Gừng


GỪNG

Cây gừng

Củ gừng
-Tên gọi khác: Can khương (vị thuốc), Sinh khương (vị thuốc).
-Tên tiếng Anh: Ginger, Ginger root, Zingiber.
-Tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe 1807.
-Các loài tương cận:
-Nghệ :Curcuma longa Linnaeus.
-Riềng: Alpinia officinarum.

Phân loại khoa học

Theo Hệ thống phân loại APG III (2009):

Giới (Kingdom):
Thực vật (Plantae)
Ngành (Phylum):
Thực vật có hoa (Angiosperms)
Lớp (Class):
Một lá mầm (Monocots)
Phân lớp (Subclass):
Thài lài (Commelinids)
Bộ (Order):
Gừng (Zingiberales)
Họ (Family):
Gừng (Zingiberaceae)
Chi (Genus):
Gừng (Zingiber)
Loài (Species):
Zingiber  officinale

Họ Gừng (Zingiberaceae), là một Hthực vật thân thảo sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo củ, bao gồm 47 chi và khoảng trên 1.000 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam và Đông Nam Châu Á.
Nhiều loài là các loại cây cảnh, cây gia vị, hay cây thuốc quan trọng. Các thành viên quan trọng nhất của họ này bao gồm gừng, nghệ, riềng, đậu khấu  sa nhân.
Đặc trưng chung của các loài trong Họ gừng là thực vật tự dưỡng hay biểu sinh.
-Thân rễ lớn, thường phân nhánh, chứa nhiều chất dự trữ.
-Lá có các bẹ dài ôm lấy nhau làm thành thân giả, cuống ngắn và phiến lớn, giữa cuống và bẹ lá có phần phụ gọi là lưỡi bẹ (ligule).
Thân lá thường có mùi thơm. Ở nhiều loài thân khí sinh chỉ xuất hiện khi cây ra hoa, mọc lên từ thân rễ, xuyên qua thân giả ra ngoài mang ở phần cuối 1 cụm hoa (chi Alpinia), nhưng có loài cụm hoa nằm ngay trên thân rễ ở sát mặt đất.
-Hoa không đều, đài hình ống, màu lục, tràng hình ống, phía trên chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên. Chỉ có một nhị sinh sản (ở vòng trong) với 2 bao phấn lớn nứt phía trong. Một cánh môi hình bản lớn, màu sặc sỡ, do 3 nhị dính với nhau và biến đổi thành, nằm đối diện với nhị sinh sản. Hai nhị còn lại biến thành hai nhị lép (vô sinh) nhỏ nằm 2 bên bao phấn (nhiều khi giảm chỉ còn lại những vảy nhỏ, hoặc mất hẳn). Bầu dưới có 3 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn. Vòi nhụy chui qua khe hở giữa 2 bao phấn và thò ra ngoài. Quả nang, đôi khi là quả mọng. Hạt có nội nhũ và cả ngoại nhũ. Mô của các loại cây trong họ này tiết ra tinh dầu có mùi đặc trưng.
Các Chi quan trọng trong Họ gừng (Zingiberaceae) gồm có:
+Phân họ Alpinioideae
-Tông Alpinieae
Chi Alpinia - riềng
Chi Amomum - đậu khấu
Chi Elettaria - (tiểu) đậu khấu
+Phân họ Zingiberoideae
-Tông Zingibereae
Chi Curcuma - nghệ
Chi Zingiber - gừng

Phân bố

Họ Gừng (Zingiberaceae), là một Hthực vật thân thảo sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo củ, bao gồm 47 chi và khoảng trên 1.000 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam và Đông Nam Châu Á.
Chi Gừng (Zingiber) ở Châu Á có khoảng 45 loài, ở Việt Nam có 11 loài.
Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng Gừng nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.
Trong nhân dân hiện nay có nhiều loại: gừng trâu có thân to, củ to thường để làm mứt, có nhiều ở các vùng núi thấp; gừng gié có thân và củ đều nhỏ nhưng rất thơm. Cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây trồng thường có hoa năm thứ 2. Chưa thấy cây có quả và hạt. Gừng trồng sau 1 năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông. Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè-thu nóng và ẩm. Gừng tái sinh dễ dàng bằng những đoạn thân rễ có nhú mầm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.

Mô tả

-Thân:
Thân cây gừng có hai dạng đó là thân ngầm (thường gọi là củ) và thân khí sinh.
Thân rễ có khi phồng thành củ. Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, phân nhánh trên một mặt phẳng, làm thành nhiều đốt, kích thước không đều, dài 3-7 cm, dày 0,5-1,5 cm, mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc, ở đầu đốt có vết tích của thân cây đã rụng, trên các đốt có vết sẹo của các lá khô (vảy), vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, lõi tròn rõ, mùi thơm, vị cay nóng.
Đặc điển giải phẩu thân rể: Biểu bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật, nhỏ xếp tương đối đều đặn. Dưới lớp biểu bì là mô mềm vỏ gồm 5-6 lớp tế bào hơi dẹp, vách tẩm chất gỗ. Phía dưới lớp mô mềm vỏ này có khoảng 5 lớp bần. Mô mềm vỏ khuyết, tế bào tròn, vách mỏng, có thể bị bẹp lại và nhăn nheo đối với thân rễ già. Nội bì đai Caspary, trụ bì gồm 1 lớp tế bào kích thước không đều, có xu hướng bị ép dẹp bởi các bó libe gỗ nằm gần đó. Vòng nội bì và trụ bì gần như liên tục. Mô mềm tủy là những tế bào hình tròn, to hơn tế bào mô mềm vỏ. Rất nhiều bó libe gỗ tập trung thành 1 vòng sát trụ bì và rải rác khắp mô mềm vỏ và mô mềm tuỷ. Mỗi bó có 1-6 mạch gỗ, libe chồng lên gỗ. Tế bào tiết chứa tinh dầu màu vàng tươi rất nhiều trong mô mềm vỏ và tủy.
Thân khí sinh: Cấu tạo từ nhiều bẹ lá ôm lấy lõi thân, là thân cỏ nhiều năm, cao khoảng 1 m.
-Bẹ lá: Hình lưỡi liềm. Biểu bì trên hình đa giác, có kích thước lớn hơn biểu bì dưới. Mô mềm khuyết. Các bó mạch nhỏ, gồm từ 1-6 mạch gỗ, gỗ ở trên, libe ở dưới, các tế bào xung quanh hóa mô cứng. Tại đoạn có bó mạch, mô mềm và biểu bì bị ép dẹp. Ở bẹ lá ngoài cùng rải rác có biểu bì tiết.
- Thân: vi phẫu hình bầu dục. Tế bào biểu bì hình chữ nhật, nhỏ. Dưới biểu bì là mô mềm khuyết hay đạo, tế bào hình tròn, vách mỏng. Trụ bì gồm 2-3 lớp tế bào uốn lượn tạo thành 1 vòng liên tục. Bên trong và ngoài vòng trụ bì có nhiều bó mạch gỗ nhỏ gồm từ 1-6 mạch gỗ, libe chồng lên gỗ. Các bó gỗ ngoài trụ bì thường có vòng mô cứng bao xung quanh, các bó phía trong thì không có. Mô mềm tủy đạo, tế bào đa giác hoặc chữ nhật, đôi khi có chừa các khuyết lớn.
Ở bẹ lá và thân đều chứa rải rác tinh thể calci oxalat hình khối nhỏ, túi tiết và tế bào tiết rải rác trong vùng mô mềm.
-Lá:Lá không cuống, mọc so le thành 2 dãy, hình ngọn giáo, thắt lại ở gốc, đầu nhọn dài 15-20 cm, rộng 2 cm, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; gân lá song song. Bẹ nhẵn, có thể ôm vào nhau thành một thân giả. Lưỡi nhỏ dạng màng, nhẵn, chia 2 thùy cạn.
Giải phẩu lá: Mặt trên lõm, mặt dưới lồi, tế bào biểu bì hình đa giác, biểu bì dưới nhỏ hơn biểu bì trên, biểu bì tiết có cả ở 2 mặt. Mô mềm khuyết. Nhiều bó mạch xếp thành hàng, gỗ ở trên, libe ở dưới, vòng mô cứng nằm dưới libe. Bó gỗ ở gân giữa là lớn nhất và nhỏ dần về 2 phía. Túi tiết và tế bào tiết rải rác trong vùng mô mềm. Ở 2 bên phiến lá, dưới biểu bì trên có 1 lớp tế bào hạ bì lớn, không liên tục và 3 lớp mô mềm khá giống mô giậu, nhưng tế bào ngắn hơn. Trên biểu bì dưới cũng có 1 lớp hạ bì.
Biểu bì lá: Cả 2 mặt đều có lỗ khí nhưng biểu bì dưới có nhiều hơn, lỗ khí kiểu 1 lá mầm, các tế bào bạn có dạng hình chữ nhật ngắn hay lục giác. Biểu bì trên xếp đều đặn và thẳng hàng hơnbiểu bì dưới.

Thành phần hóa học

-Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ:

Thành phần
Trong 100 g củ gừng tươi
Trong 100 g củ gừng khô
333 kJ (80 kcal)
1.404 kJ (336 kcal)
17,77 g
71,62 g
1,70 g
3,39 g
2,0 g
14,1 g
0,75 g
4,24 g
1,82 g
8,98 g
0 IU
30 IU
5,0 mg (6%)
0,7 mg (1%)
34 mg (5%)
168 mg (24%)
415 mg (9%)
1320 mg (28%)
-Theo ghi nhận của Từ điển Bách khoa mở:Wikipedia, the free encyclopedia
Các mùi đặc trưng và hương vị của gừng được gây ra bởi một hỗn hợp của zingerone, shogaols  Gingerols, tinh dầu dễ bay hơi chiếm1-3% trọng lượng của gừng tươi. Ở trong phòng thí nghiệm động vật, các Gingerols làm tăng nhu động của đường tiêu hóa và có tác dụng như thuốc giảm đau , thuốc an thần , hạ sốt và các đặc tính kháng khuẩn. Tinh dầu Gừng đã được chứng minh để ngăn ngừa ung thư da ở chuột và một nghiên cứu tại Đại học Michigan đã chứng minh rằng Gingerols có thể tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng. Hợp chất [6]-gingerol (1-[4'-hydroxy-3'-metoxyphenyl]-5-hydroxy-3-decanone) là thành phần chính tạo mùi hăng của gừng. Tiềm năng chất chemopreventive [6]-gingerol tyrong củ gừng là một chất thay thế đầy hứa hẹn trong tương lai để thay thế các loại thuốc trị liệu ung thư đắt tiền và độc hại.
Gừng chứa đến 3% tinh dầu có mùi thơm với thành phần chính là sesquiterpenoids, với (-)-zingiberene là thành phần chính. Số lượng nhỏ hơn của chất sesquiterpenoids khác ( β-sesquiphellandrene , bisabolene  farnesene ) và một phần nhỏ chất monoterpenoid ( β-phelladrene , cineol ,citral ) cũng đã được xác định.
Hương vị cay nồng của gừng là do Nonvolatile phenylpropanoid có nguồn gốc từ các hợp chất, đặc biệt là Gingerols  shogaols , tạo thành từ Gingerols khi gừng được sấy khô hoặc nấu chín. Zingerone cũng được sản xuất từ Gingerols trong quá trình này, hợp chất này là ít hăng hơn và có mùi thơm cay ngọt. Gừng cũng là một chất kích thích hóa học nhẹ, và đã được  sử dụng bởi các nhà quân sự Châu Âu trước Thế chiến I bằng cách nhét bột gừng vào hậu môn ngựa chiến để kích thích chúng hăng lên trong chiến trận gọi là những “Trung đoàn ngựa chiến feaguing.
Ngoài ra gừng còn có tác động kích thích tuyến nước bọt “sialagogue làm tăng  sản xuất nước bọt nhiều hơn, làm cho việc nuốt dễ dàng hơn, giúp người già ăn uống dể dàng hơn.
-Theo Bộ môn thực vật-Khoa dược-Đại học Y Dược TP.HCM
Thành phần hóa học của Gừng như sau:
Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.
Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol. Cineol trong Gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn.

Công dụng của cây gừng

a-Củ gừng làm rau gia vị
Củ gừng già với hương vị đậm đà thường được sử dụng như là một gia vị trong công thức nấu ăn của Ấn Độ, và là một thành phần tinh túy của Trung Quốc , Hàn Quốc , Nhật Bản và nhiều món ăn Nam Á cho hương vị món ăn như hải sản hoặc thịt dê   ẩm thực ăn chay và ăn kiêng .
-Ở Việt Nam củ gừng là món rau gia vị được dùng vào nhiều mục đích như nước chấm (nước mắm gừng), tương gừng, trong nhiều món xào, món nấu (với thịt dê, bò)…
-Ở Ấn Độ và Pakistan, gừng tươi là một trong các loại gia vị chính được sử dụng để nấu món cà ri đậu Pulse, đậu lăng và các thực vật khác. Củ gừng như một chất bảo quản thực phẩm hữu ích.
Bột gừng cũng được sử dụng trong một số chế phẩm thực phẩm, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, một trong những món ăn phổ biến nhất là katlu, là một hỗn hợp sền sệt bao gồm bơ sữa trâu lỏng, các loại hạt, và đường. 
-Ở Bangladesh , gừng băm nhỏ hoặc nghiền thành dạng bột nhão để sử dụng như là một cơ sở cho các món ăn thịt gà và thịt cùng với hành tím và tỏi.
-Ở Châu Âu, trong các món ăn Châu Âu, gừng được sử dụng chủ yếu trong các loại thực phẩm ngọt như  bánh gừng , gừng snaps , parkin , bánh quy gừng speculaas. 
-Ở Mianma gừng được gọi là gyin . Nó được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, món phổ biến là xà lách gyin-Thốt Nốt , trong đó bao gồm gừng cắt nhỏ bảo quản trong dầu, và một loạt các loại quả hạch và các loại hạt. 
-Ở Trung Quốc, củ gừng cắt lát hoặc toàn bộ thường được kết hợp với các món ăn ngon như cá, và củ gừng xắt nhỏ thường được kết hợp với thịt, khi nó được nấu chín. 
-Ở Nhật Bản, gừng ngâm để làm cho Beni Shoga  Gari hoặc xát nhỏ và sử dụng nguyên liệu trên đậu phụ hoặc  -Ở hàn Quốc, trong món kim chi truyền thống, gừng được thái nhỏ và thêm vào các thành phần của hỗn hợp cay ngay trước khi quá trình lên men.
-Ở Indonesia cũng sử dụng củ gừng gọi là jahe, như là thành phần phổ biến trong công thức nấu ăn địa phương. 
-Ở malaysia, gừng được gọi là Halia và được sử dụng trong nhiều loại món ăn, đặc biệt là một món súp. 
- Việt Nam , lá gừng tươi, xắt nhỏ, cũng có thể được thêm vào món tôm xào và canh khoai lang như một kiểu trang trí bắt mắt và chất gia vị từ lá để thêm một hương vị tinh tế hơn nhiều so với củ gừng xắt nhỏ.
b-Củ gừng được dùng làm kẹo, mứt.
-Ở Việt Nam, gừng được chế thành kẹo gừng có tác dụng chống lạnh, thông cổ. Trong dịp tết cổ truyền thường có món mức gừng để ấm bụng và kích thích tiêu hóa.
-Ở Ấn Độ và Pakistan, Gừng cũng được sử dụng dưới dạng kẹo ngậm. Kẹo gừng là củ gừng nấu đường cho đến khi mềm, và là một loại bánh kẹo dùng phổ biến để uống trà.
-Ở Nhật bản gừng cũng được làm thành kẹo gọi là Shoga không zuke Sato . 
Tuy nhiên, kẹo gừng đôi khi là một thành phần của hộp kẹo Trung Quốc, và trà thảo dược cũng có thể được chế biến từ gừng.

Mứt gừng
c-Gừng được dùng như nước trà
Trà gừng là một thức uống ở nhiều nước Châu Á, được làm từ củ gừng. 
Trà ủ từ gừng là một phương thuốc dân gian phổ biến để chống cảm lạnh ở nhiều nước.
-Ở Ấn Độ và Pakistan, gừng tươi hoặc sấy khô được sử dụng để trà và cà phê vị gừng, đặc biệt là vào mùa đông. 
-Ở Trung Quốc, trà gừng được chế bằng cách bóc vỏ và thái lát gừng đun trong nước cho đến sôi, đường nâu (tốt nhất từ mía lau) thường được thêm vào. Cắt lát trái  cam hoặc chanh thêm vào để tạo thêm hương vị. Trà gừng có tác dụng chống lạnh, giải cảm.Trà thảo dược cũng có thể được chế biến từ gừng.
-Ở Hàn Quốc , trà gừng được gọi là cha saenggang . Nó có thể được thực hiện bằng cách đun sôi lát gừng hoặc bằng cách trộn nước nóng vào gừng ngọt được bảo quản. Có nhiều nới gừng thát lát được tẩm với mật ong lưu trữ trong một vài tuần như mứt, pha nưới sôi được món nước trà gừng.
-Ở Nhật Bản trà gừng được gọi là shōgayu. Dùng uống chống lạnh và giải nhiệt.
-Ở Philippines, trà gừng được gọi là salabat , phục vụ trong các tháng tương đối lạnh vào mùa đông. Từ trà gừng  với thành phần chính là gừng tươi, có hương vị cay và kích thích.
-Ở Indonesia, một thức uống gọi là wedang jahe được làm từ gừng và đường cọ. 
-Ở Ả Rập và một số nước Trung Đông, gừng được gọi là zanjabil, và bột gừng được sử dụng như là một gia vị cho cà phê và sữa.
-Ở Somaliland , gừng được gọi là sinjibil, được phục vụ trong các cửa hàng cà phê tại Ai Cập. 
-Ở Bờ Biển Ngà , gừng nghiền nát và trộn với cam, dứa và chanh để sản xuất nước hoa quả được gọi là nyamanku . 
-Ở Yêmen, bột gừng được sử dụng trong hawaij, một hỗn hợp gia vị được sử dụng chủ yếu do người Do Thái Yemenite dùng cho súp và cà phê.
-Ở Anh, gừng cũng được sử dụng làm gia vị thêm vào cà phê nóng, trà nóng.

Trà gừng
d-Gừng dùng trong nước uống có gas
Loại nước uống Soda gừng Ginger ale  bia gừng cũng uống say như như các loại bia khác nhưng có tác dụng tốt cho dạ dày được một số quốc gia Châu Âu và Nam Mỹ nơi mà công nghệ đồ uống phát triển, nước uống có gas từ gừng được khai thác.
Ở Pháp, rượu gừng là một dạng rượu mùi với tên gọi là Canton được sản xuất tại Jarnac.
Ở Anh rượu gừng “Green” là một loại rượu có vị gừng được sản xuất với chai thủy tinh màu xanh lá cây.
Ở đảo Corfu , Hy Lạp, một thức uống truyền thống có gừng gọi là tsitsibira , một loại bia gừng, được phổ biến. Thức uống này bắt nguồn từ người Hoa kỳ gốc Anh Anh khi Hoa Kỳ chiếm đóng hòn đảo Ionian.
Jamaica làm bia gừng như là một loại thức uống tươi và thức uống có gas trong gia đình. Trà gừng thường được làm từ gừng tươi, cũng như đặc sản bánh gừng Jamaica nổi tiếng khu vực.
e- Các bộ phận cây gừng được dùng làm thuốc
+Theo Đông y
Gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị.
-Ở Trung Quốc, gừng được bao gồm trong một số toa thuốc truyền thống . Một thức uống gồm củ gừng thái lát nấu nước với đường nâu hoặc với nước cola được sử dụng như một loại thuốc dân gian để trị bệnh cảm lạnh thông thường. Người Trung Quốc cũng làm một loại kẹo gừng khô được lên men trong nước ép mận có đường, thường được dùng để ngăn chặn bệnh ho. Trong lịch sử Y học Trung Quốc cũng đã dùng gừng để điều trị viêm, nhưng một số nghiên cứu khoa học hỗ trợ, cho thấy gừng trị bệnh viêm khớp không có tốt hơn so với các loại tân dược hiện đại.
-Ở Mianma, gừng và chất tạo ngọt địa phương được làm từ nước cốt trái cây cọ (htan nyat ) được đun sôi với nhau và được dùng để phòng ngừa cúm. Gừng là vị thuốc chính trong các bài thuốc y học cổ truyền.
-Ở Congo, gừng nghiền nát và trộn với nhựa cây xoài để làm ra thuốc tangawisi nước, được coi là một thuốc chữa bách bệnh.
-Ở Ấn Độ, gừng xắt lát được dán lên trán để làm giảm đau đầu, và được sử dụng để ăn khi bị cảm lạnh thông thường. Gừng với chanh muối chanh cũng được sử dụng chống buồn nôn.
-Ở Indinesia gừng được dùng để chống mệt mỏi, ngăn ngừa và chữa trị bệnh thấp khớp và kiểm soát thói quen ăn uống nghèo dưỡng chất.
+Theo Tây y
Các nghiên cứu sơ bộ trong Tây y cho biết:
Nghiên cứu sơ bộ cho thấy 9 hợp chất tìm thấy trong gừng có thể liên kết với các thụ thể serotonin của con người có thể ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa .
Nghiên cứu thực hiện trong thử nghiệm in vitro cho thấy chiết xuất từ gừng có thể kiểm soát số lượng các gốc tự do và peroxy lipid.
Nghiên cứu sơ bộ liên quan đến tác dụng của gừng trên buồn nôn xảy ra khi mang thai cho thấy rằng uống gừng có thể gây ra ợ hơi sau khi ăn.
Trong một nghiên cứu năm 2010, tiêu thụ hàng ngày của gừng đã được hiển thị để giúp giảm đau cơ bắp kết hợp với tập thể dục 25%.
Gừng đã được xác định trong một nghiên cứu để giúp làm giảm các dấu hiệu viêm đại tràng do PGE2, do đó cho thấy một biện pháp ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Trong các nghiên cứu hạn chế, gừng đã được tìm thấy có hiệu quả hơn so với thuốc chống buồn nôn do say sóng , ốm nghén  hóa trị liệu, mặc dù gừng không được tìm thấy tác dụng cao hơn giả dược (Placebo) khi điều trị buồn nôn sau phẫu thuật. 
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng gừng có tác động đến bệnh viêm khớp  hoặc có máu loãng và giảm cholesterol, nhưng những hiệu ứng này vẫn chưa được xác nhận.
Trong nghiên cứu sơ bộ gừng có tác dụng ngăn đục thủy tinh thể do bệnh tiểu đường thông qua các cơ chế antiglycating.
Chất Zingerone trong gừng có hoạt động chống trực khuẩn Escherichia coli gây ra bệnh tiêu chảy.
Ở Hoa Kỳ, gừng được sử dụng để ngăn chặn say sóng do tàu, xe  chống buồn nôn khi phụ nữ ốm nghén. Nó được công nhận là an toàn bởi Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm và được bán như là một  chế độ ăn uống bổ sung không được kiểm soát. Nước gừng cũng được sử dụng để tránh chuột rút do nhiệt do vận động thể thao.

Mộ số bài thuốc từ cây gừng

1-Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ:
Gừng sống 20g, giã nát, bỏ vào 1 ly nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống, uống lúc còn nóng ngay khi vừa về tới nhà. (theo BS. Phan Xuân Trung).
2-Chữa ngoại cảm lạnh do lạnh (nấu cháo cảm):
Gừng sống 10g, hành lá 10g, tiêu sọ 10 hạt. Gạo tẻ 1 nắm nấu cháo, lúc sắp bắt xuống cho gừng sống (xắt nhuyễn) hành lá (cắt ngắn) và tiêu sọ (đâm nát) vào quậy đều. Ăn cháo lúc còn nóng. Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi. (theo BS. Phan Xuân Trung).
3-Chữa trúng hàn đi tả hoặc phong hàn gây tê thấp, ho suyễn, tay chân móp lạnh:
Gừng khô tán nhỏ 5g, hòa với nước ấm hoặc nước cháo nóng mà uống. (theo BS. Phan Xuân Trung).
4-Chữa nôn mửa khi đi tàu xe:
Gừng sống cắt lát mỏng. Ngậm gừng sống nhấm nháp từng chút một, nuốt nước dần cho tới khi hết nôn. (theo BS. Phan Xuân Trung).
5-Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng:
Củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày. (theo BS. Phan Xuân Trung).
6-Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai;
Gừng sống 20g, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô. Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống. (theo BS. Phan Xuân Trung).
7-Chữa trúng gió, tay chân tê, choáng váng, đột nhiên nói khó, liệt một bên:
Gừng sống 40g, đồng tiện 80cc. Gừng sống giã nát, cho vào một ít nước sôi, vắt lấy nước, hòa với đồng tiện uống lúc đồng tiện còn ấm.
Đồng tiện tính mát, dưỡng âm, có thể trừ phong, tan được huyết ứ, giáng hư hoả. Đồng tiện là nước tiểu "giữa dòng" của bé trai từ 2 đến 10 tuổi. Trên thực tế, để tranh thủ thời gian lúc cấp cứu, có thể sử dụng nước tiểu của người thân trong gia đình có sẳn lúc đó. Bỏ đoạn đầu, bỏ đoạn cuối, chỉ lấy đoạn giữa. Với chức năng phát tán khí huyết ra bì phu và tay chân, giáng khí, hành huyết, tiêu ứ, làm nhẹ áp lực ở vùng ngực và vùng đầu, bài thuốc "sinh khương đồng tiện” còn được kinh nghiệm dân gian sử dụng trong một số bệnh tim mạch như cơn đau vùng tim, cao huyết áp trong điều kiện không tiếp cận được thầy thuốc.
Tuy nhiên, điều cần nhớ là các triệu chứng trúng phong hoặc tim mạch không bất chợt xảy đến mà thường bắt nguồn từ những sự mất cân bằng trước đó của cơ thể. Chẳng hạn dương hư hàn thịnh, đàm trọc, huyết ứ, khí trệ… Do đó sau khi giải toả các triệu chứng cấp thời, người bệnh cần đến thầy thuốc chuyên môn để được thăm khám và điều trị thích hợp nhằm ổn định sức khoẻ lâu dài.
Cuối cùng, cũng nên nhắc lại một kinh nghiệm dân gian rất hữu ích và có thể xem như một biện pháp dưỡng sinh là ăn 1-2 lát gừng sống sau mỗi bữa ăn. Gừng sống vừa giúp kích thích tiêu hóa vừa làm mất đi những mùi thức ăn để lại trong miệng. Ngoài ra, tác dụng "hành khí" của gừng còn tác động tới sự lưu thông của khí huyết, ảnh hưởng tốt đến hệ tim mạch.
Chú ý:Gừng khô có tính nóng nên những người có thể tạng nhiệt hoặc đang có các chứng viêm nhiễm không nên dùng. (theo BS. Phan Xuân Trung).
8- Phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh lị vi khuẩn mạn tính
Gừng tươi 30gr đem rửa sạch, sau khi giã nhỏ, cho thêm chút nước vào đun sôi kỹ, để nước gừng còn ấm sẽ lấy khăn mặt khô sạch nhúng vào đó, vắt sơ sơ khăn rồi rửa và lau chùi khắp người, nhất là rửa và lau chùi nhiều ở bộ phận bụng ngực.
Gừng tươi tính ôn nhiệt, có tác dụng rất tốt đối với bệnh về đường ruột. Tắm rửa, lau người bằng nước đun nói trên vừa có thể trừ được hàn, thấp, lại có thể cải thiện được tuần hoàn huyết dịch, tăng cường sức chống bệnh, giúp ích cho việc phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh lị vi khuẩn mạn tính. (theo PTS dược học - BS Nguyễn Ninh Hải).
9-Làm ấm tỳ thận, dẫn khí lưu thông và giảm đau
Lấy gừng tươi rửa sạch, thái mỏng 9gr và phụ tử 9gr, đem rang sơ qua, hành 300gr, muối 250gr. Nghiền vụn gừng và Phụ tử rang, đắp lên rốn, ngoài băng giữ cố định. Lại lấy muối, hành cho vào nồi rang nóng, cho vào trong túi vải sạch đem là, chườm lên trên đó. Gừng và Phụ tử đã rang đều là vị thuốc có tính ôn nhiệt tốt, dùng để đắp lên rốn, sau đó lại dùng túi hành và muối đã rang để là, chườm, có thể phát huy được tác dụng làm ấm tỳ thận, dẫn khí lưu thông và giảm đau.
(theo PTS dược học - BS Nguyễn Ninh Hải).

Phát triển của nghề trồng gừng trên thế giới

Do vai trò là loại rau gia vị và dược tính quý của nó nên gừng được trồng rộng rải trên thế giới và ngày càng được nhiều người tiêu thụ ở dạng tươi, sấy khô và các sản phẩm tinh chế.
Top 10 quốc gia sản xuất gừng lớn nhất thế giới gồm có (tháng 6/2008):

Quốc gia
Sản lượng ( tấn )
380.100
331.393
192.500
174.268
170.125
152.106
72.608
 Nhật Bản
52.000
27.415
12.000
 Thế giới
1.615.974
Nguồn: FAOSTAT-2010
Từ năm 1585, Jamaica gừng gia vị phương Đông là người đầu tiên được phát triển trong thế giới mới và nhập khẩu trở lại sang châu Âu. Ấn Độ, với hơn 30% thị phần toàn cầu, bây giờ dẫn đầu trong sản xuất toàn cầu của gừng, thay thế Trung Quốc, trong đó có tụt xuống vị trí thứ hai (20,5%), tiếp theo là In-đô-nê-xi-a (~ 12,7%), Nepal (~ 11,5%) và Thái Lan (~ 10%).
Tài liệu tham khảo
4-http://ykhoa.net/yhoccotruyen/voha/vh013.htm
                                                                                                      Kỹ sư Hồ Đình Hải

Xem video: Công dụng dược liệu của củ gừng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét