CÂY ỚT
Kỹ sư Hồ
Đình Hải
Cập nhật ngày 23/10/2013
1-Tên gọi và danh pháp khoa học
-Tên gọi khác: (Các vị thuốc) Lạt tiêu,
Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu...
-Tên tiếng Anh: Chili, chilli, chili
pepper, chilli peper, capsicum.
-Tên khoa học: Capsicum
ssp.
2-Phân loại khoa học (Scientific classification)
Bộ (ordo)
|
Cà (Solanales)
|
Họ (familia)
|
Cà (Solanaceae)
|
Phân họ (subfamilia)
|
Cà (Solanoideae)
|
Tông (tribus)
|
Ớt (Capsiceae)
|
Chi (genus)
|
|
Loài (species)
|
Khoảng 20-27
loài
|
3-Nguồn gốc và phân bố
Ớt đã là một phần trong ẩm thực của
loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên và có lẽ sớm hơn. Có những
bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam Ecuador cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về trước, và là một trong
những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ.
Người ta cho rằng ớt đã được thuần hóa
ít nhất năm lần bởi những cư dân tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc
Mỹ, từ Peru ở
phía nam đến Mexico ở
phía bắc và một số vùng của các bang Colorado và New Mexico (Mỹ) bởi Các dân tộc Pueblo Cổ đại.
Christopher Columbus đã
là một trong những người châu Âu đầu tiên thấy ớt (ở Caribe), và gọi chúng là "pepper" (tiêu) vì chúng có vị cay tương tự như hạt tiêu (không phải bề ngoài giống nhau). Ớt đã được trồng
khắp nơi trên thế giới sau thời Columbus. Diego
Álvarez Chanca, một thầy thuốc trong chuyến đi thứ hai của Columbu đến West Indies năm 1493, đã mang những hạt ớt đầu
tiên về Tây Ban Nha, và đã
lần đầu viết về các tác dụng dược lý của chúng vào năm 1494.
Từ Mexico, vào thời đó đang là thuộc địa của
Tây Ban Nha, cũng là một nước kiểm soát thương mại với châu Á, ớt đã nhanh
chóng được chuyển qua Philippines và sau đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với sự trợ giúp của các thủy thủ châu
Âu. Gia vị mới này đã nhanh chóng được sử dụng trong chế biến thức ăn của các
quốc gia này.
Một con đường khác mà ớt di chuyển là
do người Bồ Đào Nha lấy từ Tây Ban Nha, sau đó đưa qua Ấn Độ, như được miêu tả
bởi Lizzie Collingham trong cuốn sách của bà Curry. Bằng chứng là ớt được sử dụng rất
nhiều trong chế biến thức ăn ở vùng Goan của Ấn Độ, Goan vốn là một thuộc địa
của Bồ Đào Nha. Collingham cũng miêu tả chuyến hành trình của ớt từ Ấn Độ qua
Trung Á và Thổ
Nhĩ Kỳ, đến Hungary, nơi nó trở
thành một gia vị quốc gia dưới dạng paprika.
Trong thời hiện đại, chúng được trồng
khắp thế giới và trở thành một loại cây làm gia vị, rau, làm thuốc và dùng trong nhiều
mục đích khác.
Ấn Độ là nước sản xuất sản xuất, tiêu
dùng và xuất khẩu ớt lớn nhất thế giới. Trong đó thành phố Guntur ở bang Andhra Pradesh sản xuất 30% sản phẩm của ớt tại Ấn
Độ, và bang Andhra Pradesh đóng
góp đến 75% các sản phẩm xuất khẩu ớt.
Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất ớt lớn nhất thế giới
với khoảng 1 triệu tấn mỗi năm, nơi chỉ riêng Chợ Guntur (lớn
nhất châu Á) có 1 triệu bao ớt (100 lb mỗi bao).
Tên chung của ớt (capsicum) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ‘κάπτω’ (kapto), có nghĩa là
"cắn" hay "nuốt". Do
có vị cay nồng giống như vị của hạt tiêu (Piper nigrum) nên có nhiều nơi đặt tên ớt kèm theo từ ‘pepper’ (tiêu) như ‘chili peppers’ (ớt
tiêu), ‘bell pepper’ (ớt
chuông)…
Loài ớt: Chi ớt có khoảng 28 loài với nhiều hình dạng quả, màu sắc và vị cay khác nhau. Mối quan hệ phát sinh loài giữa các loài ớt
đã được nghiên cứu từ gốc độ địa sinh vật, hình
thái học, thành phần hóa học và dữ liệu
di truyền đã cho biết trong chi ớt có khoảng 3.000 giống mọc hoang
dại và được trồng khác nhau.
Các loài ớt trồng
trên thế giới: Hiện nay trên thế giới đang
trồng hàng trăm giống ớt thuần tù 5 loài quan trọng là:
1-Capsicum annuum, trong đó bao gồm nhiều loại
phổ biến như ớt chuông, ớt sáp , ớt cayenne, ớt jalapeños và ớt chiltepin.
2-Capsicum frutescens, trong đó bao gồm ớt Malagueta, ớt tabasco, ớt Thái, ớt Piri Piri và ớt
Malawi Kambuzi.
3-Capsicum chinense ,
trong đó bao gồm ớt cay nhất như ớt rồng, ớt habanero, ớt Datil và ớt Scotch nắp ca-pô.
4-Capsicum pubescens, trong đó bao gồm ớt Nam Mỹ rocoto peppers.
5-Capsicum baccatum, trong đó bao gồm ớt Nam Mỹ aji peppers.
Bên cạnh các giống ớt thuần, với kỹ
thuật lai tạo hiện đại, đã có hàng ngàn giống ớt lai cổ điển và giống ớt ưu thế
lai F1 được sản xuất trên thế giới.
Trên thị trường thế giới Ớt thường được
chia thành ba nhóm: ớt chuông, ớt ngọt và ớt cay.
Xem thêm: Danh sách các giống ớt
4-Mô tả
+Đặc điểm chung
-Thân: Là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ. Cây
cao 0,5-2 m, có nhiều cành, nhẵn.
-Rể: Rể cọc với nhiều rể phụ mọc
thành chùm, ăn sâu 0,5-1 m tùy theo đất.
-Lá: Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn.
-Hoa: Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá.
-Quả: Quả mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả
lại quay lên trời.
-Hạt: Hạt dẹp, vỏ hạt cứng khi
chín và khô.
Cây có thể mọc hoang hoặc trồng.
+Các giống ớt trồng ở Việt Nam
Trên thị trường có rất nhiều giống ớt, mỗi giống thích hợp
với vùng sinh thái và mùa vụ khác nhau. Ở khu vực ĐBSCL thường trồng phổ
biến các loại ớt sau :
1-Nhóm ớt chỉ thiên (Trái hướng lên trời)
Nhóm ớt này trái thường nhỏ, được dùng phổ biến trong bữa ăn
hàng ngày của mỗi gia đình, trồng nhiều trong mùa mưa, vì trái nằm khơi trên
mặt lá, khô ráo và thông thoáng nên ít bị sâu bệnh hại tấn công, nhất là bệnh
thối trái trong mùa mưa.
- Ớt cay (F1) TN16
của công ty Trang Nông:
Trái chín đỏ tươi, rất cay, trái dài 6-7 cm, đường kính 0,5
- 0,6cm, trọng lượng trái trung bình 2-3g/trái, cây cao 70 - 75cm, đậu trái
nhiều, kháng bệnh thúi trái, sinh trưởng mạnh.
- Ớt hiểm lai F1:
Trái chín màu đỏ tươi, cay thơm, trái thẳng dài 2-3cm, Loại
ớt này cho năng suất cao 2 -3 kg trái/ cây, chống chịu khá với bệnh thán thư.
- Ớt hiểm địa
phương:
Trái rất cay, chiều dài trái 2-3 cm, cây sinh trưởng khỏe,
kháng bệnh thán thư rất tốt, trồng thuận lợi nhất trong mùa mưa, năng suất
không cao, nông dân tự để giống dễ dàng.
2- Nhóm ớt chỉ địa (trái hướng xuống đất)
Đa số giống ớt này trái thường to, cay ít đến trung bình,
được dùng nhiều trong các quán ăn, được xắt lát mỏng ăn tươi, làm tương ớt dạng
bằm nhỏ hay xay. Trái ớt chỉ địa thường hướng xuống đất, nằm dưới bộ lá rậm
rạp, thường dễ bị sâu bệnh tấn công. Đặc biệt trong mùa mưa, đuôi trái thường
bị đọng nước nên thiệt hại do bệnh thối trái (thán thư cao), mưa nhiều, nước
trong đất thừa, cây ớt hút nhiều nước, trái dễ bị nứt.
- Ớt cay Chilli
(F1):
Trái suông dài 12-15cm, đường kính 1,2 -1,4 cm, thịt dầy,
trái chín màu đỏ tươi, nặng trung bình 15 - 16 g/trái thì đạt tiêu chuẩn, ít bị
thối trái, cây cao 75 - 85cm.
- Ớt cay F1 Hot
Chilli (giống Hàn Quốc) :
Trái to, dài 13 - 15cm, nặng 18 - 20g/trái, thịt dầy, cây
phát triển mạnh, ít bị bệnh héo rũ, cháy lá , thán thư, trái suông, chín tập
trung.
- Ớt cay lai F1:
Trái to dài, chín tập trung, sinh trưởng mạnh, ít bị bệnh
xoăn đọt do siêu vi khuẩn.
- Ớt sừng trâu địa
phương:
Trái hơi cong ở đầu, dài 10 - 15cm, cho năng suất thấp, dễ
bị bệnh thán thư, xoăn đọt do siêu vi khuẩn.
-Ớt hiểm địa phương (trái chỉ địa):
Trái hướng xuống, thẳng, thon dài 3-4cm, chót đuôi trái
nhọn, cay nhiều.
Ngoài ra ở vùng Đà Lạt, Sapa có khí hậu ôn đới có rất nhiều
giống ớt ngọt được trồng để bán cho các miền xuôi có khí hậu nóng không trồng
được các giống ớt này.
Bên cạnh các giống ớ trồng để làm gia vị, làm rau, cây ớt
còn được trồng làm cây cảnh với nhiều giống khác nhau.
5-Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
5-1-Thành phần hóa học
Thành phần hóa học quan trọng nhất trong quả ớt là chất cay Capsaicin
được dùng làm gia vị và làm thuốc.
-Công thức phân tử: C18 H27 NO3
-Công thức khai triển:
-Mô hình phân tử:
-Tên quốc tế IUPAC: 8-Methyl- N -vanillyl- trans -6-nonenamide.
-Khối lượng phân tử:
305,41 g mol -1
-Dạng kết tinh:
Bột tinh thể màu trắng.
-Mùi: Rất dễ bay
hơi và hăng
Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ
có hàm lượng capsaicin nhiều hơn. Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa nhiều loại
vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten...
+Lịch sử phát hiện các chất cay trong quả ớt:
-Vào năm 1816, Christian
Friedrich Bucholz (1770-1818) đã phân lập đầu tiên tinh thể chất cay trong quả
ớt (mặt dù không ở dạng tinh khiết). Ông gọi nó là chất "capsicin",
do được trích ly từ cây thuộc chi ớt Capsicum.
-Vào năm 1876, John Clough
Thresh (1850 -1932) đã phân lập được chất cay của cây ớt ở dạng gần như tinh
khiết. Ông đặt tên là chất "capsaicin".
-Vào năm 1898, Karl Micko là người đầu tiên phân lập được chất "capsaicin" tinh
khiết.
-Vào năm 1919, EK Nelson đã tìm
ra công thức phân tử và làm sáng tỏ một phần cấu trúc của chất
"capsaicin".
-Vào năm 1930, E. Spath và S.
F. Darling đã tổng hợp thành công hợp chất "capsaicin".
-Vào năm năm 1961, hai nhà hóa
học Nhật Bản là S. Kosuge và Y. Inagaki đã phân lập được chất
"capsaicin" cùng các chất chuyển hóa trung gian tương tự như
"capsaicin" từ quả ớt. Từ đó các chất này được gọi là nhóm “capsaicinoid”.
