CÂY BẦN CHUA
Ảnh: DUY KHÔI-Báo Cần Thơ
-Tên gọi khác: Bần sẻ, Bần dĩa (Nam Bộ), Thủy liễu.
-Tên tiếng Anh: Apple Mangrove, Crabapple Mangrove.
-Tên đồng nghĩa: Sonneratia rubra Oken, Sonneratia acida L.F, Rhizophora caseolaris L.
-Các loài tương cận:
-Sonneratia alba Sm. (Bần
trắng).
-Sonneratia ovata Backer: (Bần ổi/Bần trứng).
Phân loại khoa học
Thực vật (Plantae)
|
|
Ngành (Division):
|
Thực vật có hoa (Angiospermae)
|
Lớp (Class):
|
Hai lá mầm thực sự (Eudicots)
|
Phân lớp (Subclass):
|
Phân lớp Hoa hồng (tạm) (Rosids)
|
Bộ (ordo):
|
Sim (Myrtales).
|
Họ (familia):
|
Bần (Sonneratiaceae)/Bằng lăng (Lythraceae)
|
Bần (Sonneratia L.f.)
|
|
Loài (species):
|
Bần
chua: Sonneratia
caseolaris
|
Chi Bần (danh pháp khoa học: Sonneratia) là một Chi của thực vật có hoa trong họ Bằng lăng (Lythraceae).
Trước đây Sonneratia được đặt trong họ
Bần (Sonneratiaceae), bao gồm cả Sonneratia và chi Phay (Duabanga), nhưng hiện nay hai
chi này được đặt trong các phân họ chứa chính chúng của họ Bằng lăng (Lythraceae). Tên khoa
học của chi này còn là Blatti do James Edward Smith đặt, nhưng Sonneratia có độ ưu tiên cao hơn. Tên gọi chung
của chúng trong tiếng Việt là bần. Chúng là các loài cây thân gỗ sinh
sống trong các cánh rừng tràm đước ven biển.
Chi Sonneratia chứa khoảng 14-16 loài, trong đó loài quan trọng là cây Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) và cây Bần ổi (Sonneratia ovata).
Phân bố
Cây bần là loài cây rừng ngập mặn nhiệt đới, có nguyên sản ở
vùng Nam Á và Đông Nam Á, được phát tán rộng khắp Châu Á , Châu Phi và Châu Đại
dương.
Hiện nay các nước có nhiều cây bần mọc hoang và được trồng
như: Châu Phi, Sri- Lanka, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Philippin,
Indonesia, Timor , Đảo Hải Nam (Trung Quôc), Đông Bắc Australia và một số nước ở Châu Đại dương như Niughnia, New Guinea, Solomon Islands,
New Hebrides…(Little, 1983).
Ở Việt Nam
cây bần mọc hoang và được trồng ở rừng ngập mặn ven biển từ Bắc vào Nam nơi có
nhiều bùn và bải bồi. Ở Miền Bắc cây bần mọc thành rừng gần như thuần loại ven
bờ biển và vùng cửa sông như ở Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở Miền Nam cây bần là
thành phần chính yếu của các rừng ngập mặn tự nhiên ven biển và chúng mọc dày
đặt ven sông rạch ở ĐBSCL.
Loài cây này ưa sáng và mọc được nơi có nước mặn hay nước lợ
ít nhất là một giai trong năm. Sự phong phú của quần thụ này tùy theo mức nước
lợ và chế độ thủy triều.
Bần là cây tiên phong để phát triển rừng ngập măn ven biển
và các bải bồi ven sông.
Cây bần phát triển kém ở những vùng có nước ngọt
quanh năm so với vùng nước lợ và nước măn.
Mô tả
-Thân: Bần chua thuộc loài thân gổ đại mộc, có nhiều cành. Cây gỗ
cao 10-15m, có khi cao tới25m. Cành non
màu đỏ, 4 cạnh, có đốt phình to. Gổ xốp, bở, vỏ thân chứa nhiều tanin.
-Rể: Rể gốc to, khỏe, mọc sâu trong đất bùn. Từ rể mọc ra nhiều rễ
thở (bất hay Cạt bần (Nam Bộ) thành từng khóm quanh gốc.
-Lá: Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình bầu dục
hoặc trái xoan ngược hay trái xoan thuôn, thon hẹp thành cuống ở góc, cụt hay
tròn ở chóp, dai, dài 5-10cm, rộng 35-45mm. Cuống và một phần gân chính màu đỏ,
gân giữa nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống dài 0,5 - 1,5cm.
-Hoa: Cụm hoa ở đầu cành, có 2-3 hoa, rộng 5cm, có cuống hoa
ngắn.
Đài hợp ở gốc, có 6
thùy dày và dai, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. Cánh tràng 6, màu
trắng đục, hình dải, thuôn về hai đầu. Nhị có chỉ hình sợi, bao phấn hình thận.
Bầu hình cầu dẹt, vòi dài, đầu hơi tròn.
-Quả: Quả mọng hơi nạc, khi còn non cứng, dòn, khi chín quả mọng,
thịt quả mềm, ruột chứa nhiều hạt. Quả có đường kính 5-10 cm, cao 2-3 cm, gốc
có thùy đài xòe ra.
-Hạt: Hạt nhiều, dẹt.
Khi chín quả rụng và trôi nổi theo nước thủy triều, hạt sống
lâu và phát tán mạnh trên các bải bồi. Muốn trồng cây bần không cần gieo hạt
(mặc dù hạt quả bần chí khi gieo có thể mọc mầm trên 90%). Chỉ cần nhổ những
cây bần con mọc sắn trong tự nhiên (rất nhiều) để trồng.
Thành phần hóa học
+Trong thân:
-Vỏ thân và gỗ chứa archin (emodin), archinin (chrysophanic
acid) và archicin. Trong quả có chất màu, archin và archicin.
-Vỏ thân chứa nhiều tanin (10-20%) có thể dùng thuộc da.
-Trong vỏ thân có chất Emodin và axit chrysophanic có thể làm
các chất màu trong thực phẩm và thuốc thô (Perry, 1980).
-Gỗ bần xốp, tỷ lệ bột giấy thu hồi khoảng 52,7% (trong đó có
8,5% lignin, 17,6% pentosan có màu nâu).
-Ngoài ra trong gổ và vỏ thân cây bần có có hai chất archin
(C15H10O5) và archinin (C15H14O12)
có thể khai thác làm chất màu thực phẩm (CSIR,1976).
+Trong quả bần chín có:
-Có hàm
lượng pectin 11% ở dạng chất trong suốt (ZMB).
-Có 2
chất flavonoïdes chống oxy hóa được phân lập là :lutéoline
và lutéoline 7-O-glucoside.
Công dụng
a-Các bộ
phận của cây bần được dùng làm rau:
-Lá non và búp hoa cây bần được dùng làm rau
sống:
Nhiều
nước trong vùng Đông Nam Á dùng lá, búp non của cây bần để làm rau ăn sống (do
có vị chát nên ít được ưa chuộng), nên loại rau này chỉ được ăn trong những
trường hợp bất đắc dĩ khi đang sống giữa rừng bần.
-Quả bần non (bần chát) và quả bần già (bần
chua) đượng dùng làm rau:
Quả bần
chát và bần chua được xắt mỏng để dùng làm rau ghém, dùng riêng hoặc trộn với
các loại rau “tập tàn khác. Đặc biệt là ăn với mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm
ruốc…
-Quả bần chua và bần chín được dùng để ăn
chơi:
Do có vị
chua đầm nên trẻ con và cả người lớn rất thích ăn quả bần già (bần chua) và quả
bần chín. Đặc biệt là quý cô thanh nữ và quý bà đang “ốm nghén” rất thích ăn
bần với muối hạt.
-Quả bần chín được làm nước chấm:
Quả bần
chín rục dầm trong đĩa nước mắm, sẽ có món nước mắm bần vừa ngon và vừa hấp
dẫn, cách chế biến rất đơn giả, chỉ cầm dầm nát quả bần trong nước mắm, thêm
gia vị như bột ngọt, ớt, đường… là xong.
-Quả bần chín được làm chất chua để nấu canh
chua, nấu lẫu chua:
Dùng quả
bần chín trụng trong nước sôi, lọc bỏ hạt, sẽ có chất chua để nấu canh chua,
lẫu chua từ quả bần, ăn rất hấp dẫn.
-Quả bần chín được lên men làm giấm bần (Crabapple
vinegar):
Ở Philippines
nông dân ven biển dùng quả bần chí để lên men ủ thành một loại giấm chua từ qu3
bần (Crabapple vinegar) để dùng nấu ăn trong gia đình.
Nguồn: PHILIPPINE MEDICINAL PLANTS
-Quả bần chín được
chế thành chất phụ gia Thực phẩm:
Một chất thạch trong suốt có thể được chế biến từ trái bần
có chứa chất pectine để làm chất kết dính.
Nguồn: PHILIPPINE MEDICINAL PLANTS
b-Các bộ phận của cây bần được dùng làm thuốc:
Theo Đông y: Quả bần có vị chua của phó mát, tính mát; có tác dụng tiêu
viêm, giảm đau. Lá có vị chát, có tác dụng cầm máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta lấy quả chua ăn
sống hay nấu canh cá. Cũng được sử dụng làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong
gân.
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch quả lên men làm thuốc ngăn chặn
của chứng xuất huyết.
Dùng lá giã ra, thêm tí muối, làm thuốc đắp tốt các vết
thương đụng giập và vết thương nhẹ. (Perry, 1980).
Ở Malaixia, người ta giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp chữa
bí tiểu tiện. (Perry, 1980).
Ở Miến Điện, người dân
dùng trái bần nghiền nát thành thuốc dán hay bột nhảo đắp lên gọi là thuốc dán
Đông Phương, trộn với muối, đắp lên những vết cắt và những vết bầm (ứ máu) tím. (Perry, 1980).
Ở Mả Lai, dùng bần chín
để trị những ký sinh trùng trong
ruột, giun, sán. Ăn bần chín để
trị ho và dùng lá bần non nghiền
nát để trị các bệnh thiếu máu giảm tiểu cầu (hématurie) và bệnh đậu mùa variole.
(Perry, 1980).
Trái bần chín có thể dùng sống hay chín.
Nước ép bần lên men đã có thể dùng để cầm máu.
Đồng thời hoa bần đâm nát, vắt nước điều trị bệnh tiểu ra máu. (Perry, 1980).
Ở Philippines đã được ghi nhận là lá và quả bần non đâm nhuyễn có tính cầm
máu, trị bong
gân, chổ sưng, u enflures và ăn quả hay lá bần trừ được giun, sán.
Nguồn: PHILIPPINE MEDICINAL PLANTS
c-Các công dụng khác:
Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở (bất) dùng
làm nút chai. Gỗ bở chỉ dùng đóng đồ nhỏ, làm củi đun, làm bột giấy. Cành đã
rụng lá dùng và chất chà nhử cá và làm củi đun.
Bột giấy chế biết từ gổ bần thích hợp trong việc chế biến
loại giấy kraft.
Các nghiên cứu sinh khối rừng ngập mặn ở Philippines cho biết sản lượng khai
thác trắng cây bần qua luân kỳ 10 năm được 157 tấn chất khô/ha, trong đó gổ bần
chiếm 74,4 tấn/ha và sản lượng bột giấy thu hồi trên 30 tấn/ha.
Nghiên cứu rừng ngập mặn ở thái lan cho biết thu hoạch gổ
bần từ cành tái sinh hàng năm có thể đạt 20 tấn gổ/ha/năm và tỷ bột giấy thu
được trên 50%.
Thiết nghĩ ở Việt Nam nên nghiên cứu phát triển và
thâm canh cây bần ở rừng ngập mặn và khai thác gổ bần tái sinh để làm bột giấy
theo kinh nghiệm các nước khác ở Đông Nam Á!
Hình ảnh cây bần trong ca dao Nam Bộ
Nổi bật ở vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long là sự có mặt của
hình ảnh cây bần, một loại cây rất gần gũi với bà con Nam Bộ.
Bà con Nam
bộ đã dành cho cây bần một tâm tình ưu ái. Trong các câu ca dao, họ mượn hình
ảnh cây bần để thổ lộ tấm lòng của mình với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau,
từ đó tạo nên nhận thức thẩm mỹ khá mới lạ về loài cây này.
“Muốn ăn mắm sặc bần
chua
Chờ mùa nước nổi ăn
cho đã thèm”.
Xuất phát từ cái tên nghe quá đói khổ- “bần” mà người Nam bộ đã đặt
câu đố về nó:
“Giống chi toàn là
giống đực
Thiếu tứ bề cam cực
chung thân ?”.
Từ kiếp bình sinh “thiếu tứ bề” ấy mà tác giả bình dân đã
mượn trái bần để nói lên số phận hẩm hiu của người phụ nữ:
“Thân em như trái
bần trôi
Sóng dập gió dồi
biết tắp vào đâu?”.
Là thế đấy, cây bần mang số kiếp thật hẩm hiu, bị phũ phàng:
“Cây bần kia hỡi cây bần
Lá xanh bông trắng lại gần không thơm”.
Nhiều lúc cây bần trở nên mạt hạn, tầm thường trong thể hiện
của người bình dân:
“Cảm thương ô dước,
bời lời
Cha sao mẹ sến, dựa
nơi gốc bần”.
Cây bần còn là cái để người ta so sánh sự sang hèn:
“Không thương em
hổng có cần
Trầm hương khó kiếm
chớ đước bần thiếu chi”.
Tuy nhiên, người Nam bộ không chỉ nhìn cây bần dưới
con mắt bi quan như thế. Bằng cái nhìn hào sảng và lối sống phóng khoáng, lạc
quan, cây bần còn là điểm tựa cho tình yêu đôi lứa:
“Làm thơ anh dán
đọt bần
Dán cho hai họ
Nguyễn Trần gặp nhau”.
Hy vọng để rồi khi tình duyên bị ngăn trở, bần lại là nơi
cha mẹ phạt vạ con cái:
“Phụ mẫu đánh anh
quặt quà quặt quại,
Đem anh treo tại
nhánh bần.
Rũi đứt dây mà rớt
xuống,
Anh cũng lần mò
kiếm em.”.
Cái tình của người dân Nam bộ là thế, yêu “xả láng”, đánh
chết cũng thương. Cây bần còn là biểu vật của sự nhớ thương, là mật hiệu của
tình yêu:
“Chiều chiều xuống
bến ba lần
Trông em không thấy
thấy bần xơ rơ”.
Hay
“Lẻ đôi em chịu lẻ
đôi
Hoa tàn em cũng
đợi, bần trôi em cũng chờ”.
Nhưng nhiều lúc những cô Hai, anh Sáu lại nghi ngại, đặt vấn
đề về chuyện cưới xin:
“Neo ghe vô dựa gốc
bần
Em thương anh nói
vậy chớ biết mình đặng gần hay không”.
Hay khi đã không thành duyên nợ thì:
“Bần gie, bần liệt,
diệc đau chờ mồi
Anh với em duyên nợ
hết rồi
Đi tìm chỗ khác
đừng ngồi kế em”.
Không chỉ vu vơ trách móc thế thôi, với cách nói như tát
nước, người Nam Bộ cũng mắng nhiếc:
“Mồ cha thằng đốn
cây bần.
Không cho ghe cá
đậu gần ghe tôm”.
Nhưng đôi lúc cũng cảm thông:
“Bần gie đóm đậu
sáng ngời
Lỡ duyên tại bậu
trách trời sao nên”.
Nguồn: Đặng Duy Khôi-Báo Cần Thơ
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu
tham khảo
Xem video: Cây bần quê hương Nam Bộ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét