Cây chùm ruột


CÂY CHÙM RUỘT

Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 4/4/2012

Cây chùm ruột


Quả chùm ruột

-Tên gọi khác: Cây Tầm ruột, Cây Tùm ruột.
-Tên tiếng Anh: Otaheite gooseberry, Malay gooseberry, Tahitian gooseberry, country gooseberry, star gooseberry, West India gooseberry, simply gooseberry tree.
-Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels.
-Tên đồng nghĩa: Ph. distichus; Cicca acida ; C. disticha; Averrhoa acida.

Phân loại khoa học:

             (Theo Hệ thống APG III-2009).

Giới (regnum):
Thực vật (Plantae)
Ngành (phylum):
Thực vật có hoa (Angiospermae)
Lớp (class):
Hai lá mầm thật (Eudicots)
Phân lớp (subclass):
Hoa hồng (Rosids)
Bộ (ordo):
Sơ ri (Malpighiales)
Họ (familia):
Diệp hạ Châu (Phyllanthaceae)
Tông (tribus):
Diệp hạ châu (Phyllantheae)
Phân tông (subtribus):
Flueggeinae
Chi (genus):
Diệp hạ châu (Phyllanthus)
Loài (species):
Phyllanthus acidus

Trong hệ thống Cronquist cũ thì Cây chùm ruột được đặt trong bộ Hoa hồng (Rosales). Họ Oxalidaceae (Họ Chua me đất): Họ này có 6 chi với 770 loài.
Hệ thống APG III-2009 sắp xết lại nhiều loài thuộc các Bộ, Họ khác nhau có liên quan đến di truyền phân tử để lập thành Họ Điệp hạ châu mới (Phyllanthaceae) mở rộng hơn với 8 Tông, 55-58 Chi và khoảng 2000 loài.
Trong đó Chi Diệp Hạ châu mới (Phyllanthus) là một Chi lớn nhất trong thực vật có hoa, chứa trên 1.200 loài, hay trên một nửa số loài trong họ Diệp hạ châu (quả mọc ngay dưới nách lá kép).
Do đó muốn tra cứu về cây chùm ruột (Phyllanthus acidus) nên tham khảo các tên đồng nghĩa của nó trong các hệ thống phân loại cũ hơn.

Phân bố

Chùm ruột, còn gọi là tầm ruột (Phyllanthus acidus) là loài cây duy nhất có quả ăn được trong họ Phyllanthaceae. Cây chùm ruột vừa được trồng làm cây cảnh vừa lấy quả.
Cây chùm ruột có nguồn gốc từ Madagascar (đảo quốc ở Ấn Độ dương). 
Chùm ruột phân bố chủ yếu ở khu vực Chấu Á nhiệt đới từ Madagascar đến Ấn Độ sang tận Đông Nam Á.
Hiện nay trên thế giới cây chùm ruột được trồng ở các nước:
Đảo Guam (tên ceremai) , Indonesia (tên ceremai hoặc cerama), Miền Nam Việt Nam (chùm ruột), Cambodia (kantuet), Thái Lan (mayom), Lào (cerme), Bắc Mã Lai (chermai), Ấn Độ (chalmeri và  harpharoi), Philippines (iba ở Tagalog và karmay ở Ilokano), Ở Mỹ được trồng tại đảo Hawaii và phía Nam của bang Florida (country gooseberry).
Ngoài ra cây chùm ruột còn được trồng ở Ecuador, El Salvador, Mexico,  Colombia, Venezuela, Surinam, PeruBrazil.
Ở Việt Nam, cây chùm ruột trồng phổ biến ở miền Nam vừa làm cây cảnh trước sân, trong vườn vừa được dùng làm rau, lấy quả.
Ở Việt Nam có hai giống chùm ruột, đó là:
-Chùm ruột ngọt (ít chua): được dùng để ăn chơi, làm mứt.
-Chùm ruột chua: được dùng để ăn chơi, làm mứt và lấy chất chua để nấu canh.

Mô tả

-Thân: Chùm ruột là loại cây thân gổ lớn, đạt chiều cao trung bình 4-6 mét, cây cao nhất có thể đạt đến 10 m. Có tán rộng và hoa màu hồng rất đẹp, thường được trồng như một loại cây cảnh ở sân nhà hay trong vườn.
Thân cây có gổ bở, nhiều cành mọc từ thân chính, cành dòn dể gãy.
Nhánh cây sần sùi vì vết sẹo của những cuống  cũ. Ở cuối mỗi cành chính có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15 đến 30 cm, mọc thành chùm dày đặc.
-Rể: Rể mọc khỏe, ăn sâu và lan rộng.
-Lá: kép mọc so le, lá chét hình trứng, dài 4-5 cm, rộng 1,5-2 cm.
-Hoa: Hoa chùm ruột màu hồng, nở từng chùm. Cây chùm ruột nở hoa vào tháng 3-5, kết quả vào tháng 6-8.
-Quả: Hình tròn, chia thành 6 múi, màu xanh nhạt, có đường kính khoảng 2-2,5 cm. Quả mọc từng chùm theo các cành non và kể cả ở cành già hay ngay trên thân, có vỏ từ màu xanh non đến vàng nhạt và mờ đục như sáp. Hình dáng và hương vị của trái tùy thuộc vào giống.
-Hạt: Hạt cứng, to, nằm ở trung tâm của quả. Mỗi quả chỉ có 1 hạt.
 Vị chùm ruột giòn và rất chua, do đó thường được tiêu thụ dưới dạng mứt tại Việt Nam.

Thành phần hóa học

-Theo Les plantes médicales thì chùm ruột có nhiều nước, vị rất chua do chứa nhiều a xít oxalic, chất nhầy, giàu pectin, glucid, khoáng chất và vitamin C .
-Quả chùm ruột chứa 0,73- 0,90% Protid, 0,6-0,76% Lipid, 5,89 -7,29% Glucid, lượng vitamin C đạt tới 40 mg %. Vỏ rễ chứa Saponin, Acide Galic và Tanin. Một số hợp chất Triterpen (Philanthol, B-Amiryn), còn nhiều Acide Phenol.

Công dụng

Lá chùm ruột được sử dụng làm rau sống. Quả dùng trong các món gỏi, làm nước uống, nước xốt hay làm mứt hay ngâm rượu. Khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang màu đỏ rất đẹp.
a-Lá chùm ruột non dùng làm rau :
-Lá chùm ruột non dùng làm rau sống ăn chung với rau tập tàng của người Nam Bộ.
- Lá chùm ruột có vị chua nhẹ, được sử dụng để gói nem chua và để trên mặt hũ mắm vì có tính sát khuẩn mạnh. Ngoài ra lá chùm ruột non dược có tác dụng kích hoạt quá trình lên men chua của nem và mắm chua nhanh hơn.
-Lá chùm ruột non có khi được nấu lên ăn như một loại rau.
b-Quả chùm ruột dùng để ăn chơi:
-Quả chùm ruột ngọt già có vị chua ngọt, thanh được trẻ con và người lớn thích ăn.
-Quả chùm  ruột chua già củng được nhiều người thích ăn với muối ớt, nhất là quí cô và các bà bầu.
-Múc một muỗng chùm ruột giã cùng với tôm khô, một chút vị ngọt ngọt cay cay... món ăn vặt dân dã của những buổi trưa hè ở Nam Bộ. 
Lưu ý: Những người mắc bệnh gout và sỏi thận không nên ăn chùm ruột, vì trái chứa nhiều a xít oxalic.
c-Quả chùm ruột chua được dùng để nấu canh chua:
Quả chùm ruột chua non hoặc già được nấu riêng, khi nước sôi dầm cho thịt quả tan, dùng rây lọc loại bỏ hạt, lấy nước chua nấu canh, nấu lẫu chua.
Canh chua chùm ruột có vị chua đầm rất dể ăn, người dân Nam Bộ thường dùng quả chùm ruột để nấu canh chua với cá đồng, lươn, ếch…kèm theo cọng bông súng, bạc hà.
d-Quả chùm ruột ngọt và chua đã già được dùng làm mứt:
Mứt chùm ruột rất dể làm, mức có màu đỏ tím rất hấp dẩn, khi ăn có vị chua thanh, ngọt, rất dược trẻ con và người lớn ưa thích.
Quả chùm ruột làm mứt, dùng que lá dừng hay tre xỏ xâu là thức ăn chơi được bày bán theo đường phố hoặc trường học, học sinh rất thích ăn, nhất là các em học sinh nữ.
Cách làm mứt chùm ruột rất đơn giản, rẻ tiền và có sản phẩm hấp dẫn:
Nguyên liệu: 1kg chùm ruột (ngọt hoặc chua càng tốt), 700g đường cát.
Các bước thực hiện: 
1-Chỉ cần cho chùm ruột tươi vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 ngày cho nó đông cứng lại, sau đó đem ra ngoài rã đông là tự nhiên trái chùm ruột nó mềm xèo. Sau đó chỉ cần đem vắt cho nó ra bớt nước chua là xong, bắt đầu làm được rồi.
Tuy nhiên chúng ta nên vắt kỹ một tý kẻo sau này mứt dễ bị nhão.
2-Tiếp theo là cho đường vào, 1 kg chùm ruột cho vào khoảng 700g đường là vừa ăn, trộn đều lên rồi đem ra nắng phơi cho đường tan hết.
3-Trùm lại cho vệ sinh, an toàn thực phẩm.
4-Sau khi thấy đường tan hết rồi thì cho hết lên chảo, sên đều tay.
5-Đậy nắp lại để cho có màu, nhớ canh chừng lửa để tránh cháy khét.
Mở vung kiểm tra, thấy màu hơi đậm và nước cạn thì nhắc xuống. Cho ra mâm phơi 1 buổi là được.
Vậy là đã có mứt chùm ruột nhâm nhi, đãi khách trong mấy ngày Tết.
(Theo Dat Pham)
Mứt chùm ruột
e- Quả chùm ruột được dùng để ủ rượu và làm nước giải khát lên men:
-Quả chùm ruột (ngọt hoặc chua) đượng ngâm vói đường cát, trong và tuần nó tự lên men thành loại rượu chùm ruột dùng để khai vị rất tốt, có tác dụng bổ dưỡng và vị thuốc kích thích tiêu hóa. Các làm cụ thể như sau:
Nguyên liệu:
1. Chùm ruột: 0.5 kg, lựa quả to không bị dập.
2. Đường cát trắng: khoảng 1 kg (chuẩn bị dư ra 1 chút cũng không sao).
3. Muối: 1 muỗng
4. 1 cái hủ (nhựa hoặc thủy tinh) dùng để ngâm
Chuẩn bị:
Chùm ruột rửa sạch để ráo nước, rửa sạch hủ dùng để ngâm, lau khô.
Thực hiện:
1. Cho 1 lớp đường khoảng 0.5 cm dưới đáy hủ.
2. Cho chùm ruột vào, xếp theo lớp.
3. Cứ như vậy lần lượt 1 lớp đường xen kẽ 1 lớp chùm ruột đến khi đầy bình.
4. Cho 1 muỗng muối vào
5. Đậy chặc bình, để khoảng 1 tuần là có thể uống được.
6. Khi uống, ta có thể uống với đá, sẽ có cảm giác mát lạnh nồng nồng của men.
Nguồn: Bepgiadinh
-Có thể làm một loại nước uống lên men rất ngon: chuẩn bị 1 kg chùm ruột trái to không dập, 2 kg đường, 2 muỗng muối và 1 hũ thủy tinh sạch. Cho một lớp đường khoảng 1,5 cm dưới đáy hũ, cho chùm ruột vào và cứ tiếp tục xen kẽ hết lớp này đến lớp khác. Sau cùng thì rắc đều muối trên mặt, chèn kỹ và đóng nắp. Khoảng một tuần là có thể pha đá uống được.
f-Giới thiệu sản phẩm mới: “Chùm ruột ớt”:
-Dạng sản phẩm: Chùm ruột rửa sạch, ngâm với đường ớt, sấy khô và được đóng hộp bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khối lượng tịnh: 150 gram, hộp nhựa trong, mẫu mã đẹp.
-Khuyến cáo của nhà sản xuất: Quả chùm ruột có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu chống oxy hóa. Ngoài ra, để làn da mịn màng, mỗi ngày nên ăn 200 gam trái cây này.
-Địa chỉ liên hệ:
-Anh Lộc: ĐT 0933 125 045 để được giá ưu đãi.
-Anh Vũ: ĐT 0902 000 570 giao hàng tận nơi giá sĩ ở TP HCM

Chùm ruột ớt-Đặc sản Phan Rang
-Nguồn:
f-Các bộ phận của cây chùm ruột dùng làm thuốc:
+Theo Đông y Việt Nam:
-Các vị thuốc từ lá cây chùm ruột:
Lá chùm ruột có tính nóng, rễ độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn.
Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.
Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức.
Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.
-Các vị thuốc từ quả cây chùm ruột:
Quả chùm ruột có vị chua, tính mát, có tác dụng giải nhiệt và làm se.
Quả vị chua, hơi ngọt thường được ăn sống, hoặc nấu canh cho mát. Dịch ép quả dùng để giải khát. Nước ép quả để giải nhiệt vì chứa đến 40% mg vitamin C.
Quả có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu. Ngoài ra, để làn da mịn màng, mỗi ngày nên ăn 200 gam trái cây này.
Quả chùm ruột chứa 0,73-0,90% Protide, 0,6-0,76% Lipide, 5,89-7,29% Glucide, lượng vitamin C đạt tới 40 mg %.
-Các vị thuốc từ vỏ thân cây chùm ruột:
Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế.
Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu độc, sát trùng, đặc biệt là chống độc đối với nọc rắn.
Tuy có nhiều tác dụng, nhưng rễ và vỏ rễ cây này rất độc. 
Cách dùng các vị thuốc từ vỏ thân cây chùm ruột bằng cách ngâm rượu.
Cách làm rượu vỏ chùm ruột như sau:
Phơi khô vỏ thân cây, tán thành bột mịn. Rượu trắng nồng độ cao, cứ 200 gr bột ngâm với 1 lít rượu để trong 10 ngày là sử dụng được.
Rượu ngâm vỏ thân cây nhỏ vào tai chữa thối tai tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, ngậm chữa đau răng, đau họng.
Nước sắc vỏ cây chùm ruột (được cô lại cho đặc) và rượu rễ cây chùm ruột chữa bệnh vảy nến.
Lưu ý, cấm không được uống nước sắc cũng như rượu ngâm vỏ rễ cây chùm ruột vì rất độc. Có khả năng gây chết người, nhẹ thì cũng váng vất, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và xấu nhất có thể tử vong.
Ngoài ra, bột vỏ thân ngâm dấm còn chữa được bệnh trĩ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh.
-Các vị thuốc từ rể cây chùm ruột:
Rễ cây chùm ruột có tính nóng, độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn. Rễ và hạt có tác dụng tẩy.
Vỏ rễ chứa Saponin, Acide Galic và Tanin. Một số hợp chất Triterpen (Philanthol, B -Amiryn), còn nhiều Acide Phenol.
Rễ và vỏ rễ có độc, vì thế cần đun sôi vỏ rễ, xông hít chữa ho và nhức đầu.
Lưu ý, cấm không được uống nước sắc cũng như rượu ngâm vỏ rễ cây chùm ruột vì rất độc. Có khả năng gây chết người, nhẹ thì cũng váng vất, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và xấu nhất có thể tử vong.
Theo BS CKI YHCT -CKDD -Phạm Hồng Nga
Nguồn: bacsigiadinh.org
+Theo Y học cổ truyền nước ngoài:
Ở Ấn Độ dùng là chùm ruột đâm nát đắp ngoài để điều trị đau thần kinh tọa, đau lưng và thấp khớp.
Xi-rô từ nước ép quả chùm ruột được sử dụng để trị bịnh dạ dày, và có tác dụng bổ gan.
Lá nấu chín đắp lên mụn nhọt giúp hút mủ rất tốt.
Người ta còn nhai lá chùm ruột để xoa dịu các chứng viêm họng và miệng.
Thân cây chùm ruột được đưa vào các trị liệu dân gian do khả năng làm hạ sốt nhanh chóng.
+Theo Tây Y:
-Theo Les plantes médicales, rễ cây tươi và lá chùm ruột có khả năng trị bệnh scorbut (một bệnh do thiếu hụt vitamin C).
-Các nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết trong quả chùm ruột (P. acidus) có chứa 4-hydroxybenzoic axit, axit caffeic, adenosine, kaempferol andhypogallic acid. Các chất này có tác dụng thanh lọc và bổ gan.
-Chùm ruột được Tây y xác định là có tác dụng giải độc, là một trong những loại thực vật được đưa vào chương trình giải độc cơ thể, trị các bệnh về da.

Một số bài thuốc chửa bệnh từ cây chùm ruột

Trong y học cổ truyền dân tộc, có sử dụng chùm ruột làm vị thuốc chữa bệnh:
1- Chữa đau nhức (đau lưng, chân, háng): Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu, đắp vào chỗ đau. (Theo BS CKI YHCT -CKDD Phạm Hồng Nga - Bác sĩ gia đình).
2-Chữa suy yếu tim: Vỏ thân chùm ruột 1 phần, vỏ thân vông đồng 2 phần. Sắc lên, cô lại thành cao đặc. Khi dùng hòa vào rượu trắng, uống ngày 2 muỗng café, chia làm 2 lần. (Theo BS CKI YHCT -CKDD Phạm Hồng Nga - Bác sĩ gia đình).
3-Chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da: Vỏ thân cây phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa, dùng để bôi. (Theo BS CKI YHCT -CKDD Phạm Hồng Nga - Bác sĩ gia đình).
4-Dưỡng da bạn gái và phụ nữ: Thật đơn giản, bạn muốn làn da bạn mịn màng như da em bé, hãy ăn khoảng 200 gr quả chùm ruột mỗi ngày, nhất là khi trời nắng nóng bạn nhé! (Theo BS CKI YHCT -CKDD Phạm Hồng Nga - Bác sĩ gia đình).
Nguồn: (Theo BS. Phạm Hồng Nga-BV Y học Cổ truyền TP HCM).

Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
                                                             

Cây điều


CÂY ĐIỀU

Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 04/04/2014

Cây điều


Hoa và quả cây điều


Quả điều vàng


Quả điều hồng
Quả điều đỏ

-Tên gọi khác: Đào lộn hột
-Tên tiếng Anh: Cashew
-Tên khoa học: Anacardium occidentale L.
-Tên đồng nghĩa: Anacardium curatellifolium A.St.-Hil.
-Các loài tương cận: Điều rừng: Anacardium excelsum.

1-Phân loại khoa học


Giới (regnum):
Thực vật (Plantae)
Ngành (Division):
Thực vật có hoa (Angiospermae)
Lớp (Class):
Hai lá mầm thực sự (Eudicots)
Phân lớp (Subclass):
Phân lớp Hoa hồng (tạm) (Rosids)
Bộ (ordo):
Bồ hòn (Sapindales)
Họ (familia):
Đào lộn hột (Anacardiaceae)
Chi (genus):
Đào lộn hột (Anacardium)
Loài (species):
Đào lộn hột: A. occidentale

2-Phân bố

Cây Điều hay còn gọi là cây Đào lộn hột (Anacardium occidentale L.) có nguồn gốc từ vùng Đông bắc Brasil, được nhập về Châu Á và Châu Phi trong khoảng năm 1560-1565 sau khi các đế quốc thực dân Châu Âu phát hiện ra Châu Mỹ.
Hiện nay loài cây này trở thành cây công nghiệp được phát triển ở khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới ở Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á và Châu Úc để lấy nhân hạt chế biến làm thực phẩm.
Việt Nam Cây điều mọc hoang hoặc dược trồng trên khắp cả nước và cây điều công nghiệp được trồng rất nhiều ở các tỉnh vùng cao phía Nam như Đắk Lắk, Đắk Nông  Bình Phước...
Từ năm 2006 đến năm 2010 Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu nhân hạt điều đứng vị trí hàng đầu thế giới, và là nước thứ 4 có diện tích trồng điều lớn nhất thê giới sau Nigeria (1), Ấn Độ (2) và Côte d'Ivoire (3).

Top 10 nước sản xuất hạt điều (còn vỏ) lớn nhất thế giới (2010)
Nước
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tấn/ha)
650,000
1.97
613,000
0.66
380,000
0.44
289,842
0.85
145,082
0.25
134,681
4.79
104,342
0.14
91,100
0.38
80,000
1.0
69,700
0.29
Thế giới
2,757,598
0.58
Nguồn: Food & Agriculture Organization (FAO)

3-Mô tả

Điều là cây nhiệt đới, xanh quanh năm.
-Thân: Cây cao từ khoảng 5-10 m, thân ngắn cành dài.
-Rể: To, khỏe, mọc sâu và lan rộng trong đất bên dưới tán lá.
-Lá:  đơn nguyên, hình trứng tròn đều, mọc so le, cuống ngắn. 
-Hoa: Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chuỳ, có mùi thơm dịu. 
-Quả: Có hai phần cần phân biệt:
+Quả giả: Chính là phần chín mọng ăn được. Quả giả dài 10-12 cm, đường kính 4-8 cm. Phần này chính là cuống hoa phát triển mà thành. Có nhiều màu sắc: Đỏ, tím, vàng…
+Quả thật: Chính là phần hạt điều cò nguyên vỏ, hạt thật chính là phần nhân ăn được bên trong. Thuộc loại quả khô, không tự mở, hình thận, dài 2-3 cm, nặng 5-9g, vỏ ngoài cứng, màu xám, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ, vàng hay trắng. Do vậy người ta thường có cảm tưởng phần cuống quả phình ra là quả, còn quả thật đính vào là hạt, do dó mà có tên đào lộn hột (tức đào có hột nằm ngoài quả).
-Hạt: Hạt hình thận, có chứa dầu béo.

4-Thành phần hóa học

a-Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam nhân hạt điều tươi

Thành phần
Số lượng
2,314 kJ (553 kcal)
5.2 g
30.19 g
- Starch
23.49 g
- Sugars
5.91 g
3.3 g
43.85 g
7.78 g
23.8 g
7.85 g
18.22 g
0.42 mg (37%)
0.06 mg (5%)
1.06 mg (7%)
0.86 mg (17%)
0.42 mg (32%)
Folate (vit. B9)
25 μg (6%)
0.5 mg (1%)
0.9 mg (6%)
37 mg (4%)
6.68 mg (51%)
292 mg (82%)
1.66 mg (79%)
593 mg (85%)
660 mg (14%)
12 mg (1%)
5.78 mg (61%)
Source: Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA Nutrient Database)

b-Thành phần giá trị dinh dưỡng của nhân hạt điều thương phẩm
Nhân điều là thành phần chính của cây điều dùng để buôn bán trao đổi trên thị trường. Nhân điều có hàm lượng các chất đạm ,các chất béo và hydrat cacbon khá cao, có mặt nhiều loại vitamin, khoáng đáp ứng nhu cầu cơ thể.
1.Hàm luợng các chất khoáng có trong nhân điều.

Chất khoáng
Nhân đã bóc vỏ lụa
Nhân chưa bóc vỏ lụa
Natri
48
50
Kali
5421
65.5
Calci
248
268
Magie
2536
2650
Sắt
60
64
Đồng
22
25
Kẽm
38
42
Mangan
18
19
Photpho
8400
6900
Lưu huỳnh
1600
11600
Clo
vết
vết
2.Các Chất Đạm.
Nhân hạt điều chứa trên 20% các chất đạm thực vật, về số lượng tương đương với đậu nành và đậu phọng nhưng về chất thì tương đương với thịt, trứng, sữa.
2-a- Hàm luợng các axit amin (tính theo % của protein trong nhân điều)

Arginine
10.3
Histidin
1.8
Lysine
3.3
Tyrosine
3.2
Phenylalanine
4.4
Cystin
1
Methinonine
1.3
Threonine
2.8
Valin
4.5
2-b- Các Chất Béo
Ở nhân hạt điều các chất béo chiếm khoảng 47%, trong số này có trên 80% các chất béo chưa bão hòa, tỷ lệ các chất béo chưa bão hòa và bão hòa là 4:1 rất có lợi. Các chất béo chưa bão hòa không những không tạo ra cholesterol mà còn có tác động diều hoà và làm giảm lượng cholesterol trong máu giúp tránh được các bệnh về tim mạch.
2-c-Axit Béo
Các axit béo chủ yếu hỗ trợ việc điều chỉnh sự cân bằng của các chất béo bão hòa và cholesterol trong các tế bào EFAs là những nhân tố có tính quyết định trong việc giữ trạng thái lỏng của màng tế bào . EFAs có ích chủ yếu trong việc hình thành các màng và chỉnh sửa các mô. Sự thiếu EFAs có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, hen phế quản rối loạn thận và viêm khớp.
2-d-Các Chất Đường
Hydrat cacbon trong nhân điều chiếm một tỉ lệ rất thấp khoảng 20% , trong đó đường hoà tan chiếm 1% đủ tạo ra mùi,vị dễ chịu hấp dẫn của nhân điều mà không bị béo phì. Các bệnh nhân tiểu đường và béo phì có thể có thể sử dụng nhân điều an toàn.
2-e-Thành Phần Xơ
Thành phần xơ có trong nhân điếu cũng là một thành phần có lợi, xơ ở trong ruột giúp làm giảm cholesterol từ thực phẩm ăn vào, chữa táo bón, nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn bảo vệ cơ thể khởi bệnh ung thư, trục trặc ở thận và viêm ruột thừa.
2-f-Vitamin
Nhân điều giàu vitamin B đặc biệt là thiamin (B 1) hữu ích đối với việc kích thích ăn ngon miệng và hệ thống thần kinh. Nhân điều cũng giàu vitamin E giúp chống suy nhược, thiếu máu.
2-g-Chất Khoáng
Nhân điều là thực phẩm giàu chất khoáng như Caclcium, Selenuin, Magnesium, kẽm, phospho, đồng và sắt dưới dạng hữu cơ có tác dụng bảo vệ sức khoẻ và thần kinh cho con người .
2-h-Năng Lượng .
Năng luợng nhân điều cung cấp so với các thực phẩm khác.

Loại thực phẩm
Năng lượng/1kg thực phẩm
Nhân điều
6000 calo
Ngũ cốc
3600 calo
Thịt
1800 calo
Trái cây
650 calo
Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA Nutrient Database)
+Thành phần hóa học có trong vỏ hạt điều:
Vỏ là lớp vỏ bao quanh nhân, vỏ chiếm 69%, nhân chiếm 26% trọng lượng quả thực. Thành phần chủ yếu của vỏ là cardol và anacardic.
Trong dịch chiết tinh dầu vỏ hạt điều (vỏ quả thật) có chứa: anacardic acids (70%), cardol (18%) và cardanol (5%).
+Thành phần hóa học có trong thịt quả (giả) của cây điều:
Phần mềm mọng nước của điều chứa 10% đường, vitamin C với hàm lượng cao (261,5mg trong 100g phần ăn được), nhiều gấp 5-6 lần ở cam, chanh, chuối.
Từ bộ phận này, có thể ép lấy dịch rồi cho lên men thành một thứ rượu nhẹ, thơm ngon mùi dâu tây, vị ngọt, hơi chua, chát, có tác dụng bổ dưỡng, làm ăn ngon, lợi tiểu, chống nôn.
Tóm lại: Trong 100g nhân hạt có 45g lipit, 26g đường bột, 21g protein (nhiều hơn lạc), 2,5% muối khoáng và nhiều Vitamin A1 , B1, B2, B6, PP, E. Quả giả (cuống phình to) chiếm 90% trọng lượng cả quả, quả thật chiếm 10% trọng lượng cả quả, nhân chiếm 20% trọng lượng quả thật. Trong quả giả có 85-90% nước, 7-13% gluxit, 0,7-0,9% protit, rất nhiều vitamin, nhất là vitamin C (9 lần nhiều hơn trong cam ngọt), 0,2% chất khoáng và 0,1% lipit.

5-Công dụng

a- Các bộ phận của cây điều dùng làm thực phẩm:
+Lá điều non dùng làm rau sống:
Ở Việt nam lá điều non dược dùng làm rau sống, thường dùng nguyên lá để xúc thịt bầm xào thay cho bánh trán và có hương vị vừa chát, vừa thơm như các món “thịt chuột xúc lá điều”, “thịt rắn xúc lá điều”, “cá linh kho lạt xúc lá điều”, “tép riêu chấy xúc lá điều”… là những món ăn đặc sản của người dân Nam Bộ.
Ngoài ra lá điều non còn là thành phần của rổ rau tập tàng của người dân Nam Bộ.
+Quả điều chín dùng làm rau sống:
Quả điều (thực ra là Quả giả hay cuốn quả phát triển) mềm, mọng nước, có vị ngọt, chát và thơm nồng, dược bổ dọc hay xắt ngang thành nhiều mảnh dùng làm rau sống chung với khế, chuối chát, rau tập tàng…để ăn với các món mắm, đặc biệt là với mắm ruốc, mắm tôm và các món thịt, cá kho…
+Quả điều chín dùng để ăn chơi:
Phần mềm mọng nước (quả giả) có vị ngọt, chát và thơm, rất giàu vitamin C, có thể ăn tươi. Trẻ con Nam Bộ và kể cả người lớn cũng rất thích ăn quả điều chín với muối hột hoặc mắm ruốc.
Phần mềm mọng nước này thái mỏng, thêm muối và ớt như một món ăn tráng miệng.
Tuy nhiên không nên ăn nhiều quả điều tươi vì chất chát của nó dể gây tưa lưỡi và rát họng.
Thịt quả giả phối hợp với một số quả khác làm nước sinh tố giải khát phổ biến ở các tỉnh phía Nam, có hương vị thơm ngon, lạ miệng.
+Quả điều chín dùng để ủ rượu:
Quả điều chín được để vào keo, thêm đường cát phủ lên cho ngập. Sau vài tuần quả điều tự lên men rượu thơn ngon như rượu vang. Rượu chế biến từ quả điều có thể dùng xoa bóp khi đau nhức, súc miệng chữa viêm họng, chống nôn mửa.
Loại rượu điều đậm đặc uống có tác dụng trị bệnh thổ tả.
Ở các nước Đông Nam Á người ta chiết lấy nước ép quả điều để chế ra các loại nước giải khát lên men và rượu vang trái cây.
+Nhân quả điều xấy khô được dùng làm thực phẩm cao cấp:
Nhân là sản phẩm chính của cây Điều do có giá trị cao, sử dụng đa dạng, sau khi loại hết vỏ, được rang hoặc dùng tươi hoặc dùng trong chế biến bánh, kẹo.
Nhân Điều rất ngon bùi như hạt dẻ hay hạnh nhân, ngon hơn lạc, được dùng trong chế biến chocola, kẹo Nuga, bánh ngọt, bánh quy, kem. Nhân điều rang là món nhậu lai rai rất tốt.
Một số nước dùng nhân điều thay sữa đối với một số người bị dị ứng sữa, người béo phì không muốn tăng cân, dùng cho các vận động viên thể thao và luyện tập thể hình.
Với đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết, điều là thực phẩm ăn chay lí tưởng và là một dược phẩm có giá trị đối với một số bệnh. Là thực phẩm giàu chất béo 0% cholesterol thích hợp cho người ăn kiêng hiện nay các nước phát triển đang khuyến khích sử dụng nhân điều ngày càng tăng. Các nuớc nhâp khầu và tiêu thụ nhân điều nhiều nhất trên thế giới là Mỹ chiếm gần 2/3 sản luợng nhân điều thế giới, khối các nước thuộc Liên Xô cũ liên minh Châu Âu.(EU) và Nhật Bản.
Việt Nam là nước có sản lượng hạt điều xuất khẩu lớn nhất thế giới từ năm 2007-2010, hiện nay dứng hàng thứ ba.
Hạt điều xấy khô chứa trong túi nhựa rút chân không là món thực phẩm ăn liền hay để làm gia vị chế biến các thực ăn khác đang thịnh hành ở Việt Nam và trên thế giới nên nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này càng nhiều.
Nhân hạtđiều
Thương phẩm hạt điều
b- Các bộ phận của cây điều dùng làm thuốc:
+Theo Đông y: Hạt điều có vị ngọt, bùi, tính ấm, tác dụng bổ dưỡng, làm dịu, trừ đàm. Rất tốt cho người suy nhược cơ thể, đau họng, ho do phong hàn, nhiều đàm. 
-Ở Philippines dùng các axit chứa trong vỏ hạt điều để chế ra thuốc bôi có tác dụng chống lại áp xe do chúng diệt được phổ rộng các vi khuẩn Gram+. Vỏ cây điều được cạo và ngâm nước qua đêm hoặc luộc lấy nước làm thuốc sát trùng ngoài da. Vỏ hạt điều nghiền nát đấp lên vết rắn cắn để trị nọc rắn. Dầu vỏ hạt điều được sử dụng như một chất kháng nấm để chữa bệnh nứt gót chân.
-Malaysia, người ta sắc vỏ cây điều thành nước để chữa bệnh tiêu chảy và bệnh tưa miệng ở trẻ em còn nước sắc từ lá cây được dùng để chữa đau họng.
+Theo Tây y:
Công nhận các tính năng dược liệu sau đây của nhân hạt cây điều:
• Không chứa cholesterol và cực kỳ an toàn cho tim.
• Có tác dụng xây dựng cơ thể.
• Giúp trong việc duy trì nướu răng và răng khỏe mạnh.
• Cung cấp năng lượng cho cơ thể và được coi là một loại thực phẩm giàu năng lượng.
• Có chứa các chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, giúp bảo vệ tim của bạn vì nó giúp làm giảm các chất béo trung tính thường gây ra bệnh tim.
• Có đặc tính chống oxy hóa, hạt điều giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư.
• Giàu magiê. Magiê cùng với canxi có tác dụng xây dựng cơ bắp khỏe mạnh và xây dựng xương trong cơ thể của bạn.
• Những phụ nữ bị mất ngủ do lợi ích các vấn đề mãn kinh nên ăn một ít hạt điều để cải thiện giấc ngủ của mình.
• Khoáng chất đồng có trong hạt điều cung cấp sự linh hoạt cho xương và khớp và mạch máu.
• Tiêu thụ hạt điều cho phép cơ thể hấp thụ chất sắt, giúp loại bỏ bệnh ung thư do các gốc tự do gây ra, sản xuất melanin giúp làn da và mái tóc của bạn đẹp hơn.
Trong hạt điều có axit béo bao gồm tocopherols, phytosterol và squalene giúp đỡ trong việc làm giảm bệnh tim với những lợi ích gia tăng hàm lượng cholesterol không thực sự là một thực phẩm sức khỏe.
*Vai trò của Magiê trong hạt điều:
-Xây dựng một trái tim khỏe mạnh và bảo vệ bạn chống co thắt cơ, căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức, đau đầu gây ra bởi chứng đau nửa đầu và huyết áp cao.
-Magiê cùng với canxi làm cho xương và cơ bắp của bạn mạnh mẽ và khỏe mạnh. Nó cũng giúp ngăn chặn các cuộc tấn công của bệnh hen suyễn và cung cấp cho giấc ngủ yên tĩnh cho phụ nữ mãn kinh.
-Hạt điều cũng giúp mọi người tránh được bệnh tiểu đường vì nó có thể làm giảm mức độ chất béo trung tính và giúp bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường.
-Bảo vệ răng và nướu răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
c-Các công dụng khác của cây điều:
1-Dùng thịt quả điều chín để diệt lăng quăng:
Theo tài liệu nước ngoài, từ lâu đời, nhân dân châu Phi đã dùng phương pháp thô sơ để diệt muỗi Anophen gây bệnh sốt rét bằng cách lấy một lượng lớn phần mềm mọng nước của quả điều chín rải quanh các hồ chứa nước, nơi loài muỗi này phát triển nhiều. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, chất acid có trong quả đã ngăn cản quá trình sinh lý của ấu trùng muỗi làm cho chúng bị diệt, nhưng không gây tác hại cho người và môi trường. (Theo Sức khỏe & đời sống).
2-Trích tinh dầu từ vỏ hạt điều (quả thật):
Tinh dầu vỏ hạt điều là sản phẩm phụ trong quá trình chế biến hạt điều, bao gồm: các axit anacardic (70%), cardol (18%) và cardanol (5%). Các chất này, đặc biệt axit Anacardic được dùng trong công nghệ hóa học để chế ra các sản phẩm của cardanol để dùng trong công nghệ sản xuất dầu bóng, sơn, dược phẩm và mỹ phẩm.
Ở Việt Nam đốt hoặc đổ bỏ nguồn nguyên liệu rất lớn này vừa mất đi nguồn thu vừa gây ô nhiểm môi trường trầm trọng!
Một số bài thuốc từ cây điều
Bài 1 - Chữa mất ngủ: Lấy 20 - 30g lá điều phơi khô thái nhỏ sắc với 400ml nước, lấy 100ml uống chia 2 lần uống trong ngày. Uống từ 7-10 ngày.(theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).
Bài 2 - Chữa kiết lỵ: Dùng nhân hạt điều cùng với măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g, sắc đặc với 650ml còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống 3-5 ngày. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).
Bài 3 - Chữa cảm tả: Lấy 20g vỏ cây điều phơi khô, thái mỏng đun với 450ml nước còn 150ml nước thuốc uống chia làm 3 lần. Uống 3 ngày. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).
Bài 4 - Chữa đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết: Dùng rượu điều để xoa bóp vào chỗ đau ngày 2 lần sáng và tối. Xoa bóp 10 ngày liên tục. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).
Bài 5 - Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét: Bôi xoa dầu làm từ vỏ điều vào nơi chai chân, nứt nẻ mỗi ngày từ 3 – 4 lần. Bôi 10-15 ngày. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).
Bài 6 - Chữa viêm họng: Súc miệng bằng dung dịch rượu điều (pha theo tỷ lệ 1 phần rượu, 3 phần nước) ngày 3 – 4 lần. Súc miệng liên tục như thế từ 5-7 ngày. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).
Bài 7: Chữa tiêu chảy, viêm họng: Vỏ cây phơi khô, thái mỏng sắc lấy nước uống (như trên). (theo - Caythuocquy.info.vn).
Bài 8: Chữa đau nhức: Dùng rượu Điều (nước quả giả lên men) xoa bóp (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). (theo - Caythuocquy.info.vn).
Bài 9: Chống nôn mửa: Nhấm nháp rượu Điều (như trên). (theo - Caythuocquy.info.vn).
Bài 10: Thuốc bổ dưỡng, làm ăn ngon, lợi tiểu, chống nôn: Phần mềm mọng nước của điều chứa 10% đường, vitamin C với hàm lượng cao (261,5mg trong 100g phần ăn được), nhiều gấp 5-6 lần ở cam, chanh, chuối. Từ bộ phận này, có thể ép lấy dịch rồi cho lên men thành một thứ rượu nhẹ, thơm ngon mùi dâu tây, vị ngọt, hơi chua, chát, có tác dụng. Dùng ngoài, lấy dịch ép này xoa bóp chữa đau nhức hoặc ngậm súc chữa viêm họng, nhấm nháp chống nôn mửa. (theo Sức khỏe & đời sống).

6-Vài nét về ngành trồng điều Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, điều là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ năm 2006 đến năm 2010 Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu điều đứng vị trí hàng đầu thế giới.
Cây điều được trồng chủ yếu ở các địa bàn khó khăn, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho cải thiện đời sống nông dân ở các vùng nông thôn. Cây điều còn có giá trị như cây công nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường.
Ngành điều Việt Nam năm 2011 đạt kim ngạch xuất khẩu gần 1,4 tỷ USD và đang đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu điều thô, chính thức góp mặt vào những ngành hàng có giá trị kim ngạch cao trong cả nước.
Tại Hội nghị Khách hàng điều quốc tế năm 2012, do Hiệp hội Điều Việt Nam tổ chức, khai mạc ngày 22/5/2012 tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Ông Đỗ Văn Nam, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết:
Năm 2011 cả nước có hơn 362.000 ha điều, sản lượng hơn 300.000 tấn, năng suất gần 1 tấn/ha, tăng gấp 2 lần so với năm 1999; kim ngạch xuất khẩu nhân điều được gần 1,4 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2007.
Theo quy hoạch tổng thể ngành điều đến năm 2020 của Chính phủ, diện tích trồng điều sẽ đạt khoảng 400.000 ha, diện tích thu hoạch đạt 350.000 ha, năng suất 2 tấn/ha, sản lượng thô khoảng 700.000 tấn. Tuy vậy, hiện tại diện tích điều cả nước đã giảm trên 77.000 ha so với năm 2007. Do đó, thách thức lớn nhất của ngành điều là tạo ra được nguồn nguyên liệu chủ động, hiện sản lượng điều trong nước chỉ đáp ứng được 50% công suất chế biến của các nhà máy.
Theo đánh giá của Tổ chức FAO (2010) cho biết năng suất cây điều của Việt nam còn quá thấp, chỉ đạt 0,8 tấn hạt/ha, trong khi đó Nigeria (Châu Phi) đã đạt 1,97 tấn/ha và vô địch về năng xuất là Philippines đã đạt 4,79 tấn/ha.
Nguồn: FAOSTAT 2011
 Kỹ sư Hồ Đình Hải

Tài liệu tham khảo
                                                                      

Xem video: Tư liệu về cây điều