gấp 2,7 lần,
Lân (P) gấp 2,4 lần, Sắt (Fe) và Kali (K) gấp 2 lần, Thiamin (B) gấp 1,5 lần,
Riboflavin (B2) gấp 2,2 lần và Niaxin gấp 1,2 lần. Các chỉ tiêu khác tương
đương nhau hoặc thấp hơn đôi chút.
Nguồn: FAO
-Về giá trị dinh
dưỡng, trong thịt múi mít chín có protein 0,6-1,5% (tùy loại mít), glucid
11-14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ),
caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho…
Hạt chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4%
các chất khoáng. Nói chung protein và lipid của hạt mít khô tuy chưa bằng gạo,
nhưng hơn hẳn khoai, sắn khô.
-Hương
thơm của mít chín: Mít được biết đến vì có mùi thơm đặc
trưng. Trong
một nghiên cứu sử dụng năm cây mít, các mít chính các hợp chất dễ bay hơi đã được phát hiện là: isovalerate ethyl, 3 methylbutyl acetate, 1-butanol , propyl
isovalerate, isovalerate
isobutyl, 2 methylbutanol, và butyl
isovalerate. Các hợp
chất này đã luôn hiện diện trong tất cả các năm giống nghiên cứu, cho thấy rằng
các este và rượu đóng góp cho hương thơm ngọt ngào và trái cây mít. Hương thơm của mít có mùi thơm ngọt hơi tương tự như sầu
riêng.
-Hạt mít giàu calo (hơn cả khoai lang, sắn) và rất giàu các chất
khoáng (calcium, lân, sắt…). Tuy nhiên, trong hạt mít, ngoài tinh bột, protid,
lipid, muối khoáng còn chứa một chất ức chế men tiêu hóa đường ruột nên khi ăn
nhiều dễ bị đầy bụng.
Nguồn: Lương y Đinh Công Bảy
6-Công dụng của các bộ phận cây mít
6.1-Các bộ phận của cây mít được dùng là thực phẩm
a-Lá, hoa và quả mít non dược dùng làm rau
+Lá mít non được dùng làm rau
Ở Việt nam và một số nước
ở Châu Á lá mít non được dùng làm rau sống, lá mít non ít được ăn trực tiếp
nhưng được dùng như thìa để xúc các món thịt bầm, xào... vừa là công cụ nhưng
vừa là món rau xanh tăng hương vị. Về cách ăn này lá mít chỉ được dùng để thay
thế lá điều.
+Hoa mít được dùng làm rau (dái mít)
-Cụm hoa đực dài, gồm nhiều hoa, có lông tơ mềm, lá bắc hình khiên,
bao hoa hình ống gồm 2 cánh dính nhau ở đỉnh (không phát triển thành quả). Phát
hoa đực của cây mít được gọi là dái mít
(người Huế gọi là mít đái). Dái mít có vỏ mềm không cần gọt bỏ, có vị chát thơm
nhẹ được luộc dùng trộn làm gỏi hay làm thức ăn chay.
-Cụm
hoa cái hình bầu dục ở ngay trên thân hoặc các cành già, khi cò nhỏ cũng được gọi là dái mít, sau đó phát triển
thành quả non. Đây là món rau đặc sản, chỉ được dùng do người có kinh nghiệm khi biết
các loại hoa cái của cây mít không còn giá trị để lấy quả (người thiếu kinh
nghiệm không được hái hoa mít).
+Quả mít non được dùng làm rau
-Ở Việt Nam :
Quả mít non đã phát triển thành quả mít thật sự, vỏ cứng và
có gai nên khi ăn phải gọt bỏ vỏ. Các quả mít non còn dùng như một loại rau củ
để nấu canh, kho cá, trộn gỏi…
Quả mít non không dùng để ăn sống mà được gọt vỏ và luộc, xé
nhỏ để làm gỏi hay xắt nhỏ để xào, nấu như một loại rau. Khi quả non đã có hạt
còn mềm chất lượng rau càng tốt do có vị bùi và béo từ hạt.
Quả mít rừng non là nguồn lương thực của Bộ đội Trường Sơn Việt
Nam
trong thời kháng chiến chống Mỹ.
+Ở nước ngoài:
- Ở Ấn
Độ, Nepal, Bangladesh, Sri Lanka, Indonesia, Campuchia, Thái
Lan quả mít non cũng được sử dụng phổ biến để nấu các món ăn.
-Trong
nhiều nền văn hóa, mít non được nấu chín và được sử dụng trong các món cà ri
như một thực phẩm chủ yếu.
- Ở
miền nam Ấn Độ mít non xắt lát được chiên để thay cho khoai tây chiên.
- Ở Tây
Bengal mít non được gọi là "aechor/ichor" được sử dụng như một loại rau để làm món cà ri cay khác
nhau, mít non thường dược nấu với thịt cốc lết và sườn heo.
-Ở Philippines ,
mít non được nấu với nước cốt dừa (ginataang Langka).
-Ở đảo Réunion Island , mít
non được nấu chín riêng hoặc nấu với hải sản hay thịt động vật, chẳng hạn như
tôm hoặc thịt lợn hun khói.
-Ngày nay nhiều nước vùng Nam Á và Đông Nam Á quả mít non được dùng phổ
biến để nấu các món chay dùng cho người ăn chay và ăn kiêng. Nên cây mít còn có
biệt danh là “cây thịt cừu”.
b-Quả mít chín là loại trái cây ngon
+Quả mít chín được dùng để ăn tươi
Khi quả
mít chín, các múi mít (quả đơn) có phần thịt ăn được rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Hương thơm của quả mít là hổn hợp các chất thơm dể bay hơi là: isovalerate
ethyl, 3 methylbutyl acetate, 1-butanol , propyl
isovalerate, isovalerate
isobutyl, 2 methylbutanol, và butyl
isovalerate. Hương
vị của múi mít chín được so sánh với một sự kết hợp các hương vị của táo, dứa,
xoài và chuối.
Thịt
của múi mít chín gồm đường, tinh bột, giàu khoáng chất và Vitamin và là nguồn
chất xơ tiêu hóa. Các múi mít chín có thể ăn tươi, có vị
rất ngọt do có hàm lượng đường như glucoza, fructoza cao (10-15%).
Ở Việt Nam
và nhiều nước Đông Nam Á quả mít chín chủ yếu dùng để ăn tươi trực tiếp như món
ăn chơi hay món ăn khai vị.
+Múi mít chín được ướp lạnh bán trong các siêu thị
Với nền kinh tế các nước Châu Á phát triển mạnh, múi mít
chín đông lạnh được bày bán phổ biến trong các siêu thị. Các bà nội trợ có thể
mua múi mít ướp lạnh để về làm thức ăn tươi hay làm nguyên liệu để chế biến các
món nấu, nước giải khát, mứt…từ múi mít chín.
Nhờ hệ thống siêu thị nên quả mít chín trở nên có giá trị
hơn do sử lý được khâu bảo quản lạnh.
+Múi mít chín được dùng trong các món nấu
+Múi mít chín được dùng trong các món nấu
Múi mít chín thường được sử dụng để nấu các món ăn
ở Việt Nam ,
các nước Đông Nam Á và Nam Á.
-Ở
Việt Nam :
Múi mít chín được dùng để nấu trong các
món thị hầm và la gu để tăng hương vị ngọt thay đường và tạo mùi thơm lạ miệng
cho các món ăn.
Mít chín còn được dùng để nấu gói xôi,
nấu chè ở Việt Nam .
-Ở
nước ngoài:
-Ấn Độ dùng múi mít chín nấu với cơm để
tạo hương thơm, dùng lá mít non để gói các món thịt bầm trong các bữa ăn điểm
tâm (idlis).
Trong các món cà ri Ấn Độ cũng thường có múi mít chín. Trong món bánh
bột gạo dosas
củ Ấn Độ thường có mít chín xay trộn với bột gạo để tăng hương vị.
-Ở Philippines ,
mít chín thường được nấu với các món hầm hoặc hấp với nước cốt dừa.
+Mít
chín được dùng làm thực phẩm đóng hộp
Thái
Lan và Việt Nam
là các nước sản xuất chính của mít, rất nhiều trong số đó được dùng để đóng hộp
trong dịch xi-rô có đường (hoặc đông lạnh trong các túi / hộp mà không có
xi-rô), và xuất khẩu ở nước ngoài, thường xuyên đến Bắc Mỹ và châu Âu.
+Mít
chín được dùng làm kem và nước giải khát
+Ở Việt Nam :
-Mít
chín được xay để làm kem mít, sản phẩm kem có hương vị trái cây đồng hành cùng
kem xoài, kem sầu riêng, kem mãng cầu, kem đu đủ…
-Mít
chín cũng được xay để làm sinh tố mít, loại thức uống lạnh rất được ưa thích.
+Ở nước ngoài:
- Kem
và nước giải khát không gas hoặc có gas rất thịnh hành ở Ấn Độ và các nước Đông
Nam Á.
- Ở Ấn
Độ vào mùa giải thể một chuỗi các cửa hàng kem gọi là "Naturals" mang
hương vị Mít được bày bán tấp nập.
- Ở
Thái Lan, kem, sinh tố và nước giải khát từ quả mít được bán phổ biến ở các khu
du lịch.
+Quả
mít chín dùng để chế rượu và nước giải khát lên men
- Mít ngâm rượu: Ở Việt Nam , múi mít chín được ngâm trực
tiếp với rượu trắng gọi là rượu mít. Rượu mít có màu vàng, hương vị ngọt và
thơm, được uống như rượu chuối hột, rượu xoài, rượu nhãn…
- Mít lên men rượu: Cách chế biến
- Mít lên men rượu: Cách chế biến
Nguyên liệu: Múi mít
chín 1kg, đường trắng 300g, men rượu (bánh men thuốc Bắc) 2 bánh.
Cách làm: Lựa múi
mít vừa chín tới, gỡ bỏ hạt, phần múi đem trộn với 150g đường. Men rượu đem tán
nhỏ, rây mịn. Cho mít vào bình thủy tinh rộng miệng, cứ một lượt mít rắc một
lượt men cho đến hết mít. Số men còn lại rắc trên cùng, đậy kín nắp.
Khoảng 4-5 ngày sau, mít lên men rượu bốc mùi thơm. Lấy 2
lít nước lọc hòa với 150g đường còn lại đổ vào, đậy kín nắp để lên men tiếp.
Khoảng 9-10 ngày sau, thấy nước lên men rượu trong bình lắng trong là được.
Chắt nước ra, lọc qua phễu có lót bông cho trong, đóng vào chai, nút thật chặt
(vì lượng đường trong rượu còn lại vẫn tiếp tục lên men, dễ làm bật nút). Rượu
mít lên men có màu vàng nhạt, có gas và dậy mùi thơm của hương mít. Rượu mít
khá bổ, uống lâu say vì mít có tính giải rượu, dùng khai vị trong bữa ăn như
bia hay rượu vang.
+ Các sản phẩm bánh, kẹo, mứt từ quả mít chín
Ở Việt Nam
và nhiều nước Châu Á đã dùng múi mít chín để chế ra các món bánh, kẹo, mứt.
Bánh ngọt và kẹo có hương mít rất phổ biến ở Ấn Độ, Thái Lan
và Việt Nam .
Món mứt mít và mít chín tự nhiên được phơi hoặc xấy khô
thường có trong các đĩa mứt tết ở Việt Nam .
+Mít sấy khô, sản phẩm công nghiệp thực phẩm thành công ở ViệtNam
+Mít sấy khô, sản phẩm công nghiệp thực phẩm thành công ở Việt
Xuất phát từ ý tưởng mang đến một hương vị mới cho cuộc sống
hiện đại, tạo ra những cơ hội tiêu thụ và phát triển lớn hơn cho người nông dân
và nền nông nghiệp VN, Công ty Vinamit
đã chính thức thành lập năm 1991 tại Bình Dương và nhanh chóng trở thành một
tên tuổi lớn trong lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ cao trong khai thác và
chế biến nông sản tại Việt Nam. Sau 15 năm, hiện Vinamit đã có mặt và điều hành
hoạt động ở hầu hết các tỉnh và TP lớn trên toàn quốc. Mức tăng trưởng 35% được
giữ vững trong 5 năm gần đây với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 60% doanh số. Vinamit
có 600 nhân viên chính thức và 3000 nhân công thời vụ, đang là công ty hàng đầu
Việt Nam trong lĩnh vực nông sản thực phẩm khô và trái cây sấy.
Vinamit hiện có hai cụm nhà máy chế biến hòan chỉnh với quy
mô 10 hecta, công xuất 20 tấn thành phẩm/ ngày. Tại đây, việc sản xuất và đóng
gói được thực hiện và giám sát nghiêm ngặt theo những tiêu chuẩn quản lý chất
lượng quốc tế BVQI, HACCP, GMP, ISO, đảm bảo cho thành phẩm có được sự tin
tưởng và đánh giá cao ở mọi thị trường mà Vinamit tham gia. Để vận hành những
quy trình công nghệ hiện đại yêu cầu phải có đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên
môn cao và lòng nhiệt tình công việc. Vinamit hiện có trên 500 nhân sự chuyên
nghiệp, trực thuộc trong hệ thống văn phòng, nhà máy, đội ngũ bán hàng và chăm
sóc khách hàng… phủ rộng trên tòan quốc.
Nhờ có công nghệ hiện đại và sản phẩm đảm bảo chất lượng,
doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Vinamit không ngừng tăng trưởng,
đạt mức từ 35% từ năm 2001 đến nay. Đối với thị trường nội địa, sản phẩm của
Vinamit đã chiếm đến 90% thị phần tiêu thụ, 60% tổng sản phẩm của Vinamit đã
được xuất khẩu sang khối Asean, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và có
mặt tại các thị trường khó tính ở châu Âu và Bắc Mỹ. Vinamit hiện đã và đang
xây dựng mạng lưới chi nhánh tại 69 tỉnh trên toàn quốc. Các hệ thống siêu thị
lớn nhất Việt Nam
như Metro, Maximart, Big-C, Co-op, Hapro hiện đều có bán sản phẩm của Vinamit.
Tại Việt Nam ,
sản phẩm Mít sấy của Công ty Vinamit đã được phân phối trong các hệ thống siêu
thị như:
Danh sách các siêu thị
Hệ thống Siêu thị COOP Mart
|
Siêu thị Big C
|
Hệ thống Siêu thị Citimart
|
Siêu thị Hà Nội
|
Hệ thống Siêu thị Maximark
|
Siêu thị Super Bowl
|
Hệ thống Siêu thị Metro
|
Siêu thị Vinatex
|
Hệ thống Siêu thị Sài Gòn
|
Siêu thị Hapro Hà Nội
|
Ngoài hệ thống siêu thị, mít sấy Vinamit có mặt trên khắp
mọi miền đất nước từ các chợ cho đến các quầy hàng tạp hóa, các nhà hàng, quán
ăn, quán nhậu ở nông thôn.
Ngoài thị trường trong nước, sản phẩm mít sấy Vinamit cón
được xuất khẩu ra 17 nước trên thế giới gồm:
U.S.A
|
|
Hongkong
|
|
Netherland
|
|
+Các công dụng làm thực phẩm khác của quả mít
-Hạt mít làm thực phẩm
Hạt mít có thể luộc ăn ngay hoặc phơi khô làm lương thực dự
trữ, trong hạt mít chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các
chất khoáng. Nói chung protein và lipid của hạt mít khô tuy chưa bằng gạo,
nhưng hơn hẳn khoai, sắn khô.
Hạt mít
có vị bùi, có thể luộc, nướng hoặc rang để ăn. Khi rang hương vị của hạt mít được
so sánh với hạt dẻ. Hạt mít
được sử dụng như đồ ăn nhẹ để làm món ăn chơi hay làm món tráng miệng.
Ở Việt Nam
hạt mít đem luộc, rang, nướng hay nấu với cơm ăn. Hạt mít có giá trị lương thực
như các loại hạt và củ khác, được nhân dân dùng chống đói trong những ngày giáp
hạt.
Ở Java , Indonesia , món hạt mít luộc chấm
muối được ăn rất phổ biến.
Trong nhân dân thường cho rằng hạt mít có tác dụng bổ trung
ích khí gây trung tiện, thông tiểu tiện.
Cảnh báo! Tuy nhiên, trong hạt mít, ngoài tinh bột, protid, lipid, muối khoáng còn chứa một chất ức chế men tiêu hóa đường ruột nên khi ăn nhiều dễ bị đầy bụng.
Cảnh báo! Tuy nhiên, trong hạt mít, ngoài tinh bột, protid, lipid, muối khoáng còn chứa một chất ức chế men tiêu hóa đường ruột nên khi ăn nhiều dễ bị đầy bụng.
Cần hạn chế ăn hạt mít nướng học
rang, và cũng không nên ăn nhiều hạt mít luộc!
-Xơ mít có thể dùng như
một loại rau
Trong thực tế xơ mít được bỏ đi, xơ mít có thể dùng như một loại rau, có thể dùng để chiên,
xào, muối chua như muối dưa… Người nông dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh thường dùng xơ
mít để muối dưa, gọi là nhút. Đây là loại dưa muối đặc sản
nổi tiếng, chất lượng không thua kém gì các loại dưa muối khác.
Dưa chua xơ mít hay nhút, đã từng đi vào ca dao, tục ngữ:
“Nhút Thanh Chương, tương Nam
Đàn”.
Xơ mít là nguồn chất xơ dinh dưỡng có tác dụng tốt cho đường
ruột, có lợi cho người ăn kiêng để giảm cân.
6.2- Các bộ phận cây mít được dùng làm thuốc
6.2- Các bộ phận cây mít được dùng làm thuốc
Mít có nhiều loại như mít mật, mít dai, mít tố nữ (đặc sản
miền Nam ),
ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc. Y học cổ
truyền đã sử dụng mít làm thuốc từ lâu đời. Hầu như tất cả các bộ phận của cây
mít đều được dùng làm thuốc.
+Theo Đông y:
Sách Nam
dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh viết: "Mít có vị ngọt, khí thơm, tính không
độc. Có tác dụng ích khí, giải say rượu. Ăn mít sẽ nhẹ mình, đẹp sắc mặt".
+Vị thuốc từ lá mít: Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7-15cm. Khi dùng làm thuốc,
người ta thường dùng lá tươi. Trong Đông y lá mít được dùng để chữa trị:
-Làm thuốc lợi tiểu.
-Chữa tưa lưỡi trẻ em.
-Chữa chứng trẻ em tiểu ra cặn trắng.
-Chữa hen
suyễn.
-Chữa mụn nhọt,
lở loét.
-Làm thuốc lợi sữa.
-Chữa ăn uống không tiêu, tiêu chảy và trị cao huyết áp.
-Vị thuốc từ Quả mít non: Theo Đông y quả mít non có tác dụng bổ
tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém,
ít sữa.
-Vị thuốc từ Múi mít chín: Mít chín được coi là thức ăn bổ dưỡng và có tác dụng long
đờm.
-Vị thuốc từ Hạt mít:
Trong nhân dân thường cho rằng hạt mít có tác dụng bổ trung ích khí gây trung
tiện, thông tiểu tiện.
-Vị thuốc từ nhựa mít: Vỏ cây mít có nhiều nhựa,
cũng thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn
với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy.
-Vị thuốc từ gỗ mít: Gỗ mít tươi đem mài lên miếng đá nhám, hoặc chỗ nhám của
trôn bát, cho thêm ít nước (nước sẽ vẩn đục do chất gỗ và nhựa mít), ngày uống
từ 6-10g, dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay những trường hợp co
quắp. Hoặc dùng khoảng 20g gỗ phơi khô (hay vỏ thân gỗ), chẻ nhỏ, sắc với 200ml
nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, có tác dụng an thần.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá mít chữa các bệnh ngoài da và rắn
cắn. Gỗ mít mài lấy nước uống có tác dụng an thần, liều dùng 6-10g/ngày. Trong
khi đó rễ cây mít xắt uống có thể trị tiêu chảy.
+Theo Tây y:
Theo tạp chí “Science et vie” (1/1993), một nhóm nhà nghiên
cứu ở Montpellier (Pháp) đã tìm thấy trong quả mít ở một số nước nhiệt đới có
một chất tự nhiên mà họ đặt tên là Jacaline, có khả năng bảo vệ tế bào bạch
huyết cầu của hệ thống miễn dịch chống lại virus. Công trình này đã được công
bố và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm. (Theo BS. VŨ HƯỚNG VĂN -
Sức khoẻ Đời sống).
c- Các công dụng khác của cây mít
+Gỗ mít dùng trong xây dựng và dụng cụ
Gỗ mít, nhất là tâm gỗ ở các cây to, là một loại gỗ quí,
không những dùng trong xây dựng còn để làm dụng cụ, chế những đồ gỗ mỹ nghệ do
thớ mềm, không nứt.
Gỗ qúy, màu vàng da cam sẫm hơi hồng nâu. Mặt gỗ mịn trung
bình, mật độ mạch trong gỗ sớm cao hơn trong gỗ muộn. Nhu mô quanh mạch dễ
trông thấy, không có nhu mô quanh tuỷ. Gỗ nhẹ, tỷ trọng 0,681, không bị mối
mọt, dễ làm và bền, dùng đóng đồ mộc và tạc tượng, làm đồ mỹ nghệ và làm nhà.
Gỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV, đôi
khi được sử dụng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như các loại mộc cầm, là một
phần của gamelan ở Indonesia (một thể loại dàn nhạc bao
gồm chiêng, cồng, trống, các loại
nhạc cụ bằng các thanh kim loại hay gỗ).
Cây mít là đối tượng để trồng vườn rừng, trước hết để thu
quả và khi cây già cổi được thu lấy gổ.
+Gổ mít dùng làm nguyên liệu trồng nấm
Do cây mít phát triển nhanh, sinh khối lớn nên bộ gổ mít
được dủng làm nguyên liệu trồng các loại nấm ăn rất tốt.
+Tác dụng cải tạo môi trường
Cũng không nên bỏ qua ảnh hưởng tốt của mít đến môi trường.
Do cây to, cao, sống lâu, chịu hạn, chịu nắng tốt, tán lá
dày, xanh quanh năm, bóng râm có giá trị cải thiện môi trường cao đặc biệt ở
nông thôn, mùa nắng, giữa các ruộng lúa thiếu bóng cây. Ngày nay ở các khu đô
thị, việc trồng mít cũng rất được ưa chuộng.
7-Một số bài thuốc Đông y từ cây mít
7.1-Các món ăn-bài thuốc từ quả mít
1-Rượu
mít lên men: (Xem mục 6.1 (b)
Rượu mít lên men có màu vàng nhạt, có gas và dậy mùi thơm
của hương mít. Rượu mít khá bổ, uống lâu say vì mít có tính giải rượu, dùng
khai vị trong bữa ăn như bia hay rượu vang (dùng rượu mít để giải rượu, bia!). (Theo
BS. VŨ HƯỚNG VĂN - Sức khoẻ Đời sống).
2-Mít nấu đường:
Mít chín 30 múi to, đường trắng 300g, chanh tươi 1
quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho
đường vào soong cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Rút bớt lửa
chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Khi
mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn
lại, quấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh, dùng tráng miệng sau bữa ăn. Ngoài
ra, mít còn giúp giải rượu bia. (Theo BS. VŨ HƯỚNG VĂN - Sức khoẻ Đời sống).
7.2-Các bài thuốc Đông y từ cây mít
1-Làm thuốc lợi sữa: Sản phụ sau khi sinh
nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc
tăng tiết sữa. Cũng có thể dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít),
hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa. (Theo BS. VŨ HƯỚNG VĂN - Sức khoẻ Đời
sống).
2-Chữa tưa lưỡi ở trẻ em: Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn
với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2-3 lần/ngày, tối 1 lần. (Theo BS. VŨ HƯỚNG
VĂN - Sức khoẻ Đời sống).
3-Chữa chứng trẻ em tiểu ra cặn trắng: Lấy 20-30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu
nước uống. (Theo BS. VŨ HƯỚNG VĂN - Sức khoẻ Đời sống).
4-Chữa hen suyễn: Lấy
lá mít + lá mía + than tre (3 thứ bằng nhau) sắc uống. (Theo BS. VŨ HƯỚNG VĂN -
Sức khoẻ Đời sống).
5-Chữa mụn nhọt, lở loét: Lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ
làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở
loét sẽ mau khỏi. (Theo BS. VŨ HƯỚNG VĂN - Sức khoẻ Đời sống).
8-Tình hình phát triển cây mít trên thế giới
Mặc dù cây mít có nguồn gốc ở Ấn Độ và và Bangladesh nhưng hiện nay loài cây này được trồng phổ biến ở vùng
nhiệt đới thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Úc và Nam Mỹ.
Sản phẩm mít tươi có thể được tìm thấy tại các
chợ thực phẩm Châu Á, đặc biệt là ở Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia,
Campuchia và Bangladesh.
Các
nước trồng nhiều mít ở Châu Á gồ có: Ấn Độ, Bangladesh,
Nepal, Sri
Lanka, Campuchia, Việt
Nam, Thái
Lan, Malaysia, Indonesia,
và Philippines.
Cây mít được trồng ở vùng nhiệt
đới và bán
nhiệt đới Châu Mỹ.
Với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đáng
kể để tiêu thụ, mít từ México được xuất cảng sang Mỹ nhắm vào thị
trường này.
Ở
Australia, đặc biệt là ở Darwin, mít
có thể được tìm thấy tại thị trường các sản phẩm ngoài trời trong mùa khô.
Ở Việt
Nam cây mít đã được trồng trên khắp mọi miền đất nước từ lâu đời, trong đó có
nhiều giống mít nổi tiếng như Mít nghệ, Mít mật, Mít dai, Mít ướt, Mít Tố Nữ…
Sản
phẩm mít sấy khô của Công ty Vinamit Việt Nam đang được tiêu thụ mạnh trên
thị trường các nước ôn đới không trồng được cây mít.
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài
liệu tham khảo
Xem Video: Kỹ thuật trồng mít cao sản
Xem Video: Mô hình trồng Mít nghệ Thái Lan ở ĐBSCL
Xem Video: Mô hình trồng Mít nghệ Thái Lan ở ĐBSCL