RAU BÒ KHAI
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 25/6/2014
1-Tên gọi và danh pháp khoa học
- Tên gọi khác:
Rau bồ khai, Rau bù khai, Dây lá hương, Hồng trục, Rau ngót leo, Rau nghiến, Phắc hiển (Tày), Long châu sói (Dao)...
- Tên tiếng Anh:
Erythropalum scandens (nguyên gốc
Latin).
- Tên khoa học: Erythropalum
scandens Blume., Bijdr., Fl., Ned. 1826
- Tên khoa học đồng
nghĩa:
Dactylium
vagum Griff.
Decastrophia
inconspicua Griff.
Erythropalum
grandifolium Elmer
Erythropalum
populifolium Mast.
Erythropalum
vagum (Griff.) Mast.
Mackaya populifolia Arn.
Modeccopsis vaga Griff.
Passiflora heyneana Wall.
2-Phân loại khoa học (Scientific classification)
Bộ (ordo)
|
Đàn hương (Santalales)
|
Họ (familia)
|
Dây hương/Hạ hòa (Erythropalaceae)
|
Chi (genus)
|
Dây hương (Erythropalum)
|
Loài (species)
|
3-Nguồn gốc và phân bố
Họ Dây hương (Erythropalaceae) là một họ thực vật hạt kín trong
bộ Santalales. Họ này không được hệ thống APG III (năm
2009) công nhận mà chỉ coi là một phần trong họ Olacaceae ,
nhưng được đề cập trong website của APG. Họ này đang có nhiều tranh luận về phân
loại, tạm thời nó bao gồm 3-4 chi và khoảng 40 loài.
Chi Dây hương (Erythropalum) là
một chi có duy nhất một loài là Dây hương (Erythropalum scandens) có
nguồn gốc ở khu vực Đông Dương (từ Miền Bắc Việt Nam kéo dài tới Đông Malesia, tới khu
vực các quần đảo Talaud và Flores).
Rau Bò khai hay Dây hương (Erythropalum
scandens) là một loại
cây tiểu mộc thuộc họ Dây hương. Nó cũng là loài duy nhất còn sinh tồn
hiện được công nhận thuộc về chi Erythropalum.
Ở Miền Nam Trung Quốc cũng tìm thấy loài này và được dùng cả
ba tên khoa học đồng nghĩa là:
Dactylium vagum Griffith ;
Erythropalum populifolium Masters;
E. vagum (Griffith )
Masters.
Loài Rau bò khai có mặt tại các khu rừng bãi bồi và khu rừng ven sông, ở
độ cao từ 100-1500 m.
Có tại Trung Quốc (các tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây, nam Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam, đông nam Tây Tạng) và các
quốc gia ở Đông Nam Á, Nam Á như: Bangladesh, Brunei, Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Thái Lan, Việt Nam.
Ở Việt Nam cây Rau bò khai phân bố phổ biến ở các tỉnh phía
Bắc, cũng gặp ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, duyên hải nam Trung Bộ. Tập
trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà
Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang.
Cây sống ở độ cao từ 100-1500m, mọc hoang ven rừng thứ sinh,
rừng đang phục hồi hoặc rừng nghèo bị tác động mạnh của kiểu rừng thường xanh
ẩm nhiệt đới, tập trung nhiều ở ven rừng, mọc trên núi đá vôi.4- Mô tả
Rau Bò khai là loài dây leo lâu năm, thân hóa gổ, nhựa thân
có mùi hương đặc trưng.
-Thân: Đây là một loại cây tiểu mộc
dạng dây leo dài 5-10 m, có ngọn mảnh dẻ, xanh non giống
với ngọn su su. Thân cây nhỏ
bằng đầu đũa, giòn, dễ gãy, được chia thành nhiều nhánh đốt, bò và bám theo cây
gỗ vươn cao đón ánh nắng mặt trời giống như cây tầm gửi. Ở các phần đầu của đốt
có các tua nách cùng cuống lá đưa ra.
-Lá:
Lá đơn, mọc so le, không có lá kèm, cuống lá có chiều dài từ 3-10 cm, phiến lá hình trứng hay hình tim, dài 8-20
cm, rộng 4-15 cm. Đọt và lá non dùng làm rau ăn được với hương vị đặc trưng.
-Hoa: Loài này có nhiều hoa mọc thành
cụm dạng xim dài 6-18 cm, cuống cụm hoa dài 4- 10 cm, cuống mỗi chiếc hoa dạng chỉ dài 2-5 mm.
Hoa đơn tính, mẫu 5 (K5C5A5).
Đài hợp thành ống đồng trưởng và bao lấy quả. Cánh hoa rời, xếp van. Bầu nhụy
gồm 3 lá noãn hợp thành bầu 1 ô chứa 2-3 noãn treo.
Đài hoa dạng quả đầu, răng cưa bộ 5, khoảng 1 mm. Nhị hoa
với các túm lông ở hai bên. Cánh hoa màu trắng dài 1,5-2 mm.
-Quả:
Quả chưa chín có màu xanh nhạt, có 5 mảnh, khi chín vỏ quả tách ra thành 5 mảnh
vỏ uốn cong tương tự như đài hoa đồng phát triển có chức năng thu hút các loài
chim phát tán quả. Mùa ra hoa, kết quả từ tháng 3 đến tháng 9.
-Hạt:
Sau khi vỏ quả tách ra, hạt dạng trần hình elip rộng, màu xanh chàm
Cây rau bò khai non
Đoạn dây Rau bò khai non được dùng làm rau
Quả chín dây Rau bò khai chưa tách vỏ
Quả Rau bò khai đã tự tách vỏ và hạt (màu xanh lục)
5-Thành phần dinh dưỡng
Theo nguồn phân tích của
Trường Đại học Huế, thành phần dinh
dưỡng của lá tính theo % gồm:
-Nước: 78,8 %.
-Protid: 6,1 %.
-Chất xơ: 7,5 %.
-Tro:1,6 %.
-Calcium 138 mg %.
-Phosphor 40,7 mg %.
-Caroten 2,6 mg %.
-và vitamin C 60 mg %.
Rau Bò khai được coi là loại
rau quí. Lá và ngọn cây là loại rau giàu dinh dưỡng, ngon, được người dân miền
núi đặc biệt ưu chuộng.
Về mùi vị, khi rau còn
sống có mùi hơi khai. Người ta thường lấy lá và ngọn non thái nhỏ, vò kỹ, rửa
sạch để khử mùi khai rồi nấu canh, luộc hay xào ăn có mùi thơm ngon nên có tên
rau Hương nhưng khi đi tiểu có mùi khai nên gọi là Rau Bò khai.
6-Công dụng
Rau bồ
khai là một loại rau rừng tự nhiên rất được ưa chuộng tại các tỉnh miền núi
phía Bắc. Loại rau này hiện đã được ưa thích ở cả miền xuôi trong vài năm lại
đây và còn là vị thuốc quý.
a-Lá và đọt non của dây Rau bò khai hay
Dây hương được dùng làm rau
Rau
bồ khai có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc nhưng nhiều nhất là Bắc Cạn,
Cao Bằng, Lạng Sơn. Người dân Cao Bằng thì gọi rau này là rau dạ hiến. Đó là
một loại rau thoạt nhìn giống ngọn su su nhưng mảnh mai, yếu ớt hơn và màu xanh
non tơ hơn. Rau bồ khai mọc hoang ở vùng núi đá, ngọn rau thường men theo những
thân gỗ lớn để vươn lên giống như những cây tầm gửi.
Cây
thường mọc hoang ven các rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc rừng nghèo bị
tác động mạnh của kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; tập trung nhiều ở ven
các rừng mọc trên núi đá vôi.
Vào
khoảng mùa xuân, rau bồ khai bắt đầu trổ ngọn xanh tốt và những người đi rừng
may mắn gặp cây bồ khai thì sẽ không bao giờ bỏ qua cơ hội này. Người ta hái
ngọn bồ khai về để xào nấu, chẳng cần phải cầu kỳ gì, chỉ cần mỡ phi tỏi vàng
rồi cho rau vào xào to lửa, nhanh tay là đã có món rau ngon tuyệt, xanh mướt,
giòn, ngọt với mùi thơm rất khó tả. Bây giờ rau bồ khai đã có mặt trong các nhà
hàng ở các thành phố và được coi là một đặc sản của núi rừng.
Rau
Bò khai chế biến được rất nhiều món ăn. Trong đó có
một số món ăn phổ biến:
-
Rau Bò khai sào mực:
-
Rau Bò khai sào trứng
-
Rau Bò khai sào thịt bò
- Rau Bò khai nộm
- Rau Bò khai nộm
Rau
bồ khai xào với thịt bò và rau bồ khai xào mì, phở là những món ăn ngon được
nhiều người ưa thích. Người thích rau bồ khai cũng giống như người thích ăn sầu
riêng, khi đã quen đã “nghiện” thì chẳng có mùi vị nào hấp dẫn hơn thế.
Rau
Bồ Khai có một mùi vị rất riêng, không thể tìm được sự tương đồng ở bất cứ loại
mùi vị nào khác. Mùi vị ấy là sự hòa quyện giữa hương đất rừng, cái thanh khiết
của thứ nước mát trong từ nơi ngọn nguồn sông suối với cái khí trong lành, se
sắt của tiết trời chớm xuân ở nơi miền núi này. Không thể diễn tả hết bằng lời,
chỉ biết rằng, hương vị rau bồ khai luôn quấn quyện trong nỗi nhớ của người dân
Bắc Kạn xa quê. Còn với những du khách một lần được thưởng thức loại rau này sẽ
trở thành kỉ niệm không thể phai mờ.
Ai
đã một lần được nếm thử món rau bò khai sẽ nhớ mãi. Nhớ bởi hương vị của món
rau rừng này rất lạ lùng, không giống bất kỳ một món rau nào khác. Nói là thơm
thì không hẳn nhưng với nhiều người thì nó là một thứ hương vị đặc biệt quyến
rũ, nó nằm trong nỗi nhớ quê hương của người xứ này khi đi xa và nằm trong
nhiều kỷ niệm của những ai đã từng qua đây.
Nếu
một lần có dịp lên thăm Bắc Kạn, hãy cùng thưởng thức hương vị đặc trưng của
núi rừng.
Nguồn: Vietbao (Theo: queviet.pl)
Gùi Rau bò khai được người dân tộc ở Bắc Kạn thu hái trong rừng
Đọt non Rau bò khai
Rau bò khai xào mì tôm
Rau bò khai xào thịt
b-Các bộ phận của cây Rau bò khai dùng
làm thuốc
Theo Đông y Rau bò khai có vị hơi đắng, mùi khai, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi
niệu.
Cả rau bò khai tươi và khô đều có thể dùng làm thuốc để chữa
các bệnh về thận, gan và nước tiểu vàng. Thân cành tươi bỏ lá, thái mỏng phơi
khô, ngâm rượu uống chữa sốt, tê thấp.
-Ở Trung Quốc, cây rau bò khai được dùng chữa viêm gan, viêm
ruột, viêm niệu đạo, viêm thận cấp tính.
-Ở Việt Nam
rau bò khai dùng chữa viêm thận, viêm gan, viêm đường tiết liệu, tiểu tiện
không thông.
Thường dùng chữa phù thận, đái vàng, đái rắt. Dùng 20 -40g
lá tươi giã nát, thêm nước gạn uống. Có khi dùng phối hợp với lá Bòng bong.
Kinh nghiệm dân gian ở Bắc Thái dùng toàn cây sắc lấy nước uống chữa viêm gan
siêu vi trùng đạt kết quả rất tốt.
Khi người đi xa về mệt mỏi, nước tiểu vàng đục, chỉ cần ăn
rau Bò khai 1-2 lần là nước tiểu trở lại bình thường. Đặc biệt cây rau Bò khai
sắc lấy nước uống chữa bệnh viêm gan siêu vi trùng đạt kết quả rất tốt.
7-Khai thác và trồng Rau bò khai ở Việt nam
Ở Việt Nam cây Rau bò khai phân bố phổ biến ở các tỉnh phía
Bắc, cũng gặp ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, duyên hải nam Trung Bộ. Tập
trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà
Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang. Đây là loài rau quí cần
được bảo tồn và khai thác.
Rau Bò khai là loại cây không ưa ẩm, thích hợp ở vùng khí
hậu khô. Cây yêu cầu nhiệt độ trong khoảng 25-300C, tuy nhiên trong
giai đoạn đầu cây con yêu cầu ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ thấp hơn. Cây trưởng
thành là cây ưa sáng. Cây mọc nhanh, hầu như ra chồi, mọc lá quanh năm chỉ trừ
một vài tháng mùa đông nhiệt độ thấp. Cây tái sinh bằng hạt hay bằng chồi, sau
khi phát đốt đến màu mưa, rất nhiều chồi lại nảy ra từ gốc thân cũ.
Quả có thể tồn tại trên cây đến màu hoa năm sau. Cây dễ nhân
giống bằng hom.
Hiện nay cây Rau Bò Khai đã được đưa từ rừng về trồng trong
vườn nhà, hình thành và phát triển nghề trông rau mới, góp phần xóa đói giảm
nghèo cho cộng đồng địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc.
+Trồng Rau bò khai ở tỉnh Lạng Sơn
Thời gian gần đây, nhiều bà con nông dân ở thôn Hố Mười, xã
Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trồng cây rau bò khai theo hướng sản
xuất hàng hóa đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa
phương.
Cây rau bò khai đã gắn bó với người dân ở thôn Hố Mười từ
rất lâu. Trước đây bà con chưa có khái niệm trồng rau bò khai, mỗi khi muốn ăn
hoặc cần rau bò khai để chữa bệnh bà con lại vào rừng hái. Nhận thấy nhiều
người có nhu cầu cây bò khai nhưng không tự đi hái được, nhiều hộ gia đình đã
tranh thủ thời gian rảnh rỗi vào rừng tìm rau bò khai về bán, kiếm thêm thu
nhập. Một vài năm trở lại đây cây bò khai đã được bà con đem về trồng và cho
hiệu quả kinh tế cao.
Anh Hứa Văn Tỉnh, một trong những người đi đầu trong việc
trồng cây bò khai cho biết: “Ngày xưa khi còn rừng tự nhiên thì loại rau này
còn rất nhiều, mọc ven các con khe suối trong rừng, nhưng từ khi bạch đàn hoá
thì rau bò khai và nhiều loại cây bản địa khác bị mất hết. Thấy được giá trị
của nó gia đình tôi đã mang về trồng trong vườn, rừng của mình. Cây mọc nhanh,
dễ chăm sóc và ít sâu bệnh, chỉ 1 năm là có thể thu hoạch được. Hiện nay gia
đình tôi có hơn 60 gốc, cứ 5 ngày vợ tôi lại mang ra chợ bán với giá từ 4000 -
5000 đồng/bó, tính tương đương 300 đồng/ngọn rau bò khai. Mỗi lần đi chợ gia
đình tôi cũng thu được 300 - 400 nghìn đồng từ loại rau này mà rất đơn giản và
gọn nhẹ. Trong thời gian tới tôi sẽ trồng nhiều thêm loại cây này”.
Gia đình ông Hứa Văn Nhủng hiện nay có 40 gốc cây bò khai,
mỗi tháng cũng đem lại khoản thu nhập khoảng 2 triệu đồng. Ông Nhủng chia sẻ
kinh nghiệm trồng cây bò khai: “Bò khai dễ trồng vì trong tự nhiên chúng sinh
trưởng rất khoẻ, ít sâu bệnh. Việc giâm cành chỉ sau 20 ngày là cành có rễ, sau
hai tháng có thể đem đi trồng. Sau khi trồng khoảng 8-10 tháng có thể thu hoạch
được, cây mọc rất nhanh, hầu như ra chồi, mọc lá mới quanh năm, chỉ trừ một vài
tháng mùa đông nhiệt độ quá thấp. Để có nhiều ngọn non, tháng 10 Âm lịch cần
phát các cành già. Cái độc đáo là ở chỗ, khi thu hái cần bẻ hết phần non bởi lẽ
giống cây này thường mọc mầm rất mập tại những chỗ bị bẻ gẫy. Kỹ thuật ươm
trồng cây cũng khá đơn giản. Trước hết chọn cành bánh tẻ, không non quá và cũng
không già quá, cắt đoạn hom dài 5-7 cm, thường gồm 3 đốt. Do phần vỏ dây hương
rất dễ tách khỏi phần lõi nên khi cắt hom phải dùng dao thật sắc hay kéo cắt
cành, tránh làm dập nát vết cắt hoặc làm thay vòng lõi vụ của thân cây. Khi vận
chuyển nên đưa vào túi nhựa kín, giữ ẩm để đảm bảo tỷ lệ sống cao. Hom đem về nhúng
đoạn cành muốn giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong 5-10 phút sau đó
đem giâm trên luống đất đã khử trùng (độ sâu khoảng 1/3 chiều dài đoạn hom),
hoặc giâm vào bầu có kích thước 16 x 22cm.Thành phần đất bầu là 90% đất, 1% vi
sinh, nếu có phân chuồng ủ hoại là tốt nhất”.
Với chu kỳ thu hoạch nhanh và thời gian thu hoạch kéo dài,
trung bình nếu chăm sóc tốt thì chỉ cần cách 5 ngày là được hái ngọn và thời
gian cho thu hoạch có thể kéo dài khoảng 8 - 9 tháng trong năm (chỉ trừ những
tháng lạnh nhất của mùa đông).
Có thể nói, cây rau bò khai mang lại hiệu quả kinh tế tương
đối cao nhưng hiện nay tại thôn Hố Mười, xã Minh Sơn (Hữu Lũng - Lạng Sơn) vẫn
chỉ được trồng mang tính chất nhỏ lẻ. Thiết nghĩ với lợi thế về điều kiện thổ
nhưỡng, khí hậu phù hợp như ở thôn Hố Mười, xã Minh Sơn (Hữu Lũng - Lạng Sơn),
chính quyền địa phương và ngành chuyên môn nên quan tâm hơn nữa để quy hoạch,
định hướng phát triển cây rau bò khai thành nông sản hàng hóa chất lượng cao
của địa phương.
Nguồn: Văn Hương - Theo khuyennongvn.gov.vn
Giâm cành cây Rau bồ khai
Cây Rau bò khai giống
Trồng cây Bò khai ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
+Đà Lạt chuẩn bị cung cấp rau bò khai cho thị trường
Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, sau hơn một năm
trồng thực nghiệm, Dây hương (còn gọi là Rau bò khai) đã phát triển tốt trên
đất Lâm Đồng. Đơn vị sẽ chuyển giao cho người dân canh tác trong thời gian tới.
Các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho
biết, rau dây hương cũng sẽ được trồng đúng theo môi trường tự nhiên của nó là
dưới các tán rừng thông của Đà Lạt - Lâm Đồng. Kỹ thuật canh tác đơn giản, không
cần nhiều vốn đầu tư, rất phù hợp cho những hộ dân nhận giao khoán hoặc bảo vệ
rừng có thể tăng thêm thu nhập. Mô hình trồng thực nghiệm dây hương ở Lâm Đồng
có mật độ 10.000 cây một ha (khoảng cách 1 x 1m).
Dây hương hay rau bò khai
là loại rau chứa thành phần dinh dưỡng rất cao, khi ăn vị khá giống với lá non
của đọt cây susu. Rau Dây hương trên thị trường hiện có giá bán khoảng
80.000-85.000 đồng một kg.
Do được canh tác trong
môi trường hoàn toàn tự nhiên nên việc bón phân, phun thuốc với loại rau này
rất hạn chế, đảm bảo độ an toàn cao.
Trung tâm Khuyến nông Lâm
Đồng dự định khi chuyển giao canh tác cho người dân, đơn vị sẽ hỗ trợ bằng cách
liên kết với một vài công ty chuyên cung cấp rau sạch đưa loại rau rừng này đến
với người tiêu dùng.
Nguồn: Quốc Dũng- kinhdoanh.vnexpress.net
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
-
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét