QUẢ GẤC
Dây gấc
Quả gấc
Thịt quả gấc
Hạt quả gấc
-Tên gọi khác: Mộc miết thảo.
-Tên tiếng Anh: Gac (từ tên Gấc của Việt Nam ).
-Tên đồng nghĩa: Muricia cochinchinensis, Muricia mixta.
-Loài tương cận: Mướp đắng/Khổ qua (Momordica
charantia)
Phân loại khoa học
Giới (regnum):
|
Thực vật (Plantae)
|
Ngành (phylum):
|
Thực vật có hoa (Angiospermae)
|
Lớp (class):
|
Hai lá mầm thực (Eudicots)
|
Nhánh (subclass):
|
Hoa hồng (Rosids)
|
Bộ (ordo):
|
Bầu bí (Cucurbitales)
|
Họ (familia):
|
Bầu bí (Cucurbitaceae)
|
Chi (genus):
|
Mướp đắng (Momordica)
|
Loài (species):
|
Momordica cochinchinensis
|
Phân bố
Chi Mướp đắng (Momordica) là một Chi của
khoảng 80 loài cây thân thảo dạng dây leo sống một
năm hay lâu năm, thuộc về Họ Bầu bí (Cucurbitaceae), có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Phi và miền Nam Châu Á.
Một số loài trong Chi Momordica được trồng để làm cây cảnh hay lấy quả có nhiều cùi thịt, quả có
dạng hoặc là tròn, thuôn dài hay hình trụ, có màu từ da cam tới đỏ khi chín, có
gai hay bướu ở lớp vỏ.
Gấc (Momordica cochinchinensis), có
tên đồng nghĩa là Muricia cochinchinensis, Muricia mixta, là một loài thực vật được tìm
thấy chủ yếu tại Việt Nam. Quả
của nó được sử dụng trong ẩm thực lẫn trong y học.
Đây là loài dây leo có giá trị thực phẩm và dược liệu đặc
hữu của Đông Dương (cochinchinensis) và chủ yếu ở Việt Nam .
Hiện nay loài này được trồng ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và đang lan
rộng đến nhiều vùng nhiệt đới khác.
Mô tả
Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi
Mướp đắng. Đây là một loại cây đơn
tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt.
Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc
đến 15 mét.
-Thân: Thân dây có tiết diện góc.
-Lá: Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra
từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm.
-Hoa: Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt.
-Quả: Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15-20 cm. Vỏ quả gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có
sáu múi. Thịt quả gấc màu đỏ cam.
-Hạt: Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía.
Gấc trổ hoa từ mùa hè sang mùa
thu, đến mùa đông quả mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu
hoạch được một mùa. Do vụ thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay
tháng 1), nên gấc ít phổ biến hơn các loại quả khác.
Thành phần hóa học
Quả gấc là nguồn thực phẩm rất giàu carotenoids (gồm chủ yếu
những chất như: beta-caroten, lycopen...).
Cơm gấc chứa chất dàu màu đỏ của
lycopene, với thành phần chủ yếu là beta-carotene hay còn gọi là tiền sinh tố A
(khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A).
Beta - carotene là một chất có khả năng
chống oxy hoá rất cao. Nó có tác dụng chống lại sự lão hoá và các bệnh lý ở
phổi, tim, mạch máu, thần kinh.... do tiến trình ô-xy hoá gây ra.
Vitamin A góp phần rất lớn để tạo ra
sức đề kháng tự nhiên của da, niêm mạc. Sinh tố này còn giúp phòng chống nhiễm
trùng, khô mắt, mù mắt, khô da, loét miệng, bảo vệ cơ thể... Nó còn chống lão
hoá và ung thư.
Có thể dùng dầu gấc như một loại thuốc
bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em hoặc phụ nữ đang cho con bú) và bổ sung Vitamin A
chữa bệnh khô mắt. Dầu gấc cũng dùng bôi vết thương, vết bỏng, giúp chóng lên
da non và liền sẹo.
Nhân hạt chứa chất dầu màu vàng nhạt,
các chất dinh dưỡng như béo, đạm, đường, tannin, chất xơ (cenllulose) và các
men phosphtase, peroxidase, invetase... Thường được dùng trị mụn nhọt sưng tấy,
lở loét, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết....
Gấc đặc biệt giàu lycopen. Theo tỷ lệ
khối lượng, nó chứa nhiều lycopen gấp 70 lần cà
chua. Người ta cũng phát hiện thấy nó chứa beta-caroten nhiều gấp 10 lần cà rốt hoặc khoai
lang. Ngoài ra, các carotenoit có mặt trong
gấc liên kết với các axít béo mạch dài, tạo ra kết quả là nó có tính
hoạt hóa sinh học cao hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy gấc chứa các loại protein có thể ngăn cản sự phát triển của các
tế bào ung thư.
Beta-caroten có tác dụng giúp tăng cường thị lực, tăng sức
đề kháng, làm giảm LDL cholesterol và phòng ngừa các bệng lý tim mạch...
Lycopen có tác dụng phòng chống ung thư, các bệnh tim mạch,
lão hóa...
Màng của hạt gấc có hàm lượng lycopen 380 mg/g, gấp mười lần
so với trái cây giàu lycopen đã được biết như trái ổi.
Hàm lượng lycopen trong thịt gấc là 2.227 mg/g gấc tươi.
Phần thịt gấc cũng có hàm lượng acid béo rất cao, từ 17 -
22% (trọng lượng).
Tinh dầu hạt gấc có chứa nồng độ carotenoids là 5.700 mg/ml
với 2.710 mg/ml là beta-caroten. Nhu cầu dầu gấc hàng ngày của một người khoảng
2 ml. Lượng beta-caroten hấp thu (từ dầu gấc) khoảng 5 mg/người.
Trong tinh dầu gấc hàm lượng vitamin E cũng rất cao. Vì vậy,
gấc là nguồn thực phẩm cung cấp các chất chống oxy hóa có giá trị sinh học cao.
Ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, gấc
còn được sử dụng trong y học tại Việt Nam.
Trong 100g thịt gấc (màng đỏ) chứa
15mg-carotene và 16mg lycopen. Quả gấc càng chín thì hàm lượng carotene sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại
tăng lên.
Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng
chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn … có các
dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng.
Màng đỏ ngoài hạt gấc chín chứa vitamin A, quan trọng trong
việc phòng các bệnh khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, trẻ em chậm lớn,
ung thư gan nguyên phát. Ngoài ra, màng ngoài hạt gấc còn chứa protein, lipit,
gluxit, xơ…
Công dụng
a-Lá gấc dùng làm rau gia vị
Lá gấc non thái chỉ còn được dùng như
một loại gia vị không thể thiếu trong món củ niễng xào rươi (củ niễng
hay lúa miêu (Zizania latifolia), là loài cây họ Hòa thảo sống
trong bùn có phần thân non dòn xốp giống như cây bồn bồn ở Nam Bộ), một món ăn đặc biệt ở miền
Bắc.
b-Quả gấc được dùng trong chế biến thực phẩm
Tại Việt Nam, thịt quả gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Vì sắc đỏ nên xôi gấc được
chuộng trong những việc khao vọng, đình đám, trong các dịp lễ tết hay cưới
hỏi.
Nhân dịp năm mới, món xôi truyền thống
ngày tết. Gấc sẽ đem đến cho các bạn sự ấm cúng, sức khỏe, hạnh phúc và những
gì “đỏ” nhất trong năm mới.
Đã tự bao giờ không ai nhớ và rồi thành
thói quen, trong danh mục các khoản cần sắm sửa thực phẩm Tết của các gia đình
bao giờ cũng phải có một quả gấc to, đẹp, chín đỏ. Nếu như vào các ngày 27, 28
Tết mọi người rộn ràng với nồi bánh chưng thì sáng sớm 30 Tết lại cuốn hút vào
chõ xôi gấc đỏ tươi với mùi thơm thật ngọt ngào hấp dẫn.
Xôi gấc
Cách chế biến xôi
gấc:
-Gạo nếp cái hoa vàng được ngâm từ tối
hôm trước, sáng vớt ra để ráo bóp với thịt đỏ của gấc, một chút xíu muối trộn
đều cho thêm phần đậm đà, cho nếp đã trộn vào chõ rồi đem đồ chừng 30 phút là
xôi đã chín thơm nức, chõ xôi đỏ rực, hạt nếp dẻo, mềm... Tuy vậy, ăn lúc này
vẫn chưa phải là “hết ý”, gia giảm thêm một ít đường, vài muỗng dầu, xôi gấc
càng thêm phần bóng bẩy ngọt mềm, chúng ta bắt đầu đơm xôi gấc ra đĩa.
-Đĩa xôi gấc trong mâm cúng ông bà, tổ
tiên vào ngày tất niên, đón mừng năm mới và những ngày đại lễ là món không thể
thiếu được và nó thật nổi trội bởi màu đỏ tươi với ý nghĩa may mắn tốt đẹp mong
chờ trong năm tới …
Ở Việt Nam, xôi gấc được cho là xôi quý
nên mới có câu: "Ăn mày mà đòi xôi gấc", chỉ những người đòi hỏi
những thứ không xứng đáng với bản thân mình.
Với xôi gấc chúng ta chỉ mới thưởng
thức những hương vị ngon lành của nó, nhưng đã mấy ai để ý đến giá trị dinh
dưỡng và tác dụng chữa bệnh, tác dụng làm đẹp thật đáng quý của quả gấc mà gần
đây nhiều nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế đang nghiên cứu khai thác.
c-Dầu gấc dùng làm thực phẩm chức năng
Phần màng đỏ bao quanh hạt gấc chứa caroten
và một tỉ lệ cao dầu thực vật.
Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy
phần này còn có lycopen, vitamin E (-cotopherol), trong dầu gấc có chứa vitamin
F. Carotene - tiền vitamin A, lysopen, vitamin E (-cotopherol), dầu gấc là
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm: sản xuất các loại thực
phẩm chức năng chống suy dinh dưỡng, chống lão hoá, sản xuất các loại màu thực
phẩm tự nhiên. Ngoài ra các chất này còn là những nguyên liệu rất quý cho công
nghiệp mỹ phẩm.
Người ta dùng áo hạt (màng hạt) và hạt của
nó đánh với một ít rượu để trộn lẫn với gạo
nếp sau đó đem nấu thành xôi, giúp cho món xôi có màu đỏ và thay đổi hương vị.
Gấc là một thực phẩm thuốc độc đáo của
Việt Nam .
Sử dụng gấc và các chế phẩm của gấc sẽ góp phần phòng và điều trị bệnh thiếu
vitamin A ở trẻ em và tạo nguồn thực phẩm có chứa các chất kháng oxy hóa.
Gần đây, quả gấc đã bắt đầu được tiếp
thị ra ngoài khu vực Châu Á trong dạng nước ép trái cây bổ dưỡng, dầu gấc do nó có chứa hàm lượng tương đối cao
các chất dinh dưỡng gốc thực vật.
Phân tích hóa học của quả gấc cho thấy
nó có hàm lượng cao của một số chất dinh dưỡng thực vật, điều này đã gây chú ý
cho một số học giả Nhật Bản và phương Tây.
d-Các bộ phận cây gấc được dùng làm thuốc:
+Theo Đông y:
Ở Việt Nam, ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm, cây gấc còn là 1
loại thực vật dùng làm thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu.
-Lá gấc non được dùng để điều trị mụn nhọt, có khi người ta
còn dùng chữa các bệnh sưng vú, áp xe.
-Thân và rễ gấc được dùng điều trị tê thấp, đau nhức xương.
-Hạt gấc có màu
đen và xù xì, nhân hạt gấc chứa chất dầu màu vàng, các chất dinh dưỡng như chất
béo, đạm, chất xơ, phosphtase…nhưng hơi độc nên không được ăn hoặc uống rượu
ngâm từ hạt gấc. Hạt thường được dùng để trị mụn nhọt, quai bị, sưng tấy, lở
loét, tắc tia sữa…
-Trong cuốn Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh vào thế kỷ 14 đã
ghi nhiều công dụng chữa bệnh của nó, trong đó có bài thuốc chữa bệnh quai bị
mà vị chính là hạt gấc.
-Rượu ngâm hạt
gấc dùng để chữa bệnh:
Hạt gấc có thể
chế thành thuốc trị các loại bệnh như: đau khớp, nhức răng, mụn nhọt, té bầm,
viêm họng, trầy xước, vết thương nhỏ, trị vết rắn cắn (rắn lành).
Cách làm: Lấy 50 hạt gấc chín, rửa thật sạch, để ráo, nướng trên than củi, canh sao cho hạt gấc thật vàng. Để nguội, dùng dao bén tách vỏ,lấy ruột đập dập đều, cho vào chai, lọ thủy tinh, đổ rượu 45 độ ngập xâm xấp. Đậy nút kín, ngâm độ 120 phút là dùng được (ngâm để càng lâu càng tốt).
Cách làm: Lấy 50 hạt gấc chín, rửa thật sạch, để ráo, nướng trên than củi, canh sao cho hạt gấc thật vàng. Để nguội, dùng dao bén tách vỏ,lấy ruột đập dập đều, cho vào chai, lọ thủy tinh, đổ rượu 45 độ ngập xâm xấp. Đậy nút kín, ngâm độ 120 phút là dùng được (ngâm để càng lâu càng tốt).
Khi dùng lấy
bông gòn thấm rượu bôi lên chỗ đau, vết cắn, vết thương vài ba lần trong ngày,
độ 2 – 4 ngày là khỏi. Hớp vào miệng, ngậm 30 phút sáng và chiều trị đau răng,
đau họng, chảy máu răng.
Lưu ý: hạt gấc
có độc không được uống!
Theo y học cổ
truyền Trung Hoa, người ta cũng dùng hạt gấc (= Mộc Miết Tử) và quả gấc (=Mộc Miết Quả) cả trong cơ thể lẫn ngoài da. Hạt gấc có đặc tính “làm mát” nên được sử dụng trong các
bệnh lý gan, lách, vết thương, máu tụ, sưng tấy, mụn mủ...
Hạt gấc trông bề ngoài gần giống con ba ba nên Đông y gọi vị
thuốc từ hạt gấc là Mộc Miết Tử (con ba ba gỗ). Theo tài liệu cổ, hạt gấc vị
đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi có độc, đi vào hai kinh can và đại tràng.
Mộc Miết Tử, là vị thuốc được ghi chính thức vào dược điển
Trung Quốc năm 1988 và 1993 để điều trị mụn nhọt, chống viêm.
Trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung
Quốc hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị
các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị. Và gần đây nhất người ta đã phát hiện thêm đặc tính chống
ung thư của gấc...
Tự chế dầu gấc!
Khi quả gấc có
màu đỏ (đã chín) hái về treo gác bếp để dành, quả gấc sẽ teo nhỏ, để cả năm vẫn
không bị hỏng.
Bạn có thể tự
điều chế dầu gấc dự trữ dùng dần tại gia đình như sau:
-Bổ đôi quả gấc
chín già và moi lấy ruột, phơi hoặc sấy khô rồi bóc tách lấy lớp màng đỏ bao
quanh hạt và phơi khô giòn, thái nhỏ và cho vào nồi hoặc chảo, cho dầu ăn ngập
và rán nhỏ lửa. Khi dầu đã chảy ra hết, tóp giòn, vớt bỏ tóp, rồi để nguội, lọc
qua phễu trên đã để sẵn miếng vải màn để loại cặn rồi cho vào chai có màu đã
rửa sạch, sấy khô, có nút đậy thật kín. Để ở chỗ tối, dùng trong một năm.
Sử dụng dầu gấc thế nào?
Trong quá trình
sử dụng không nên dùng mỡ gấc, dầu gấc để rán, vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy
carotene. Nên trộn vào thức ăn đã nấu chín hoặc uống thay dầu cá, mỗi ngày
khoảng 10 g (2 muỗng cà phê) tương đương 700 microgram vitamin A cho trẻ suy
dinh dưỡng. Nếu là dầu gấc nguyên chất ép từ màng gấc đã phơi, sấy khô thì liều
cho trẻ em hàng ngày chỉ cần 8 giọt (khoảng 2 viên nang). Nên chọn loại gấc nếp
vì chất lượng cao gấp nhiều lần gấc khác.
+Theo Tây y:
+Các nghiên cứu ở
Việt Nam
-Từ năm 1941, Bộ môn dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội đã
bước đầu xác định màng đỏ bao quanh hạt gấc ngoài chứa beta-caroten thì còn
chứa lycopen - một chất chống lão hóa mạnh nhất hiện nay.
Hiện nay, trên thị trường dược phẩm Việt Nam, đã xuất hiện
một số chế phẩm có chứa dầu màng gấc được dùng làm thuốc bổ, điều trị suy dinh
dưỡng cho trẻ em và một số bệnh về mắt, đặc biệt, trong khoảng thời gian 20 -30
năm gần đây, các Bác sĩ Việt Nam đã sử dụng dầu màng gấc để phòng và điều trị
một số bệnh ung thư ở Việt Nam.
Năm 1988 -1989 trong khuôn khổ chương trình trọng điểm quốc
gia nghiên cứu về các chất dinh dưỡng 64D03 do GS. Từ Giấy làm chủ nhiệm chương
trình, TS. Phan Quốc Kinh và các cộng sự đã nghiên cứu các chế phẩm từ quả gấc
để làm các chất bổ sung dinh dưỡng thuộc về mục 64D0305B.
Tóm lại, gấc là một thực phẩm-thuốc độc đáo ở Việt Nam . Việc trồng
gấc và sử dụng các chế phẩm của nó sẽ góp phần phòng và điều trị bệnh thiếu
vitamin A ở trẻ em, tạo nguồn thực phẩm có chứa các chất chống oxy hóa quý giá,
làm cho người già khỏe mạnh, mắt sáng hơn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Như vậy, việc phát triển trồng rộng rãi cây gấc để cung cấp
các sản phẩm có chứa beta-caroten, vitamin E và vitamin F phục vụ nhu cầu phòng
bệnh và chữa bệnh cho nhân dân ta là một hướng cần được khuyến khích và đầu tư.
Các thuốc này không những sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về các thuốc chống suy
dinh dưỡng, phòng chống lão hóa mà còn có khả năng xuất khẩu sang nhiều nước
khác.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giống gấc nếp được trồng ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam có tỷ lệ dầu gấc cao nhất, hàm lượng chất
chính như beta - caroten, lycopen cao hơn hẳn các giống khác ở các vùng và quốc
gia lân cận.
Chính vì vậy, năm 2003 tập đoàn dược phẩm Pharmanex của Mỹ
đã đặt hàng các giáo sư Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và công ty Tuệ
Linh nhân giống, trồng đại trà cây gấc nếp để xuất sang Mỹ.
Hiện nay, có nhiều sản phẩm có chứa dầu gấc trên thị trường
nhưng hầu hết chỉ là thực phẩm chức năng, chỉ duy nhất có 1 sản phẩm Dầu Gấc VINA là thuốc có chứa dầu gấc do
công ty TNHH Tuệ Linh sản xuất và phân phối. Sản phẩm Dầu Gấc VINA có chứa dầu gấc nguyên chất, là loại
thuốc có tác dụng tốt trong điều trị chống lão hóa, giúp sáng mắt, đẹp da và hỗ
trợ phòng chống ung thư.
-Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Quân y 108 nghiên cứu tác
dụng của thuốc làm từ tinh dầu gấc trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý gan
như viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Bệnh nhân ung thư gan sau một thời gian điều trị kích thước
khối u thu nhỏ và nồng độ a feto - protein/huyết thanh trở về mức bình thường.
Ngoài ra, thuốc còn có hiệu quả sửa chữa các tổn thương DNA
ở chuột bị gây nhiễm chất độc dioxin thực nghiệm.
Gấc có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, do đó có hiệu quả
phòng chống các ung thư liên quan đến các gốc tự do như ung thư gan, ung thư
đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vú.. .
Gấc nên được xem như là thực phẩm chức năng và nguồn dược
liệu dùng trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý ung thư, bệnh võng mạc tiểu
đường, bệnh lý viêm mãn tính...
Để tiện sử dụng và bảo quản, trong nước đã sản xuất một số
sản phẩm từ gấc như dầu gấc, viên gấc. Ở nước ngoài còn có thêm mứt gấc, nước
giải khát từ gấc với giá bán rất cao.
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng ăn nhiều cà
chua hoặc các sản phẩm cà chua, cũng như có nồng độ lycopen trong máu cao giúp
làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Trong khi đó, gấc có hàm
lượng lycopen cao hơn cà chua 12 lần. Điều này cho thấy gấc có thể có tác dụng
phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến. Thử nghiệm trên 26 bệnh nhân mới được chẩn
đoán ung thư tiền liệt tuyến được cho uống 15 mg lycopen/ngày trong ba tuần
trước phẫu thuật. Kết quả cho thấy kích thước của khối bướu giảm rõ rệt
Màng bọc hạt
gấc có chứa một vị thuốc quý là carotene (tiền sinh tố A), có tác dụng điều trị
quáng gà, làm sáng mắt, giúp trẻ con mau lớn, người già thêm cứng cáp, giúp các
vết thương mau liền sẹo... Viên dầu gấc đang có bán trên thị trường được chiết
xuất từ màng bọc hạt gấc.
Còn nhân hạt
gấc là một vị thuốc rất quý có tác dụng làm tan các vết bầm do chấn thương, làm
mau lành những nơi bị nhiễm khuẩn, cầm máu, làm vết thương mau lành...
Thuốc viên dầu
gất VINAGA của Bệnh viện Quân y 108
Nguồn: Báo khoa
học phổ thông
+Các nghiên cứu ở nước ngoài
1-Khả năng phòng chống ung thư của quả gất
Theo nghiên cứu
của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung
thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư.
Nhưng theo
nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong quả Gấc còn cao
gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E,
carotene…làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung
thư tuyến tiền liệt…Do đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường.
Mặc dù vậy, y
học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ nên sử dụng 20-25 giọt dầu gấc và 5-10
giọt đối với trẻ em.
2-Tác dụng tốt với tim mạch
Dầu gấc có tác
dụng làm giảm LDL cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ
đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người
bị mắc bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng
cường tuổi thọ.
3-Nâng cao sức đề kháng cơ thể
Curcumin trong
dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước
uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất
Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc
cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp
cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể.
Tóm tắt công dụng dược
liệu của quả gấc và dầu gấc
-Giúp sáng mắt, phòng ngừa các mệnh về
mắt như mà, nhức mỏi mắt, khô mắt, quáng hà đục thuỷ tinh thể.
-Chống lão hóa làm đẹp da, giúp da luôn
mịn màng, tươi trẻ.
-Phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu
vitamin A, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ.
-Ngăn ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt
ung thư gan, ung thư vú.
-Hạ cholesterol và lipid máu, rất tốt
đối với những người mệnh tim mạch, tiểu đường, viêm gan.
-Một số nghiên cứu cho thấy các hợp
chất của carotene, lycopen, vitamin E-cotopherol), có trong dầu gấc có tác dụng
làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, nhất là ung thư vú.
-Tác dụng của
tinh dầu hạt gấc có tác dụng chẳng kém gì các loại mật gấu, nên các lương y
thường gọi đây là "mật gấu treo".
-Các món ăn “made with gac” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng
chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa.
-Màng hạt được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực
do nó là nguồn khá tốt để bổ sung vitamin A dưới dạng carotenoit.
-Các chứng mụn nhọt, trĩ, chai chân, tụ máu do ngã... đều có
thể cải thiện nếu dùng hạt gấc.
- Dầu gấc có
tác dụng làm giảm LDL Cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch,
từ đó chống tai biến.
- Dầu gấc chứa
lycopen thực vật nên có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá,
khô da, rụng tóc.
- Các món ăn có
gấc làm vị “gia giảm” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo
bón tốt cho hệ tiêu hóa.
- Curcumin
trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn,
nước uống hàng ngày. Beta – carotene có chứa trong màng của quả gấc cũng có tác
dụng chống ô xy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Các bài thuốc từ cây gấc
1-Bài thuốc trị chứng sốt rét: Hạt gấc, vảy con tê tê lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột
mịn. Mỗi lần dùng 2 gr hòa với rượu đun ấm, uống lúc bụng đói. (Theo BS Nguyễn
Thị Nhân).
2-Bài thuốc trị mụn nhọt, ghẻ lở: Dùng hạt gấc
giã nát với một ít rượu 30 - 40 độ, đắp lên vùng tổn thương sẽ mau lành. (Theo
BS Nguyễn Thị Nhân).
3- Bài thuốc trị chứng trĩ: Lấy hạt gấc giã nát thêm một ít giấm thanh, gói thuốc vào
vải sạch, đắp vào hậu môn để qua đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần. (Theo BS
Nguyễn Thị Nhân).
4-Bài thuốc trị chứng tụ máu trong trường hợp ngã, bị thương: Dùng hạt gấc
đốt vỏ cháy thành than, nhưng nhân hạt chỉ vàng không cháy. Giã nát, cứ khoảng
20 - 40 hạt cho 400 - 500 ml rượu vào ngâm dùng dần. Rượu ngâm hạt gấc bôi vào
chỗ tụ máu rất tốt. (Theo BS Nguyễn Thị Nhân).
5-Bài thuốc trị chai chân: Khi bị dị vật găm vào chân gây sừng hóa tế bào biểu bì của
gan bàn chân thì lấy nhân hạt gấc (giữ cả màng hạt) giã nát cho thêm một ít
rượu trắng 35 - 40 độ. Bọc thuốc trong túi nylon. Dán kín miệng túi. Khoét một
lỗ nhỏ bằng chỗ chai chân, áp thuốc vào đó. Cứ hai ngày thay thuốc một lần. Làm
liên tục khoảng 5 - 7 ngày thì chỗ chai chân sẽ tự rụng ra. (Theo BS Nguyễn Thị Nhân).
6-Bài thuốc chữa
sưng vú: Nhân hạt gấc giã với một ít rượu
30-40 độ đắp lên chỗ sưng đau. (Theo Bác sĩ HƯƠNG TÚ -Báo Sức khỏe & Đời
sống).
7-Bài thuốc chửa
phong thấp, sưng chân: Gốc dây gấc phối hợp
với đơn gối hạc, mộc thông, tỳ giải, mỗi vị 15g, sắc uống hoặc dùng ngoài ngâm
rượu xoa bóp cũng chữa phong thấp, sưng chân. (Theo Bác sĩ HƯƠNG TÚ -Báo Sức khỏe & Đời
sống).
Công dụng mới của quả gấc: làm đẹp cho phụ nữ thời hiện đại
Y học dân gian từ lâu đã coi củ nghệ và
dầu gấc là những thành phần chữa được nhiều bệnh và đặc biệt tốt cho sức khỏe
và sắc đẹp của phụ nữ.
Khám
phá mới của phương Tây
Các nhà khoa học trên thế giới đã
nghiên cứu tường tận về cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học để khẳng định
những ưu việt của chất Curcumin có trong củ nghệ ở Châu Á và gần đây khi họ
phát hiện được quả gấc của Việt Nam .
Curcumin là một chất chống ôxy hóa,
chống lão hóa điển hình (một số nghiên cứu chứng minh Curcumin chống ôxy hóa
gấp 300 lần vitamin E), Curcumin có tác dụng xóa bỏ tàn nhang, ngăn ngừa các
nếp nhăn, làm cho da dẻ hồng hào, mịn màng, chống rụng tóc, giúp mau chóng mọc
tóc, ngăn ngừa béo phì, điều hòa huyết áp.
Curcumin là chất tiêu biểu nhất cho thế
hệ các chất phòng chống ung thư mới hiệu lực, an toàn, không gây tác dụng phụ.
Curcumin có khả năng loại bỏ các gốc tự do và các men gây ung thư có trong thức
ăn, nước uống hàng ngày cũng như do các loại sốc thần kinh, thể lực… tạo nên.
Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là
quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống
ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hai loại củ nghệ và quả gấc rất gần gũi
và sẵn có tại Việt Nam .
Gần đây các nhà nghiên cứu thực phẩm thế hệ mới đã áp dụng công nghệ hiện đại,
kết hợp hai thành phần Curcumin và Beta Caroten với hàm lượng hợp lý tạo thành
mỹ phẩm làm đẹp nội sinh Cuminbeauty.
Loại thực phẩm chức năng này chủ yếu giúp cho quá trình chuyển hóa chất bên
trong các tế bào làm đẹp làn da, mái tóc từ bên trong cơ thể. Hai tinh chất này
không chỉ giúp làm đẹp mà còn tăng cường sức khỏe.
Phương pháp làm đẹp nội sinh mới
Mỹ phẩm nội sinh Cuminbeauty chứa hai
thành phần Curcumin và Beta Caroten ưu việt hơn hẳn các sản phẩm “làm đẹp từ
ngoài vào”. Nó được gọi bằng khái niệm làm đẹp mới “Phương pháp làm đẹp nội
sinh”. Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho phụ nữ từ 30-45 tuổi. Hầu hết phụ
nữ sau 30 tuổi đều nhận thấy rõ rệt, đây là thời kỳ làn da và mái tóc bắt đầu
có dấu hiệu lão hóa và xơ hóa rõ rệt nhất.
Khác biệt với phương pháp làm đẹp từ
bên ngoài bằng kem thoa dưỡng ẩm da hay dưỡng tóc. Mỹ phẩm nội sinh được sử
dụng theo cách uống bổ sung sau bữa ăn hàng ngày. Một đòi hỏi khắt khe là những
loại chế phẩm làm đẹp nội sinh này phải chứa nguồn gốc thành phần 100% thiên
nhiên, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ. Việc bổ trợ các viên nang
chứa Curcumin và Beta Caroten sử dụng qua đường uống, giúp cho quá trình chuyển
hoá tích cực bên trong cơ thể ở phụ nữ sau 30 tuổi.
Không phải bây giờ các nhà nghiên cứu
thực phẩm chức năng thế hệ mới tìm ra tinh nghệ quý giá Curcumin và Beta
Caroten trong màng gấc có tác dụng làm đẹp da và tóc. Từ xa xưa hai loại củ quả
nhiệt đới này, nhất là nghệ đã được dân gian biết đến với tác dụng tích cực
trong việc bồi bổ và chữa bệnh.
Tinh chất quý giá chứa trong hai loại
thực vật nhiệt đới này nếu được bổ sung thường xuyên thì ngoài việc làm đẹp da
và tóc, các thành phần Curcumin và Beta Caroten kết hợp với lượng vừa đủ có khả
năng tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật hiệu quả như giải độc
và bảo vệ gan. Đặc biệt là phòng chống ung thư vú và ung thư tử cung có nguy cơ
cao ở phụ nữ trong độ tuổi 30-45.
Đây sẽ là thế hệ thực phẩm tương lai
dành cho phụ nữ hiện đại không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà phụ nữ ở trên khắp thế giới
đều ưa thích bởi nó có tác dụng bổ trợ tích cực đối với việc làm đẹp và sức
khỏe.
Thực phẩm thế hệ mới từ hai loại cây
quả này giúp cho người phụ nữ luôn tràn đầy sức sống, có được vẻ thanh xuân của
làn da và mái tóc cả khi đã bước vào tuổi trung niên.
Hiện nay quả gấc có nguồn gốc ở Việt Nam được xem
như một khám phá mới của ngành thực phẩm chức năng, ngành y dinh dưỡng hiện đại
và ngành làm đẹp nội sinh của thế hệ mới.
Quả gấc được lan tỏa ra khỏi phạm vi
Việt Nam
và Đông Dương.
Do đó, người Mỹ
gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường.
Tài liệu
tham khảo
Kỹ sư Hồ
Đình Hải
Xem video: Công dụng của quả gấc
Xem video: Công dụng của quả gấc