-Hiện nay nhóm chất
“capsaicinoid” trong quả ớt cay được biết bao gồm các chất gây cay cụ thể như
sau:
Capsaicinoid
|
Ký hiệu
|
Tỷ lệ %
|
C
|
69%
|
|
DHC
|
22%
|
|
NDHC
|
7%
|
|
HDHC
|
1%
|
|
HC
|
1%
|
|
PAVA
|
<1%
|
Ngoài sáu chất cay
‘capsaicinoid’ tự nhiên có trong quả ớt nêu trên, một chất cay được tổng hợp thuộc nhóm capsaicinoid là chất Vanillylamide axit n-nonanoic (VNA), cũng được nghiên cứu sử dụng
như chất cay nhân tạo thay cho vị cay của ớt!.
Capsaicin và các capsaicinoid
khác của quả ớt được cho là được tổng hợp từ vách ngăn trong các bào quan của
quả ớt. Bên ngoài vỏ hạt ớt rất cay nhưng bên trong vỏ hạt của quả ớt không có
chất cay!
Xét về tính độc, rỏ ràng
Capsaicin và các capsaicinoid khác của quả ớt có tính độc cao. Vào năm 1873 nhà
dược học người Đức Rudolf Buchheim (1820-1879) và vào năm 1878 bác sĩ người
Hungary Hőgyes Endre nói
rằng "capsicol" (một phần tinh khiết capsaicin) gây ra cảm giác nóng
rát khi tiếp xúc với màng nhầy và tăng tiết acid dạ dày. Ở nồng
độ cao, capsaicin cũng sẽ gây ra một hiệu ứng đốt cháy trên khu vực nhạy cảm
khác của da.
Tuy nhiên do độ cay cực mạnh
của Capsaicin và các capsaicinoid khác của quả ớt nên ít có ai ăn được số lượng
nhiều ớt để có thể bị ngộ độc.
Trong thực tế ớt là cây gia vị
toàn cầu, các giống ớt cay quả nhỏ thích nghi vùng nhiệt đới và các giống ớt ít
cay (ớt ngọt, ớt rau) chiếm ưu thế ở các vùng ôn đới.
Việc ăn được ớt là do sở thích
ăn uống, văn hóa ẩm thực, không ai khuyến khích và cũng không ai cấm đoán việc
ăn ớt.
Việc trồng ớt cay là lợi thế
của các nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới và tác dụng do sự kích thích tiêu
hóa và chất dinh dưỡng của quả ớt có lợi hơn là do ngộ độc vì ớt. Vì không phải
ai cũng ăn được ớt, nhất là trẻ em và phụ nữ.
Tuy nhiên trong Đông y có lời
khuyên là những người có tính nóng nhiệt nên kiêng cử ăn ớt và trong Tây y
khuyên những người có bệnh viêm loét đường ruột không nên ăn ớt.
5-2-Giá trị dinh dưỡng
Ớt đỏ hay ớt cay chứa một lượng
lớn vitamin C và một lượng nhỏ carotene (tiền vitamin A). Ớt vàng và đặc biệt là màu xanh lá cây
(trong đó có trái cây về cơ bản chưa chín) có chứa một lượng thấp hơn đáng kể
của cả hai chất này. Ngoài ra, ớt
là một nguồn tốt của hầu hết các vitamin nhóm B , và vitamin B 6 nói riêng. Quả ớt chứa rất cao các chất kali ,magiê và sắt. Vitamin C rất cao của ớt cũng có thể
làm tăng đáng kể sự hấp thu chất sắt tự do (non-heme) từ các thành phần khác
trong một bữa ăn, chẳng hạn như đậu và ngũ cốc.
Theo phân tích của Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100 g quả ớt đỏ (ớt cay) chín tươi chứa các thành
phần như sau:
Giá trị dinh
dưỡng trên 100 g ớt đỏ chín tươi
|
|
166 kJ (40 kcal)
|
|
8,8 g
|
|
- Đường
|
5,3 g
|
1,5 g
|
|
0,4 g
|
|
1,9 g
|
|
88 g
|
|
Vitamin A equiv.
|
48 mg (6%)
|
534 mg (5%)
|
|
0,51 mg (39%)
|
|
144 mg (173%)
|
|
1 mg (8%)
|
|
23 mg (6%)
|
|
322 mg (7%)
|
|
0.01g - 6 g
|
|
Ghi chú: Tỷ lệ % theo
nhu cầu hàng ngày của người lớn.
Nguồn: USDA Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng.
|
6-Công dụng
6-1-Lá ớt được dùng làm rau
Lá của tất cả các loài ớt có
thể ăn được. Mặc dù gần như tất
cả các khác thuộc họ cà thường có chất độc trong lá, đối với
là cây ớt thì không có chất độc.
Lá ớt non mềm, có mùi thơm nồng
và vị cay nhẹ được nhiều nước Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi dùng làm rau. Lá ớt
non có thể luộc, xào hoặc nấu canh.
Ở Việt Nam lá ớt được dùng để nấu canh rau
phổ biến ở Nam Bộ.
Ở Philippines lá ớt dùng làm rau nấu
canh, nhất là canh gà gọi là ‘tinola’.
Ở
Nhật Bản lá ớt được nấu chín như một loại canh rau xanh.
Ở Hàn Quốc lá ớt được muối chua
và sử dụng như kim chi.
6-2-Quả ớt ngọt (thực ra là quả ớt ít cay) làm
các loại rau ăn quả vùng ôn đới
Rất nhiều giống ớt thuần và lai
tạo có có quả hình đa dạng, kích thước to được dùng làm rau ăn quả như các loại
cà. Thường được dùng trong các món xào, chiên, nấu vừa có vị cay nhẹ vừa có
nhiều chất dinh dưỡng.
Ở Việt Nam có nhiều
giống ớt quả to dùng làm rau được trồng ở Đà Lạt, Sapa…
6-3-Quả ớt cay chín được dùng làm gia vị
+Dùng tươi
Quả ớt cay chín tươi hay quả
già (chưa kịp chín) là loại rau gia vị tươi được dùng trực tiếp trong các bữa
ăn ở các nước nhiệt đới.
Ở Việt Nam các quả ớt chín tươi không thể
thiếu trong các bữa cơm gia đình. Ớt tươi được ăn trực tiếp hoặc xắt nhỏ để ăn
sống hay làm gia vị trong các món nước chấm như nước mắm tỏi ớt, nước tương,
mắm sống… và được làm gia vị tạo vị cay trong các món nấu như canh chua, cá
kho, thịt kho, mắm chưng, cà ri…Người Miền Trung ăn nhiều ớt cay nhất so với cả
nước.
Ở các nước Đông Nam Á ớt được
dùng tươi là chủ yếu.
Ở Ấn Độ ớt dược dùng phổ biến trong món
cà ri và các món ăn khô. Một số tiểu bang như Rajasthan, toàn bộ các món ăn đều sử
dụng các loại gia vị và ớt.
+Ớt khô
Ớt được chế biến theo cách đơn giản
nhất là phơi hoặc sấy khô, có thể để nguyên hoặc xay thành bột ớt để dự trữ.
Bột ớt là dạng phổ biến nhất để vận chuyển đi xa và bày bán ở cac sạp gia vị.
Ớt khô được dùng phổ biến ở các vùng
không có trồng được ớt, phải mua từ nơi khác. Ớt khô có thể được dùng làm gia
vị trực tiếp hoặc xay thành bột ớt để dùng riêng hoặc làm nguyên liệu để chế
biến các loại gia vị khác như bột cà ri, sa tế tương ớt…
+Ớt ngâm dấm, ngâm nước muối, ủ chua
Ở những gia dình trồng nhiều ớt, ăn
không hết, ớt được dự trữ bằng cách:
-Ngâm ớt tươi trong dấm để ăn dần.
-Ngâm ớt tươi trong nước muối để ăn
dần.
-Ớ có thể được ngâm với nước đường để
lên men ủ chua như cà pháo.
Tuy nhiên qua các cách sơ chế này độ
cay của ớt bị giảm đáng kể.
+Các thực phẩm gia vị được chế biến từ ớt
-Tương ớt: Được chế biến từ quả ớt
chín bỏ hạt, xay nhuyển, lên men và dự trữ.
-Sa tế tương ớt: Được chế biến từ quả
ớt chín cả hạt, xay nhuyển, sấy trong dầu béo để dự trữ.
Tương ớt và sa tế tương ớt là sản phẩm
được bán trên thị trường phổ biến ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan,
Hàn Quốc và Nhật Bản.
-Dầu ớt: là sản phẩn phổ biến ở Trung Quốc (Kung Pao Chicken), Nhật Bản (rāyu), Hàn Quốc và Thái Lan (Sriracha).
Dầu ớt là một dung dịch đặc sệt có màu đỏ gồm ớt xay cùng các hương liệu
khác cũng được xay nhuyễn như lô hội khô, gừng , lá cây hoa ổi, lá tỏi tây và bột nghệ. Dầu ớt thường được dùng để ăn với món hủ tiếu
(jjamppong) ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
-Nướt
sốt ớt: Là sản phẩm thực phẩm gia vị thịnh hành ở Châu Âu và Châu Mỹ.
Ở Thái Lan có món nước sốt Thái (Nam phrik) truyền thống chế biến từ ớt tươi hoặc
khô băm nhỏ trong nước mắm và nước
chanh.
Ở Ý có nước sốt Puttanesca thành phần gồm bột ớt khô và nước sốt
cà chua để ăn với mì ống.
Ở Việt Nam có món nước mắm tỏi ớt là
một dạng nước chấm rất phổ biến ở Nam Bộ để chấm nhiều món ăn khác nhau như
rau, quả, gỏi, bánh xèo, bánh cống, bánh ướt…
6-4-Các sản phẩm công nghiệp được điều chế từ
capsaicin
+Bình xịt hơi cay capsaicin
Được cơ quan an ninh của Mỹ và nhiều
nước Châu Âu xử dụng như một công cụ để trấn áp lực lượng biểu tình, bạo động
của quần chúng gọi là OC
spray (từ
Oleoresin Capsicum").
Nguyên lý cấu tạo loại bình xịt này
giống như bình chữa lửa, nhưng chất khí gas bên trong là capsaisin (chất cay
của ớt) được chế biến ở dạng phun.
Sở dĩ capsaicin được dùng vì chất này gây chảy
nước mắt, tạo mù tạm thời và ít có khả năng gây chết người.
Ở Anh đã dùng chất dẫn xuất của
capsaisin là desmethyldihydrocapsaicin
trong một phiên bản của bình xịt hơi cay được gọi là PAVA.
Ở Nga một bản sao nhân tạo của bình xịt
hơi cay, pelargonic axit morpholide , đã được phát triển và được sử dụng
rộng rãi.
Bình xịt capsaisin cũng được dùng để tự
vệ khi bị thú hoang đe dọa đối với các vườn thú và những nhà thám hiểm và
nghiên cứu động vật hoang dã nơi rừng
sâu.
Hiện nay capsaisin được dùng phổ biến
trên thế giới như công cụ đắc lực để chống biểu tình và bạo động và nguyên liệu
của nó là các giống ớt có độ cay cực cao.
Đây là tín hiệu vui cho những nước
trồng ớt cay ở vùng nhiệt đới, vì ớt không chỉ dùng làm gia vị mà còn dùng làm
vũ khí chống biểu tình!
Do đó đầu ra của ớt cay đang rộng cửa
cho các nước nhiệt đới!
(Xem:
pepper spray).
6-6- Các bộ phận củ cây ớt được dùng làm
thuốc
+Theo Đông y: Ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ,
tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...).
Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá đã được dùng làm
thuốc từ nhiều đời nay. Nhân dân thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa
kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn...
Ớt ngâm rượu xức ngoài da trị nhức mỏi, sưng trặc gân. Ớt bột trị được chứng
say sóng. Ớt bột trộn với quế và đường trị bệnh mê sảng. Các bệnh đau bụng, đau
răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh cũng được điều trị bằng ớt. Lá
ớt giã nhỏ đắp vào vết thương bị rắn cắn hay các vết lở ngứa ngoài da. Rễ ớt,
nhất là ớt hiểm, sắc uống để trị bệnh sốt rét.
Ngoài dùng làm thuốc, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt nấu
canh ăn.
(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
+Theo Tây y:
Tây y đã và đang tập trung
nghiên cứu nhiều về capsaicin và các chất capsaicinoid khác từ quả ớt cay và đã
có nhiều ứng dụng thực tiển trong y học.
+Giá trị dược liệu:
Theo các nghiên cứu con người
và động vật, các ăn uống của capsaicin có thể làm tăng sản xuất nhiệt của cơ
thể trong một thời gian ngắn. Do
tác dụng trên các carbohydrate sau bữa ăn, ớt cayenne cũng có thể
được sử dụng để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Capsaicin cũng là thành phần
chính trong các loại thuốc thử nghiệm Adlea, đó là trong giai đoạn 2 thử nghiệm
như một thuốc giảm đau tác dụng kéo dài để điều trị đau sau phẫu thuật. Hơn nữa, nó làm giảm đau do viêm khớp dạng thấp cũng
như đau khớp hoặc cơ từ bệnh đau cơ xơ hoặc các nguyên nhân khác.
Một điều lý thú là Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ
sản xuất ra chất Endorphin, một chất Morphin nội sinh, có đặc tính như những
thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và
các bệnh ung thư. Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt
chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai
biến tim mạch. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao.
Khả năng chống bệnh ung thư: Các Hiệp hội nghiên cứu ung thư ở Mỹ báo cáo nghiên cứu cho thấy
capsaicin có thể gây chết tế bào bệnh ung thư tuyến tiền liệt và tế bào bệnh ung thư phổi bằng cách làm cho chúng phải trải qua quá trình chết tế bào theo chương trình (PCD) hay quá trình apoptosis. Capsaicin có thể kích hoạt quá trình apoptosis trong nhân tế bào ung thư phổi là rất tốt.
Các nghiên cứu ở Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy capsaicin tự nhiên trực tiếp ức chế sự tăng
trưởng của các tế bào bạch cầu.
+Các sản phẩm thương mại
-Thuốc xịt mũi (Sinol-M)
với tên thương mại Qutenza được sản xuất ở Mỹ, có hoạt chất là capsaicin là
loại thuốc trị dị ứng mũi hữu hiệu đang được phổ biến ở Mỹ và Châu Âu. Trong
năm 2009, một thử nghiệm lâm sàng mang tính bước ngoặt thực hiện tại Viện Dị ứng
và hen suyễn (Mỹ). Đối với kết luận rằng Sinol-M xịt mũi có hiệu quả trong điều
trị viêm mũi dị ứng. Điều này làm
cho Sinol-M là loại thuốc xịt mũi đầu tiên có nguồn gốc tự nhiên, đã được chứng
minh lâm sàng thuốc xịt mũi dị ứng.
Michael A. Kaliner, của Viện
Hen suyễn và dị ứng ở Wheaton ,
Maryland cho biết thuốc xịt mũi
Sinol-M capsaicin còn có tác dụng làm giảm các cơn đau đầu (đau nửa đầu, viêm
xoang, cụm, căng thẳng và tiền kinh nguyệt). Đây
là thuốc xịt mũi OTC đầu tiên để giảm
đau đầu.
-Kem capsaicin được sử
dụng để điều trị bệnh vẩy nến như là một cách hiệu quả để giảm ngứa
và viêm nhiễm.
-Cao vá da (tên thương mại Qutenza), để giảm đau ngoại
vi của bệnh lý thần kinh như đau dây thần kinh do zona. Nó có thể được sử dụng ở nồng độ từ
0,025% và 0,25%. Nó có thể được
sử dụng như một loại kem làm giảm tạm thời của sự đau nhẹ và đau của cơ bắp và
khớp liên quan với viêm khớp, đau lưng
đơn giản và bong gân.
+Cảnh báo về độc tính của capsaicin và các dẫn xuất của chúng
Capsaicin và các dẫn xuất của
chúng ‘capsaicinoid’ là các chất kích thích cao nên trong môi trường tiếp xúc
với ớt cao như công nhân sơ chế, thủ kho, người tiếp xúc trực tiếp với ớt đòi
hỏi phải có kính bảo hộ thích hợp, mặt nạ phòng độc, và thủ tục xử lý vật liệu thích
hợp.
Capsaicin có tác hại khi tiếp
xúc da (chất kích thích, gây mẫn cảm), ảnh hưởng mắt (chất kích thích), tiêu
hóa, đường hô hấp và (chất kích thích phổi, phổi gây mẫn cảm).Ớt tiếp xúc với
mắt gây chảy nước mắt, đau, viêm kết mạc và bệnh
blepharospasm.
Capsaicin gây ra bệnh hen suyễn có thể được điều trị bằng khí dung thuốc giãn phế quản hay uống thuốc kháng histamin hoặc corticosteroid.
Các LD 50 của Capsaicin trên chuột là 47,2 mg/kg
(thuộc nhóm chất cực độc).
+Các
rủi ro đối với sức khỏe khi dùng ớt
-Bột ớt đôi khi bị pha trộn với Sudan I, II,
III, IV, para-Red, và các chất nhuộm gây ung thư khác.
-Ăn thường xuyên các sản phẩm từ ớt có thế gây ra gastroesophageal reflux (GER).
-Ớt có thể làm tăng số lượng đi tiêu hàng ngày và thấp hơn ngưỡng đau cho
những người bị irritable bowel syndrome.
-Ớt không bao giờ nên được nuốt toàn bộ; có những trường hợp không nhai kỹ
ớt đã gây tắc nghẽn ruột và thủng.
-Mức tiêu thụ của ớt đỏ sau khi anal
fissure phẫu thuật nên bị cấm để
tránh những triệu chứng sau phẫu thuật.
+Một số biện pháp khắc phục do tiếp xúc với ớt hay capsaicin
Việc điều trị chủ yếu là loại
bỏ từ tiếp xúc. Quần áo bị ô
nhiễm cần được loại bỏ và được đặt trong túi kín để ngăn chặn tiếp xúc thứ cấp.
Ở da, Capsaicin cũng có thể
được rửa sạch bằng xà phòng, dầu gội đầu, hoặc
các chất tẩy rửa.
Ở mắt, nước lọc là không hiệu
quả trong việc loại bỏ capsaicin, cũng như
chất tẩy trắng, sodium metabisulfite và
bôi thuốc kháng acid bị
đình chỉ.
Rửa mắt tốt nhất là dùng các
chất dầu như dầu phọng, dầu mè, dầu thực vật khác và polyethylene glycol là
cách hiệu quả nhất sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Chất Gel từ cây lô hội (nha
đam) cũng đã được chứng minh là rửa mắt khi nhiểm ớt rất hiệu quả.
Capsaicin hòa tan trong rượu, có thể được
sử dụng rượu để làm sạch mặt bị ô nhiễm.
Ngoài ra khi ăn phải nhiều ớt, uống sữa lạnh
là một cách hiệu quả để điều trị cơn đau (do casein có
một chất tẩy rửa hiệu quả trên capsaicin) và dung dịch
đường (10%) ở nhiệt độ 20°C (68°F) là gần như hiệu quả.
7-Một số bài thuốc nam thông dụng từ cây ớt
1-Chữa rụng tóc do
hóa trị liệu: Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu
này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
2-Giảm đau do ung
thư, đau khớp: ăn 5-10g ớt mỗi ngày.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
3-Chữa ăn uống kém
tiêu do ung thư: ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
4-Chữa ăn uống chậm
tiêu: ớt trái dùng làm gia vị, ăn hàng ngày..(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
5-Chữa đau thắt ngực:
ớt trái 2 quả, đan sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
6-Chữa đau dạ dày do
lạnh: ớt trái 1-2 quả, Nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
7-Chữa viêm khớp mãn
tính: ớt trái 1-2 quả; Dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị
30g. Sắc uống ngày 1 thang.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
8-Chữa bệnh chàm
(eczema): lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch
gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
9-Chữa tai biến mạch
máu não: lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít
muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
10-Chữa rắn rết cắn:
lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi
hết đau, 2-3 giờ là khỏi.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
11-Chữa bệnh vẩy nến:
Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre
đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7-9 lá, thiên niên kiện
khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước
chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
12-Đau bụng kinh niên:
Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày
1 thang.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
13-Chữa đau lưng, đau
khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ
ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
14- Chữa mụn nhọt:
Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ
vỡ mủ, mau lành.(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
15-Chữa khản cổ:
Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).(theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
16- Chữa rắn rết cắn:
Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp
1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau. (theo: ykhoa.net/yhoccotruyen.).
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
7-https://sites.google.com/site/trangottieu/trong-ot/huong-dan-trong-ot-trong-nuoc
Xem video: Kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên
Xem video: Kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên