Vông nem


VÔNG NEM

Cây vong nem
-Tên gọi khác: Vông, Hải đồng bì, Thích đồng bì .
-Tên tiếng Anh: Tiger's Claw, Indian Coral Tree và Sunshine Tree.
-Tên khoa học: Erythrina orientalis  Murr
-Tên đồng nghĩa: Erythrina indica Lamk, E. variegata L. var orientalis (L.) Merrill.

Phân loại khoa học

Bộ (ordo):
Đậu (Fabales).
Họ (familia):
Đậu (Fabaceae).
Phân họ (subfamilia):
Đậu (Faboideae).
Tông (tribus):
Phaseoleae.
Chi (genus):
Vông nem (Erythrina).
Loài (species):
Erythrina orientalis  Murr.
Cây Vông nem (Erythrina orientalis) là loài thực vật thuộc chi Vông nem (Erythrina).

Phân bố

Chi Vông nem (Erythrina) là một chi thực vật hoa thuộc họ Đậu (Fabaceae). Chi này có 130 loài. Môi trường sống tự nhiên của các loài trong chi này là vùng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng là những cây cao có thể đạt đến 30 m, sống ở đồng bằng và vùng cao có khí hậu nóng.
Loài vông nem phân bố rộng từ Ðông Châu Á tới Châu Phi nhiệt đới. Ở Châu Á, loài này phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia, Philippin.
Thường gặp trong các bụi dọc bờ biển, lân cận với các rừng ngập mặn và trong rừng thưa, nhiều nơi ở nước ta. Cũng thường được trồng làm cây bóng mát dọc đường ở các khu dân cư. Người ta thu hái lá vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu hái vỏ cây quanh năm.
Ở Việt Nam cây mọc hoang và được trồng khắp nơi.

Mô tả

-Thân cây vông nem to, cao tới 10m, vỏ xanh rồi nâu, có nhiều gai ngắn, cao từ 10 m đến 20 m. Gổ của cây vong nem xốp, bở và nhẹ.
-Rể: Rể cọc, nhiều nhánh to lộ thiên gần gốc, rể mọc cạn.
- mọc so le, có 3 lá chét hình tam giác dài 10 cm đến 15 cm, Vào tháng 3-5, sau khi lá rụng, cây ra hoa. Tại một số vùng ở Việt Nam, lá vong nem thường được dùng để gói nem.
-Hoa màu đỏ tươi , tụ họp thành từ 1 - 3 chùm dày .
-Quả giáp dài 15 cm đến 30 cm, không lông, có eo giữa các hạt.
-Hạt hình thận, quả có 5-6 hạt hình thận, màu đỏ hoặc nâu .

Thành phần hóa học và dược liệu

-Gổ cây vông nem: Từ gỗ vông nem có thể điều chế chất pterocarpan orientanol A., Pterocarpans orientanol B  và C, folitenol  erythrabyssin II,  pterocarpene  erycristagallin.
-Rể cây vông nem: Từ rể cây vong nem được điều chế chất prenylated isoflavone bidwillol A.
-Vỏ thân: Có vị đắng , hơi chát , tính bình. Tác dụng an thần , thông huyết , tiêu độc , sát trùng ; dùng trị phong thấp , đau lưng mỏi gối.
-: Có vị nhạt , tính bình , vào kinh can , thận.Tác dụng an thần , thông huyết , tiêu độc , sát trùng, chữa trĩ, giúp vết loét sớm lên da non…
và thân vông nem chứa một alkaloid độc là erythrine, có tác dụng ức chế thần kinh trung ương , gây ngủ , hạ nhiệt độ , hạ huyết áp.
-Hạt: Hạt : vị ngọt , tính ấm. Hạt dùng trị tiêu chảy , rắn cắn.
Trong hạt có alcaloid gọi là hypophorin có tác dụng tăng phản xạ kích thích đưa đến sự co giật, uốn ván (có tính độc).

Cách sử dụng

a-Lá vông non dùng làm rau
1-Dùng như rau sống: Lá vông non có thể dùng để ăn sống chung với các loại rau khác.
2-Dùng để gói nem, ủ mắm chua: Do lá vông kích thích quá trình lên men và có hương vị đặc biệt nên được dùng để gói nem, dùng lót trên mặt của các hủ mấm chua, mắm nêm.
3-Lá vông luộc: Lá vông non có thể dùng dùng để luộc riêng hoặc cùng với các loại rau khác.
4-Dùng để chiên, xào: Lá vông non có thể dùng dùng để chiên xào chung các loại rau khác với thịt, tôm, mực…
b-Nhiều bộ phận của cây vông dùng làm thuốc
Do các bộ phận của cây vong có nhiều dược tính nên trong dân gian và trong đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh từ cây vông.

Các bài thuốc từ cây vông nem

1-Bài thuốc phối hợp: Thường dùng chữa tim hay hồi hộp, ít ngủ hoặc mất ngủ, trẻ em cam tích, viêm ruột ỉa chảy, kiết lỵ, viêm da, lở chảy nước, phong thấp, chân tê phù, ung độc. Ngày dùng 4-6g dạng thuốc sắc từ lá vông (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
2-Thuốc an thần: Dùng lá vông, có thể phối hợp với Lạc tiên, lá Dâu, tâm Sen để sắc thuốc uống trước khi ngủ (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
3-Chửa bệnh trĩ: Dùng lá vông non, tươi xào với trứng gà ăn, rồi dùng lá già giã ra, nướng nóng đắp vào hậu môn (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
4-Chửa vết thương: Dùng lá vông tươi nấu nước rửa và lá khô tán bột rắc lên vết thương (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
5-Chửa phong thấp: Vỏ vông nem, cỏ Chân chim, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, Ý dĩ sao, ngưu tất mỗi vị 15g, sắc uống.
6-Sau khi sinh, máu xấu đưa lên choáng đầu, mờ mắt: Vỏ cây Vông nem già, lá Mần tưới, Cỏ mần chầu, Ngưu tất, mỗi vị 10-15g, sắc uống.
7-Chửa vết bệnh ngoài da: Vỏ vông nem, vỏ cây dâm bụt, sà sàng tử, rễ chút chít. Tất cả tán nhỏ, pha thành rượu 1/5. Dùng bôi ngoài chữa các bệnh ngoài da(theo GS Đỗ Tất Lợi).
8-Trị rắn cắn: Hạt hay vỏ vông nem thái nhỏ, đun với một ít nước thành bột nhão đắp lên chỗ rắn cắn (theo GS Đỗ Tất Lợi).
9- Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu: Lá vông phối hợp với lá sen sắc uống (theo DS Bảo Hoa).
10-Chữa lòi dom: Lá vông và lá sen giã nát lấy nước uống; bã chưng nóng rịt vào hậu môn (theo DS Bảo Hoa).
11-Để chữa sa dạ con: Lấy lá vông 30 g, lá tiểu kế 20 g, hạt tơ hồng 20 g, giã nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày; kết hợp lấy 10 hạt thầu dầu tía, giã nát với giấm, đắp và băng lại. Hoặc: Lấy lá vông nấu với lá cỏ xước và cá trê, rồi ăn cả cái lẫn nước (theo DS Bảo Hoa).
                                                                                           Kỹ sư Hồ Đình Hải

Xem video: Bài thuốc từ lá vong nem


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét