Nhãn lồng (lạc tiên)


NHÃN LỒNG

Dây nhãn lồng ( lạc tiên)
             -Tên gọi khác: Lạc tiên, hồng tiên (lạc tiên đỏ), chùm bao, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, tây phiên liên
-Tên tiếng Anh: wild maracuja, santo papa,  marya-marya,wild water lemon, stinking passion flower, love-in-a-mist or running pop.
-Tên khoa học: Passiflora foetida L.
-Tên đồng nghĩa: Dysosmia sp.,Passiflora foetida var. hispida Killip.

Phân loại thực vật

Bộ (ordo):
Malpighiales
Họ (familia):
Lạc tiên (Passifloraceae).
Chi (genus):
Lạc tiên ( Passiflora).
Loài (species):
Passiflora foetida L

Phân bố

Nhãn lồng còn có tên là lạc tiên, dây chùm bao,(danh pháp khoa học: Passiflora foetida), thuộc Họ Lạc tiên (Passifloraceae), là một loại cây có lá và quả ăn được. Cây có nguồn gốc từ Tây nam Hoa Kì, Mexico, vùng Caribe, Trung Mỹ  Nam Mỹ.
Loài cây này được du nhập vào các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới như Đông Nam Á, Úc  Hawaii. Đây là một loài dây leo có quả ăn được.
Ở Việt Nam  dây nhãn lồng mọc hoang dại khắp nơi trên đất gò cao, cây mọc riêng rẽ hoặc xen lẩn với cây bụi. Đọt và lá non dùng làm rau , toàn thân, rể và lá được dùng làm thuốc.

Mô tả

Nhãn lồng thuộc Họ Lạc tiên; có các tên dân gian khác như lạc tiên, hồng tiên (lạc tiên đỏ), chùm bao, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, tây phiên liên...
Cây dây leo mảnh, dài 7 m đến 10 m. Mọc rải rác trong các lùm bụi ven đường, ven rừng, ở độ cao 1-2 m đến 1000 m.
-Thân dây leo mảnh mai, cây non mềm, có nhiều lông, cây già ở gốc thân dẽo và chắc, đường kính gốc không quá 2 cm. 
- nhãn lồng mọc so le, lá đơn xẻ thùy chia làm 3 phần, dài 6-10 cm, rộng 5-8 cm, mép có lông mịn, cuống lá dài 7-8 cm. Đầu tua cuống thành lò xo.
-Hoa đơn độc 5 cánh trắng hay tím nhạt, đường kính 5,5 cm. Cây ra hoa tháng 4 đến tháng 5, có quả tháng 5 đến tháng 7. Quả hình trứng, dài 2-3 cm, khi chín có màu vàng cam đến màu đỏ, có nhiều hạt màu đen.
Lá bắc của cây này có các bẫy bắt côn trùng, trên đó chảy ra chất dính kèm theo enzym tiêu hóa, nhưng người ta chưa biết liệu cây có tiêu hóa côn trùng bị mắc bẫy hay không hay chỉ sử dụng vũ khí này làm cơ chế bảo vệ hoa và quả của cây. Đây vẫn là một chủ đề gây tranh cãi và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về cây ăn thịt.
-Quả bì kín, mềm, bên trong có nhiều hạt. Quả chín hạt có ngoại nhũ mềm có vị ngọt, thanh.
-Hạt: Mỗi quả có khoảng 20-25 hạt thon, dẹp, màu đen tuyền.

Thành phần hóa học

Alcaloid, flavonoid, saponin. Loài này có chứa các glycosides cyanogenetic trong hầu hết các bộ phận của cây bao gồm các loại trái cây màu xanh lá cây. Quả chín thiếu HCN hoặc có chỉ mức rất thấp. Everist (1974).

Sử dụng

a-Nhãn lồng sử dụng như một loại rau
Ở Việt nam và một số nước Đông Nam á dùng ngọn và lá non dây nhãn lồng làm rau, do có độ nhớt cao và mùi khó chịu khi ăn sống nên nhãn lồng được dùng chủ yếu làm rau luộc để ăn.
b-Quả nhãn lồng chín ăn được
Quả nhãn lồng chín có vị ngọt, thanh, trẻ con Nam Bộ rất thích ăn.

 Quả nhãn lồng ( lạc tiên)
 
Ngoài ra quả nhãn lồng được dùng làm nước giải khát có tác dụng mát và bổ. Cách làm như sau: Quả chín (càng chín càng thơm 0,5kg), bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 250g hòa với một lít nước đun sôi để nguội. Đổ dịch quả vào nước đường, trộn đều. Nước quả nhãn lồng có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2.
c-Thân lá cây nhãn lồng sử dụng làm thuốc
Nhãn lồng , có tác dụng an thần, điều kinh, chữa ho, phù thũng, suy nhược thần kinh. Lá và thân cây cũng có nhiều tác dụng dược.
Các hoạt chất thấy trong cây nhãn lồng có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp trấn tĩnh, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Dân gian Việt Nam thường dùng cây này làm thuốc an thần.
Cây lạc tiên là một loại dược liệu được dùng trong sản xuất đông dược và tân dược; mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp ở các bãi hoang, bờ bụi. Dân gian thường dùng dây và lá sắc uống làm thuốc an thần chữa mất ngủ.
Theo sách “Trung dược đại từ điển”, quả lạc tiên (long châu quả) vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế nhiệt, phù thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân.
Theo sách “Thuốc cổ truyền và ứng dụng lâm sàng” của giáo sư Hoàng Bảo Châu, dây, lá, hoa thái nhỏ, phơi khô của lạc tiên có công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, thường phối hợp thêm với một số vị thuốc khác. Có tài liệu cho biết có thể dùng quả lạc tiên sắc lấy nước uống chữa lỵ; lá lạc tiên nấu nước để tắm, rửa trong chữa trị viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa.
Lạc tiên có trong Dược điển Pháp và được nhiều nước ở Châu Âu, Mỹ sử dụng. Các nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: trấn tĩnh, an thần, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Nó còn có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn, làm giãn và chống co thắt nên chữa được các chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, tử cung.
Trong Đông dược, lạc tiên được chế thành một số sản phẩm dạng nước, viên và trà.

Các bài thuốc từ cây nhãn lồng

Sau đây là các bài thuốc từ cây nhãn lồng:
1-Trị bệnh mất ngủ, ngăn chặn nồng độ cholesterol tăng bất thường, ăn ngon miệng, ổn định tâm sinh lý
 Hái đọt non cả lá, dây và quả đem nấu canh với tôm, thịt, cá đồng ăn để giúp dễ ngủ. Dân gian thường lấy đọt nhãn lồng non luộc để ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Hái nhãn lồng đem về phơi khô (cả rễ, dây, lá, quả), thái dài 3 cm, sao vàng tán nhuyễn thành dạng bột, pha thêm vào một chén nước cốt trà đen đậm, vo viên tròn cỡ ngón tay út. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5 viên, liên tục 60-90 ngày trị mất ngủ (theo lương y Quốc Trung).
2- Trị stress dai dẳng, mệt mỏi cơ thể
Lấy 300g nhãn lồng tươi (cả lá, dây, quả) đem phơi 2 nắng (hoặc sao vàng), 200g râu bắp vừa ngậm sữa, 100g rau má (sao vàng), đem nấu chung với 500 ml nước có pha 3g muối. Nấu còn lại 200 ml, uống 2 lần/ngày (trưa và tối). Dùng liên tục 7 ngày giúp an thần, chống stress. (theo lương y Quốc Trung).
3-Người lớn tuổi khó ngủ, thường bị đau nhức, phụ nữ hành kinh sớm, hoặc phụ nữ sau mãn kinh dễ cáu gắt
Lấy 500g nhãn lồng (cả rễ, dây lá, quả non), 300g hoa thiên lý, đem sao vàng, tán nhuyễn dạng bột cho thêm 50g đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, cũng tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100 ml nước sôi để nguội, uống mỗi khi khát. Sau 10 ngày sẽ kết quả. Bệnh hạ huyết áp dùng đơn thuốc này cũng hiệu nghiệm. (theo lương y Quốc Trung).
4-Giúp an thần, trợ tim, ngủ êm, dịu thần kinh
 Dùng hạt sen 12g, lá tre 10g, cỏ mực 15g, lá dâu 10g, nhãn lồng 20g, vông nem 12g, cam thảo 6g, táo nhân sao 10g. Đổ 600 ml nước, sắc (nấu) còn 200 ml nước, uống ngày 1 thang. (theo lương y Quốc Trung).
5-Chữa phù thũng, viêm da có mủ, ghẻ lở, ngứa, loét ở chân: thì dùng lá nhãn lồng nấu nước tắm rửa và giã cành lá tươi để đắp lên (theo lương y Quốc Trung).
6-Chữa lỵ
Dùng qủa nhãn lồng 60 g, rửa sạch, sắc lấy nước, pha thêm đường, chia 2 lần uống trước bữa ăn  (Theo sách "Phúc Kiến dân gian thảo dược").
7-Chữa thần kinh suy nhược
Dùng dây, lá nhãn lồng 8 - 10g, sắc uống. Hoặc phối hợp với lá vông, lá dâu tằm, tâm sen, nấu thành cao lỏng uống, ngày  dùng 2 - 5g, uống trước khi đi ngủ.( theo Y học cổ truyền Việt Nam).
                                                                                             Kỹ sư Hồ Đình Hải

Xem video: Bài thuốc từ dây nhãn lồng (lạc tiên)



Rau sam


RAU SAM

-Tên gọi khác: Mã xì hiện.
-Tên tiếng Anh:Common Purslane,Verdolaga, Pigweed, Little Hogweed, Pusley.
-Tên khoa học: Portulaca oleracea L.

Phân loại thực vật


Bộ (ordo):
Cẩm chướng (Caryophyllales).
Họ (familia):
Rau sam (Portulacaceae).
Chi (genus):
Rau sam (Portulaca).
Loài (species):
Portulaca oleracea L.

Phân bố

Cây rau sam có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Đông, từ đó loài cây này lan tràn khắp Châu Á và nhiều nơi khác trên thế giới.
Ở Việt Nam cây rau sam có mặt trên cả nước như một loài cỏ dại mọc hoang trên môi trường đất cạn và ẩm.
Ở Nam Bộ cây rau sam được dùng như một loại rau bổ dưỡng và có nhiều vị thuốc.

Mô tả

Rau sam (Portulaca oleracea) là một loài cây thân thảo sống một năm, thân mọng nước thuộc họ Rau sam (Portulacaceae).
-Thân bò sát mặt đất màu hơi hồng hoặc đỏ, trơn nhẵn , có thể vươn cao tới 40 cm. Thân có các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn.
-Rể gồm có rễ cái với các rễ thứ cấp dạng sợi và nó có thể chịu đựng được các loại đất sét rắn, nghèo dinh dưỡng cũng như chịu hạn tốt.
- hình bầu dục, dầy, không cuống, giống hình răng con ngựa. Có vị hơi chua, mặn nên ít được ăn sống.
-Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành và ngọn thân, có 5 cánh và đường kính tới 0,6 cm. Các hoa bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Hoa mọc đơn tại phần tâm của các cụm lá và chỉ tồn tại trong vài giờ vào những buổi sáng nhiều nắng.
-Quả nang, hình cầu, mở bằng một nắp (quả hộp) chứa nhiều hạt đen bóng. 
-Hạt được bao bọc trong các quả  nhỏ,chúng sẽ mở ra khi hạt đã phát triển thành thục.

Thành phần hóa học

Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ tất Lợi nghiên cứu cây rau sam thấy có: 1,4% protit, 3% glucid,1,3% tro, 85 mg% calci, 56mg% P, 1,5 mg% sắt, 26mg% vitamin C, 0,32mg% caroten,0,03mg%vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% vitaminPP.
Theo sách Trung dược học và sách Trung dược ứng dụng lâm sàng, trong rau sam tươi có khoảng 0,25% I-noradrenalin C8H11O3N, glucozit, saponin, chất nhựa urea, nhiều muối kali (tươi 1%, khô 17%), kali nitrat, kali sulfat, KCl và muối kali khác, dopamin, dopa, acid hữu cơ và nhiều loại vitamin.
Theo tài liệu Phương Tây trong cây có glycosid saponin, chất nhựa, acid hữu cơ, các muối kali, các vitamin A, B1, B2, C, PP và men ureaze. 
Rau sam chứa nhiều các axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Nó là một trong số rất ít các loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài. Nó cũng chứa nhiều loại vitamin (chủ yếu là vitamin C và một số vitamin B cùng các carotenoit), cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali  sắt.
Trong rau sam còn có hai loại betalain ancaloit, là các betacyanin màu đỏ (trong thân cây màu hồng/đỏ) và các betaxanthin màu vàng (trong các hoa và những phần màu vàng của lá). Cả hai loại ancaloit này đều là các chất chống ôxi hóa tiềm năng và người ta cũng phát hiện ra các tính chất chống đột biến gen trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Công dụng của cây rau sam

a-Rau sam được dùng làm rau

Rau sam có vị chua, mặn và nhớt nên không được thi2ch làm rau sống. Với thân lá mềm, rau sam thích hợp cho các món xào và nấu canh rau.
1-Rau sam luộc: Đoạn thân, lá rau sam non dược luộc để chấm với mắm kho, cá, thịt kho..
2-Rau sam nấu canh: Do có vị chua, mặn nên rau sam thích hợp để nấu món canh rau với thịt, cá, trứng, nấm..
Sau sam rất dể tìm, rất bổ dưỡng và nhiều dược tính, nhưng hiện nay nó bị lãng quên do trên thị trường có nhiều loại rau trồng hấp dẫn hơn, thật là điều đáng tiếc!

b-Rau sam được dùng làm thuốc

Do có giá trị dinh dưỡng cao và có nhiều dược tính nên trong đông y có rất nhiều bài thuốc từ cây rau sam.
Theo đông y rau sam có vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc, trừ giun và hoạt trường. Rau sam có tác dụng làm co mạch, ức chế vi trùng lỵ, thương hàn, vi trùng gây bệnh ngoài da và bệnh ho lao. 
Rau Sam tên chữ hán là Mã xỉ, có tính sát khuẩn, tiêu thũng, trị chứng đau mắt đỏ. Sách “bản thảo cửu hoang” nói rau Sam luộc chín trộn với dầu, muối có thể ăn thay cơm và là loại rau cảm thụ được nhiều khí âm.
Sách “Nam dược thần hiệu” cho rằng rau Sam vị chua, không độc, chữa trị ghẻ lở, sát khuẩn, tiêu sưng, trị mắt mờ, hòn cục trong bụng và cảm lị.
Đây là loại rau giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

Các bài thuốc từ cây rau sam

a- Theo đông y

1-Bài thuốc chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị:
1. Lỵ vi khuẩn, viêm dạ dày và ruột cấp tính, viêm bàng quang;
2. Viêm ruột thừa cấp tính;
3. Viêm vú, trĩ xuất huyết, ho ra máu, đái ra máu;
4. Ký sinh trùng đường ruột (giun kim, giun đũa);
5. Sỏi niệu, giảm niệu;
6. Bạch đới.
Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. 
Dùng ngoài trị đinh nhọt sưng đau, ezema và lở ngứa, trẻ em lên đậu, chốc đầu.(theo Y học cổ truyền Việt Nam).
2-Trị bệnh l: Rau sam giã nát, vắt lấy nước, đun sôi, chế thêm mật ong uống.
Ở An Giang có đơn thuốc trị lỵ, đau bụng quặn, sốt, đi ngoài lẫn đờm, máu; Hoàng đằng 12g, Rau sam 20g, Rau trai 20g; đổ 500ml nước, sắc còn 150ml, uống ngày một thang (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
3-Tẩy giun kim, giun đũa: Rau sam 50g rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, vắt lấy nước trong, uống vào buổi tối (có thể thêm đường). Uông liền 3 tối, không nhịn ăn. Hoặc dùng 3 nắm to rau sam sắc lấy một bát nước uống lúc đói, uống 2-3 lần thì giun ra (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
4-Ðái buốt, đái dắt: Rau sam tươi giã lấy nước cốt uống (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
5-Ðau mắt có màng và cam mắt: rau sam tươi giã lấy dịch nhỏ vào mắt (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
6-Xích, bạch đới: Rau sam tươi 100g, giã nát, vắt lấy nước, hoà với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn liền trong 3 ngày (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
7-Loét giác mạc, miệng lưỡi: Rau sam 16g. Cỏ nhọ nồi 16g, Rau má 20g nước 450ml, sắccòn 150ml, thêm vài hạt muối, ngày uống 1-2 lần. Có thể dùng rau sam luộc ăn (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
8-Trị l trực khuẩn:
-Rau sam 40 - 80g, sắc nước uống hoặc dùng bột, ngày 3 lần, mỗi lần 6 - 8g, hoặc dùng tươi 200 - 250g giã nát vắt nước uống, thuốc có tác dụng cầm lị và tăng khẩu vị.
-Trị lị tính: Rau sam tươi 100g, Cỏ sữa tươi 100g, tiêu ra máu cho thêm cỏ nhọ nồi 20g, rau má 20g, cho 3 chén nước sắc còn 1 chén (150 - 200ml) ngày uống 1 - 2 liều.
Dùng 50% nước sắc rau sam, mỗi lần 40ml, ngày 3 lần, liệu trình 7 - 14 ngày (theo Tạp chí Trung y dược Phúc Kiến 1959).
9-Trị ho gà: Dùng sirô rau sam 50% 100ml chia 3 ngày uống, mỗi ngày 4 lần (theo Tạp chí Trung y dược Thượng Hải 1959).
10-Trị giun móc: Dùng rau sam tươi 90g, đổ nước sắc lấy 8 phân, bỏ xác gia giấm trắng và đường, mỗi thứ 15g uống tối trước khi ngủ. Trị 41 ca kết quả trứng giun phân âm tính 36 ca, tỷ lệ kết quả 87,8% (theo Tạp chí Tân y dược học (TQ)1973).
11-Trị bạch tạng: Dùng nước vắt của Rau sam hoặc gia ít đường mía và giấm lêm bôi ngoài, kết hợp phơi nắng (theo tạp chí Trung y dược Quảng tây 1978).
12-Trị bệnh ung nhọt ngoài da có mủ: dùng Rau sam trong uống ngoài đắp, thuốc có tác dụng tiêu sưng giảm đau ngứa, tiêu viêm tốt (theo y học cổ truyền Trung Quốc).
13-Trị viêm lóet cổ tử cung: Dùng rau sam 3.500g, Cam thảo 500g, sắc nước bỏ xác, cô còn 300ml, gia bột gạo (hoạt thạch hoặc thạch cao) 2.000g làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 2g, ngày 2 lần, uống liền trong 20 ngày (theo Tạp chí Thiên Tân Y dược 1973).
14-Trị xuất huyết tử cung sau đẻ, xuất huyết tử cung cơ năng, sẩy thai không hoàn toàn: Dùng rau sam uống hoặc tiêm (dạng ly trích)  đều có kết quả ( theo khoa Phụ sản Bệnh viện số 2- Trường Đại học Cát lâm Trung quốc-1972).
15-Trị giun kim: Rau sam tươi rửa sạch thêm ít muối giã vắt nước thêm ít đường uống liên tiếp trong 3 - 5 ngày (theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi).
16-Trị xích bạch đới: Giã nát rau sam vắt nước hòa với lòng trắng trứng gà hấp chín ăn trong vài ngày, mỗi ngày 100g rau sam tươi (theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi).
17-Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt thành than trộn mỡ lợn, dầu dừa bôi (theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi).
18-Trị đái ra máu: nấu canh rau sam ăn hằng ngày, liên tục 5 - 7 ngày (theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi).
19-Chữa mặt nổi mụn: Rau Sam rửa sạch, sắc đặc dùng nước này rửa hàng ngày, thoa lên mặt trước khi đi ngủ rất hiệu quả (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
20-Trị nổi mẫn đỏ và phòng ngừa sẹo: Rau Sam rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên nơi mẫn đỏ ngứa hoặc nơi vết thương vừa lành. Cần đắp ngày vài lần mới hiệu.quả (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
21-Chữa đinh nhọt sưng tấy: Dùng rau Sam và vôi lượng bằng nhau đem tán nhỏ mịn rồi trộn với lòng trắng trứng gà đắp lên rất công hiệu. Cần lưu ý không được cạy mặt vùng nhọt này (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
22-Chữa chốc đầu ở trẻ em : Rau Sam một lượng lớn cho vào nồi nấu lấy nước đặc, đem cô lại thành cao lỏng dùng để bôi lên nơi chốc sẽ khỏi. Có thể lấy rau Sam đốt lên thành tro và hòa với mỡ lợn (heo) bôi cũng rất tốt (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
23-Chữa các chứng phong sang và các chứng lở loét lâu năm: Lấy lượng lớn rau Sam rửa sạch, sắc thật đặc, chắt lấy 3 bát nước (bỏ bã) cho vào niêu đất, thêm 3 lạng sáp ong, nấu cho sáp ong tan, để nhỏ lửa cô thành cao, bỏ thêm ít gầu (chải đầu gom lại) và quấy đều, mỗi lần lấy một ít phết lên giấy để dán nơi lở loét hoặc bôi vào nơi sưng loét.
Ngoài việc chữa trị trên, cao này còn dùng để chữa hắc lào, chốc đầu nơi chấn thương làm rách da, nhiễm trùng lở loét… rất hiệu nghiệm. Phương thuốc này được chép trong Nam dược thần hiệu (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
24-Chữa tràng nhạc vỡ loét: Lấy một lượng lớn rau Sam, phơi khô trong bóng râm, sau đó đốt và tán nhỏ thành bột, trộn với mỡ lợn (heo). Lấy đắp vào nơi đau sau khi đã rửa kỹ bằng nước vo gạo (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
25-Chữa trĩ mới phát: Rau Sam rửa sạch luộc ăn phần rau, còn nước luộc rau dùng xông và ngâm, rửa nơi có trĩ - kiên trì làm hàng ngày, chừng 1 tháng sẽ khỏi bệnh (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
26-Chữa hậu môn sưng, lở: Lấy một nắm rau Sam cùng 1 nắm me đất rửa sạch, cho vào nồi nấu để xông và rửa hậu môn, mỗi ngày xông và rửa 2 lần, làm liền chừng 5-7 ngày sẽ khỏi (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
27-Chữa cửa mình sưng đau: Dùng rau Sam rửa sạch, giã nát đắp vào sẽ khỏi (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
28-Chữa kiết lị đi ra máu: Lấy rau Sam rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt đủ 1 bát đun sôi hòa với một chén mật ong, uống vài lần sẽ khỏi (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
29-Chữa môi nứt nẻ không há miệng được: Trường hợp này do tỳ quá nhiệt (Nam dược thần hiệu). Dùng rau Sam sắc thật đặc và dùng nước này thấm vào môi, nơi lở loét rất mau khỏi (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
30-Chữa đau răng: Lấy rau Sam rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt để ngậm liền trong 1 ngày sẽ hết sưng đau (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
31-Chữa chứng mắt nổi mộng thịt, hoặc kéo căng màng trắng, đỏ: Nam dược thần hiệu cho rằng chứng này là do tâm nhiệt gây nên. Lấy rau Sam một nắm rửa sạch, giã nát rồi trộn với phác tiêu cho vào vải sạch bọc lại, đắp lên mắt sẽ rất hiệu nghiệm (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
32-Chữa phù thũng, trướng bụng, đi tiểu gắt: Dùng rau Sam nấu với nước vo gạo nếp, ăn hàng ngày rất hiệu quả (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
33-Chữa cước khí nặng chân: Khi xuất hiện chứng cước khí nghĩa là chân bị sưng phù, đau nhức, bụng đầy trướng, đi tiểu ít… Dùng rau Sam nấu với gạo tẻ ăn liền trong mấy ngày sẽ hiệu quả (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
36-Chữa chứng xích bạch đới: Rau Sam tươi 100g, giã nát vắt lấy nước hòa với lòng trắng trứng gà rồi đem hấp chín ăn liền trong 3 ngày sẽ hiệu nghiệm (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
37-Chữa ra mồ hôi nhiều sau khi sinh: Rau Sam tươi 1 nắm to, thái nhỏ, vắt lấy nước cốt hòa với 1 ly nước lọc thêm chút muối ăn uống vài lần sẽ khỏi (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
38-Chữa giun kim: Hàng ngày dùng từ 50-100g rau Sam tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt uống, chừng 5-7 ngày sẽ kết quả. Lưu ý khi đang bị tiêu chảy không dùng (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
39-Chữa giun đũa: Rau Sam tươi 3 nắm to, rửa sạch cho vào siêu đất sắc còn lại 1 bát, uống vào lúc đói, uống vài lần giun sẽ ra hết (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
40-Chữa sán xơ mít: Rau Sam 1 nắm to, rửa sạch sắc lấy 1 bát, thêm muối và giấm mỗi thứ một ít, uống khi mới ngủ dậy buổi sáng, uống vài lần như vậy sán sẽ ra hết (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
41-Chữa tiêu chảy có bọt: Rau Sam, rửa sạch luộc nhừ rồi ăn cả cái lẫn nước, nếu nhiều nước không ăn hết có thể chia vài lần uống trong ngày (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
42-Chữa bí đại tiện: Khi đại tiện tuy không táo bón nhưng phân mềm và khuôn nhỏ, cảm giác trong bụng đầy khó chịu. Trường hợp này lấy rau Sam một bó nấu kỹ, gạt bỏ bã và cho gạo nấu cháo ăn bình thường hàng ngày sẽ có kết quả (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
Lưu ý: Khi cháo đã nhừ cần cho thêm 5 củ hành vào nấu chín kỹ hãy ăn thì kết quả sẽ cao hơn.
43-Chữa lỵ ở trẻ em: Dùng rau Sam, giã vắt lấy nước, đun sôi thêm một thìa mật ong khuấy đều lên cho uống (theo Nam dược thần hiệu).
44-Chữa sốt rét: Lấy mấy ngọn rau Sam giã nát đắp vào cổ tay (nơi động mạch quay đập dùng để bắt mạch) và lấy vải buộc lại, rồi cho một nắm rau Sam nấu lấy nước uống. Trường hợp này chỉ dùng trong sốt rét cơn và các trường hợp sốt cao khác kết hợp (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
45-Chữa lên đậu, vảy đóng không bong: Rau Sam rửa sạch, vắt lấy nước cốt, thêm mỡ lợn (heo), mật ong có lượng như nhau để cô thành cao, lấy thoa thường xuyên lên nơi vảy đóng không bong vài lần sẽ bong và lên da non (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
46-Chữa rắn, rết cắn, ong chích, hay chạm vào sâu róm, bọ nẹt: Rau Sam rửa sạch, giã nát đắp lên nơi bị cắn, đốt rất công hiệu. Nếu giã rau Sam vắt lấy nước cốt lại càng nhanh khỏi (Theo Sức khoẻ & Đời sống).
47-Chữa tích tụ trong bụng: Rau Sam một nắm to, cho vào một nhúm muối, giã nhỏ sau cho thêm vào một chén giấm, vắt lấy nước cốt uống uống làm nhiều lần sẽ tiêu (Theo Sức khoẻ & Đời sống).

b-Theo Y học hiện đại

1.Tác dụng kháng khuẩn: Rau sam có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau các loại: trực khuẩn lị, thương hàn, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng, một số nấm, lị trực khuẩn có khi sinh kháng thuốc.
2.Thuốc có tác dụng làm tăng nhu động ruột, co bóp cơ trơn tử cung: Rau sam có 2 tác dụng ngược nhau trên tử cung động vật thực nghiệm: hưng phấn hoặc ức chế, vì hưng phấn là do muối kali có trong thân rễ và tác dụng ức chế là do các thành phần hữu cơ chủ yếu của rau sam.
3.Thuốc có tác dụng lợi tiểu (do thành phần muối kali) Thuốc còn có tác dụng co mạch.
Từ dịch chiết của cây rau sam, tây y đã chế ra một số loại thuốc tân dược và thực phẩm chức năng.
                                                                                          Kỹ sư Hồ Đình Hải

Xem video: Công dụng từ rau sam



Cây bồn bồn


CÂY BỒN BỒN

Cây bồn bồn (cỏ nến) (Typha orientalis)

Cây bồn bồn (cỏ nến) được trồng ở Cà Mau

Dưa chua bồn bồn

Phân loại khoa học

Giới (regnum):
Thực vật (Plantae)
Ngành (Phylum):
Thực vật có hoa (Angiospermae)
Lớp (Class):
Thực vật một lá mầm (Monocots)
(không phân hạng):
Thài lài (Commelinids)
Bộ (ordo):
Hòa thảo (Poales)
Họ (familia):
Cỏ nến hay Hương Bồ (Typhaceae Juss. (1789))
Chi (Genus):
Cỏ nến (Typha)
Loài (Species)
Typha angustata: hương bồ đài hoa dài
Typha angustifolia: cỏ nến, bồn bồn, thủy hương bồ
Typha davidiana: hương bồ, cỏ nến
Typha latifolia: hương bồ lá rộng
Typha minima: hương bồ nhỏ
Typha orientalis: hương bồ phương đông, bồn bồn...

Họ Cỏ nến hay Hương bồ (Typhaceae) là một họ thực vật có hoa thuộc bộ Hòa thảo. Họ này được phần lớn các nhà phân loại học công nhận. Các tên gọi của các loài là hương bồ, cỏ nến, bồn bồn. 
Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi từ hệ thống APG năm 1998) cũng công nhận họ này và vẫn giữ nó trong bộ Hòa thảo, thuộc nhánh commelinids (nhánh Thài lài) của nhóm monocots (thực vật một lá mầm). Theo APG II, họ này chỉ có một chi là chi Typha, với khoảng 8-13 loài thực vật thường xanh của các môi trường sinh sống ẩm ướt.
Chi Cỏ nến (Typha) có hoa trông giống như cây nhang hay cây nến, là một Chi gồm nhiều loài thực vật thân thảo, thuộc cùng họ Hương Bồ hay Cỏ nến (Typhaceae) như Typha orientalis, Typha auhustata, Typha augustifolia, Typha latifolia, Typha daviana,Typha minima…Chúng đều được gọi chung là cây Cỏ nến hoặc cây Hương bồ.
Cây bồn bồn có tên khoa học là Typha orientalis G.A. và một số cây tương cận khác có các tên khoa học là: Typha auhustata Bory et Chaub, Typha latifolia L., Typha daviana Hand Mazz, Typha minima Funk... Tất cả đều cùng Họ hương bồ (Typhaceae).
Bồn bồn còn có nhiều tên khác như: Thủy hương bồ, hương bồ thảo, cỏ nến...
Các nước nói tiếng Anh gọi Cỏ nến  là cây Đuôi mèo (cattails) cũng do hoa của nó giống đuôi con mèo.

Phân bố

Chi Cỏ nến hoặc Hương bồ phân bố rộng rãi trên thế giới ở bán cầu Bắc.
Cây bồn bồn Typha orientalis, thường được gọi là cây bồ hoàng, bullrush, cumbungi  tại Úc , hoặc raupō  New Zealand , là một cây thân thảo lâu năm trong chi Typha . Nó có thể được tìm thấy ở Việt Nam, Úc, New Zealand, Malaysia , Indonesia và Tây Thái Bình Dương.
T. orientalis là loài thực vật sống ở vùng đất ngập nước phát triển trên các cạnh của ao, hồ và sông, suối có dòng chảy chậm.
Ở Việt Nam Cỏ nến mọc hoang ven rìa đầm lầy nước ngọt hoặc lợ, ít phèn, chủ yếu tập trung ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (thuộc cực nam Nam Bộ), tuy cũng gặp rải rác ở các vùng đất ngập nước khác của miền tây Nam Bộ như Đồng Tháp, An Giang,… vì nước nhiều phèn nên Cỏ nến không phát triển.

Mô tả

Thân: Nhìn thoáng qua cỏ nến gần giống như cây lác (cói) dệt chiếu, cao từ 1-2 mét.  Cỏ nến ở các nước ôn đới có thể cao đến 7 m.
Lá: Lá dài và hẹp.
Hoa: Hoa đơn tính, nằm trên cùng một trục trông giống như một cây nến, hoa đực ở trên có lông ngắn màu vàng nâu, hoa cái ở dưới có lông màu nâu nhạt.
Quả: Quả nhỏ hình thoi. 
Phấn hoa của các loài cỏ nến được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông với tên là bồ hoàng.
Vào tháng 4 – 8 dương lịch, cắt lấy phần trên của bông hoa (phần hoa đực), giã hay rũ lấy phấn hoa, rây loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô, cất trong lọ kín dùng dần.
Thứ phấn hoa hạt nhỏ, màu vàng óng, tốt hơn thứ màu nâu. Bồ hoàng có thể dùng sống, sao vàng hoặc sao đen - tuỳ thuộc vào loại bênh được chữa, và công dụng làm thuốc của bồ hoàng cũng rất đa dạng vì chữa được rất nhiều bệnh.

Công dụng

Phần non cây bồn bồn dùng làm rau

New Zealand cây bồn bồn được gọi là Raupō,  là loài cây khá hữu ích cho tộc người Māori. Thân rễ non đã được nấu chín để ăn, trong khi những bông hoa đã được nướng thành bánh. 
Ở Việt Nam, Bồn bồn thường mọc hoang ở vùng đất thấp, có nhiều phèn mặn ở Nam Bộ. Người Miền Tây Nam Bộ bóc lấy phần gốc non cây Cỏ nến làm rau sống, bóp gỏi hay muối dưa để ăn và gọi là rau Bồn bồn.
Mùa hái bồn bồn bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 (mùa nước nổi).  Mỗi lần vào mùa bồn bồn, người ta chọn phần tươi non của cây bồn bồn (thân, lá, gốc)  chế biến thành nhiều món ngon.
Bồn bồn là món rau đặc sản địa phương ở Cà Mau từ lâu đời. Nhưng khi du lịch phát triển, loại rau đặc sản này trở nên nổi tiếng vì được nhiều người tứ xứ ưa chuộng tìm mua nên nguồn bồn bồn hoang dại tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Từ đó nhiều nông dân Cà Mau có sáng kiến trồng cây bồn bồn trên ruộng trũng với thu nhập kinh tế cao hơn trồng lúa.
Bồn bồn là một loại rau sạch, có giá trị kinh tế cao, được nhiều nông dân trồng để phát triển kinh tế gia đình. Nông dân vùng U Minh Hạ trồng Bồn bồn xen với lúa, kết hợp với nuôi cá. Những năm qua đã có hàng ngàn hộ dân trồng Bồn bồn cho thu nhập mỗi năm từ 50 triệu đồng trở lên cho tới khi cung vượt cầu làm Bồn bồn rớt giá…Cho đến hiện nay ở tỉnh Cà Mau có hơn 500 ha được trồng cây bồn bồn, sản phẩm bồn bồn làm dưa chua được bán ra khắp cả nước, chủ yếu được tiêu thụ ở các nhà hàng đặc sản và trong các đám tiệc.
Đến Miền Tây Nam Bộ, ai cũng thích món dưa Bồn bồn ăn với cá rô đồng kho tộ, Bồn bồn làm rau trong các món lẩu, Bồn bồn xào tôm, xào thịt các loại… Bồn bồn được các nhà hàng, khách sạn trong miền chế các món dân dã nhưng rất được thực khách ưa chuộng. Giá Bồn bồn tươi ở thị trường Cà Mau có lúc lên đến 30.000 đ/kg, giá dưa Bồn bồn 40.000 đ/kg.

Lá cây bồn bồn dùng làm tấm lợp

New Zealand lá cây bồn bồn (Raupō) được sử dụng để lợp nhà và dựng vách cũng như làm phên cho những cánh buồm thuyền độc mộc. Tộc người Māori giới thiệu đem trồng raupō ở quần đảo Chatham ở phía đông của miền nam New Zealand.

Cây cỏ nến (bồn bồn) có tác dụng cải thiện môi trường, sinh thái vùng đất ngập nước

Theo Nguyễn Đình Hòe-Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt nam cho biết:
“Cỏ nến còn những vai trò quan trọng khác trong sinh cảnh đất ngập nước. Cỏ nến thường mọc thành quần xã dày đặc ở ven bờ hồ hay đầm. Các bụi Cỏ nến là nơi làm tổ của nhiều loài côn trùng, lưỡng cư và chim. Một số loài động vật như chuột xạ chuyên ăn Cỏ nến. Nhiều loài chim lại có thói quen thu nhặt lá Cỏ nến khô về làm tổ. Tập đoàn Cỏ nến có tác dụng lọc nước, làm giảm các chất thải nhất là chất hữu cơ đổ vào hồ, đầm, từ đó làm giảm khả năng hồ, đầm bị phú dưỡng. Cỏ nến còn có thể dùng để sản xuất ethanol. Rễ Cỏ nến có khả năng chống xói mòn rất tốt. Thời gian dài qua đi, cỏ nến có vai trò tích cực trong việc làm khô đầm lầy. Ở Cà Mau, vùng ruộng trũng ngập sâu đang canh tác lúa - tôm hoặc trồng lúa có diện tích lên đến hơn 230.000 ha, đều có thể trồng Cỏ nến kết hợp với nuôi tôm hay nuôi cá đồng, cho hiệu quả kinh tế cao hơn độc canh tôm hay lúa. Vai trò điều hòa sinh thái của cây Cỏ nến khiến cho hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc chữa bệnh cho tôm, cá hầu như không cần sử dụng. 
Về nhiều phương diện, Cỏ nến là loài thực vật quý của vùng đất ngập nước Miền Hạ Nam Bộ”.

Cây cỏ nến (bồn bồn) dùng làm thuốc

Phấn hoa của các loài này cũng được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông với tên gọi bồ hoàng.
Theo y học cổ truyền Việt Nam
Hoa bồn bồn có tác dụng tốt trong điều trị bệnh, nhất là những bệnh của phụ nữ.
Hoa bồn bồn thuộc loại đơn tính, nằm trên cùng một trục, hoa đực ở trên có lông ngắn màu vàng nâu, hoa cái ở dưới có lông màu nâu nhạt.
Khi thu hái cây bồn bồn, cắt lấy hoa đực phơi khô, giã nhỏ, rây lấy phấn hoa, đem phơi lại lần nữa. Loại phấn hoa này có tên là bồ hoàng (Pollel Typhae), nếu để nguyên như thế gọi là sinh bồ hoàng, đem sao đen gọi là hắc bồ hoàng.
Bồ hoàng là vị thuốc đã được ông bà ta và nhiều dân tộc ở phương Đông sử dụng từ hàng ngàn năm trước.
Theo các tài liệu đông y cổ, bồ hoàng có vị cam, tính bình; đi vào ba kinh can, tỳ và tâm bào. Sinh bồ hoàng có tác dụng hoạt huyết, hành ứ, tiêu viêm; dùng chữa các loại bệnh trật đã tổn thương, phụ nữ đau bụng kinh, kinh bế, kinh nguyệt không đều, huyết ứ, đau ngực, đau hông, bạch đái, tiểu tiện không thông và một số trường hợp bị viêm nhiễm.
Riêng hắc bồ hoàng có tác dụng thu liễm, chỉ huyết, dùng để chữa các chứng ho ra máu, khạc ra máu, chảy máu cam, thổ huyết, rong kinh, rong huyết, tiểu tiện ra huyết...
Bồ hoàng được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột đều có hiệu quả. Liều dùng mỗi lần từ 4-8g.
Tuệ Tĩnh, danh y của Việt Nam, rất tâm đắc với vị thuốc bồ hoàng, ông đã để lại trong Nam dược thần hiệu những bài thuốc hay có bồ hoàng như:
1-Thổ huyết: Bồ hoàng sao đen mỗi lần uống từ 4 - 8g.
2-Chảy máu cam: Bồ hoàng sao đen 4g và thanh đại 4g; uống một lần.
3-Đại tiện ra máu: Bồ hoàng sao đen, mỗi lần uống từ 4 - 8g với nước cốt lá sen và nước cốt củ cải.
4-Khạc ra máu: Bồ hoàng và lá sen, hai vị bằng nhau, sao, tán bột; mỗi lần uống từ 8 - 12g.
5-Đau bụng kinh, rong kinh, kinh nguyệt không đều: Bồ hoàng sao, lá lốt tẩm muối sao, tán nhỏ luyện mật làm hoàn bằng hạt đậu; mỗi lẫn uống 30 hoàn.
6-Sản phụ đau bụng do máu hôi ra không hết: Bồ hoàng sao qua một lớp giấy, mỗi lần uống 4g.
Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng ghi lại một bài thuốc kinh nghiệm trong tác phẩm “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” dùng chữa các chứng xuất huyết bên trong: Bồ hoàng 5g, cao ban long, cam thảo 2g; sắc uống.
Một số y thư của Trung Quốc cũng ghi lại nhiều bài thuốc kinh nghiệm có bồ hoàng như sau:
1-Lưỡi sưng đầy miệng: Sinh bồ hoàng đặt dưới lưỡi, ngày thay vài lần là khỏi (Giản tiện phương).
2-Thổ huyết, tiểu tiện ra huyết: Bồ hoàng sao tán bột, mỗi lẫn uống 4g với nước cốt sinh địa (Thánh tể Tổng lục phương) .
3-Mụn mọc trong ruột, trĩ ra huyết, ra nước vàng: Bồ hoàng tán bột, mỗi lần uống 8g với nước lạnh (Trửu hậu phương) .
4-Phụ nữ có mang bị động thai như muốn đẻ non: Bồ hoàng sao đen tán bột, uống 4g với nước giếng (Tập nhất phương) ...
5-Hạ bộ bị thấp nhiệt, ẩm ướt gây ngứa ngáy, khó chịu: Sinh bồ hoàng tán bột thoa vài lần là khỏi (Thiên kim phương) .
6-Lỗ tai bị thối: Sinh bồ hoàng tán bột thổi vào vài lần là khỏi (Thánh huệ phương).
Thời gian gần đây cũng được nhiều nhà khoa học thử nghiệm và xác nhận có tác dụng cầm máu rất tốt; dùng trong đa số các chứng xuất huyết đều có hiệu quả. Cây bồn bồn hiện nay có rất nhiều ở nước ta, thế nhưng vị bồ hoàng vẫn còn phải nhập từ nước ngoài, tại sao ta chưa khai thác và đưa vào sử dụng loài dược thảo quý này?
Nguồn:SGGP-Nôngthôn-Bacsi.com
Tài liệu tham khảo
5-http://www.vacne.org.vn/default.aspx?newsid=148
                                                                                       Kỹ sư Hồ Đình Hải

Xem video: Cây Bồn bồn miền Tây