Cây ổi


CÂY ỔI


Kỹ sư Hồ Dình Hải
Cập nhật ngày 30/3/2014
Mô hình cây ổi

Quả ổi thường

-Tên gọi khác: Phan thạch lựu (vị thuốc) , Kê thỉ quả (vị thuốc).
-Tên tiếng Anh: Apple guava, Common guava.
-Tên tiếng Pháp: Goyavier.
-Tên khoa học: Psidium guajava L.
-Tên đồng nghĩa:
Psidum guajava var pyriferum L.
Psidum guajava var pomiferum L.
-Các loài tương cận:
-Ổi dâu tây (P. littorale var. cattleianum) ở Hawaii.
-Ổi chanh (Psidium littorale var. littorale) ở Hawaii.
-Ổi tím (Psidium rufum).
Phân loại khoa học

Bộ (ordo):
Sim (Myrtales)
Họ (familia):
Sim (Myrtaceae)
Chi (genus):
Ổi (Psidium)
Loài (species):
P. guajava

Theo Hệ thống APG II (Angiosperm Phylogeny Group II) (2003) Bộ Sim hay Bộ Đào kim nương (Myrtales) chứa 11 họ với 380 chi và trên 11.000 loài.
Hệ thống APG III công bố tháng 10 năm 2009 công nhận bộ này có 11 họ.
Phân bố
Họ Sim (Myrtaceae) có khoảng 3.000 loài, phân bổ trong 130-150 chi. Chúng phân bổ rộng khắp ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp trên thế giới.
Chi Ổi (Psidium) có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ với khoảng 100 loài cây bụi. Trong đó có nhiều loài cây có quả ăn được và có giá trị kinh tế lớn.
Cây ổi (Psidium guajava) còn gọi là cây Ổi thường (Common guava) hay cây Ổi táo (Apple guava) là loài cây có chất lượng quả ngon nhất trong Chi Ổi, có nguồn gốc ở Trung Mỹ và vùng phụ cận (Mexico, vùng vịnh Caribbean, Trung và Nam Mỹ).
Cây ổi được giới thiệu đến vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới kể từ khi Châu Âu chiếm đóng Châu Mỹ.
Hiện nay cây ổi được trồng nhiều ở các nước thuộc Châu PhiNam ÁĐông Nam Á, vùng Caribbean , cận nhiệt đới của Bắc Mỹ , và Úc.
Qua quá trình trồng trọt và chọn lọc giống, hiện nay các giống ổi cũng rất phong phú, đa dạng. Ngoài giống ổi thường (Psidium guajava) phổ biến khắp thế giới, còn có những giống ổi đặc biệt của địa phương như: ổi trâu, ổi bo, ổi xá lị có quả to nhưng kém thơm ngọt; ổi mỡ, ổi găng, ổi đào, ổi nghệ tuy quả nhỏ nhưng ngọt và rất thơm.
Ở Việt Nam cây ổi thường (Psidium guajava) được nhập vào trồng từ lúc nào không rõ và nó được phát triển trên khắp cả nước từ đồng bằng ven biển cho đến vùng núi có độ cao khoảng 1500 m trở xuống.
Ngày nay ngoài giống ổ ta bình thường, ở Việt nam còn trồng các giống ổ mới như ổ Xá lị nhập từ Trung Quốc và ổi không hạt được phổ biến gần đây nhờ công nghệ chọn giống hiện đại.
Mô tả
Cây ổi là loài cây tiểu mộc, sống lâu năm, có thể đến 60-70 năm.
-Thân: Thân phân cành nhiều, cao 4-6 m, cao nhất 10 m, đường kính thân tối đa 30 cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần.
-Lá:  đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn tròn, đầu có lông gai hoặc lõm, dài 11-16 cm, rộng 5-7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, 14-17 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1-1,3 cm, có rãnh cạn ở mặt trên
-Hoa: Hoa to, lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà thường ở nách lá. Hoa mẫu 5, lá bắc là lá thường, lá bắc con dạng vẩy dài 3-4 mm, màu xanh hơi nâu. Cuống hoa dài 1,4-2,6 cm, màu xanh. Đế hoa hình chén dài 0,8-1,2 cm, màu xanh. Đài hoa dính thành ống nguyên, khi hoa nở tách ra thành 4-5 thùy không đều, màu xanh ở mặt ngoài, mặt trong màu trắng, tiền khai van. Cánh hoa 5, gần đều, rời, màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở, phiến hình bầu dục khum ở đỉnh, dài 1,4-1,6 cm, rộng 0,6-0,8 cm, mặt ngoài có nhiều lông mịn, có 3-5 gân, móng nhỏ cong có lông mịn màu vàng, tiền khai năm điểm. Bộ nhị: nhiều rời, không đều, đính thành nhiều vòng trên đế hoa; chỉ nhị dạng sợi dẹt màu trắng, gốc màu vàng nhạt, dài 7-14 mm, có lông; bao phấn màu vàng 2 ô, nứt dọc hướng trong, đính đáy; hạt phấn rời, nhỏ, hình tam giác tù ở đầu dài 17-20 µm, màu vàng nâu có 3 lỗ. Lá noãn 5, dính, bầu dưới 5 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy 1, dạng sợi màu trắng hơi phình ở gốc, có nhiều lông mịn, dài 1-1,2 cm. Đầu nhụy 1, màu xanh dạng đĩa.
Hoa thụ phấn chéo dể dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn.
-Quả: Quả hình tròn, hình trứng hay hình quả lê, dài 3-10 cm tùy theo giống. Vỏ quả còn non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, thịt vỏ quả màu trắng, vàng hay ửng đỏ. Ruột trắng, vàng hay đỏ. Trong ruột quả có nhiều hạt được bao trong khối thị xốp. Quả chín có vị chua ngọt hay ngọt và có mùi thơm đặc trưng, có thể ăn tươi, làm mứt hay làm nước giải khát. Khi quả chín dể bị chim, dơi, sóc đến ăn và làm khuyếch tán hạt giống.
-Hạt: Hạt nhiều, màu vàng nâu hình đa giác, có vỏ cứng và nằm trong khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày.
Là cây ăn quả phổ biến, được trồng hầu như khắp các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500m. Cây ưa sáng, sinh trưởng phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giới hạn về nhiệt độ từ 15-45 oC, nhiệt độ tốt nhất cho cây sinh trưởng và cho nhiều quả là từ 23-28 oC; lượng mưa 1000-2000 mm/năm. Ổi ra hoa quả nhiều năm. Cụm hoa thường xuất hiện trên những cành non mới ra cùng năm. Thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Vòng đời có thể tồn tại 40-60 năm. Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 8-9.
Hiện nay các nhà chọn tạo giống đã sản xuất ra giống ổi không hạt bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Thành phần hóa học
a-Thành phần dinh dưỡng
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100 g phần ăn được của quả ổi thường chứa các chất như sau:

Quả ổi, giống Apple Guava, tính theo 100 g phần ăn được
Năng lượng
36-50 cal
Hàm lượng nước
77-86 g
Xơ tiêu hóa
2,8-5,5 g
0,9-1,0 g
Chất béo
0,1-0,5 g
Tro
0,43-0,7 g
Carbohydrat
9,5-10 g
9,1–17 mg
17,8–30 mg
0,30-0,70 mg
Carotene (Vitamin A)
200-400 I.U
Axit ascorbic (Vitamin C)
200–400 mg
Thiamin (Vitamin B1)
0,046 mg
Riboflavin (Vitamin B2)
0,03-0.04 mg
Niacin (Vitamin B3)
0,6-1,068 mg
Nguồn: healthaliciousness.com
b-Theo các nguồn phân tích khác
-Trong lá ổi có chứa 10 phần trăm tanin cùng các thành phần tương tự và 0,3 % tinh dầu (chủ yếu là caryophyllene, β-bisabolene, ngoài ra có aromadendrene, β-selinene, nerolidiol, oxit caryophyllene và Sel-11-en-4a-ol và eugenol), và cũng có thể có tecpen (axit oleanolic, axit ursolic).
-Vỏ cây chứa 25-30% tanin.
-Quả ổi giàu chất xơ , vitamin A  C , axit folic , và các khoáng chất dinh dưỡng , kali , đồng và mangan . Có ít calo hồ sơ cá nhân của chất dinh dưỡng cần thiết , quả cây ổi (P. guajava ) chứa lượng vitamin C gấp 4 lần so với quả cam.
Quả và lá ổi đều chứa beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin; lá còn có tinh dầu dễ bay hơi, eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các  polysaccarit như fructoza, xyloza,  glucoza, rhamnoza, galactoza...;
-Rễ có chứa axit arjunolic; vỏ rễ chứa tanin và các axit hữu cơ.
-Hàm lượng dinh dưỡng trung bình trong 100 gam quả ổi: 1 gam protein, 15 mg canxi, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin (vitamin B1) và 200 mg axit ascorbic (vitamin C). Hàm lượng vitamin C cao trong quả ổi hơn đáng kể so với trongcam. Quả ổi cũng giàu pectin.
-Theo một tài liệu khác, quả ổi chứa 77,9% nước, 0,9% protein, 0,3% lipit, 15 %cacbohydrat, 0,3% axit hữu cơ, 0,5 % tro, 0,03 mg% vitamin B1, 0,03 mg% vitamin B2, 0,2 mg% vitamin PP, 50 –60 mg% vitamin C. Các loại đường trong quả ổi gồm 58,9 % fructoza, 35,7 % glucoza, 5,3 % saccaroza. Các axit hữu cơ chính là axit citric và axit malic.
Công dụng của cây ổi
a-Lá non và quả ổi được dùng làm rau
Do lá non và quả non của cây ổi có nhiều tanin nên có vị chát, ít được dùng làm rau. Tuy nhiên trong một số trường hợp ở một số địa phương củng dùng lá và quả ổi non làm rau trong những món ăn đặc biệt.
-Ở Việt Nam trong vùng nhiểm mặn ven biển Nam Bộ lá ổi non được xắt nhuyễn trộn với gỏi gà xé phay (gà luộc xé bằng tay, không dùng dao). Món gỏi này rất được ứ thích ở vùng hạ Long An, Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh…vì vùng này khó trồng được rau gia vị như rau râm, rau vấp cá…nên dùng lá ổi để thay thế. Món gỏi gà xé phay với lá ổi và rau chuối là đặc sản của vùng bưng biền này! Bạn có được ăn món gà xé phay-lá ổi chưa? Bạn nên tự chế biến và ăn thử  một lần để thưởng thức món gỏi đồng quê tuyệt chiêu này!
-Hawaii, thổ dân địa phương dùng quả ổi non như rau sống ăn kèm với nước tương   giấm. Thỉnh thoảng, một ít đường và hạt tiêu đen được thêm vào hỗn hợp. Quả được cắt nhỏ và nhúng vào nước sốt. Món rau này ăn kèm với món thịt và hải sản trong bữa ăn hàng ngày.
-Ở Trung Đông và Đông Nam Á quả ổi chua thường được dùng trong món salad trái cây.
-Ở Brazil quả ổi đỏ chín được sử dụng làm nước sốt sốt, thay thế cho cà chua dể giảm độ chua, tăng vị ngọt và mùi thơm hấp dẫn của ổi, nước sốt ổi được ăn với thịt nướng, bánh mì, khoai tây chiên…
-Ở Philippines, quả ổi chín được sử dụng trong nấu sinigang giống như món lẫu chua ở Việt Nam để ăn với cơm hay bún.
-Ở Cuba  Mexico lá ổi được sử dụng làm lớp vỏ bọc để nướng thịt (cừu, dê) trong các bữa tiệc thịt nướng.

Ổi xá lị


Ổ xá lị không hạt
b- Quả ổi chua và ổi chín dùng để ăn chơi
- Quả ổi có thể được ăn tươi hoặc chế biến thành mứt đông hay đồ hộp nước ổi. Tuỳ theo từng giống ổi mà quả ổi chín có thể có vị ngọt hay chua.
-Ở nhiều nước, quả ổi chua (ổi già) và ổi chín dùng để ăn sống như một loại quả ăn chơi. Ổi chua được chấm với muối ớt, muối tiêu hoặc hổn hợp gia vị masala. Quả ổi được xem là loại trái cây quốc gia mùa đông của Pakistan.
-Ở Đài Loan ổi là một món ăn chơi phổ biến tại Đài Loan, được bán trên nhiều góc phố và chợ đêm trong thời tiết nóng. 
-Ở Đông Nam Á, ổi thường được ăn kèm với hỗn hợp bột khô mận chua ngọt. 
-Ở Việt Nam quả ổi chua được người lớn rất ưa thích. Các bà và các cô thường ăn ổi chua chấm muối ớt. Các ông hay dùng cóc với ổi chua làm mồi nhâm nhi với “rượu đế” hay “rượu cốc lủi” khi thiều mồi đưa cay. Các quán nhậu lèo tèo ven đường ở nông thôn cũng được gọi là quán nhậu “cóc ổi”.
Ổi chua ngâm muối hay ổi chín rất được trẻ em ở nông thôn Việt Nam ưa thích.
Mứt ổi


Nưới ổi
c-Quả ổi được chế biến thành thực phẩm, trà và nước giải khát
-Mexico, thức uống trái cây (agua Fresca) rất phổ biến và nổi tiếng, các loại thức uống từ quả ổi được xuất khẩu sng Mỹ, Canada và Tây Âu. Ngoài thức uống vô chai hoặc đóng hộp, Mexico còn sản xuất nước sốt dùng nóng hoặc lạnh, kẹo thủ công, đồ ăn nhẹ khô, thức uống có cồn từ quả ổi được dùng rất phổ biến trong các quán bar trái cây ở khắp cả nước.
-Món uống trà lá cây với dịch quả ổi chín được gọi là món “Trà ổi” và món thạch rau câu với nước ép ổi thịnh hành ở các nước Brazil, Colombia và Venezuela. Món thạch ổi được dùng làm nhân bánh mì lát để ăn điểm tâm và ăn dặm kết hợp với uống nước “trà ổi” là cách ăn rất phổ biến ở Nam Mỹ như là thức ăn-bài thuốc của thời đại ô nhiểm.

Các sản phẩm từ cây ổi ở Mexico
d-Các bộ phận của cây ổi dùng làm thuốc
Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc.
Các bài thuốc dân gian từ cây ổi được sử dụng ở Việt Nam, Trung Quốc, Hawaii, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Caribe, Tây Phi...
Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm tiêu chảy.
+Theo Đông y
Lá ổi vị đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết; quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng; các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết...
-Quả ổi  có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng sáp trường, chỉ tả, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương, trị tiêu chảy.
Một tính chất quan trọng của ổi thường được sử dụng làm thuốc là tác dụng thu liễm, se da, co mạch, làm giảm sự xuất tiết và giảm sự kích thích ở màng ruột.  Tác dụng nầy được dùng rộng rải trong nhiều chứng tiêu chảy, thổ tả hoặc kiết lỵ.  Trong nhiều trường hợp rối loạn thuộc loại này, điều cơ bản là chống mất nước, giữ ấm người, bảo vệ khí hóa của Tỳ Vị
-Búp ổi, lá ổi là một vị thuốc đáp ứng rất tốt cho yêu cầu se da, giảm xuất tiết và cả giảm kích  thích để làm dịu các triệu chứng cấp.  Uống thêm nước cháo gạo lức rang có thêm vài lát gừng nướng và  một chút muối vừa bảo đảm yêu cầu bổ sung nước, vừa giữ ấm trung tiêu và kích thích tiêu hoá là những biện pháp đơn giản, ở trong tầm tay, nhưng có thể giải quyết được hầu hết các trường hợp. 
Ở Việt Nam
Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành, làm giảm sốt, chữa đau răng, chữa ho, viêm họng. 
Nghiên cứu của Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cho biết:
-Bột dược liệu lá non có màu xanh, vị chát, có lẫn sợi, gồm các thành phần sau:
Mảnh biểu bì trên tế bào hình đa giác xếp khít nhau.
Mảnh biểu bì dưới rất nhiều lỗ khí kiểu song bào. 
Mảnh mô mềm tế bào hình bầu dục vách mỏng. Mảnh mô mềm phiến lá gồm biều bì trên, mô giậu tế bào thuôn, mô mềm đạo.
Mảnh mạch xoắn. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai hình khối. Lông che chở đơn bào nhiều, thường cong, vách rất dày.
Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen, β-sitosterol, acid maslinic, acid guajavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Cây, quả ổi có pectin, vitamin C. Hạt có tinh dầu hàm lượng cao hơn trong lá. Vỏ thân có chứa acid ellagic.
-Tác dụng dược lý - Công dụng: 
Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hóa. Lá tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona.
Ở nước ngoài
-Lá ổi được sử dụng trong y học dân gian như một phương thuốc trị bệnh tiêu chảy.
-Vỏ vỏ cây có đặc tính kháng khuẩn và là một chất làm se . 
-Lá ổi hoặc vỏ cây được sử dụng trong phương pháp điều trị truyền thống chống lại bệnh tiểu đường. Trong Trinidad, trà làm từ lá non được sử dụng trừ tiêu chảy, kiết lỵ và sốt.
-Ở Ấn Độ, người ta còn dùng nước sắc lá ổi để chữa viêm thận, động kinh.  
Có thể thấy hiệu quả chữa bệnh ở đây là do tác dụng tổng hợp của 3 yếu tố (1) thu liễm (2) sát trùng (3) kháng viêm.
+Theo Y học hiện đại
-Kể từ những năm 1950, các bộ phận của cây ổi, đặc biệt là  và quả ổi đã là đề tài nghiên cứu đa dạng về thành phần cấu tạo, tính chất dược lý và lịch sử trong y học dân gian. Các nghiên cứu được tiến hành chủ yếu trên loài ổi thường( P. guajava ), ngoài ra còn nghiên cứu trên một số loài ổi đặc biệt khác. Từ nghiên cứu y tế sơ bộ trong các mô hình phòng thí nghiệm, chiết xuất từ lá, vỏ cây và quả ổi liên quan đến cơ chế điều trị chống ung thư , nhiễm trùng do vi khuẩn , viêm  đau . Tinh dầu từ ổi được nghiên cứu tác động chống ung thư trong ống nghiệm.  
-Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của ổi cho biết quả ổi có hàm lượng các sinh tố A, C, acid béo omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ.  Ổi là một trong những loại rau quả có tỷ lệ sinh tố C rất cao, mỗi 100g có thể có đến 486mg Sinh tố C.  Sinh tố C tập trung cao nhất ở phần vỏ ngoài, càng gần lớp vỏ ngoài, lượng sinh tố càng cao.  Do đó, khi ăn ổi, nên rửa sạch và ăn cả vỏ. 
-Quả ổi là một nguồn thực phẩm  ít calori nhưng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chất chống oxy hoá thuộc 2 nhóm carotenoids và polyphenols. Theo những nghiên cứu khoa học về những chất chống oxy hoá, vị chua và chát trong nhiều loại rau quả, bao gồm lá ổi, quả ổi là do độ đậm đặc của những loại tanin có tính chống oxy hoá gây ra.  Tương tự như quy luật màu càng sậm như vàng, tía, đỏ càng có nhiều chất chống oxy hoá,  vị càng chát, càng đắng, càng chua độ tập trung của những chất nầy cũng càng nhiều. 
-Ngoài sinh tố A, C, quả ổi còn có quercetin, một chất có tính chống oxy hoá cực mạnh có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong nhiều chứng viêm nhiễm mãn tính như suyển, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lỡ loét, ung thư.
-Nghiên cứu của Trần thanh Lương và các cộng sự cho biết tác dụng chống nhiễm khuẩn và nhiễm nấm là do 2 hoạt chất Beta-caryophyllene và Alpha-caryophyllene. 
d-Công dụng khác củ cây ổi
-Ở Việt Nam trước đây người dân nông thôn dùng gỗ cây ổi làm ngỗng cối xay, chày đâm tiêu, trục con nêm xuyên kèo, chốt ách cày, cột chèo ghe… vì gổ cây ổi rất dai, khó bị bào mòn do lực ma sát.
-Ở nước ngoài vỏ cây ổi được sử dụng trong quá trình thuộc da nhờ có hàm lượng tannin cao.
-Ở Hawaii gỗ cây ổi được sử dụng làm củi đốt để nướng thịt và củi cây ổi được dùng đốt làm than đốt tại cuộc thi nướng trên toàn Hoa Kỳ do khói của cây ổi không gây bẩn và tăng hương vị cho thịt nướng. 
-Tinh dầu quả ổi chín được sử dụng trong các sản phẩm dầu gội đầu khác nhau ở một số nước do mùi hương dể chụi của nó. 
-Ở Ấn Độ và khu vực Đông Á cây ổi được tạo dáng thành cây cảnh và làm Bonsai trở nên phổ biến.
Một số bài thuốc từ cây ổi
Sau đây là một số cách sử dụng ổi phổ biến:
1-Chữa vết thương do chấn thương hoặc trùng, thú cắn: Búp ổi non  nhai nát, đấp vào vết thương. (theo Lương y VÕ HÀ).
2-Chữa vết loét lâu lành ở chân, tay: Búp ổi, lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc, ngâm tay hoặc chân bị loét vào nước sắc lúc thuốc còn ấm. Mỗi ngày ngâm khoảng 2 hoặc 3 lần. (theo Lương y VÕ HÀ).
3-Chữa đau răng hoặc vết lở ở miệng: Có thể dùng một trong 3 cách:
-Nhai hoặc giã nát búp ổi non xát nhẹ vào nướu hoặc vào chỗ lở.
-Thêm một chút nước ấm và một tí muối vào khoảng 7 búp ổi non. Giã nát. Dùng một que tăm có bông gòn ở đầu thấm vào nước thuốc đã giã ra để lăn hoặc chà nhẹ vào nướu hoặc chổ lở.
-Lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc. Dùng nước sắc để súc miệng và ngậm vài phút trước khi nhả ra. (theo Lương y VÕ HÀ).
4-Chữa ho, sốt, viêm họng: Lá ổi non  20g đến 40g phơi khô, sắc uống. (theo Lương y VÕ HÀ).
5-Chữa tiêu chảy: Búp ổi 20g, Vỏ măng cụt 20g, Gừng nướng 10g, Gạo rang 20g Sắc uống. (theo Lương y VÕ HÀ).
Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống. (theo suckhoedoisong.vn).
6-Bách chiến tán chống dịch tiêu chảy cấp:
Bách chiến tán là phương thuốc của Lương Y Lê Minh Xuân để chữa những trường hợp tiêu chảy hoặc thổ tả do Tỳ Vị hư yếu gặp phải phong độc hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn.
Búp ổi  200g, Vỏ cây sung 500g, Vỏ quít 20g, Gừng già 100g, Hạt cau già 10g, Nhục đậu khấu 150g.  Các vị thuốc xắt nhỏ, phơi khô, tán bột, phân vào những gói nhỏ, mỗi gói 6g.  Người lớn dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một gói. (theo Lương y VÕ HÀ).
7-Chữa tiểu đường loại 2:
-Phần vỏ của quả ổi có nhiều chất xơ, sinh tố C và những chất chống oxy hoá có tác dụng kháng viêm và ổn định đường huyết rất tốt cho các bệnh nhân bệnh tiểu đường loại 2. Không ăn phần ruột có nhiều hạt và chỉ số đường cao. Liều dùng trung bình 150g mỗi ngày. Người già có thể xắt nhỏ, xay và ép lấy nước uống.  Tuy nhiên, nước ép sẽ mất bớt đi sinh tố và chất xơ. (theo Lương y VÕ HÀ).
-Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần hằng ngày; mỗi ngày ăn vài quả ổi (chừng 200g); hoặc lá ổi khô 15-30g, sắc uống hằng ngày. (theo suckhoedoisong.vn).
8-Chữa băng huyết: Quả ổi sao khô, đốt tồn tính, tán bột. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8g. (theo Lương y VÕ HÀ).
9-Chữa Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính: Lá ổi non, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. Hoặc quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống. (theo suckhoedoisong.vn).
10-Chữa Cửu lỵ: Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống; hoặc lá ổi tươi 30-60g sắc uống. Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml. (theo suckhoedoisong.vn).
11-Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: trẻ từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày. (theo suckhoedoisong.vn).
12-Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống. (theo suckhoedoisong.vn).
13-Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, tất cả giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương. (theo suckhoedoisong.vn).
14-Trị dau bắp chuối: Rễ cây ổi, gừng tươi, đường phèn lượng vừa đủ, tất cả giã nát rồi đắp vào nơi bị bệnh. (theo suckhoedoisong.vn).
Lưu ý. Không dùng ổi cho những người đang bị táo bón. Ruột ổi có thể làm nhuận trường nhưng chất chát trong lá ổi và vỏ ổi có thể gây táo bón.
                                                                                      Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
8-http://www.ykhoa.net/yhoccotruyen/voha/vh041.htm

Xem Video: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi





Cây quý mầu (bụp giấm)


CÂY QUÝ MẦU (BỤP GIẤM)

Cây quý mầu (bụp giấm)
-Tên gọi khác: Cây quế mầu, Cây bụp giấm, Cây bụt giấm.
-Tên tiếng Anh: Roselle, rosella /rosella fruit (Australian Eng.).
-Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L.
-Các loài tương cận:
-Cây dâm bụt : H. cannabinus

Phân loại khoa học


Bộ (ordo):
Bông (Malvales)
Họ (familia):
Bông (Malvaceae)
Phân họ (subfamilia):
Bông (Malvoideae)
Chi (genus):
Bông bụp (Hibiscus)
Loài (species):
Hibiscus sabdariffa

Phân bố

Chi Dâm bụt, Chi Râm bụt hay Chi Phù dung (Hibiscus) là một chi lớn chứa khoảng 200-220 loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ hay Họ Bông (Malvaceae), có nguồn gốc ở khu vực ôn đới ấm, cận nhiệt đới và nhiệt đới ở cựu lục địa.
Cây Quý mầu hay cây Bụp giấm có tên tiếng Anh là roselle (Hibiscus sabdariffa) là cây dùng làm rau ăn được trong chi Hibiscus có nguồn gốc từ Tây Phi được giới thiệu đến vùng nhiệt đới khắp thế giới để trồng làm rau và làm thuốc.
Hiện nay loài cây này được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ và Úc.
Vào thời Pháp thuộc người Pháp đã du nhập cây Quý mầu vào Việt Nam nhưng không rõ từ lúc nào.
Hiện nay loài cây này mọc hoang và được trồng trong khắp cả nước, đặc biệt ở Miền Nam được trồng để lấy lá nấu canh chua rất phổ biến ở mọi gia đình vùng nông thôn.
Vào năm 1992 Giáo sư Jnoen (Giám đốc hãng Raublinh Bad Kneumach, CHDC Đức cũ) đưa vào Việt Nam một giống cây Quý mầu mới với mục đích bao tiêu toàn bộ sản phẩm là đài quả khô hoặc bột màu chiết xuất từ đài quả, nhưng phía Việt Nam đã không đáp ứng được yêu cầu của phía bạn.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học Việt Nam hiểu được giá trị quý báu của Hibiscus nên đã tiếp tục tiến hành gây trồng và nghiên cứu các sản phẩm của Hibiscus phục vụ y học, thực phẩm và mỹ phẩm.
Có người tưởng đây là loài cây mới nhập nội, nhưng thực ra cây Quý mầu đã được trồng phổ biến ở Miền Nam cả trăm năm rồi, thực ra giống cây bụp giấm của người Đức nhập vào Việt Nam năm 1992 chỉ là một giống mới của loài cây này mà thôi.

Mô tả

Cây Quý mầu (Hibiscus sabdariffa) là một loài cây thân gổ nhỏ sống hàng năm hoặc lâu năm.
-Thân: Thân cao 2-2,5 m, phân nhánh gần gốc, bóng, màu tím nhạt...
-Lá: Các  sâu ba đến năm thùy, dài 8-15 cm , bố trí luân phiên trên thân cây.
-Hoa: Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng, có một đài hoa mập mạp, rộng1-2 cm, dài 3-3,5 cm, có màu đỏ tươi như trái cây chín. Nó mất khoảng sáu tháng để trưởng thành. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10.
-Quả: Quả nang, hình trứng, có lông thô, mang đài màu đỏ sáng tồn tại, bao quanh quả.
-Hạt: Màu đen, gần tròn và thô, chứa nhiều tinh dầu.

Hoa cây quý mầu

Đài hoa, sản phẩm chính của cây quý mầu

Quả cây quý mầu

Thành phần hóa học

-Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, trong cây quý mầu chứa rất nhiều polysaccharid trong chất nhầy (có ở tất cả các bộ phận của cây đặc biệt là trong đài quả), chất HIB-3 là một polysaccharid có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, polysaccharid còn có tác dụng làm giảm cholesterol máu do đó ngăn ngừa và hạn chế sự béo phì do tích mỡ. Hai hợp chất flavonoid và cyanidin cũng có tỷ lệ cao trong thành phần cây có tính chống oxy hoá, bảo vệ thành mạch máu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Các Vitamin C, A nhóm B, E...cùng nhiều loại axit hữu cơ khác cũng đã được tìm thấy trong cây quý mầu. Một số nhà nghiên cứu đã xác định tính chống co thắt, hạ huyết áp, kháng khuẩn, hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu, chống lão hoá, chống mệt mỏi...
-Trong cây quý mầu giàu anthocyanins, cũng như axit protocatechuic . 
-Hoa chứa một chất màu vàng là flavonol glucosid hibiscitrin; hibiscetin; gossypitrin và sabdartrin.
Các đài hoa (calyces) khô có chứa flavonoids gossypetin , hibiscetine và sabdaretine. Các sắc tố trước đây báo cáo là hibiscin , đã được xác định là daphniphylline . Một lượng nhỏ myrtillin (delphinidin 3-monoglucoside),  Chrysanthenin (cyanidin 3 -monoglucoside), và  delphinidin  cũng có mặt. 
Các lá đài giàu acid và protein; các acid hữu cơ chính tan trong nước là acid citric, acid malic, acid tartric và acid hibiscus. Chúng cũng chứa gossypetin và chlorid hibiscin, chất sau này có tính kháng sinh.
-Quả khô chứa oxalat Ca, gossypetin, anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và vitamin C.
-Hạt chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Hạt chứa chất chống oxy hóa hòa tan trong lipid, đặc biệt là gamma-tocopherol. Dầu hạt bụp giấm tương tự như dầu hạt  bông vải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa vitamin và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn.

Công dụng

a-Các bộ phận cây quý mầu dùng làm rau và thực phẩm
+Lá non dùng làm rau để lấy vị chua
-Ở Việt Nam lá non của cây quý mầu được dùng chủ yếu để nấu canh chua. Lá già có vị chua hơn nhưng khi nấu lá nhám khó ăn. Thỉnh thoảng lá non cũng được dùng tươi chung với các loại rau tập tàng khác để có vị chua. Người Việt Nam chưa biết dùng hoa cây quý mầu như ở nước ngoài.
-Ở Nam Âu lá non cây quý mầu được dùng thay rau bina. Lá quý mầu được nấu súp chua với cá Senegal và ăn với món cơm thiéboudieune. Chính phủ Senegal ước tính quốc gia này sản xuất và tiêu thụ trong nước trên 700 tấn lá cây quý mầu tươi mổi năm.
-Ở Miến Điện lá cây quý mầu được xem như là loại rau sạch, bổ dưỡng và rẽ tiền được dùng phổ biến trong cả nước với tên gọi là “baung ywet” (lá chua). Lá quý mầu chủ yếu được nấu chín trong các món cà ri chua, món lá quý mầu xào tỏi, canh chua tôm và canh chua nhạt từ tôm khô.
-Trong số các bộ lạc Bodo của Bodoland, Assam (Ấn Độ) lá của cả cây bụp giấm (Hibiscus sabdariffa) và cây dâm bụp (H. cannabinus) được nấu chín cùng với cá, thịt gà hoặc thịt heo, một trong các món ăn truyền thống của họ.
+Đài hoa cây quý mầu dùng làm thực phẩm
Trong khi ở Việt Nam chỉ dùng lá non cây quý mầu để làm rau nấu canh chua, các phần cón lại của cây này bị vứt bỏ thì ở nhiều nước khai thác đài hoa là chính để dùng vào nhiều việc như làm nước giải khát, làm mứt, làm trà, làm thực phẩm chức năng, làm thuốc và sản phẩm đài hoa cây quý mầu rất có giá trên thị trường quốc tế vì các xứ lạnh không trồng được loài cây này.
Kể từ khi người Đức đem giống quý mầu (bụp giấm) mới vào Việt Nam năm 1992 để hợp đồng gia công và thu mua sản phẩm đài hoa thì các nhà khoa học Việt Nam mới thấy giá trị tuyệt vời của đài hoa cây này và tiếp tục nghiên cứu.
1-Chất màu đỏ của đài hoa (calyces) cây quý mầu làm phẩm màu thực phẩm
-Ở Mỹ và Châu Âu đang tìm cách nhập khẩu phẩm màu từ chất màu đỏ trong cây quý mầu để sử dụng làm phẩm màu thực phẩm, đây là chất màu từ thiên nhiên có nhiều giá trị sinh học và an toàn đang thịnh hành trong công nghệ thực phẩm sạch hiện nay. Đức là nước nhập khẩu chính phẩm màu từ cây quý mầu. 
-Ở một số nơi như nước Pháp, nơi có cộng đồng người Senegal nhập cư dể tìm thấy hoa hoặc xi rô cây quý mầu được buôn bán trên thị trường.
 Nó cũng có thể tìm thấy trên thị trường (như hoa hoặc xi-rô ) ở một số nơi như Pháp , nơi có cộng đồng người Senegal nhập cư. 
Có thể cây Quý mầu được người Pháp nhập vào Việt Nam và trồng ở Nam Bộ có nguồn gốc ở Senegal và mục đích là khai thác chất màu quý trong đài hoa nên được mang tên là “Quý mầu” theo cách dịch từ thổ ngữ Senegal chăng?
2-Đài hoa cây quý mầu được dùng là mứt
-Ở Nigeria, mứt đài hoa cây quý mầu (Rosella) đã được sản xuất từ thời thuộc địa và vẫn được bán thường xuyên tại các cộng đồng “phượt” (fetes-dạng du lịch dã ngoại) và các quầy hàng từ thiện. Nó có hương vị tương tự như mứt mận, mặc dù có tính axit. 
-Ở Queensland - Australia đài hoa cây quý mầu được chế biến thành mứt với tên gọi là “Jam Rosella” được bày bán trên khắp các siêu thị.
3-Dịch ép từ đài hoa cây quý mầu được dùng làm thạch
-Ở Trinidad (vùng Caribbean) sản xuất ra món thạch “Sorrel” từ dịch ép đài hoa cây quý mầu.
-Ở Miến Điện, dịch ép những nụ hoa của cây quý mầu dược ngào đường có màu đỏ dùng để bảo quản trái cây (giống như món cocktail ở Việt Nam) để dùng dần.
4-Dịch ép từ đài hoa cây quý mầu được dùng làm nước giải khát
-Ở Châu Phi , đặc biệt là Sahel , đài hoa cây quý mầu thường được sử dụng để làm trà thảo dược được bán trên đường phố. Hoa khô có thể được tìm thấy trong tất cả các thị trường. 
Nigeria dịch ép từ hoa cây quý mầu làm nước giải khát với tên thương mại là SOBO rất nổi tiếng ở xứ sở nóng bức này.
-Ở vùng Caribbean đài cây quý mầu làm nước giải khát được ưa chuộng vì nó cung cấp vitamin C  anthocyanins có lợi cho sức khỏe.. 
-Ở Mexico, nước giải khát từ đài hoa cây quý mầu có tên gọi là “agua de Flor de Jamaica” hay "agua de Jamaica" được dùng để uống lạnh rất được các cô gái ưa thích. Họ cho rằng loại nước uống này có thể cải thiện màu da “rám nắng” của họ.
-Ở Saint Kitts và Nevis,  Guyana,  Antigua , Barbados,  St.Lucia , Dominica,  Grenada,  Jamaica  Trinidad và Tobago , thức uống từ đài hoa cây quý mầu được bổ sung thêm gừng và rượu rum phổ biến trong dịp lễ Giáng sinh.
-Ở Mỹ thức uống từ đài hoa cây quý mầu nổi tiếng nhập từ Mexico ở dạng bọc trong túi với nhãn "Flor de Jamaica" bán đắt như tôm tươi. Vì người Mỹ sành điệu cho rằng loại trà này có hàm lượng Vitamin C cao và khi uống có tác dụng lợi tiểu.
-Ở Anh, nơi không thể trồng cây quý mầu, nhưng các sản phẩm từ đài hoa cây quý mầu tươi hoặc đã chế biến nhập từ vùng Caribbean, Châu Úc và Châu Á ngày càng phổ biến.
-Ở Ytaly trà thảo mộc từ đài hoa cây quý mầu bắt đầu được nhập nội vào những thập niên đầu của thế kỷ 20 từ các nước thuộc địa Ý trước đây. Nhà máy bia Trinidad và Tobago sản xuất loại bia hổn hợp Sorrel Shandy trong đó trà hoa quý mầu được kết hợp với bia.
-Ở Thái Lan, nước giải khát từ đài hoa cây quý mầu được xem là thức uống mát mẻ, có tác dụng dã rượu và được tin là làm giảm cholesterol. 
-Ở Úc đài hoa của một loài quý mầu hoang dã được chế thành xi rô như một sản phẩm cho người sành ăn. Món ăn gồm pho mát dê, thịt baguette nướng với brie, xịt xi rô hoa quý mầu và rượu sâm banh để tạo các bong bóng bay ra trước khi ăn.
5-Lá đài cây quý mầu phơi hoặc xấy khô dùng làm trà
-Ở Đông Phi lá đài cây quý mầu được phơi khô dùng làm trà uống truyền thống với tên gọi là “Trà Sudan”, khi uống có tác dụng giảm ho.
-Ở Châu Âu và Mỹ hiện nay nổi lên phong trào uống trà dâm bụt (Hibiscus tea), trong đó trà từ lá đài cây quý mầu (Hibiscus sabdariffa) với màu đỏ thẩm được ưa chuộng nhất. Các loại trà thảo mộc này được nhập khẩu từ các nước: Úc (tên thương hiệu Rosella tea), Mỹ Latin (tên thương hiệu flor de Jamaica), Jordan , Ai Cập  Sudan (tên thương hiệu karkadé), Irad (tên thương hiệu Kujarat), Tây Phi (tên thương mại là bissap , tsoborodo hoặc wonjo) và Philippines (tên thương hiệu gumamela)
-Nước giải khát từ đài hoa cây quý mầu cũng phổ biến ở Malaysia   Indonesia.
Xem thêm: trà Hibiscus

Mứt lá đài hoa quý mầu ở Jamaica
c- Các bộ phận cây quý mầu dùng làm thuốc
+Theo Đông y
Ở Việt Nam
Nước hãm đài hoa cây quý mầu chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm huyết áp máu và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống chứng scorbut...
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá có vị chua nhẹ, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, dùng chế nước giải khát, làm mứt. Có nơi dùng chế xi rô, hoặc đem phơi khô và nấu lên lấy nước uống. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa và quả dùng trị bệnh scorbut. Đài hoa mọng nước sắc lấy nước uống hay hãm uống giúp tiêu hoá và trị các bệnh về mật; cũng dùng trị bệnh về tim và thần kinh, huyết áp cao và xơ cứng động mạch.
Ở nước ngoài
-Hoa của cây quý mầu đã được sử dụng trong y học dân gian như một vị thuốc lợi tiểu, nhuận tràng nhẹ và điều trị cho các bệnh tim, thần kinh và ung thư.
-Toàn cây được xem là có tác dụng làm hạ huyết áp. 
-Ở Brazil cho rằng hoa cây quý mầu có tác dụng làm dể tiêu, làm giảm vị đắng của các rể cây dùng làm thực phẩm. Lá đun trong nước nóng dùng để đắp các vệ nứt trong lòng bàn chân và các vết đứt, loét để mau lành vết thương. Các hạt được làm thuốc lợi tiểu và thuốc bổ. Chất dầu màu vàng ép từ hạt khô để trị các vết loét trên da lạc đà.
-Ở Ấn Độ, nước sắc từ hạt khô được uống để giảm bệnh khó tiểu , bệnh đái từng giọt và các trường hợp nhẹ của chứng khó tiêu . 
-Ở Nam Mỹ và Châu Phi dùng hoa cây quý mầu để trị một số bệnh như cao huyết áp và các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệuTuy nhiên hiện chưa đủ bằng chứng để chứng để chứng minh tác dụng làm giảm lypid máu và huyết áp. Kết quả thực nghiệm vẩn còn mâu thuẫn. 
-Ở Đông Phi, lá đài hoa cây quý mầu được ép thành dịch, trộn với muối, tiêu để cải thiện bệnh túi mật (biliousness).
-Gần đây, Rovesti và Griebel công bố tác dụng chữa xơ vữa động mạch và tính kháng khuẩn đường ruột cao của cây quý mầu.
-Các nhà nghiên cứu Malaysia cho biết nước ép từ lá đài tươi của cây quý mầu có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa bệnh ung thư.
-Ở Thái Lan, lá đài cây quý mầu phơi khô sắc uống là thuốc lợi tiểu mạnh để chữa sỏi thận.  Lá và cành chữa ho, hạt bổ dạ dầy.
-Ở Myanma, hạt cây quý mầu chữa suy nhược cơ thể, còn ở Đài Loan, hạt được dùng để làm nhuận tràng nhẹ, bổ và lợi tiểu.
-Ở Philippin, rễ cây quý mầu llà thuốc bổ và kích thích tiêu hoá.
+Theo Tây y
-Theo tài liệu nước ngoài, những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh hoạt chất từ cây quý mầu có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chống oxy hóa (sự già hoá của cơ thể), giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường chức năng tiêu hoá, nhuận tràng, hạ huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch, giảm sự đọng lipit ở gan và bảo vệ tế bào gan.
-Cây quý mầu (Hibiscus sabdariffa) đã cho thấy hoạt tính kháng khuẩn in vitro chống lại E. coli. Một đánh giá gần đây cho rằng chiết xuất của cây H. sabdariffa có hoạt động chống xơ vữa động mạch , bệnh gan , ung thư , bệnh tiểu đường và hội chứng trao đổi chất khác. 
Nguồn:  Current medicinal chemistry 18 (8): 1245–54. PMID 21291361.
-Một nghiên cứu được công bố trong năm 2007 ở Trung Quốc, so trà cây quý mầu (Hibiscus sabdariffa L.) với thuốc lisinopril trên những người bị cao huyết áp. Trà làm giảm huyết áp (BP) từ 146.48/97.77 đến 129.89/85.96 mmHg, đạt mức giảm tuyệt đối ở 17.14/11.97 mmHg (11.58/12.21%, p <0,05).
-Tại Thái Lan, trà hoa quý mầu được chứng minh là có tác dụng làm giảm cholesterol. 
-Theo các nghiên cứu ở Việt Nam: Hai hợp chất flavonoid và cyanidin cũng có tỷ lệ cao trong thành phần cây có tính chống oxy hoá, bảo vệ thành mạch máu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Các Vitamin C, A nhóm B, E...cùng nhiều loại axit hữu cơ khác cũng đã được tìm thấy trong cây quý mầu (Hibiscus sabdariffa L.). Một số nhà nghiên cứu đã xác định tính chống co thắt, hạ huyết áp, kháng khuẩn, hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu, chống lão hoá, chống mệt mỏi...
-Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa cây quý mầu đem tiêm vào mèo thí nghiệm  (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin. Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa cây quý mầu tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.
-Dầu ép từ hạt cây quý mầu và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus... và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus…
d- Các công dụng khác của cây quý mầu
- Trung Quốc, cánh hoa của cây quý mầu cũng được làm kẹo bán với tên gọi là “luòshénhuā”.
-Ở một số nơi khác, cây quý mầu chủ yếu được trồng để sản xuất sợi libe từ thân cây ở những nơi khó trồng đay (loài cây này chịu môi trường khắc nghiệt cao hơn). Chất xơ có thể được sử dụng thay thế cho sợi đay để dệt bao tải .
-Trên thế giới hiện nay, người ta có xu hướng đi tìm và chiết xuất chất mầu từ cây cỏ để nhuộm mầu thức ăn và đồ uống thay thế cho các loại hoá chất. Ở Việt Nam cũng đã chiết mầu đỏ từ lá đài cây quý mầu cho mục đích này

Tình hình phát triển sản xuất cây quý mầu trên Thế giới và ở Việt Nam

+Trên thế giới
Trung Quốc  Thái Lan là những nước sản xuất cây quý mầu lớn nhất và kiểm soát phần lớn việc cung cấp sản phẩm trên toàn cầu.
Thái Lan đầu tư rất nhiều trong sản xuất cây quý mầu và sản phẩm của họ có chất lượng cao, trong khi đó sản phẩm của Trung Quốc, với thực tiễn bị kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn, ít đáng tin cậy và có uy tín hơn. 
Sản phẩm từ cây quý mầu tốt nhất thế giới hiện nay là ở Sudan , nhưng số lượng thấp và bị cản trở chất lượng do người nghèo không đủ phương tiện sản xuất, bảo quản và chế biến.
Mexico, Ai Cập, Senegal, Tanzania, Mali và Jamaica cũng là những nước sản xuất lớn sản phẩm cây quý mầu nhưng chủ yếu được sử dụng trong nước.
 tiểu lục địa Ấn Độ (đặc biệt là trong khu vực đồng bằng sông Ganges ), cây quý mầu được trồng để lấy sợi thực vật ở những vùng khó trồng đay. Hầu hết các sợi của loài cây này được tiêu thụ tại địa phương thay thế một phần nhu cầu của sợ đay ngày càng khó khăn.
Quý mầu là cây trồng công nghiệp mới phát triển ở Malaysia. Nó được giới thiệu vào nước này đầu những năm 1990 và trồng thương mại đã được đẩy mạnh từ năm 1993 do Sở Nông Nghiệp chủ trương.
Diện tích trồng từ 12,8 ha (năm 1993), tăng lên đỉnh cao vào năm 2000 (506ha). Nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 150 ha do suy thoái kinh tế ở Châu Âu ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm.
Từ năm 1999 Trường Đại học Malaya (UM) và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp của Malaysia, Viện Phát triển (MARDI) và Trường Đại học Kebangsaan Malaysia (UKM) đã phối hợp nghiên cứu cây trồng mới này mong để phát triển ngành công nghiệp Hibiscus mới mẻ đang thịnh hành.
Hiện nay UKM đang duy trì một bộ sưu tập giống và đang tiến hành dự án biến đội gen để cải thiện giống cây này.
+Tình hình nghiên cứu và phát triển cây quý mầu ở Việt Nam
Cây quý mầu được người Pháp du nhập từ Tây Phi vào Việt Nam ít nhất trong đầu thế kỷ 20, được người dân Nam Bộ trồng làm rau để nấu canh chua từ lâu rồi. Ở nông thôn Nam Bộ cây quý mầu rất phổ biến ở mọi vườn nhà, được dùng như cây rau có vị chua để thay thế cho me, khóm, bứa…trong món canh chua truyền thống của Nam Bộ.
Trong khi trên thế giới rất trân trọng giá trị của đài hoa cây quý mầu thì ở Việt Nam phần này bị bỏ đi hoàn toàn do người dân mình chưa biết công dụng của nó.
Cho đến năm 1992 khi  Giáo sư Jnoen (Giám đốc hãng Raublinh Bad Kneumach, CHDC Đức cũ) đưa vào Việt Nam một giống cây Quý mầu mới với mục đích bao tiêu toàn bộ sản phẩm là đài quả khô hoặc bột màu chiết xuất từ đài quả, nhưng phía Việt Nam đã không đáp ứng được yêu cầu của phía bạn.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học Việt Nam hiểu được giá trị quý báu của cây quý mầu hay bụt giấm nên đã tiếp tục tiến hành gây trồng và nghiên cứu các sản phẩm của Hibiscus phục vụ y học, thực phẩm và mỹ phẩm
Với vị chua đặc trưng, hoa lá và đài quả Hibiscus có thể sử dụng để nấu canh chua hay ăn thay rau có tác dụng thanh nhiêt, thông tiểu, ngoài ra còn làm mát gan, tăng tiết mật.
Trên khắp thế giới cây quý mầu (Hibiscus sabdariffa) được nhìn nhận như một loại cây dược liệu vô cùng quý giá. Còn ở Việt Nam cây quý mầu đã được trồng tại một số vùng của tỉnh Hà Tây từ năm 1993 với hai đề tài do Sở KHCN&MT tỉnh cấp:
1-"Chiết xuất chất màu thiên nhiên từ đài quả Hibiscus để dùng trong y học, thực phẩm và mỹ phẩm" và
2-"Chiết xuất các chất sinh dược học trong Hibiscus để làm thuốc chữa bệnh".
Năm 1998-1999, GS Trần Thuý, Viện trưởng Viện Y học Dân tộc cổ truyền đã nghiên cứu các chế phẩm từ Hibiscus để điều trị cho bệnh nhân của Viện.
Qua nghiên cứu được Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tiến hành trước năm 2000 cho thấy ở Việt Nam, Hibiscus có thể được ứng dụng trong một số lĩnh vực:
+Đài quả (các sản phẩm chính của cây) có thể được chế biến thành nhiều loại thực phẩm như: trà nhúng, rượu vang, xirô, ômai , mứt...
Ngoài ra các bộ phận khác của cây cũng được sử dụng triệt để trong đời sống hàng ngày:
+Lá, hoa , đài quả sử dụng để ăn sống, nấu canh chua, kho cá, giảm sốt, hạ nhiệt.
+Hạt dùng ép dầu ăn và chăn nuôi gia súc (thành phần dầu tương đương dầu chiết xuất từ hạt hướng dương) sản phẩm phụ sau khi ép dầu dùng làm phân bón cho cây trồng (năng suất hạt đạt 700- 800kg/ha).
+Vỏ cây dai tương đương như đay, có thể dùng dệt bao tải, bện dây thừng.
+Thân cây làm bột giấy, chất đốt (thu đượng 500-600kg/ha)
Giống cây quý mầu mới tuy là cây nhập ngoại, nhưng nó hợp với đất đồi núi Việt Nam (đất tận dụng) mà nơi đó trồng cây khác kém hiệu quả. Cây dễ trồng, ưa nắng, có sức sống mãnh liệt, lại mang đến cho chúng ta biết bao nhiêu lợi ích, mở ra một tiềm năng lớn trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm.
Sản phẩm đầu tiên trà, nước cốt quả, rượu vang Hibiscus của Công ty Thảo Mộc  đã có mặt trên thị trường, chắc chắn sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu của người tiêu dùng đối với một loại cây thảo dược quý.
Tuy nhiên đó mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ những tác dụng của Hibiscus. Còn để có thể sử dụng có hiệu quả những dược tính quý giá của loại cây này đang rất cần được quan tâm thích đáng hơn nữa.
Cây quý mầu được trồng làm cảnh khá phổ biến ở nước ta. Những năm gần đây, cây quý mầu được Công ty Dược liệu Trung ương 2 trồng nhiều ở các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận để xuất khẩu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các thành phần có trong đài hoa cây quý mầu có tác dụng dược lý chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng.
Mới đây, Đại học Đà Nẵng cho biết một nghiên cứu vừa được thực hiện tại trường đã cho kết quả là dịch chiết từ đài hoa bụp giấm còn có khả năng kháng vi khuẩn E.coli, B.cereusB.subtilis.
Thực nghiệm cũng cho thấy  bằng phương pháp thyocyanate chứng minh được tại cùng một nồng độ 60 mg/lít của antho, tính kháng ôxy hóa của antho trong dịch chiết đạt 80,43% so với vitamin C sau 12 giờ khảo sát.
Với đặc điểm ưa nắng, chịu đất khô cằn và bạc màu, thời gian sinh trưởng ngắn (6 tháng). Cây quý mầu (Hibiscus sabdariffa) được coi là thích hợp cho người dân miền núi và các vùng nông thôn trong chương trình "Xoá đói giảm nghèo". Không những góp phần tạo được công ăn việc làm cho người dân. Ngoài sản phẩm chính tiêu thụ trên thị trường là đài hoa, các sản phẩm phụ khác như vỏ thân, lá, hạt có nhiều công dụng và là loài cây chịu khô hạn giỏi nên còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, có khả năng thay thế cây thuốc phiện ở miền núi.

                                                                               Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
8-http://www.thaomoc.com.vn/hibiscus/...giup-giam-cholesterol-trong-mau

Xem Video: Người phụ nữ Việt Nam hiện  đại với Cây quý mầu (Hibiscus)