CÂY THÙ LÙ (CÁC LOẠI)
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 23/2/2014
1-Phân loại khoa học (Scientific classification)
Giới (regnum):
|
Thực vật (Plantae)
|
Thực vật có hoa (Magnoliophyta)
|
|
Cà (Solanales)
|
|
Họ (familia):
|
Cà (Solanaceae)
|
Thù lù (Physalis )
|
|
2-Thù lù
nhỏ ( Physalis minima L.)
|
2-Nguồn gốc và phân bố
-Chi Thù lù (Physalis) thuộc Họ Cà (Solanales) bao gồm
nhiều loài thực vật có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc cựu
thế giới và tân thế giới với khoảng
75-90 loài.
Đa số các loài trong chi này có nguồn gốc
từ Mexico
ở Nam Mỹ (có ít nhất 46 loài đặc hữu
ở nước này).
Các
loài trong Chi Thù lù là cây thân
thảo đứng
sống một năm hay nhiều năm, có chiều cao từ 0,4 đến 3 mét. Hầu hết các loài yêu
cầu ánh nắng mặt trời đầy đủ và khí hậu khá ấm áp và chịu nhiệt độ nóng. Một số loài rất nhạy cảm với sương giá, nhưng có một
số loài chẳng hạn như loài thù lù Trung Quốc, P. alkekengi, chịu đựng được nhiệt độ rất
lạnh và sống được qua mùa đông.
Các
loài trong Chi thù lù có đặc trưng là quả khi chín có màu cam và tương tự về
kích thước, hình dạng và cấu trúc giống như quả nhãn lồng (chùm bao) với ruột
quả có nhiều ngăn rổng và một số loài có quả ruột đặt giống như quả cà chua, là
loại quả ăn được với tên gọi là quả anh đào đất (Groundcherry).
Các loài trong chi Thù lù quả
nằm một phần hay nằm gọn hoàn toàn trong một vỏ mỏng như bao giấy lớn có nguồn
gốc từ các đài hoa.
Kể từ khi người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chiếm Nam Mỹ làm thuộc địa, các
loài cây thù lù được giới thiệu và phát tán khắp các châu lục và chúng thích
nghi trở thành cây mọc hoang dại trên khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
trên khắp thế giới.
Ở Việt Nam không rõ các loài trong chi Thù lù xuất hiện từ lúc nào, nhưng đã từ lâu
nó đã trở thành những loài cây mọc hoang dại trên mọi miền
đất nước và được người dân dùng làm rau ăn và dùng làm thuốc trong dân gian để
chữa bệnh.
Về tên gọi cây thù lù trong dân gian có nhiều tên khác nhau,
có sự nhầm lẩn với nhau cần được phân biệt rạch ròi trong khoa học nhất là
trong các bài thuốc Đông y có tác dụng trị liệu một số bệnh.
Ở Việt Nam
có ba loài cây thù lù phổ biến là:
1-Cây thù lù cạnh hay tầm bóp (Physalis angulata)
2-Cây thù lù hay Thù lù nhỏ ( Physalis minima L.).
3-Cần phân biệt ba loài thù lù khác nhau ở Việt Nam
Ở Việt Nam
tên gọi Cây thù lù có nghĩa chung
chung, dể dẫn đến sự nhầm lẩn giữa các loài thù lù đã xuất hiện từ lâu. Sự nhầm
lẩn về tên gọi này có những hậu quả không tốt về mô tả, xác định loài và nhất
là trong các bài thuốc dân gian hay Đông y dùng để chữa bệnh.
Sau đây chúng ta cần phân biệt 3 loài thù lù có mặt ở Việt Nam :
1-Cây thù lù cạnh hay tầm bóp (Physalis angulata)
2-Cây thù lù hay Thù lù nhỏ ( Physalis minima L.).
(Sau này có thể có nhiều loài
khác được phát hiện hoặc du nhập).
3.1- Cây thù lù cạnh hay tầm bóp (Physalis angulata)
+Các tên gọi:
Trong ngôn ngữ dân
gian Việt Nam, quả tầm bóp có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy từng địa phương,
có thể kể đến các tên: thù lù cạnh, tầm bóp, thù lù, thù lù cái, lồng đèn, lù đù, thù đù, lồng đèn, bôm bốp, bùm bụp, lụp bụp, đùm
đụp, đồm độp, bù lột, tòm bóp...
Đặc điểm của quả loài cây này là
ruột có không gian rổng khi còn xanh và chín, khi bóp hay đập vở có tiếng nổ
“bốp”. Có lẽ tên gọi tầm bóp, bôm bốp, bùm bụp… phát xuất từ đặc điểm này.
+Mô tả:
Tầm bóp là cây thân thảo hằng niên, mọc hoang quanh năm.
-Thân: Thân cao 50 - 100 cm, phân nhiều cành. Đường kính thân tròn, 1-2 cm.
-Lá:
Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay không, dài 30 - 35mm, rộng 20 - 40mm;
cuống lá dài từ 15 - 30mm.
-Hoa:
Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Đài hình
chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thùy, tràng hoa màu vàng tươi hay
màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc hoa. Đài đồng trưởng bao
lấy quả nên có tên là quả lồng đèn.
-Quả:
Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với
quả, dài 3-4 cm, rộng 2 cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt
nhiều hình thận. Ruột quả có nhiều không gian rổng, khi bóp quả vỡ phát ra
tiếng “bộp”.
-Hạt:
Quả chứa nhiều hạt nhỏ nhỏ hình thận, hạt có ngoại nhũ khi chín ăn có vị chua,
ngọt.
Cây ra hoa kết quả quanh năm.
+Công dụng
a-Lá và đọt
non của cây tầm bóp được dùng làm rau
Ở
Việt Nam
cây tầm bóp mọc hoang dại và phát triển mạnh mẻ từ vùng đồng bằng ven biển cho
đến vùng rừng núi có độ cao đến 1500 m.
Dân gian Việt Nam đã sử dụng rau Tầm
bóp từ rất lâu và ở các vùng quê không ai không biết đến rau Tầm bóp, trước đây
khi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn vào những thời kỳ giáp hạt, rau Tầm bóp được
sử dụng như một loại rau “cứu đói”.
Thực tế cho thấy cây mọc ở vùng có độ
cao so với mặt nước biển ăn bùi và thơm hơn cây mọc ở vùng đồng bằng, đặc biệt
là khi cần làm thuốc người ta thường tìm đến cây rau Tầm Bóp của các vùng núi
cao.
Rau Tầm bóp có thể chế biến thành nhiều
món ăn như nấu canh với ngao, cua, tôm hoặc ăn lẩu, luộc xào.. đều
rất ngon.
b-Các bộ phận của
cây tầm bóp được dùng làm thuốc
+Theo Đông y:
Trong dân
gian và Đông y có nhiều kinh nghiệm dùng các bộ phận của cây tầm bóp để chữa
một số bệnh.
+Ở Việt Nam:
-Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Physalis Angulatae.
-Nơi sống và thu hái: Ở Việt Nam cây tầm bóp mọc hoang ở khắp nơi trên các
bờ ruộng, bãi cỏ, đường làng, đất hoang, ven rừng từ vùng thấp đến độ cao
1500m. Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
-Tính vị, tác dụng:
Toàn cây có vị đắng, tính mát, không
độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.
Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng
thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.
-Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng
đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc. Dùng 20-40g khô sắc uống.
Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau
bìu dái. Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc
nấu nước rửa.
Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm
nhiệt sinh ho, thủy thũng và đắp ngoài chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn,
chu sa dùng ăn chữa được chứng đái đường.
Nguồn: thaythuoccuaban.com
Lưu ý! Cây tầm bóp đôi khi
được gọi là cây thù lù là một sự lầm lẩn đáng tiếc.
Nên gọi là cây Tầm bóp hay cây Thù lù cạnh mới đúng nghĩa
thật của nó, đặc điểm cần phân biệt là cây Tầm bóp có ruột rổng và khi đập có
tiếng nổ ‘bốp”. Khác với các loại cây thù lù khác có ruột đặc.
3.2-Cây Thù lù hay
Thù lù nhỏ ( Physalis minima L.).
+Các tên gọi: Thù lù, thù lù nhỏ, thù lù đực, thù lù ta.
+Mô tả: Cây thảo hằng năm, mọc hoang hoặc được trồng.
-Thân: Thân cao đến 40cm, các bộ phận thân, cuống lá, cuống hoa có
lông đầu phù; thân già rỗng.
-Lá: Lá có phiến
dài 2-9cm, rộng 1-6cm, mép thường có răng thưa to, có lông mịn, gân phụ 4-5
cặp, cuống 1-6cm.
-Hoa: Hoa vàng
vàng, tràng nhỏ, có đốm nâu, nhị vàng.
-Quả: Quả mọng
tròn, to 12-14mm, trong đài đồng trưởng mỏng, nhọn nhọn, dài đến 3cm.
-Hạt: Hạt nhỏ
hình đĩa; màu vàng.
Cây ra hoa tháng 6, có quả tháng 7.
+Công dụng:
Lá có lông và vị đắng nên không được dùng làm rau.
Quả chín có vị chua, ngọt, dùng để ăn chơi.
Chủ yếu được dùng làm thuốc
-Bộ phận dùng: Toàn cây, quả - Herba et Fructus Physalis Minimae.
-Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở nhiều nước châu Á. Ở nước ta, cây mọc trên
đất hoang và ở ruộng nhiều nơi ở miền Bắc. Thu hái toàn cây vào tháng 6-7, rửa
sạch dùng tươi hay phơi khô.
-Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thẩm thấp, sát
trùng. Quả có tác dụng bổ, lợi tiểu, khai vị. Cả cây bỏ rễ có tác dụng hạ
nhiệt, long đờm, giải độc, tiêu thũng.
-Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, quả được dùng cho ngựa và trị
bệnh lậu. Dịch lá lẫn với nước và dầu mù tạc được dùng làm thuốc trị đau mắt.
Ở Hải Nam
(Trung Quốc), cả cây bỏ rễ dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm,
nhọt vú, đinh nhọt, đau bìu dái. Nói chung, ở Trung Quốc, cây và quả được dùng
trị hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, hen suyễn mạn tính, chứng cam, tràng nhạc,
bệnh mụn và thấp sang. Liều dùng 20-30g, sắc uống; dùng ngoài tán bột rắc.
Nguồn: Đại học Huế
3.3-Cây Thù lù lông hay Thù lù tây ( Physalis peruviana.).
+Các tên gọi: Thù lù, thù lù lông, thù
lù tây, thù lù Peru ,
cây
lồng đèn.
+Mô tả: Cây thảo hằng năm, chủ yếu được trồng.
-Thân: Thân cao
đến 1m, phủ đầy lông, phân nhánh nhiều, các
cành non mọc đứng.
-Lá: Lá có phiến
xoan tam giác, gốc hơi hình tim, đầu nhọn, mép nguyên hay có thùy cạn, dài
3,5-10cm, rộng 2-5cm, có lông mềm.
-Hoa: Hoa mọc đơn
độc ở nách lá, hoa màu vàng, gốc tím; đài cao 5mm, có lông, tràng hình chuông,
cao 1,2 cm, bao phấn tím.
-Quả: Quả mọng,
hình cầu, màu vàng, to 1,5cm, mang đài tồn tại to, mỏng có lông, dài 3cm.
-Hạt: Hạt nhỏ
hình đĩa; màu vàng.
Loại cây này có ở Việt Nam, được xem là cây thuốc quý, nhưng
giống đã cũ, không được to và ngon như các giống đã được tuyển chọn ở Nam Mỹ.
+Công dụng:
-Lá có vị hơi đắng và có lông nên không được dùng làm rau (mặc
dù lá ăn được).
-Quả đặc ruột và
có vị chua ngọt dùng để ăn chơi. Hiện nay loại quả này được các nước ở nam Mỹ
xuất khẩu sang Bắc Mỹ và Châu Âu như một loại trái cây sạch và bổ dưỡng.
-Các bộ phận của
cây chủ yếu được dùng làm thuốc.
Bộ phận dùng: Toàn cây và quả
- Herba et Fructus Physalis
Peruvianae.
Nơi sống và thu hái: Loài của nhiệt đới Nam Mỹ, được nhập trồng ở vùng cao để lấy
quả ăn. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Cây có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt
giải độc, lợi niệu tiêu thũng. Quả có vị chua, tính bình; có tác dụng thanh
nhiệt lợi tiểu. Rễ làm co rút tử cung.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cũng như Thù lù hay Lu lu cái, cây dùng chữa sốt, ho sưng
họng, phiền nhiệt, nôn nấc. Liều dùng 20-40g, sắc uống. Dùng ngoài chữa mụn lở,
lấy 40-80g cây tươi, giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì đắp, xoa; cũng có thể
dùng cây nấu nước tắm rửa. Quả được dùng cho trẻ em nóng âm, gầy khô và cho phụ
nữ sinh đẻ khó.
Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng trị bệnh giun và đau ruột; cây
dùng làm thuốc lợi tiểu.
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị bệnh mụn, bệnh lỵ amip, bạch
hầu, bệnh quai bị và viêm tinh hoàn. Quả được dùng trị ho nóng nuốt đau.
Đơn thuốc: (Ở Trung Quốc):
1. Sưng ngón tay, ngón chân: Quả thù lù lông tuỳ lượng, giã
nhỏ đắp vào chỗ đau.
2. Bênh quai bị: Thù lù lông tươi 100g, lá Đại thanh (Đắng
cay) 30g. Đường phèn vừa đủ sắc nước. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Nguồn: Đại học Huế
4-Một số loài cây khác có tên là Cây thù lù
Bên cạnh ba loài cây trong họ thù lù nêu trên có tên là cây
thù lù, còn có vài loài khác cũng có tên là cây thù lù như:
1-Cây lồng đèn
Trung Quốc (Physalis alkekengi ).
-Tên gọi khác:
Thù lù Trung Quốc, Anh đào mùa đông.
-Mô tả: Cây giống
như cây tầm bóp, hoa màu trắng, vỏ quả (lá đài bọc quả) có màu hồng, quả có màu
cam, quả đặc ăn được.
-Công dụng: Dùng
làm cây cảnh, quả để ăn, toàn cây dùng làm thuốc.
2-Cây Lu lu đực (Solanum nigrum L.)
Thuộc họ Cà (Solanaceae).
-Tên gọi khác: Thù lù đực, cây nút áo.
-Mô tả: Cỏ thảo hằng năm, nhẵn hay hơi có lông, cao 50-80cm, có
nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm nhẵn, dài 4-15cm, rộng 2-3cm. Hoa nhỏ, màu
trắng, mọc thánh tán nhỏ có cuống ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5-8mm, lúc
đầu mùa lục, sau vàng và khi chín có màu đen tím. hạt dẹt, hình thận, nhẵn,
đường kính chừng 1mm. Toàn cây vò hơi có mùi hôi.
Cây lu lu đực mọc hoang ở
khắp nơi: Vườn, rộng, hai bên đường khắp nước ta. Còn mọc cả ở các nước khác
Châu Âu (Pháp, Ý), Châu Á (Trung Quốc…).
-Công dụng:
Toàn cây có chất độc
nhưng nhiều nơi vẫn nấu chín ngọn non ăn như rau (châu Phi, châu Âu, Ấn Độ,
Malaixia một một vài nơi ở nước ta).
Cây chủ yếu được dùng làm
thuốc.
5-Kết luận
2-Cây thù lù hay Thù lù nhỏ ( Physalis minima L.).
Là những cây rau và cây dược liệu quý của Việt Nam
cần được bảo tồn và khai thác.
Cây thù lù nhỏ (Physalis
minima L.). mọc hoang hoặc được trồng dùng để ăn quả và làm thuốc.
Cây thù lù lông (Physalis peruviana)
là cây dùng làm rau và đặc biệt là cây ăn quả bổ dưỡng mới phát hiện của thời
đại, loài cây này thích nghi trên vùng cao, nên có kế hoạch tuyên truyền, phát
triển và nhập giống mới từ Nam Mỹ (hoặc Châu Phi) để tăng thu nhập cho dân miền
núi nhằm xóa đói giảm nghèo.
Đây
là những loài cây cung cấp rau và quả sạch đáng được chú ý.
Ở
nông thôn nên khai thác nguồn rau sạch này bằng cách thu hái rau rừng có sẳn.
Trồng và phát triển như loại cây trồng mới, cần có mạng lưới tiêu thụ đến thành
thị.
Ở
thành thị nên tìm mua các loài rau rừng này ở dạng rau sạch do ngày càng có
nhiều công ty chuyên sản xuất rau rừng để bán ở các siêu thị.
Cần
nhập những giống mới được chọn lọc thay cho các giống củ đã thoái hóa qua hàng
trăm năm tồn tại.
Thiết
nghĩ các cơ quan khoa học và y tế nên có những nghiên cứu, tuyên truyền và vận
động nhân dân trong cả nước lưu ý phát triển và sử dụng các loại Cây thù lù nói trên để làm phong
phú thên nguồn rau sạch và quả sạch vì sức khỏe của cộng đồng người Việt Nam
trong tương lai.
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
Xem Video:
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét