Những cây ổi kỳ lạ

Cây ổi biết cười

Lam Kinh có “cây ổi cười”


Lam Kinh co “cay oi cuoi”
(NLĐO)- Bạn có bao giờ nghe nói một cây ổi biết cười chưa? Nếu chưa nghe và chưa tin, bạn hãy đến Di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Ở đây có một cây ổi mà chỉ cầm chạm rất khẽ vào thân cây thì toàn bộ cành lá của nó rung lên như đang cười nắc nẻ.





         Đến Thanh Hóa chắc ai cũng một lần tới thăm Lam Kinh, còn gọi là Tây Kinh, do vua Lê Thái Tổ xây dựng sau khi khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.
       Ở đây, ngoài việc viếng thăm lăng tẩm của vua Lê Thái Tổ, bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi biên soạn hay cây đa cổ thụ ngàn năm, ngôi giếng cổ, đôi rồng đá, bạn đừng quên “sờ” thử một lần "cây ổi cười" trong lăng mộ của vua.
       Bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi biên soạn
       Giếng cổ Lam Sơn
       Cây đa cổ thụ trong khu di tích Lam Kinh
       Cây ổi này trông không khác gì một cây ổi bình thường, cành khẳng khiu, có vẻ rất già cỗi và nằm một góc lặng lẽ trong khu lăng mộ.
      Điều đặc biệt là chỉ cần bạn dùng móng tay cào nhẹ vào bất cứ điểm nào trên thân cây từ gốc đến ngọn là lập tức toàn bộ cành lá của nó rung lên như đang cười.
      Trạng thái “cười” của cây ổi này không phải do có gió thổi hay bị tác động như rung, lắc. Chính vì vậy mà người ta liên tưởng rằng cây ổi đang cười và chỉ cười khi bị “thọc lét”.
       Cây ổi cười nằm lặng lẽ trong một góc của lăng vua Lê Thái Tổ
       Chỉ cần cào thật khẽ vào thân thì toàn bộ cành lá của cây ổi rung lên như đang cười nắc nẻ
       Nghe nói, đã có nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu để tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Theo baomoi.com: http://www.baomoi.com/Lam-Kinh-co-cay-oi-cuoi/137/5456816.epi

Xem video: Cây ổi biết cười



Cây ổi kỳ diệu
        Cách nay 42 năm, một cô bé 2 tuổi chết vì tiêm nhầm thuốc. Một năm sau trên mộ của cô mọc lên một cây ổi.
        Cây ổi có nhiều điểm đặc biệt:
        -Không cao được mà mọc uốn ngang.
        -Cành ổi mọc ra mà gặp tán cây thì tự gập lại.
        -Quả chín vàng, ruột vàng rất thơm ngon.
        -Đã có đại gia trả 1,2 tỷ đồng mà chủ nhà không bán
        " Mười tỷ em cũng không bán đâu!" Lời gia chủ.
         Theo trang web: vietdethuong : http://vietdethuong.com/viewtopic.php?f=66&t=51917

Xem video: Cây ổi kỳ diệu

Củ riềng


CỦ RIỀNG

Cây riềng

Củ riềng
-Tên gọi khác: Riềng thuốc, Lương khương (vị thuốc). Cao Lương Khương.
-Tên tiếng Anh: Lesser Galangal
-Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance.
-Tên đồng nghĩa: A. graminifolia; Languas officinarum  (Hance) P.H.Hô;
-Các loài tương cận:
Alpinia caerulea - Riềng Australia
Alpinia galanga - Riềng nếp, riềng ấm
Alpinia mutica - Riềng lá hẹp
Alpinia purpurata - Riềng đỏ, riềng tía
Alpinia zerumbet - Riềng ấm, riềng đẹp, sẹ nước, gừng ấm
Alpinia zingiberina- Riềng Thái

Phân loại khoa học (Scientific classification)


Bộ (ordo):
Gừng (Zingiberales)
Họ (familia):
Gừng (Zingiberaceae)
Phân họ (subfamilia):
Riềng (Alpinioideae)
Tông (tribus):
Riềng (Alpinieae)
Chi (genus):
Riềng (Alpinia)
Loài (species):
Riềng : Alpinia  officinarum

Chi Riềng (Alpinia) là một chi thực vật lớn, chứa trên 230 loài thuộc họ Gừng  (Zingiberaceae).
Các phương pháp nghiên cứu dựa trên chuỗi ADN đã chỉ ra rằng các loài trong chi này phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Nó tương ứng với cả sáu nhánh được phân bổ trong tông Riềng (Alpinieae), và nó không phù hợp với phân loại của Smith (1990) về chi này.
Chi Riềng được đặt tên cho Prospero Alpini, một nhà thực vật học người Ý thế kỷ 17 là người chuyên về thực vật kỳ lạ. Từ "riềng" (Lương Khương) xuất phát từ hình thức tiếng Ả Rập của một từ Trung Quốc cho cây Họ gừng, "Liang-Tiang" (Lương Khương).
Cây riềng (Alpinia officinarum) là một loài thực vật thuộc Chi riềng ((Alpinia) trong họ gừng, được xem là có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Phân bố

Các loài trong chi Riềng có mặt tại các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á trên các đảo Thái Bình Dương, và được dùng phần lớn như là cây gia vị, cây thuốc và cây cảnh do những bông hoa sặc sỡ của chúng.
Cây riềng (Alpinia officinarum) có nguồn gốc ở Trung Quốc, nơi mà tên của nó xuất phát. Cây riềng phát triển chủ yếu trên bờ biển phía Đông Nam và ở Hải Nam Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc cây riềng còn thấy mọc hoang và được trồng ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ.
Kể từ thế kỷ thứ 17 cây riềng theo đường hàng hàng hải được giao thương trên khắp thế giới. Ấn Độ là nước xuất khẩu củ riềng lớn thứ hai trên thế giới sau Hồng Kông.
Ở Việt Nam cây riềng mọc hoang và được trồng phổ biến ở mọi miền đất nước. Không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được sử dụng làm thuốc.

Mô tả

Cây riềng thuộc loại cây thân thảo sống nhiều năm, thích nghi nơi bóng râm nhưng kỵ ngập nước
+Thân: Cây riềng có hai loại thân là thân rể và thân trên không:
-Thân rể: Thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ có phân nhánh, vỏ màu đỏ nâu, ruột màu vàng sáng. Được gọi là củ riềng. Củ riềng là bộ phận chủ yếu được dùng làm gia vị và làm thuốc. Củ riềng có tên là phong khương, cao lương khương, tiểu lương khương, có khá (Thái), kìm sung (Dao).
-Thân trên không: Thân cây là các lá phiến ôm sát nhau thành bẹ, giống như ở các loài chuối. Là những cành mọc từ thân rể có chiều cao 40 -110 cm, có thể đến 1,5 m. Trên thân có đốt mang lá, thân già có thể phát triển nhánh bên. Hoa mọc trên thân khí sinh, là đỉnh của phần thân thật đã phát triển từ thân rể.
+Rể: Có dạng rể chùm, mọc từ các đốt ở dưới gốc và từ thân rể.
+Lá: Lá không cuống, hình mũi mác hẹp, dài 20 - 30cm, rộng 1,2 - 2,5cm; hai đầu đều nhọn, bẹ lá dạng vẩy, lưỡi bẹ dạng vẩy nhọn.
+Hoa: Cụm hoa hình chùy, mọc ở ngọn, dài 6 - 10cm, có lông mềm. Cụm hoa mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một màu xanh, một màu trắng. Hoa mọc sít nhau, có lá bắc nhỏ.
Đài hoa hình ống, có lông, chia 3 răng ngắn.
Tràng có ống ngắn, có lông ở cả hai mặt, có 3 thùy tù, lõm, thùy lưng lớn hơn. Bao phấn hình chữ nhật. Cánh môi trắng có rạch màu đỏ rượu vang, hình trứng.
Nhị lép hình dùi ngắn và tù.
Bầu có lông, nhụy lép 2, hình bản dày, gần như vuông.
+Quả: Quả hình cầu, có lông, rộng 1cm, màu hồng.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi...
Củ riềng chứa hàm lượng lớn flavonol galangin là chất đã được chứng minh là ngăn cản quá trình phát triển của tế bào ung thư vú.

Công dụng

Ở Trung Quốc và  Đông Nam Á, củ và thân lá cây riềng được dùng làm gia vị và làm thuốc, bộ phận được dùng phổ biến nhất là phần thân rể được gọi là củ riềng, có thên vị thuốc là Lương Khương.
a-Các bộ phận cây riềng được dùng làm rau gia vị
+Củ riềng tươi thái mỏng dùng làm rau gia vị:
Về mặt ẩm thực, riềng luôn được nhắc tới với những món như: thịt dê nộm, thịt chó nhựa mận, chân giò nấu chuối xanh, cá kho đồng…
-Ở Việt Nam củ riềng tươi được thái mỏng làm rau gia vị ăn kèm với với thịt chó, thịt dê luộc hoặc nướng để làm tăng vị cay nồng và hương thơm, làm giảm mùi tanh của thịt, cá, mắm.
-Ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia củ riềng tươi thái lát cũng được dùng để ăn kèm với thịt nướng.
+Củ riềng tươi đâm nhuyễn dùng để ướp thịt, cá, mắm.
-Ở các nước Đông Nam Á dùng củ riềng tươi đâm nhuyễn để trộn vào nước chấm và mắm như ở Việt Nam pha củ riềng đâm nhuyễn vào tương, mắm đậu, mắm tôm. Ở Campuchia trộn cũ riềng đâm nhuyễn vào mắm bồ hóc.
-Ở Việt Nam củ riềng tươi đâm nhuyễn được ướp thịt để nướng. Sau đây là một số món ăn điển hình dùng củ riềng để ướp thịt:
1-Món thịt ba chỉ nướng riềng mẻ
Từng miếng thịt nướng thơm lừng, hòa quện với mùi riềng, mẻ, sả, mắm tôm, đúng là một món ăn đặc trưng của miền Bắc. Đây là món ăn đậm đà hương vị, ăn cơm rất hợp trong những ngày tiết trời se lạnh.
Nguyên liệu:
-0,5 kg thịt ba chỉ
-1/2 củ riềng
-3 muỗng cà phê cơm mẻ
-1/2 củ nghệ
-1 muỗng cà phê mắm tôm
-2 cây sả
-Đường: 1 muỗng cà phê
-Dầu ăn: 3 muỗng cà phê
-Hạt nêm 2 muỗng cà phê


Thịt heo ba chỉ nướng riềng, mẻ
Cách làm:
-Thịt rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
-Ướp thịt: Cho riềng, nghệ sau khi đã gọt vỏ giã nhuyễn, sả bằm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn, đường, nước mẻ đã lọc bỏ xác, mắm tôm và hạt nêm. Tất cả trộn đều, ướp 30 phút cho thấm.
-Quét 1 lớp dầu ăn còn lại vào khay nướng, xếp thịt vào khay, nướng ở nhiệt độ 250 độ C trong 25 phút, đến khi thịt chín vàng là được. (Nướng trên than hoa món thịt sẽ thơm hơn).
Món này có thể ăn với cơm hoặc bún rau sống, nước mắm chua ngọt đều được.
Nguồn: lamsao.com
2-Thịt heo ướp củ riềng luộc
Thịt heo ướp củ riềng là cách bảo quản thị được lâu và hương vị thêm ngon.

Thịt heo ướp củ riềng luộc
Cách làm
Thịt heo rửa sạch, để ráo nước. Củ riềng giã nhỏ cùng tỏi, sau đó cho thêm ít tiêu, muối vào. Tẩm thịt với các gia vị vừa chuẩn bị, càng nhiều riềng, thịt càng ngon. Thịt vừa tẩm gia vị xong, mùi thơm dậy lên, nghe bụng cồn cào.
Thịt ướp xong cho vào mo cau, quấn chặt lại treo trên giàn bếp, để cả tuần hơn ăn vẫn còn thơm ngon. Khi muốn ăn, lấy thịt đã ướp đem luộc chín. Thịt ướp riềng khi cắt lát có màu hồng tươi, trông rất bắt mắt.
Bánh tráng cuốn rau sống, kèm ít chuối chát (chuốt hột) và thịt heo ướp củ riềng thì còn gì bằng. Lát thịt đã qua ướp có vị vừa mặn vừa ngọt, lại thơm. Nước chấm kèm theo là chén nước mắm mặn với nhiều ớt hiểm.
Nguồn: Huỳnh Trần Thảo My
3-Cá cơm kho riềng
Món mặn với vị thơm của riềng, cay của ớt, từng con cá thấm gia vị, ăn vào ngày thời tiết se lạnh cùng cơm nóng ngon tuyệt.


Món cá cơm kho riềng
Nguyên liệu:
- 30 g cá cơm có thể dùng cá khô hay cá tươi
- 1 củ riềng
- Tỏi, ớt quả, ớt bột, đường nâu nước mắm, muối, hành khô.
Cách làm:
Bước 1:
- Rửa sạch cá với nước muối pha loãng, để lên rổ cho ráo nước, ướp cá với một thìa nhỏ muối trong vòng khoảng 1 tiếng.
- Nếu dùng cá cơm khô, bạn rửa qua nhiều lần nước cho sạch và bớt mặn, ngâm cá vào âu nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó vớt ra cho ráo nước.
Bước 2:
-Riềng cạo vỏ, giã mịn, một nửa riềng bạn vắt lấy nước cốt, một nửa còn lại bạn dùng để kho với cá.
Bước 3:
-Tiếp theo cho cá vào nồi đất, thêm riềng, nước cốt riềng, hai thìa canh nước mắm, hai thìa canh đường nâu, một thìa nhỏ muối, ớt bột và ớt quả, hành khô thái nhỏ vào đảo cùng, ướp khoảng 1-2 tiếng.
Bước 4:
Sau đó đặt nồi lên bếp, thỉnh thoảng dùng đũa đảo nhẹ tay, đun lửa nhỏ đến khi cá thấm gia vị, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Tắt bếp, múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.
Nguồn: Cún Khang

Món cá chép kho riềng
b-Các công dụng gia vị khác của củ riềng
-Ở Miền Bắc Việt Nam, các cụ bà có kinh nghiệm thêm bột củ riềng xay vào nồi bánh chưng khi nấu gần chín, có củ riềng làm cho bánh chín vẩn giũ được màu lá còn xanh. Đúng là mẹo hay chỉ có dân “lành nghề” mới biết được.
-Ở làng Vũ Đại xã Hòa Hậu thuộc huyện Lý Nhân, Hà Nam người dân nơi đây có thông lệ kho cá mè với nhiều muối và riềng, sau đó um trong trấu cả ngày cho đến khi nồi cá cạn dần và chín nhừ hẳn để có thể ăn cả xương. Một miếng cá một miếng riềng càng tăng thêm hương vị đậm đà của nồi cá kho trong mấy ngày Tết.
-Một số món ăn của người miền Trung như tôm chua, tré… thường không thể thiếu những cọng riềng được cắt chỉ một cách khéo léo lẫn trong màu nước tôm đỏ rực hay những cái tré béo ngậy thịt đầu heo. Một chủ hàng người Huế chuyên cung cấp tôm chua, tré cho biết, thêm gừng vào món ăn không chỉ giữ nguyên hương vị món ăn, mà còn giúp ăn nhiều mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đúng là sự kết hợp “hai trong một” thật tuyệt vời.
-Từ thế kỷ thứ 17 người Châu Âu bắt đầu biết dùng bột củ riềng khô làm gia vị được nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc và Java. Tuy nhiên loại gia vị này về sau bị cạnh tranh bởi hạt điều nhuộm, bột nghệ nên bị giảm dần. Hiện nay chỉ còn một số nước Đông Âu sử dụng như ở Nga dùng bột riềng để tạo hương vị dấm và ở Nastoika dùng bột riềng để chế rượu mùi. Nó vẫn được sử dụng như gia vị và làm thuốc tại Litva và Estonia.
-Ở Ấn Độ bột củ riềng khô nghiền được sử dụng trong các món cà ri, đồ uống, và thạch. Đồng thời tinh dầu củ riềng cũng được sử dụng trong công nghệ nước hoa, và hương ướp trong trà ở Tartar.
-Do xuất xứ từ châu Á, nên các nước láng giềng với Việt Nam như Thái Lan, Indonesia… riềng cũng là sự chọn lựa thích hợp trong ẩm thực.
Người Thái có món xúp Tom Yum và Tom Kha Gai thơm ngậy hương riềng, người Indonesia với món Soto có riềng cũng rất đặc trưng.
So với các loại cây gia vị khác, cây riềng tuy xuất hiện khá khiêm nhường trong các món ăn nhưng khi nếm thử qua những món ăn có riềng sẽ khó quên được mùi hương hấp dẫn của nó.
b-Các bộ phận cây riềng dùng làm thuốc
+Theo đông y
Xưa nay, củ riềng vẫn được biết đến là một loại gia vị sử dụng trong nấu ăn còn tác dụng chữa bệnh thì không phải ai cũng biết.
Trong Đông y, Riềng có tên là Phong khương, Cao lương khương, Tiểu lương khương, Có khá (Thái), Kìm sung (Dao).
Cái tên Cao Lương Khương có nghĩa là Gừng (Khương) mọc ở đất Cao Lương (Trung Quốc) mà thành tên.
Theo Đông y, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, hắc lào, lang ben…
Riềng là loại thuốc sát trùng rất tốt giúp vết thương màu lành mà ít dể lại sẹo. Riềng cũng giúp giảm đau các khớp và cơ bắp. Những người mắc các bệnh về dạ dày sử dụng riềng trong chế độ ăn sẽ cải thiện phần nào tình trạng của bệnh. Ngoài ra, nó cũng trị được các chứng buồn nôn, đầy hơi hay thấp khớp dạng thấp. Do đặc tính kháng khuẩn tốt nên riềng luôn là vị thuốc bổ tốt cho sức khỏe , giúp ngăn ngừa các loại bệnh tật. Tuy nhiên với những người mặc bệnh về đường tiêu  hóa và những phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên sử dụng thường xuyên riềng vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ, có hại cho cơ thể.
+Theo Tây y:
Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi...
Củ riềng thường được dùng để điều chế thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, đau bụng đi lỏng, nôn mửa, ợ hơi, đau dạ dày, cảm sốt, sốt rét, có thể nhai dập chữa đau răng. Riềng bánh tẻ ngậm chữa viêm thanh quản (khàn tiếng) rất tốt.
Củ riềng có tác dụng gây giãn mạch trên mạch máu cô lập và chống co thắt cơ trên ruột, có thể làm lành các vết loét, thay đổi một số thành phần trong thải lọc máu.
Củ riềng chứa hàm lượng lớn flavonol galangin là chất đã được chứng minh là ngăn cản quá trình phát triển của tế bào ung thư vú.
Chất Alpinia officinarum trong củ riềng chứa nồng độ cao của hợp chất galangin flavonol, đã được chứng minh để làm chậm hoặc chặn sự gia tăng tế bào khối u ung thư vú, đang được các nước phương tây áp dụng để điều chế thuốc trị ung thư.

Các bài thuốc từ cây riềng

1-Chữa đau bụng do lạnh: Củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội.
Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 - 4 ngày. (Theo BS Hoàng Sơn).
2-Chữa phong thấp: Củ riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 - 7 ngày. (Theo BS Hoàng Sơn).
3-Chữa sốt rét: bột củ riềng 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 15 viên trước khi lên cơn.
Hoặc riềng tẩm dầu vừng sao 40g, gừng khô nướng 35g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 15 - 20 viên. (Theo BS Hoàng Sơn).
4-Trị chứng đầy bụng, khó tiêu: Củ riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2 - 3 lần. (Theo BS Hoàng Sơn).
5- Chữa đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày. (Theo BS Hoàng Sơn).
6- Chữa hắc lào: Củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2 - 3 lần. (Theo BS Hoàng Sơn).
7- Chữa lang ben: Củ riềng 100g, lá và củ chút chít 100g, chanh một quả, hai thứ giã nát rồi vắt nước chanh, đun nóng. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, ngày bôi 2 lần. Dùng trong 5 - 7 ngày. (Theo BS Hoàng Sơn).
8-Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. (Theo BS Hoàng Sơn).
9-Chữa ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: hạt riềng tán nhỏ, uống 6 - 10g. (Theo BS Hoàng Sơn).
10-Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng sôi bụng, đại tiện phẩn lỏng: Củ riềng 12g, bạch truật 12g, lá lốt 16g, lá ổi 16g, sinh khương 6g. Cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát. Chia uống làm 2 - 3 lần trong ngày. (Theo BS Hoàng Sơn).
11-Chữa tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn bọt, quấy khóc ở trẻ em: hoài sơn 10g, liên nhục 10g, củ riềng 6g, bạch truật 10g, biển đậu 10g, hậu phác 4g, trần bì 6g, sinh khương 4g. Cho các vị vào ấm đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày. (Theo BS Hoàng Sơn).
12-Chữa ngộ độc thức ăn, đau bụng, nôn mửa: (có những trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo đại tiện lỏng, cơ thể có biểu hiện mất nước, rối loại điện giải, mạch nhanh, huyết áp dưới mức bình thường): Củ riềng 16g, hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chích thảo 10g, bán hạ chế 8g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần). (Theo BS Hoàng Sơn).
13-Chữa chứng “Ngũ Canh tả” (cứ khoảng 5 giờ sáng là cần đi ngoài, khi muốn đi thì phải đi ngay, không ngừng lại được, phân lỏng, cơ thể yếu mệt, bụng lạnh, chân tay lạnh):  Nguyên nhân do tỳ thận dương hư.
Dùng bài thuốc: củ riềng phơi khô 16g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, cố chỉ 10g, đỗ trọng (sao muối) 12g, khởi tử 10g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hậu phác 12g, bán hạ chế 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g, quế 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, 10 - 12 ngày là một liệu trình. (Theo BS Hoàng Sơn).
14-Bài thuốc xoa bóp: Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm.
Sau 10 ngày là có thể dùng được. Lấy bông tẩm vào thuốc, xoa vào chỗ đau, kết hợp day, bấm nhẹ. Dùng trong những trường hợp đau xương đau mình trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp, thần kinh tọa, đau nhức cục bộ…(Theo BS Hoàng Sơn).
15-Các bài thuốc trị đau dạ dày bằng củ riềng:
-Đau dạ dày do hư hàn: Triệu chứng là đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói thì đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng. Dùng tâm hợp thang gồm: Cao lương khương, hương phụ mỗi vị 6-10 g; bách hợp, đan sâm mỗi vị 30 g; ô dược 9-12 g; đinh hương 6-9 g; sa nhân 3-6 g. Sắc uống. (Theo SK&ĐS).
-Đau dạ dày cấp: Bệnh nhân đau đớn khó chịu, nôn oẹ, ăn uống kém. Dùng các vị sau: cao lương khương (chế với đại hoàng), thanh bì, trần bì, mộc hương, thạch xương bồ mỗi vị 6 g; đinh hương 4 g; sơn tra 15 g. Sắc uống ngày một thang. (Theo SK&ĐS)
-Chữa đau dạ dày: Đau dữ dội, trằn trọc không yên, chân tay lạnh, môi tái, bụng trướng. Dùng thang gia vị thược dược cam thảo: Bạch thược sao 30 g, cam thảo chích 10 g, cao lương khương 10 g, tô mộc 10 g, bạch chỉ 15 g. Tán bột, uống với nước lã đun sôi, hoặc sắc uống ngày một thang. (Theo SK&ĐS).
Tài liệu cần đọc thêm
Tài liệu tham khảo
                                                                     Kỹ sư Hồ Đình Hải

Xem video: Công dụng của củ riềng




Rau tập tàng


RAU TẬP TÀNG

Rau tập tàng Nam Bộ

Canh rau tập tàng

Khái niệm và định nghĩa

Rau tập tàng: Là tên gọi bình dân để chỉ hổn hợp của nhiều loại rau được thu hái trong tự nhiên được dùng để ăn sống (rau tập tàng sống) hay luộc (rau tập tàng luộc tập), xào (rau tập tàng xào), nấu canh (canh rau tập tàng)…
Đặc trưng của rau “tập tàng” là:
-Gồm nhiều loại rau được dùng chung trong một món ăn.
-Được thu hái từ nguồn rau hoang dại hoặc được trồng quanh nhà.
Về nguồn gốc từ ngữ có nhiều cách giải thích:
1-Theo Tiến sĩ Trần văn Chi, một chuyên gia về cây rau làm thuốc (tranvanchi@earthlink.net) giải thích:
Chữ "Tập" nghĩa là  thâu họp lại, "Tàng" là cỏ hoang dại nhưng  không độc và ăn được. Hái đủ thứ rau cỏ miễn nó không có độc, nấu nồi canh rau đủ thứ có  thứ không biết tên bèn kêu là "canh  rau tập tàng".
Tiến sĩ Trần văn Chi cho biết thêm:
“Người Lục Tỉnh xưa (Nam Bộ), do thổ ngơi sông nước, nắng ấm, nước ngọt quanh năm nên sân sau sân trước có nhiều cây cối mọc tự nhiên, lâu ngày mà  thành vườn gồm đủ loại cây, đủ loại rau cỏ xanh tốt quanh năm.
Và  do vậy ở Lục Tỉnh phát sanh ra  cái triết lý ăn uống tự nhiên "có gì ăn nấy", mà  kỳ thú, mà ngon, mà bổ, lại dễ tìm, dễ nấu.
Có một dạo ở quê Lục Tỉnh nghe mấy bà già xưa gọi đó là  "canh rau đủ thứ", để chỉ  canh rau tập tàng. Và tên tập tàng phải chăng là chữ nghĩa của người thị dân, của nhà văn, nhà báo sau nầy(?)”.
2-Lý giải của người dân Nam Bộ: Các cụ già Nam Bộ lý giải nguồn gốc củ Từ “Rau tập tàng” là do biến nghĩa của từ “Rau tạp tàng”. Là những loài rau dại (tạp) mọc trong tự nhiên quanh vườn, trong rừng và ngoài đồng. Được người dân bảo quản, dự trữ (tàng) theo quan niệm “ăn cây nào, rào cây nấy”. Bảo quản cho mọi người cùng ăn, chỉ phá bỏ khi thật cần thiết.
3-Lý giải của các nhà Nho: Có người cao tuổi biết chữ Hán Nôm cho rằng tên gọi “rau tập tàng” là do người Việt ở Nam Bộ đọc trại âm của cụm từ “rau thập toàn”. Chỉ nhiều loại rau an toàn (không độc), vừa có tác dụng dinh dưỡng vừa là những bài thuốc quý: “thập toàn”.
4-Theo từ điển Việt – Pháp: từ “tập tàng” dịch sang tiếng Pháp là:
“Disparate et de basse qualité” (Khác nhau và chất lượng thấp)
5-Theo từ điển Việt-Việt: từ “tập tàng” được định nghĩa là:
(rau tập tàng) lẫn lộn nhiều loại, thường là những loại mọc dại, dễ kiếm.
(đồ tập tàng) lẫn lộn nhiều loại linh tinh.
6-Hiện nay: cụm từ “rau tập tàng” không những để chỉ các loại rau hoang dại ở miền quê và còn là một “mốt” mới để chỉ rau sạch “được quảng cáo có nguồn gốc từ thiên nhiên” trong các nhà hàng sang trọng.

Các món ăn từ rau “tập tàng”

1-Rau tập tàng ăn sống
Là những loại rau dại mọc tự nhiên hoặc những loài rau trồng chăm sóc đơn giản có thể dùng ăn sống trực tiếp hay chế biến đơn giản như:
-Rau ăn lá: Lá cách, lá vong, lá chùm ruột, rau muống, rau ngỗ, rau càng cua, lá sen, rau má, cải, lá quế, lá hẹ, rau ngò, rau om, lá cóc, lá ổi, hẹ nước, lộc vừng, lá đọt mọt, lá đọt sộp, lá me, lá mơ, lá lốp, lá nghệ…
-Rau ăn bẹ và đọt non: Bông súng, ngó sen, kèo nèo, rau mát, bồn bồn, bồng bồng, rau chốc, rau dừa, rau nhút…
-Rau ăn hoa: Bông điên điển, bông so đủa, hoa thiên lý, hoa lục bình…
-Rau ăn củ: Củ cải, củ đậu (sắn), hành, tỏi, kiệu, gừng, nghệ, riềng…
-Rau ăn quả: Dưa, khế, cóc, ổi, me, chùm ruột, bần chua, bần ổi, ớt, cà…
2-Rau tập tàng luộc
Rau luộc là cách chế biến đơn giản và nhanh nhất. Các loại rau ăn sống được đều có thể dùng để luộc cùng lúc với nhiều loại.
Ngoài các loại rau nêu trên, có những loài cần thiết phải luộc mới ăn được như: rau mồng tơi, rau ngót, rau trai, đậu bắp, lá nhàu, đọt bầu, đọt bí, đọt dưa, móp gai…
3-Rau tập tàng xào
Thường là những loại rau có giá trị cao, được xào với các món ăn từ thịt, trứng, tôm, tép, hào, vẹm, mực…như: Hành, củ hành, kiệu, hẹ, rau om, rau ngỗ, rau muống, rau má, lá cách, lá nhàu, bông điên điển, bông so đủa, hoa thiên lý, bông bầu, bông bí…
4-Rau tập tàng nấu canh
Trong dân gian, nguồn gốc canh rau tạp tàng là đơn giản, chủ yếu là nấu chay với nhiều loại rau. Thỉnh thoảng được nấu với cá đồng, cua đồng, tôm, tép, cá xay, cá bầm…
5-Rau tập tàng nhúng lẫu
Ngày nay do nguồn thực phẩm phong phú, ít ai ăn canh rau tập tàn như người xưa, nồi canh rau tập tàng ngày nay có nhiều thịt cá, hải sản, thịt đặc sản.
Trong nhiều năm gần đây món lẫu trở thành phổ biến trong đám tiệc gia đình và trong quán nhậu, nhà hàng.
Rau nấu hoặc nhúng lẫu thường là các loại rau cao cấp như các loại nấm, hoa thiên lý, bông cải…đã trở nên nhàm chán.
Mốt mới trở về thời thượng là dùng rau tập tàng để nhúng lẫu, do đó rau tập tàng trở nên có giá ở các quán nhậu, quán ăn, nhà hàng…

Lẫu rau tập tàng

Cần có cách nhìn mới về rau tập tàng

Nguồn gốc của rau tập tàng là rau dại mọc trong tự nhiên, nhiều loài rau dại ngày nay được thuần hóa để trồng như rau muống, rau ngỗ, rau má, sen, bông súng, rau dền, cải, cà…thập chí cả lá mơ, lá lốp…
Trong thực tế không còn ranh giới giởi rau trồng và rau dại. Vì rau dại không còn đất sống nên không thể thu hái trong tự nhiên. Do đó cần có chương trình phục hóa và bảo tồn rau rừng, trồng rau rừng hay rau dại dưới dạng rau hữu cơ để cung cấp nguồn rau sạch cho nhu cầu lâu dài.
Hiện nay với nhu cầu “chơi cây cảnh” và nhu cầu ăn “rau rừng”, “rau tập tàng” nên nhiều loài rau rừng bị “săn lùng” có thể dẫn đến nguy cơ tiệt chủng.
Nhiều loài cây hoang dại như lộc vừng, cây sộp, cây bứa, cây đọt mọt, cây dành dành, cây cơm nguội trước đây rất phổ biến ở ĐBSCL nhưng ngày nay chúng bị săn lùng và bị đào, bứng và còn mật số trong tự nhiên rất thấp, có vài loài đang dần dần tiệt chủng.

Mô hình trồng cây lá giang của ông Nguyễn văn Vạn
Xã Tân Vĩnh Hiệp - huyện Tân Uyên -Tỉnh Bình Dương
Tài liệu tham khảo
                                                            Kỹ sư Hồ Đình Hải

Xem video: Rau tập tàng



Xem video: Rau dại vùng quê Nam Bộ



Xem video: Rau rừng vùng Tây Bắc




Xem video: Rau rừng chiến khu D