CÂY KHOAI MÔN (KHOAI SỌ)
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 21/2/2014
-Tên gọi khác: Khoai nước, Khoai sọ.
-Tên đồng nghĩa: Colocasia esculenta esculenta, Colocasia antiquorum Schott
-Các loài tương cận:
Cây bạc hà (Dùng nấu canh chua):Colocasia gigantea
Cây Ráy: Alocasia macrorrhizos.
Phân loại khoa học
Bộ (ordo)
|
Trạch tả (Alismatales)
|
Họ (familia)
|
Ráy (Araceae)
|
Phân họ (subfamilia)
|
Ráy (Aroideae)
|
Tông (tribus)
|
Khoai sọ (Colocasieae)
|
Chi (genus)
|
Khoai sọ (Colocasia).
|
Loài (species)
|
Nguồn gốc và phân bố
Chi Khoai sọ (Colocasia) là một chi thực vật có hoa với hơn 25 loài cây có củ thuộc Họ Ráy (Araceae). Chi Khoai sọ có nguồn gốc ở vùng Châu Á nhiệt đới, có thể khởi nguồn từ Ấn Độ và Bangladesh , và lây lan về phía đông vào khu vực Đông Nam Á ,Đông Á và các đảo Thái Bình Dương , về phía tây tới Ai Cập và phía đông Địa Trung Hải , và sau đó về phía nam và phía tây từ đó vào Đông Phi và Tây Phi , từ đây nó lây lan sang các vùng biển Caribbean và Châu Mỹ .Chúng được gọi bằng nhiều tên địa phương và thường được gọi là cây "tai voi" khi trồng như một cây cảnh.
Cây khoai môn (Colocasia esculenta) có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Người ta cho rằng cây khoai môn đã được trồng ở vùng Đông Nam Châu Á để lấy củ làm lương thực trong hơn 10.000 năm trước đây, là cây lương thực chính của vùng này trước khi có cây lúa trồng. Từ Đông Nam Á Cây khoai môn phát tán ra khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới.
Ở Việt Nam Khoai môn hay Khoai sọ (Colocasia esculenta) còn có tên khoa học đồng nghĩa khác là (Colocasia antiquorum) bao gồm gần 70 giống khác nhau với nhiều tên gọi theo tiếng của người Kinh và nhiều dân tộc thiểu số khác nhau (xem: Danh sách giống khoai tại Việt Nam).
Tên gọi khoai môn phổ biến chung ở Miền Nam, trong khi ở Miền Bắc và Miền Trung có phân biệt cây Khoai môn là những loài cây thường cho củ cái to từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột.
Còn Khoai sọ theo tên gọi ở Miền Bắc chỉ những loài khoai có củ cái nhỏ nhưng nhiều củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột. Khoai sọ thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt. Khoai sọ chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du.
Thực ra tất cả các loài khoai môn hay khoai sọ đều là những phân loài (subspecies) hay giống (varieties) của loài khoai môn hay khoai sọ (Colocasia esculenta). Chúng chỉ khác nhau về điều kiện sinh thái để phát triển, kích thước, màu sắc củ, chất lượng củ, màu sắc của phiến và bẹ lá.
Ở miền Bắc khoai môn (được gọi chung là khoai sọ) chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ sượng và ngứa. Ngược lại các tỉnh phía Nam như An Giang, Bến Tre, Cần Thơ… khoai môn được trồng nhiều ở vùng đất bãi, đồng bằng để bán cho các cơ sở xuất khẩu.
Tuy nhiên, các giống khoai môn miền núi vẫn có thể trồng được ở đồng bằng nhưng nên chọn các vùng đất cao, tơi xốp, dễ thoát nước và đặc biệt là lên luống cao như trồng khoai lang mới không bị sượng và ngứa.
Các giống Khoai môn phổ biến ở Việt Nam
-Giống Khoai môn nước hay còn gọi là Môn ngứa.
-Giống Khoai môn ngọt hay Môn xanh.
-Giống Khoai môn bẹ tím hay Môn tím.
-Giống khoai môn bẹ trắng hay Môn trắng.
-Giống Khoai môn ruột đỏ, ruột tím ở Bắc Kạn.
-Giống Khoai môn tím Lục Yên.
-Giống Khoai môn sáp ruột vàng ở Ninh Bình, Lục Yên (Yên Bái), Văn Lâm, Khoái Châu (Hưng Yên).
-Giống Khoai sọ núi ở các tỉnh miền núi như Yên Bái, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình… Lai Châu, Hòa Bình, khoai Chũ (Bắc Giang) v.v…Giống khoai này củ to, nhiều tinh bột, ăn ngon được trồng chủ yếu.
-Giống Khoai môn sáp ĐBSCL.
-Giống Khoai môn cao sản KM-1.
Ngoài ra còn nhiều giống khác như môn môn bạc hà, môn sen, môn thơm, môn trốn...
Mô tả
Cây khoai môn (Colocasia esculenta) là loài cây thân thảo đa niên có thân ngầm phát triển thành củ chứa nhiều tinh bột ăn được và được dùng làm lương thực và thực phẩm ở các nước Châu Á.
-Thân: Cây khoai môn có thân ngầm phát triển thành củ. Thân giả mọc phía trên nơi các bẹ lá xếp với nhau. Chiều cao của cây chủ yếu là bẹ lá cao 0,5-1 m.
-Củ: Phần thân ngầm phát triển thành củ, mỗi bụi có từ 1 đến nhiều củ. Vỏ củ có màu xám, tím…tùy giống.
-Lá: Lá đơn rộng, mọc so le, phiến lá hình tam giác, gốc lỏm. Bẹ lá họp thành thân giả hoặc rời, phát triển từ thân ngầm ở dưới mặt đất.
-Hoa: Mọc thành chùm vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây.
Cây sinh sản vô tính bằng chồi non phát triển từ củ.
Củ khoai môn không thích hợp để dùng tươi và chế biến công nghiệp.
Thành phần dinh dưỡng
+Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA):
Trong 100 g củ khoai môn luộc (không có muối) và trong 100 g lá khoai môn tươi có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
Thành phần trong 100 g
|
Trong củ khoai môn luộc
|
Trong lá khoai môn tươi
|
594 kJ (142 kcal)
|
177 kJ (42 kcal)
| |
34,6 g
|
6,7 g
| |
- Đường
|
0,49
|
3 g
|
5,1 g
|
3,7 g
| |
0,11 g
|
0,74 g
| |
0,52 g
|
5 g
| |
Vitamin A equiv.
|
-
|
241 mg (30%)
|
-
|
2895 mg (27%)
| |
- lutein và zeaxanthin
|
-
|
1932 mg
|
0,107 mg (9%)
|
0,209 mg (18%)
| |
0,028 mg (2%)
|
0,456 mg (38%)
| |
0,51 mg (3%)
|
1,513 mg (10%)
| |
Pantothenic acid (B 5 )
|
0,336 mg (7%)
|
-
|
0,331 mg (25%)
|
0,146 mg (11%)
| |
Folate (vit. B 9 )
|
19 mg (5%)
|
126 mg (32%)
|
5 mg (6%)
|
52 mg (63%)
| |
2,93 mg (20%)
|
2,02 mg (13%)
| |
18 mg (2%)
|
107 mg (11%)
| |
0,72 mg (6%)
|
2,25 mg (17%)
| |
30 mg (8%)
|
45 mg (13%)
| |
0.449 mg (21%)
|
0.714 mg (34%)
| |
76 mg (11%)
|
60 mg (9%)
| |
484 mg (10%)
|
648 mg (14%)
| |
0,27 mg (3%)
|
0,41 mg (4%)
| |
-Ghi chú: Tỷ lệ % so nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của người lớn.
|
+Theo các nguồn phân tích khác:
Theo Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Quang Sáng (Chủ nhiệm Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội) cho biết:
Cứ 100g khoai môn thì có đến 109 kcal, 1,5g protein, 25,5g glucid, 0,2g lipid, 1,5g chất xơ, 44g calci, 44mg phosphate… với giá trị dinh dưỡng phong phú như thế, khoai môn được xem có thể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả rau xanh, hoa quả.
Khoai môn cung cấy đầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng…
Lưu ý! Chất độc trong cây khoai môn
Các bộ phận cây khoai môn khi còn tươi chứa chất độc do có sự hiện diện của oxalat canxi tinh thể, điển hình như raphides , chất này có thể gây ngứa cổ khi ăn. Canxi oxalate không hòa tan góp phần tạo bệnh sỏi thận. Tuy nhiên khi ngâm nước lâu qua đêm và nấu chín thì các chất độc bị tiêu hủy.
Công dụng
a-Phiến và bẹ lá khoai môn được dùng làm rau
Ở Việt nam lá khoai môn không được sử dụng làm rau.
Ở các nước châu Á, Châu Phi và nam Mỹ lá khoai môn được dùng làm rau nấu chín rất phổ biến.
Thực ra các giống khoai môn ngọt trồng trên cạn là loại rau giàu dinh dưỡng. Lá Khoai môn là một nguồn cung cấp vitamin A và C và chứa nhiều protein hơn so với củ.
Tuy nhiên các loại bẹ lá khoai môn hay khoai sọ được dùng phổ biến ở Việt Nam. Từ bẹ lá đã tách vỏ được chế biến thành nhiều món ăn như:
-Bẹ lá môn luộc để làm rau ghém.
-Bẹ lá môn xào.
-Bẹ lá môn nấu canh chua.
-Bẹ lá môn nấu cháo lươn.
-Bẹ lá môn làm dưa chua: Từ dưa chua có thể dùng để ăn trực tiếp hay xào, nấu canh chua...
Bẹ lá môn cũng được nhiều nước trên thế dùng làm rau như ở Việt Nam.
Dưa chua bẹ khoai môn
Lươn nấu cháo bẹ môn nước
b-Củ khoai môn được dùng làm lương thực và thực phẩm
Củ khoai môn là nguồn lương thực chính ở Đông Nam Á trước khi nghề trồng lúa phát triển, nó thịnh hành cách nay khoảng 10.000-5.000 năm trước Công nguyên.
Hiện nay củ khoai môn còn là cây lương thực quan trọng ở nhiều nước Châu Phi. So với nhiều loại củ có tinh bột khác ở vùng nhiệt đới như khoai mì (sắn), khoai lang, khoai mỡ thì khoai môn có đầy đũ thành phần dinh dưỡng hơn nhiều.
+Các cách dùng củ khoai môn làm lương thực và thực phẩm ở Việt Nam
1-Củ khoai môn luộc: Củ khoai môn rửa sạch, không bốc vỏ, được luộc chín dùng để ăn trực tiếp, là nguồn cung cấp tinh bột trực tiếp thay cho gạo, bột mì...
2-Củ khoai môn nấu hoặc hấp: Củ khoai môn được bốc vỏ, nấu hoặc hấp trong cơm để làm chất độn khi thiếu gạo.
Củ khoai môn hấp
3-Củ khoai môn nấu chè: Củ khoai môn gọt vỏ, xắt miếng dùng để nấu chè nếp, chè nước cốt dừa, chè thưng, chè bưởi... để ăn thay cơm.
4-Củ khoai môn chiên: Củ khoai môn gọt vỏ, xa71t mỏng dùng để chiên ăn như khoai tây, khoai lang chiên.
5-Củ khoai môn xào: Củ khoai môn gọt vỏ, xắt mỏng dùng để xào với thịt, hải sản dùng để ăn với cơm.
6-Củ khoai môn nấu canh: Khoai môn có thể dùng để nấu canh, nấu súp với thịt, cá để ăn với cơm.
7-Củ khoai môn dùng để nấu cà ri:
Củ khoai xắt miếng có thể nấu cà ri với các loại khoai và rau củ khác.
Củ khoai xắt miếng có thể nấu cà ri với các loại khoai và rau củ khác.
c-Một số cách dùng khoai môn ở nước ngoài
Ở Azores (Bồ Đào Nha) khoai môn được gọi là inhâme và thường hấp chung với khoai tây, rau và thịt hoặc cá. Khoai môn chiên với dầu thực vật hay mỡ lợn và khoai môn hấp chín, bóc vỏ và sau đó rắc đường cũng được dùng làm món tráng miệng.
Ở Bangladesh bẹ lá khoai môn là một loại rau rất phổ biến được gọi là mukhi hoặc mukhi kochu thường được nấu với tôm nhỏ hoặc cá thành một món cà ri, nhưng một số món ăn được nấu với cá khô. Lá non và bẹ khoai môn cũng được luộc lâu trong nước sôi để làm rau.
Ở Brazil khoai môn thường được chế biến như khoai tây, ăn luộc, hầm hoặc nghiền, ăn với muối và tỏi như một phần của một bữa ăn (thường ăn trưa hoặc ăn tối).
Ở Trung Quốc khoai môn thường được sử dụng như một món hấp có hoặc không có đường trắng, như một món ăn thay thế cho các loại ngũ cốc khác. Trong ẩm thực Trung Hoa có nhiều cách chế biến khoai môn như hấp, luộc hoặc xào như một món ăn chính.
Ở miền Bắc Trung Quốc khoai môn thường được luộc hoặc hấp giống như ăn củ khoai tây. Nó thường được om với thịt lợn hoặc thịt bò.
Ở Miền Nam Nam Trung Quốc khoai môn bầm nhỏ và hấp để làm nhân bánh bao. Khoai môn bào thành sợi dài để làm món chả rế gói với hải sản và chiên dòn.
Bánh khoai môn là một món ăn truyền thống ăn trong dịp Tết ở Trung Quốc.
Ở Quần đảo Cook (Thái Bình Dương) củ khoai môn được luộc như thức ăn chính. Lá khoai môn được làm rau nấu với nước cốt dừa với hành tây và thịt, cá, hải sản…
Ở Costa Rica khoai môn được nấu trong súp hoặc dược chiên để ăn thay thế cho khoai tây.
Ở Síp khoai môn đã được sử dụng từ thời đế chế La Mã. Nó thường được xào với cần tây và hành tây với thịt lợn hoặc thịt gà, trong nước sốt cà chua.
Ở Đông Phi khoai môn thường được luộc chín ăn với nước trà trà hay các đồ uống khác, hoặc được dùng như nguồn tinh bột chính của một bữa ăn.
Ở Ai Cập khoai môn gọt vỏ nấu chín trong nước súp hoặc được thái lát và nấu với thịt băm và nước sốt cà chua hay hầm với cà nâu.
Ở Châu Âu khoai môn đã được tiêu thụ bởi những người La Mã tương tự như khoai tây. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã sử dụng khoai môn bị thu hẹp ở Châu Âu.
Ở Hawaii (Thái Bình Dương) khoai môn là thực phẩm truyền thống, là loài cây trồng chính tại bản địa vì khoai tây khó trồng hơn.
Ở Ấn Độ khoai môn được chế biến thành nhiều món ăn như nướng, luộc và nấu với cà ri cá hoặc với đậu tương lên men. Lá cũng được sử dụng trong một món ăn truyền thống đặc biệt gọi là "Utti", nấu với đậu Hà Lan.
Ở Nhật Bản khoai môn được gọi là satoimo "khoai tây làng" là tiếng lóng giống như “môn lề”, “môn làng” ở Việt Nam. Khoai môn được nấu trong món cá kho (dashi) với nước tương.
Ở Philippines khoai môn được dùng phổ biến rộng rãi trên toàn quần đảo. Lá và củ khoai môn là một phần của ẩm thực địa phương. Các món phổ biến là lá khoai môn nấu với nước cốt dừa, và muối dưa với tôm đã lên men hoặc cá bagoong với đỏ. Món khoai môn hầm với thịt lợn và thịt bò, tôm, cá... với chất chua (lá me, kamias , hoặc giấm, vv) với hành là món ăn truyền thống của quốc gia (giống như lẫu chua khoai môn).
Ở Pakistan khoai môn hầm với thịt bò, thịt cừu hoặc thịt dê rất phổ biến. Lá được cuộn cùng với bột bột đậu xanh và thịt bầm và sau đó chiên hoặc hấp để tạo ra một món ăn gọi là Pakora.
Ở Hàn Quốc củ khoai môn và thân lá để xào. Rễ khoai môn có thể được sử dụng cho mục đích y tế, đặc biệt là trong điều trị vết côn trùng cắn.
Ở Đài Loan món khoai môn chiên nổi bong bóng là món ăn nhẹ truyền thống hấp dẫn hơn so với khoai tây chiên.
Ở Thái Lan món khoai môn luộc thái hành hạt lựu tấm nước cốt dừa và món khoai môn chiên được bán ở các cửa hàng như món ăn fast food được nhiều người ưa chuộng.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ khoai môn được đun sôi trong nước sốt cà chua hoặc nấu với thịt, đậu và đậu xanh làm món tráng miệng.
Ở Hoa Kỳ tại Chinatowns khoai môn được bán cho người Hoa và người Việt để họ chế biến thành thức ăn truyền thống. Khoai môn tươi được nhập từ Mexico và bán trong các siêu thị với giá khoảng 1,5 USD/1 kg.
Người Mỹ (trừ dân bản địa Hawaii ) không ăn được củ khoai môn vì lạ miệng nhưng họ cũng phát triển trồng khoai môn để phục vụ chắn nuôi.
d-Các bộ phận của cây khoai môn được dùng làm thuốc
Theo Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Quang Sáng (Chủ nhiệm Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội) cho biết:
Khoai môn có vị mát, tính bình, giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt. Ngoài ra, nguồn giá trị dinh dưỡng cao trong khoai còn giúp người ăn bồi bổ cơ thể tránh khỏi bệnh tật.
Sau đây là một số tác dụng chửa bệnh của khoai môn:
1-Khoai môn hổ trợ chửa bệnh đái tháo đường
Đối với người bị đái tháo đường thường phải kiêng cữ rất nhiều trong ăn uống, thì khoai môn lại là một lựa chọn thích hợp. Tuy chứa nhiều tinh bột, nhưng lượng đường có trong khoai môn lại thấp nên khi dùng ở mức vừa phải, người bị bệnh đái tháo đường không sợ bị tăng đường huyết. Ngoài ra, trong khoai môn còn rất nhiều vitamin A vốn rất tốt trong việc ổn định nồng độ đường trong máu. (Theo Sống Khỏe).
2-Chữa bệnh thận
Những người mắc bệnh thận cần có chế độ ăn uống hợp lý nên kiêng ăn nhiều các chất béo, đường, đạm vì nó khiến cho thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn gây đau tức, khó thở. Trong khi đó, khoai môn lại có hàm lượng chất béo, đường, đạm rất ít nhưng thành phần calorie cung cấp năng lượng lại khá cao nên sẽ rất tốt cho những người đang trong quá trình điều trị bệnh thận. Khẩu phần ăn của người mắc bệnh thận trung bình một bữa nên ăn từ 200-300g khoai môn. (Theo Sống Khỏe).
3-Chữa bệnh viêm khớp, u hạch
Khoai môn kết hợp cá quả tươi, rau ngổ, rau cần nấu thành cháo, ăn nóng có thể chữa bệnh viêm khớp, u hạch. Ngoài ra, khoai môn giã nhỏ thành bã đắp lên vết thương bỏng sẽ lên da non, chóng liền sẹo. (Theo Sống Khỏe).
Lưu ý!
1-Ăn khoai môn phải đúng cách:
Tác dụng của khoai môn là điều chúng ta có thể nhận thấy dễ dàng. Tuy nhiên, các giá trị của khoai còn phụ thuộc vào cách sử dụng. Khi dùng, nhất thiết phải rửa sạch vỏ, vứt bỏ các phần bị hỏng, phải khoét bỏ vùng khoai có mầm vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn sẽ bị ngộ độc.
Khi ăn khoai môn, không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất đi lớp protein rất quý chỉ tồn tại ở sát lớp vỏ của củ. Nếu muốn nấu canh, hoặc xào thì nên cạo bỏ lớp vỏ của khoai, còn nấu ăn trực tiếp thì nên để vỏ mà luộc là tốt nhất. Khoai môn khá lành tính, thế nhưng những người có làn da tay nhạy cảm đôi khi gặp phải phiền phức trong quá trình gọt vỏ khoai. Tay họ có thể bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó chịu.
(Theo Sống Khỏe).
2-Một vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn tránh bị dị ứng khi gọt khoai môn
-Nên đeo găng nilon khi gọt vỏ.
-Nếu không may bị ngứa, bạn hãy lấy giấm ăn pha vào nước ngâm tay khoàng 2 phút sẽ hết ngứa.
-Một số người da nhạy cảm, đôi khi ngứa toàn thân thì dùng 2 muỗng canh giấm pha vào nước tấm toàn thân sẽ hết.
-Ngoài ra, bạn có thể ăn rau má trộn dầu giấm. Cách này sẽ giúp bạn giảm ngứa nhanh chóng.
(Theo Sống Khỏe).
Trồng khoai môn Trên thế giới và ở Việt Nam
+Trên thế giới
Hiện nay các vùng và các nước có trồng cây khoai môn là: Azores, Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Quần đảo Cook, Costa Rica, Síp, Đông Phi, Ai Cập, Châu Âu, Fiji, Hawaii, Ấn Độ, Nhật Bản, Lebanon, Maldives, Nepal, Philippines, Pakistan, Papua New Guinea, Polynesia, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Suriname, Đài Loan, Thái Lan, Trinidad & Tobago, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Venezuela, Việt Nam, Tây Phi, Tây Ấn…
Năm nước trồng nhiều khoai môn nhất (triệu tấn) năm 2009 là:
Nigeria :4.4
Trung Quốc: 1.7
Cameroon: 1.7
Ghana: 1.5
Papua New Guinea: 0.3
Tổng số thế giới: 11,3
Năng suất bình quân toàn cầu là 6,2 tấn / ha nhưng thay đổi tùy theo khu vực. Ở Châu Á, năng suất trung bình đạt 12,6 tấn / ha.
+Trồng khoai môn ở Việt Nam
Ở Việt Nam có gần 70 giống khoai môn khác nhau, các giống khoai môn mọc hoang hoặc được trồng phổ biến nhất là:
1-Giống Khoai môn nước hay còn gọi là Khoai môn ngứa: Là giống khoai môn mọc hoang dại trên đất ngập nước hay bán ngập nước ở ĐBSCL và Miền Đông Nam Bộ. Giống khoai môn nước có thể được trồng trong ruộng có nước dồi dào hoặc trong các vùng cao, nơi nước được cung cấp bởi lượng mưa hoặc tưới bổ sung. Khoai môn nước là một trong số ít các loại cây trồng (cùng với Lúa và hoa sen ) có thể được trồng trong điều kiện ngập nước. Điều này là nhờ cấu tạo các ống khí trong bẹ lá có thể dẫn oxy từ khí quyển đến các bộ phận cây bị ngập nước.
Khoai môn nước được trồng trong đất ngập nước có năng suất gấp đôi so với khi trồng trên cạn. Môn nước có củ to, năng suất củ rất cao nhưng chất lượng củ kém ngon.
2-Giống Khoai môn ngọt hay môn xanh là giống khoai môn có lá và bẹ lá màu xanh. Giống này có củ cái nặng từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chứa nhiều tinh bột. Là cây trồng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay.
3-Giống Khoai môn sáp ĐBSCL: Kỹ sư Trang Thanh Vũ, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết: Cây khoai môn sáp rất phù hợp với vùng đất cát pha, triền giồng, nếu thâm canh đúng kĩ thuật, năng suất đạt từ 20-25 tấn/hécta, trong đó củ loại 1 đạt từ 12-13 tấn/hécta. Là cây trồng ít sâu bệnh, thời vụ xuống giống thích hợp nhất là từ trung tuần tháng giêng đến cuối tháng 2 dương lịch. Về kĩ thuật trồng bà con cuốc hộc với khoảng cách: hàng cách hàng từ 1,3-1,4 mét, cây cách cây 50 cm là hợp lý nhất. Trước khi xuống giống cần bón lót phân chuồng 7 tấn/hécta, và giống phải được ủ thuốc bảo vệ đảm bảo mầm mọc khỏe, không sâu bệnh. Khoai môn sáp sử dụng ít phân bón, chỉ cần từ 750 kg NPK, và 50 kg Ka-li cho một hécta là đủ. Điều kiện quan trọng nhất để khoai môn sáp phát triển tốt chính là tuới nước phải đúng, và đủ, cây phát triển mới tốt. Sau 4,5 đến 5 tháng xuống giống là có thể thu hoạch.
Mô hình trồng môn sáp ở Trà Vinh
4-Giống Khoai môn cao sản KM-1: Đây là giống khoai môn được các nhà khoa học Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phát hiện, thu thập, chọn tạo và phá triển thành công từ nguồn gen giống Khoai tía riềng thu thập từ Nam Định.
Đây là giống khoai môn cao sản (năng suất củ trung bình 50-60 tấn/ha, năng suất bẹ (dọc), lá đạt trên 50 tấn/ha dành làm thức ăn chăn nuôi.
Giống KM-1 có thể trồng được cả ở những chân ruộng trũng, lầy thụt hoặc trên những ruộng cạn ở những nơi đủ nước tưới. Củ và dọc lá có hàm lượng đạm cao, đạt trên 8% tổng số chất khô, thành phần chất khô đạt trên dưới 40%, thích hợp dùng làm nguyên liệu cho chế biến hoặc làm thức ăn trực tiếp cho gia súc, gia cầm (chủ yếu lợn và gia cầm).
5-Giống Khoai môn ruột đỏ, ruột tím ở Bắc Kạn: Khoai môn Bắc Kạn còn được gọi là khoai tàu. Tên gọi này bắt nguồn từ giống khoai môn Lệ Phố - Trung Quốc, được di thực sang Việt Nam từ lâu đời. Mặc dù bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng qua thời gian dài trồng trên đất rừng, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, thời tiết của địa phương, khoai môn Bắc Kạn đã trở thành món ăn đặc sản nhờ những hương vị đặc biệt.
Bên trong lớp vỏ thô ráp màu nâu sẫm, còn lẫn mùi đất rừng là những thớ khoai trắng mịn, đan xen nhiều chấm nhỏ màu tím. Khoai môn nói chung có hàm lượng tinh bột cao, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, so với các giống khoai môn ở nhiều nơi khác, kể cả khoai Lệ Phố của Trung Quốc, khoai môn trồng ở Bắc Kạn có độ bở, vị bùi và hương thơm đặc trưng.
5-Giống Khoai môn tím Lục Yên (Yên Bái):
Tương truyền, giống khoai môn được trồng ở Lục Yên vốn có xuất xứ lâu đời từ Trung Quốc song qua thời gian dài canh tác trên đất nương, rừng, dưới tác động từ các yếu tố tự nhiên, thời tiết của địa phương mà củ khoai môn được trồng ở nơi đây đã có những hương vị đặc biệt, khiến ai ăn một lần thì sẽ nhớ mãi. Ở Lục Yên, khoai môn còn có tên gọi khác là khoai tím, khoai mán hay khoai sọ núi là bởi lẽ, khi cắt ngang thớ củ khoai trên nền bột trắng mịn thường có các chấm nhỏ màu tím và giống khoai này lại hầu hết được bà con các dân tộc thiểu số Dao, Tày, Xá trồng nhiều trên các nương, đồi và những hố đất trên núi đá nên từ lâu đã có tên gọi như vậy.
Sau hai năm triển khai dự án, huyện Lục Yên đã xây dựng được các mô hình sản xuất giống và thâm canh khoai môn cho năng suất, chất lượng cao với diện tích gần 20 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Minh Chuẩn, Phan Thanh và Khánh Hòa.
Khác với những giống khoai môn ở dưới miền xuôi chỉ ưa trồng trên các loại đất tốt như: đất ruộng, đất bãi giàu mùn, tơi xốp... khoai môn Lục Yên lại không hề kén đất, có khả năng chịu được hạn cao, ít bị sâu bệnh và có thể trồng xen với các loại cây khác nên bà con nơi đây thường trồng rất nhiều trên các nương, đồi. Điều này không chỉ có tác dụng bảo vệ, chống xói mòn cho đất mà còn giúp người nông dân tận dụng được đất đai, giành đất màu để trồng các loại cây rau màu khác.
Hiện tại, cây khoai môn ở huyện Lục Yên đã và đang trở thành cây trồng có thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Lục Yên. “Trung bình với năng suất từ 12-14 tạ/ha và giá bán từ 8-10 nghìn/kg, mỗi một ha khoai môn cũng cho người nông dân thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng, so với các loại cây trồng khác như ngô và sắn thì hiệu quả kinh tế cao gấp 2 đến 3 lần”, chị Lý Kim Thoa, người trồng khoai môn lâu năm tại xã Phan Thanh (huyện Lục Yên) khẳng định.
Trồng môn ở Bắc Kạn
6-Giống Khoai môn sáp ruột vàng ở Ninh Bình, Lục Yên (Yên Bái), Văn Lâm, Khoái Châu (Hưng Yên).
7-Giống Khoai sọ núi ở các tỉnh miền núi như Yên Bái, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình… Lai Châu, Hòa Bình, khoai Chũ (Bắc Giang) v.v…Giống khoai này củ to, nhiều tinh bột, ăn ngon được trồng chủ yếu.
Ngoài ra ở Việt Nam còn có nhiều giống khoai môn khác như môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sen, môn thơm, môn trốn...
Tài liệu cần đọc thêm
Eddoe (Nhiều loại khoai môn)
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo