CÂY ME
Cây me
-Tên gọi khác: Me chua
-Tên tiếng Anh:
Tamarind.
-Tên khoa học:
Tamarindus indica L.
Phân loại khoa học
Bộ (ordo):
|
Đậu -Fabales
|
Họ (familia):
|
Đậu-Fabaceae
|
Phân họ (subfamilia):
|
Vang-Caesalpinioideae
|
Tông (tribus):
|
Detarieae
|
Chi (genus):
|
Me chua-Tamarindus
|
Loài (species):
|
T.
indica
|
Phân bố
Me (Tamarindus
indica), là một loại cây nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền Đông Châu Phi, nhưng hiện nay được trồng nhiều hơn ở khu vực nhiệt đới của Châu Á cũng như Châu Mỹ Latinh.
Cây me hiện nay được phân bố rộng rãi trên khắp các vành
đai nhiệt đới ,từ châu Phi đến Nam Á , Bắc Úc ,
và khắp Đông Nam Á , Đài Loan và Trung Quốc .
Trong thế kỷ 16, nó đã được giới thiệu
đến Mexico , cũng như Nam
Mỹ , thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha , đến mức độ trở thành những người rất thường sử dụng me.
Cây me có thể mọc hoang hay trồng ở Việt Nam . Me là cây biểu tượng của tỉnh Phetchabun ở Thái
Lan.
Mô tả
Cây me (Tamarindus indica) là
loài duy nhất trong chi Me chua (Tamarindus ) thuộc họ Đậu (Fabaceae).
-Thân: Là loại cây thân gỗ, có thể
cao tới 20 mét và là cây thường xanh trong những khu vực không có mùa khô. Gỗ
của thân cây me bao gồm lớp gỗ lõi cứng, màu đỏ sẫm và lớp dác gỗ mềm có màu ánh vàng.
-Lá: Có dạng lá kép lông chim, bao
gồm từ 10 đến 40 lá kép nhỏ.
-Hoa: Tạo thành dạng cành hoa (cụm hoa với trục kéo dài và nhiều
cuống nhỏ chứa một hoa, giống như ở cây xanh).
-Quả:Là loại quả đậu màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và
nhiều hạt có vỏ cứng.
-Hạt: Màu
nâu đậm, có thể có
đường rạch đôi để tăng cường khả năng nảy mầm.
Thành phần hóa học
Theo tài liệu phân tích ở Ấn Độ thì thành phần hóa học trong
100 gam của thịt quả me chín, lá non và hoa như sau:
Thành
phần
|
Thịt quả
|
Lá non
|
Hoa
|
Calories
|
115
|
-
|
-
|
Nước
|
28,2-52 g
|
70,5 g
|
80 g
|
Protein
|
3.10 g
|
5.8 g
|
0.45 g
|
Chất béo
|
0.1 g
|
2.1 g
|
1.54 g
|
Chất xơ
|
5.6 g
|
1.9 g
|
1.5 g
|
Carbohydrates
|
67.4 g
|
18.2 g
|
-
|
Đường chuyển hóa
(70% glucose; 30% fructose)
|
30-41 g
|
-
|
-
|
Tro
|
2.9 g
|
1.5 g
|
0.72 g
|
Calcium
|
35-170 mg
|
101 mg
|
35.5 mg
|
Magnesium
|
-
|
71 mg
|
|
Phospho
|
54-110 mg
|
140 mg
|
45.6 mg
|
Sắt
|
1.3-10.9 mg
|
5.2 mg
|
1.5 mg
|
Đồng
|
-
|
2.09 mg
|
-
|
Clo
|
-
|
94 mg
|
-
|
Sulfur
|
-
|
63 mg
|
-
|
Natri
|
24 mg
|
-
|
-
|
Kali
|
375 mg
|
-
|
-
|
Vitamin A
|
15 I.U.
|
250 mcg
|
0.31 mg
|
Thiamine
|
0.16 mg
|
0.24 mg
|
0.072 mg
|
Riboflavin
|
0.07 mg
|
0.17 mg
|
0.148 mg
|
Niacin
|
0.6-0.7 mg
|
4.1 mg
|
1.14 mg
|
Ascorbic Acid
|
0.7-3.0 mg
|
3.0 mg
|
13.8 mg
|
Oxalic Acid
|
-
|
196 mg
|
-
|
Tartaric Acid
|
8-23.8 mg
|
-
|
-
|
Oxalic Acid
|
trace only
|
-
|
-
|
Trong hạt me chứa 63% chất gom cứng, 14-18% albuminoids và 4,5-6,5%
chất béo đặc.
Các công dụng của cây me
a-Lá me non dùng như một loại rau có chất chua
1-Lá me non dùng để ăn sống, bóp gỏi: Do lá me non có vị chua
nên được trộn với rau sống khác như chuối cây xắt, bắp chuối xắt, bông súng,
kèo nèo, rau mác, hẹ nước dùng làm rau ghém hoặc dùng để bóp gỏi.
2-Lá me non dùng để nấu canh chua: Lá me non được dùng để
nấu canh chua với ếch, nhái, cá đồng, cá biển...rất phổ biến ở Nam Bộ Việt Nam.
b-Cùi thịt quả dùng làm chất chua
1-Cùi thịt quả tươi làm chất chua: Quả tươi được nướng hay
luộc chín, dầm nát trong nước sôi để lấy nước nấu canh chua, nấu lẩu, bóp
gỏi...
2-Cùi thịt quả chín làm chất chua: Quả chín lột vỏ, dầm
nước xôi để lấy nước chua nấu canh chua, nấu lẩu, bóp gỏi..
3-Quả me sống, me dốt để ăn chơi: Quả me sống và đặc biệt
là me dốt được dùng để ăn sống trực tiếp, nhất là những phụ nữ mang bầu.
4-Cùi thịt quả me sắp chín dùng làm mứt, ô mai: Quả me sắp chín gọt vỏ,
tách hạt ngào đường làm mứt, ô mai là món ăn rất khoái khẩu.
5-Cùi thịt quả chín dùng làm nước giải khát: Cùi thịt quả chín xay
nhuyễn hòa với nước đường làm nước giải khát, gải nhiệt.
6- Cùi thịt quả
chín làm tương me: Cùi thịt quả chín xay nhuyễn làm tương me trong chế biến
gia vị hiện đại như tương ớt.
c-Thân cây me là loại gổ tốt
1-Thân cành cây me làm củi đốt : Thân cành cây me khô dùng làm củi đốt có năng
lượng cao.
2-Gổ me được dùng làm thớt : Gổ me có tỷ trọng cao, rắn chắc, ít tạo dâm, được
dùng làm thớt me để chặt vật cứng như xương, bầm mắm, cá, thịt...
3-Gổ me dùng để gia công đồ mỹ nghệ : Gổ me bền, dể cẩn, khắc, được dùng để
gia công đồ mỹ nghệ như tượng, dụng cụ...
d-Nhiều bộ phận của cây me dùng làm thuốc
1-Ở Ấn Độ :
Do các tính chất y
học của cây me nên nó còn được dùng trong y học Ayurveda để điều trị một số bệnh liên quan đến dạ dày hay đường tiêu hóa nói chung và trong hoạt động bảo vệ tim
mạch.
2-Ở miền bắc Nigeria : vỏ thân cây me tươi và lá tươi được sử dụng như thuốc sắc pha trộn với bồ tạt cho điều trị các
rối loạn dạ dày, đau cơ thể, sốt vàng da, vàng và là loại thuốc bổ máu và những
chất rửa da.
3- Ở Philipin: Lá me được dùng trong một số loại trà thuốc để giảm sốt rét.
4-Ở Việt Nam:Theo các nhà dinh dưỡng, trong quả me có nhiều vitamin C, B, khoảng 14%
acid tartaric và một số nhỏ malic acid… nên có tác dụng nhuận tràng, giúp kích
thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn,
chán ăn khi mang thai. Trái me góp phần bù
nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, giải nhiệt...
Trong Đông y, quả me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải
khát, tăng cường tiêu hóa. Chữa các bệnh: phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn;
chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa; trị chứng hay chảy máu chân răng;
chữa sốt do nắng nóng...
5-Theo tây y:
-Trong nghiên cứu trên động vật, me đã
được tìm thấy để giảm cholesterol huyết thanh và nồng độ đường trong máu. Do
thiếu thử nghiệm lâm sàng có sẵn, có đủ chứng cứ để khuyến cáo me để điều trị tăng cholesterol máu hoặc tiểu đường.
-Dựa trên nghiên cứu ở con người, me có
thể trì hoãn sự tiến triển của nhiễm
fluor xương bằng cách tăng cường
sự bài tiết của fluoride. Tuy
nhiên, nghiên cứu bổ sung là cần thiết để xác nhận các kết quả này.
Các bài thuốc từ cây me
1-Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa:
Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho
thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường vừa đủ. Đun nhỏ lửa và đảo đều, sau đó trộn
với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai, mỗi ngày ngậm
3 – 6 lần (theo Y học cổ truyền Việt Nam ).
2-Phụ nữ
mang thai nôn nghén, chán ăn: Cạo
vỏ 30g quả me xanh, rửa sạch cho vào nồi nấu với 300 ml nước, khi còn 200 ml
thì bắc nồi xuống, chỉ lấy phần nước, thêm đường vừa đủ và chia ra uống 3 lần
trong ngày, uống 3 ngày (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
3-Trị
chứng hay chảy máu chân răng: 3 -
5g thịt từ quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, uống vào buổi
sáng sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 7 ngày. Hoặc 20g quả xanh, nạo bỏ vỏ, đun
với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho
thêm ít đường hoặc mật ong. Uống từ 5 - 7 ngày (theo Y học cổ truyền Việt Nam ).
4-Giúp
giảm đau nhức xương khớp: 100g quả
me xanh, đem đun với nước, khi chín vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và
hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa đều lên chỗ xương khớp đau nhức,
nên thoa vào trước các giấc ngủ trưa và tối. Thoa trong 7 ngày (theo Y học cổ
truyền Việt Nam ).
5-Chữa sốt
do nắng nóng: 15g quả me xanh đã
nạo vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt,
chắt lấy nước, khi uống pha thêm đường hoặc mật ong. Bài thuốc này, giúp cơ thể
hạ nhiệt nhanh chóng, kích thích thèm ăn (theo Y học cổ truyền Việt Nam ).
6-Giải
nhiệt ngày hè: Nghiền 20g thịt quả
me chín với 200ml nước, lượt bỏ hột và xơ, khi uống pha cho thêm ít đường,
khuấy đều, có thể cho thêm đá lạnh, uống hàng ngày.
7-Trị rơm, sảy,
ghẻ ngứa, lác, lang beng: Dùng lá me già
nấu sôi rồi pha ấm, lấy nước rửa mạnh chổ bệnh, sau đó lấy xác đấp 10-15 phút.
Sau cùng dùng nước sạch rửa lại. Mỗi ngày làm 1-2 lần (theo kinh nghiệm dân
gian Nam Bộ).
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét