CÂY SẤU
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 02/05/2014
Cây Sấu di sản cổ thụ trên 500 tuổi ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
(Là cây cổ thụ di sản thứ 3 được dinh danh ở tỉnh Cao Bằng)
- Tên gọi khác: Sấu trắng, Long cóc (Miền Nam )
- Tên
tiếng Anh:
- Tên đồng nghĩa: Dracontomelon sinense Stapf
- Các
loài tương cận:
1-Phân loại khoa học (Scientific classification)
Bộ (ordo)
|
Bồ hòn (Sapindales)
|
Họ (familia)
|
Đào lộn hột (Anacardiaceae)
|
Phân họ (subfamilia)
|
Xoài
(Anacardioideae)
|
Chi (genus)
|
Sấu (Dracontomelon)
|
Loài (species)
|
Theo Hệ thống phân loại APG II (2003), Họ Đào lộn hột hay còn gọi là họ Xoài (Anacardiaceae)
có khoảng khoảng 70 chi với khoảng 600 loài. Trong đó gồm 2 phân họ là:
-Phân họ Xoài (Anacardioideae) với
khoảng 60 chi và 485 loài.
-Phân họ Măng cụt (Spondoideae/ Spondiadaceae)
với khoảng 10 chi và 115 loài
-Chi Sấu (Dracontomelon) là một chi của khoảng 10-13
loài cây sống lâu năm, lá thường xanh hoặc bán rụng lá thuộc họ
Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Chúng là các loài cây thân gỗ cao từ 30-55 m.
-Cây sấu hay sấu trắng hoặc long
cóc (Dracontomelon duperreanum)
là một loài cây
sống lâu năm, lá thường xanh/bán rụng lá thuộc
Họ xoài hay Họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Ghi chú! Cần phân biệt với ba loài có tên gọi
là Cây sấu ở Miền Nam, cũng có quả ăn được, đó là:
1-Cây Sấu tía: Sandoricum
koetjape (Burm. f.) Merr., 1912
2-Cây Sấu vàng: Sandoricum
indicum
3-Cây sấu đỏ: Sandoricum
nervosum
Đây là ba loài cây rừng
đại mộc ở Miền Nam thuộc Chi Sandoricum,
Họ Xoan (Meliaceae), không có liên quan gì đến cây Sấu ở Miền Bắc.
Ba loài cây sấu ở Miền Nam hiện nay được
xem là ba giống khác nhau củ cùng một loài sấu tía. Để tránh nhầm lẩn trong tên
gọi, nên gọi “Cây Sấu” để chỉ các cây sấu ở Miền Bắc (thuộc Họ Xoài: Anacardiaceae) và nên gọi “Cây Sấu Tía” để chỉ các cây
sấu ở Miền Nam (thuộc Họ Xoan: Meliaceae). Trong Blog này có trang riêng đề cập
đến “Cây sấu tía”.
Đặc diểm của cây Sấu (Miền Bắc) là lá kép
có lá chét đơn, trong khi câu Sấu (Miền Nam thì lá kép có lá chét xẻ ba thùy.
2-Nguồn gốc và phân bố
Chi Sấu (Dracontomelon) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông
Nam Á, chúng phân bố ở Đông Nam Á, Miền nam Trung Quốc, các đảo trên Thái Bình Dương giáp với Philippines, Indonesia.
Ở Trung quốc, cây Sấu thường được gặp ở những cánh rừng vùng thấp,
ở cao độ 100 - 400 m thuộc các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam.
Cây Sấu là loài cây bản địa Việt Nam , chúng được mọc hoang trong
rừng hay được trồng làm cây che bóng mát ở công viên hay đường phố ở các tỉnh
phía Bắc Việt nam.
Ở Việt Nam, Sấu mọc tự nhiên ở rừng bán rụng lá, trên đất đỏ sâu
hoặc sâu trung bình, phân bố ở độ cao 100 - 600 m, từ Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên tới vùng đồng bằng ven biển và cao nguyên Trung bộ.
Đôi khi cũng gặp ở đảo biển gần bờ (Cồn Cỏ). Cây
sấu ít gặp ở vùng
Nam Bộ. Cây cũng hay được trồng ở nhiều nơi để lấy bóng mát và lấy quả, ưa
trồng ở nơi đất cát pha.
Ở Miền Bắc có thể tham quan những cây Sấu có trên 1.000 năm
tuổi tại các khu rừng nguyên sinh ở Cúc Phương (Ninh Bình) hoặc lên thăm hồ Ba
Bể (Bắc Kạn).
Ở Hà Nội tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm vẩn còn nhiều cây Sấu được
trồng từ thời Pháp vẫn còn đứng vững và tỏa mát quanh hồ. Nhiều đường phố ở Hà
Nội như đường Phan Đình Phùng, đường Trần Hưng Đạo, đường Trần Phú…có những
hàng sấu cổ thụ trồng thời Pháp thuộc là những hàng cây đường phố rất đẹp.
Có lẽ Hà Nội là nơi có nhiều đường phố có trồng cây Sấu hơn hẳn
các thành phố khác của Việt Nam .
Đường Phan Đình Phùng là một trong những con đường ở Hà Nội có hai dãy Sấu cổ
thụ đẹp nhất.
Ở Huế, cây Sấu được trồng rải rác nhiều nơi
như ở các trường học (Đại học Nông Lâm), Các khu di tích (Đại Nội, các lăng
tẩm…), nhưng cũng không trồng thành quần thể hay thành hàng thẳng tấp như ở
đường phố Hà Nội. Ngay trên các đường phố ở Huế, cũng khó tìm gặp một trục
đường có Sấu đẹp như ở Hà Nội. Trước đây, đường Bến Nghé là nơi một thời có hai
hàng Sấu xanh đẹp, nhưng qua thời gian năm tháng, một số cây đã gãy đổ do gió
bão, số còn lại cong vênh, lệch tán, cụt đọt… do cắt tỉa chưa hợp lý.
Ở Nha, có một sĩ quan người Miền Bắc được gia đình gửi quả
sấu chín vào làm quà. Anh ăn rồi gieo hạt ngay cửa nhà. Tới nay các cây sấu đó
đã mọc lên tươi tốt, quả đầy trên cành. Như vậy, sấu cũng có thể đưa dần vào
phía Nam .
Ở TPHCM cũng có 1 cây Sấu cổ thụ trong
khuôn viên trường Nguyễn Thị Minh Khai (mặt đường Trương Định) nhưng không thấy
hoa và trái.
3-Mô tả
Sấu là cây đại thụ sống trường tồn (có trể trên 1.000 năm).
-Thân: Cây có thể cao tới 30 m. Cành nhỏ có cạnh và có lông nhung màu xám tro.
Ở bản Nà Sắc, xã Sóc Hà,
huyện Hà Quảng, tỉnh Lạng Sơn đã có Cây Sấu trên 1.000 năm tuổi, cao đến 100 m,
được dinh danh là cây cổ thụ di sản thú 3 của tỉnh Lạng Sơn.
-Rể: Sấu là cây có rễ cọc và bạnh vè. Bão tố không thể quật đổ nó được.
-Lá: Lá kép mọc
so le, hình lông chim dài 30-45 cm, với 11-17 lá chét mọc so le. Phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn
gốc tròn, dài 6-10 cm, rộng 2,5-4 cm,
dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ. (Khác với cây sấu Miền Nam , lá chét xẻ làm ba thùy).
-Hoa: Cụm hoa
thuộc loại hoa chùm, mọc ở ngọn hay gần ngọn; hoa nhỏ, màu trắng
xanh, có lông mềm. Cây sấu ra hoa vào mùa xuân - hè và có quả vào mùa
hè - thu.
-Quả: Quả là loại quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường
kính khoảng 2 cm, khi chín màu vàng sẫm; chứa một hạt. Quả được
thu hái vào giai đoạn tháng 7 đến tháng
9. Quả dùng tươi để nấu canh hay lấy cùi thịt của quả để làm tương giấm hay mứt sấu, ô mai, sấu dầm v.v.
-Hạt: Mỗi quả có một
hạt, hạt màu trắng, thô ráp, có nhiều gai và tơ mềm kết với thịt quả. Cây tái sinh bằng hạt tốt nên việc nhân giống không khó.
Sau khi ra quả khoảng hơn hai tháng thì
trái sấu đạt đến độ già nhưng chưa chín. Đây là thời điểm thu hoạch sấu vì khi
ấy quả sấu đủ già để có thể giữ được sấu lâu hơn và cũng là lúc sản phẩm sấu
được sử dụng vào nhiều mục đích nhất. Mùa sấu thường kéo dài khoảng 2-3 tháng
(từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm).
Cây sấu là loài cây gỗ lớn, sống lâu
năm, có tán lá rộng và thường xanh. Cây sấu là
loài cây có biên độ sinh thái rộng, phù hợp với đất đai và khí hậu ở miền Bắc,
có nhiều tác dụng, đặc biệt là khả năng phòng hộ bền vững, kỹ thuật trồng đơn
giản. Cây sấu mọc tốt trên đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung
bình, thoát nước, các loại đất phù sa ven sông, ven suối, đất đồi núi còn
có tính chất đất rừng mát, ẩm, có độ sâu >50cm, dốc khoảng 250,
nơi có nhiệt độ bình quân năm từ 20 - 25oC, lượng mưa năm lớn hơn
hoặc bằng 1.500mm, độ ẩm không khí từ 86% trở lên và có mùa nóng, lạnh rõ rệt.
Cây sấu trên đường phố Hà Nội
Hoa cây sấu trắng
Cây sấu vào mùa quả
Chùm quả cây sấu
Chùm quả sấu chín cây
Quả cây sấu mới hái
Quả sấu chín
4-Thành phần dinh dưỡng
Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% axít hữu cơ, 1,3% protein, 8,2% gluxit,
2,7% xenluloza, 0,8%
tro, 100 mg% canxi, 44 mg% phốtpho, sắt và 3 mg % vitamin C.
5-Công
dụng của Cây sấu
4.1-Lá non và quả của cây sấu dùng làm rau
+Lá
non của cây sấu là loại rau sạch
Lá non của cây sấu ăn được, không có
độc, có thể dùng làm rau để ăn sống, luộc, xào hoặc nấu canh…lá có vị chua nhẹ.
Trong thực tế ít có người dùng lá cây sấu làm rau.
+Quả của cây sấu dùng làm rau lấy chất chua
-Quả
sấu xanh được dùng để nấu canh chua
Quả sấu xanh là nguyên liệu nấu canh
chua phổ biến, dễ nấu, dễ ăn và tạo sự ngon miệng. Thường dùng trong những món
ăn đơn giản, dể nấu, không đòi hỏi nhiều nguyên liệu phụ.
Sau khi luộc rau muống xong, nếu
có điều kiện, người ta thường thêm vào một vài quả sấu là được một món canh
chua ngon và mát. Để tăng thêm hương vị, người ta lấy nước thịt luộc với quả
sấu, thêm chút hành, ngổ cho dậy mùi.
Quả sấu ấy có thể dùng nấu những nồi
canh chua thịt nạc, có thể làm gia giảm cho bát nước rau muống luộc hoặc có thể
với những bát canh cá hay món sườn nấu chua. Vị chua của quả sấu tạo cho những
bát nước canh một vị chua mát. Khác với me, tai chua v.v vị chua của sấu rất riêng, đậm,
mát và có mùi thơm.
-Thịt quả sấu xanh xắt
nhỏ dùng làm nộm, gỏi chua
Thịt quả sấu xanh xắt nhuyển được dùng làm nộm, gỏi chua có
mùi vị chua thanh rất hấp dẩn.
-Nước dầm của quả sấu
làm gia vị chua
Quả sấu xanh hoặc chín được luộc chín (hoặc nướng), dầm thịt
quả trong nước sôi được dung dịch chua dể trộn với nộm, gỏi hoặc làm nước dầm tương giấm, nước mắm chua ngọt để chấm các thức ăn.
Canh chua quả sấu
4-2-Quả của cây sấu là loại trái cây dùng để ăn chơi
+Quả sấu chín dùng để ăn tươi trực tiếp
Ở Miền Bắc vào mùa quả sấu chín là cơ
hội để trẻ con, các cô thiếu nữ, thanh nữ, phụ nữ và các bà bầu có cơ hội ăn
quả sấu chín như một món ăn chơi theo mùa với loại quả bình dân mà hấp dẩn. Còn
các đấng mày râu cũng có cơ hội nhâm nhi loại quả này với rượu “Cốc lủi” để
giải khuây qua những giờ lao động vất vả. Quả sấu chua và quả sấu chín thường
được chấm với muối ớt.
Quả sấu có hương vị chua ngọt giống như
hương vị của quả cốc ở Miền Nam, có nhiều cách chế biến cũng tương tự (Xem: Cây
cóc Miền Nam).
+Quả sấu được dùng để chế biến các món ngâm truyền thống
Các sản phẩm chế biến từ quả sấu được ưa thích trong mùa hè là các món sấu ngâm. Sấu ngâm để ăn chơi có hai món là sấu ngâm muối và sấu ngâm
đường. Sấu ngâm được dùng để ăn thịt quả vừa dùng nước pha đường để uống, có
thể uống nóng hay uống với đá.
Sau này có món sấu ngâm nước mắm để
dùng trong các bữa ăn cơm.
1-Quả sấu già ngâm
muối
Sấu ngâm được lựa chọn rất kỹ lưỡng và
các giai đoạn để chế biến cũng rất công phu. Quả sấu được chọn là loại quả vừa
đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần chứ không láng bóng vì quả sấu da vẫn còn láng
bóng là quả sấu non, khi làm sẽ bị ủng. Chọn từng quả một đủ tiêu chuẩn chất lượng
và không bầm dập. Sau khi chọn được những quả tốt nhất, người ta lấy dao bổ quả
sấu tách cùi và hạt ra rồi cho vào ngâm với nước
vôi trong hoặc nước pha phèn chua. Thời
gian ngâm cũng phải hết sức chú ý, nếu ngâm không đủ thời gian thì quả sấu bị
thâm và khi ngâm dễ bị ủng hoặc bị chát. Còn nếu ngâm quá lâu thì cùi sấu lại
bị mềm. Ngâm vừa đủ tới thì cùi sấu trắng, dòn khi đem ngâm xong vẫn giữ được
hương vị thơm và chua. Vớt ra rửa qua nước sạch, để khô ráo rồi đổ vào lọ. Cứ
mỗi một lớp sấu lại rắc lên một lớp muối mỏng nhưng đủ che lấp các chỗ khuyết.
Đổ đầy bình thì đậy kín nắp và đem cất. Sau khoảng nửa tháng là có thể đem ra
dùng. Một cốc nước sấu có đủ vị ngọt của đường, vị mặn của muối, vị chua và
thơm của sấu.
2-Quả sấu ngâm
đường
Chọn quả loại có chất lượng như ngâm
muối, sau đó cạo vỏ, gọt dây, rồi ngâm vào nước vôi trong. Quả sấu khi ngâm đủ
thời gian thì vớt ra, rửa sạch lại bằng nước đun sôi để nguội, sau đó cho vào lọ.
Nước đường và gừng được đun sôi, để nguội, sau đó
đổ vào bình đựng sấu, để khoảng 2 ngày, sau đó cho vào tủ lạnh. Loại đường pha
vào nước này nên chọn đường đỏ mới ngon, mới giữ được màu vàng khi ngâm sấu. Một vài nhánh gừng già
được rửa sạch, đập giập rồi thả vào nồi nước đường để tạo vị thơm và cay của
gừng.
Khác với sấu muối là vị ngọt thanh của
sấu ngâm đường. Vị của nó thơm, ngọt và đặc biệt là có thêm mùi vị của những
nhánh gừng xen lẫn. Một hũ sấu ngâm đường cũng tốn kém công sức và nhiều công
đoạn hơn sấu muối.
+Các món ăn chơi khác chế biến từ quả sấu
-Món ô mai sấu
Chỉ riêng món ô mai sấu cũng đã được làm thành nhiều loại như:
sấu chua dòn, sấu dầm chua cay, sấu dầm chua mặn, sấu ngọt, sấu ngâm gừng v.v và loại
nào cũng rất "đắt hàng".
-Món mứt sấu
Quả sấu sắp chín có thể dùng làm mứt như mứt xoài, mứt đu
đủ…
Tuy nhiên, cũng còn quá ít các sản phẩm được làm ra từ quả
sấu.
4.3-Các món ăn mới được biến tấu từ quả sấu
Trong trang web Dinh Dưỡng & Sức Khỏe (http://dinhduong.com.vn/ ) có bài viết đề
cập đến 6 món nấu tuyệt ngon từ quả sấu như sau:
6 món
tuyệt ngon với quả sấu
28/12/2012 - 06:37 PM
Vị chua thanh,
hương thơm nhẹ của loại quả đặc trưng xứ Bắc này không chỉ ngon trong những món
ăn thuần túy mà còn hấp dẫn trong các biến tấu mới lạ.
1-Bún thịt luộc và sấu
kho
-Nguyên liệu:
400g thịt ba chỉ, 10-12 quả sấu, 500g bún, rau sống, 1 thìa
cà-phê tỏi băm, 1 thìa cà-phê hành tím băm, 1/2 thìa cà-phê ớt băm, 1/3 bát
nước mắm, 2 thìa súp đường, dầu ăn.
-Thực hiện:
Thịt ba chỉ luộc chín, thái lát mỏng vừa ăn. Quả sấu gọt vỏ,
rau sống rửa sạch, ngâm nước muối, vớt ra, để ráo.
Phi thơm tỏi, hành tím, ớt với dầu ăn, cho nước mắm, đường
vào kho trên lửa nhỏ đến khi sánh. Đổ sấu vào kho cho mềm. Xếp thịt, sấu ra
đĩa, ăn kèm với bún và rau sống. Dọn kèm bát nước mắm pha.
-Mách bạn: Tùy sở thích, bạn có thể nấu nhanh hay
lâu để quả sấu còn phần thịt hơi mềm hoặc nhuyễn như tương.
2. Tôm xào sấu
chua
-Nguyên liệu:
5-6 quả sấu tươi, 400g tôm sú, 200g ớt chuông xanh, đỏ, vàng,
1 thìa súp tương ớt, 2 thìa cà-phê đường, 1 thìa cà-phê tỏi xay, 1/2 thìa
cà-phê ớt băm, 1 thìa cà-phê hạt nêm, dầu ăn.
-Thực hiện:
Tôm bóc vỏ chừa đuôi, dùng dao chẻ dọc sống lưng, rút bỏ chỉ
đen. Sấu gọt vỏ, để ráo, ớt chuông thái miếng vuông.
Phi thơm tỏi với 1 thìa súp dầu ăn, cho sấu vào xào vừa
chín, thêm tôm và ớt chuông vào xào chín. Nêm tương ớt, hạt nêm, đường, ớt vừa
ăn.
Múc hỗn hợp sấu, tôm, ớt chuông ra đĩa. Dùng nóng với cơm
trắng.
-Mách bạn: Bạn cũng có thể tách lấy thịt sấu, xào đến khi thịt sấu mềm
nát như tương, lúc đó, món ăn sẽ đậm đà và có độ sánh nhẹ.
3. Canh sườn nấu
sấu
-Nguyên liệu:
400g sườn lợn non, 100g sấu tươi, 150g cà chua bi, 2 củ hành
tím, 2 nhánh hành lá, 1 quả ớt đỏ, 1/2 thìa súp nước mắm, 1 lít nước, đường,
hạt nêm, dầu ăn.
-Thực hiện:
Sườn lợn rửa sạch, chặt khúc. Sấu tươi bào vỏ, cà chua bi
thái đôi. Hành tím thái lát, hành lá thái nhỏ. Ớt đỏ thái xéo.
Phi thơm một nửa phần hành tím với dầu ăn, cho nước và sườn
vào nấu đến khi chín mềm.
Phi thơm phần hành tím còn lại với dầu ăn, cho sấu và cà
chua vào xào nhanh tay. Sau đó trút vào nồi canh sườn, nấu đến khi sấu chín
mềm, nêm hạt nêm, nước mắm, đường vừa ăn. Múc hỗn hợp canh sườn ra tô, rắc hành
lá và ớt thái nhỏ lên, dùng nóng.
-Mách bạn: Khi ăn, dùng thìa dằm cho sấu tan ra, món canh sẽ đậm đà và
thơm ngon hơn. Sấu rất mau mềm nên không cần nấu lâu, nước canh sẽ bị đục.
4. Thịt chưng sấu
-Nguyên liệu:
300g thịt ba chỉ, 100g quả sấu, 1 quả ớt đỏ, 1 thìa cà-phê
hạt nêm, 1/2 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà-phê đường, 1 thìa cà-phê hành tím
băm, 1/3 thìa cà-phê tiêu xay, dầu ăn.
-Thực hiện:
Thịt ba chỉ thái lát mỏng, ớt đỏ thái sợi. Sấu bào vỏ, thái
lát mỏng. Ướp thịt và sấu trong tô với hành tím, đường, nước mắm, hạt nêm, tiêu
và ít dầu ăn, trộn đều cho thịt thấm gia vị.
Đem tô thịt và sấu đi chưng cách thủy khoảng 15 phút, lấy
ra, cho ớt đỏ lên. Khi dùng, dọn kèm bát nước mắm mặn, ăn với cơm trắng.
-Mách bạn: Món ăn ngon phải có vị đậm đà của gia vị, chua thanh của quả
sấu. Bạn nên dùng kèm với rau sống để món ăn hấp dẫn hơn.
5. Cá kho sấu
-Nguyên liệu:
400g phi-lê cá quả (cá
lóc), 7-8 quả sấu, 1 thìa súp đường, 2 thìa súp nước mắm, 1/2 thìa cà-phê hạt
nêm, 1/2 thìa cà-phê ớt băm, 1 thìa cà-phê hành tím băm, 1/2 thìa cà-phê tiêu
xay, 1 thìa súp dầu ăn.
-Thực hiện:
Phi-lê cá quả (cá lóc)
thái miếng dày. Sấu gọt vỏ, dùng dao khía vài đường trên quả.
Phi thơm hành tím với dầu
ăn, cho nước mắm, đường và hạt nêm vào nấu. Thêm
sấu vào, đảo đều tay đến khi hỗn hợp sánh nhẹ. Cho cá vào kho trên lửa nhỏ đến khi
cá chín. Cuối cùng cho tiêu và ớt vào trộn đều. Dùng nóng với cơm trắng.
-Mách bạn: Cách chế biến này giữ được độ ngọt của thịt cá. Nếu nước kho quá keo,
bạn có thể cho vào 3 thìa súp nước.
6. Vịt om sấu
-Nguyên liệu:
1 con vịt từ 1-1,2 kg, 100g quả sấu,
500g khoai sọ, 1/3 thìa súp muối, 2 thìa cà-phê hạt nêm, 1/3 thìa cà-phê tiêu
xay, 6 nhánh hành lá, 4 củ hành tím, vài nhánh ngò gai, 1 quả ớt sừng, 500g bún
tươi, 500g rau muống nhánh (đã nhặt bỏ lá), dầu ăn.
-Thực hiện:
Vịt làm sạch, chặt miếng vừa ăn, rán sơ
cho thịt vào thơm. Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, thái đôi. Sấu gọt vỏ, rau muống
rửa sạch, thái khúc. Hành tím thái lát.
Phi thơm hành tím với dầu ăn rồi cho thịt vịt và khoai sọ
vào đảo đều tay, nêm muối và hạt nêm. Sau đó cho nước vào ngập thịt vịt, nước
sôi, cho sấu vào. Khi thịt vịt mềm, dùng thìa dằm nát sấu để tạo vị chua.
Múc vịt và sấu ra tô, rắc tiêu, ngò gai, đầu hành, hành lá
và ớt thái nhỏ vào. Dùng nóng, ăn kèm bún và rau muống.
-Mách bạn: Nếu khi khoai đã mềm mà thịt vịt vẫn chưa mềm, bạn hãy vớt
khoai ra để khoai không bị bở nát.
Nguồn: xinhxinh.com.vn -
dinhduong.com.vn
4.4-Các bộ phận cây sấu dùng làm thuốc
Theo Đông y: Quả sấu có vị chua, hơi ngọt, tính mát; có tác
dụng kiện vị sinh tân, tiêu thực, chỉ khát.
Ở Vân Nam, Trung Quốc, người
ta dùng quả giã nát để điều trị ngứa lở, ăn uống không tiêu; còn vỏ rễ được
dùng trị sưng vú.
Ở Việt Nam quả sấu được dùng chữa các
chứng bệnh như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, ho, nôn do thai nghén,
say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa. Liều dùng: 4-6 g cùi
quả sấu, cách chế biến: sắc nước hay hãm với nước sôi hoặc dầm với muối hay đường rồi dùng.
-Canh Sấu cho người bệnh ăn có tác dụng làm ngon miệng và
cũng tăng cường tiêu hoá.
-Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét, hoại tử. Vỏ thân dùng
trị bỏng và tử cung xuất huyết (theo công năng).
-Quả Sấu chín chữa bệnh ngứa cổ khó
chịu, làm long đờm, thanh giọng. Nếu hấp với đường dùng làm thuốc giải khát.
Giầm với Gừng, đường và ớt thành món ăn có tác dụng tiêu thực. Quả sấu cũng dùng trị bệnh nhiệt
miệng khát, giải say rượu, chữa phong độc khắp mình nổi mẩn, mụn cóc sưng lở,
ngứa hoặc đau. Quả sấu chín ngon, và còn dùng làn thuốc chữa sâu răng và đau
răng.
-Chữa nôn do thai nghén: Quả sấu xanh nấu với cá diếc hoặc thịt vịt rồi ăn.
Phụ nữ non nghén, nấu canh quả sấu ăn với cá diếc hay thịt
vịt cũng chóng lành.
-Chữa ho: Dùng 400g cùi Sấu ngâm với ít muối
hoặc sắc nước rồi cho đường đủ ngọt, uống 2-3 lần trong ngày. Hoặc dùng 8-20g
hoa, quả, nước 300ml sắc còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Hoặc dùng hoa
hấp với mật ong để làm thuốc chữa ho cho trẻ em.
(Theo Đại học Huế).
4.5-Công dụng khác của cây sấu
-Trồng để lấy gỗ:
Gỗ sấu tốt, màu
nâu nhạt, dẻo, thớ mịn, vân đẹp. Tỷ trọng 0,549. Lực
kéo ngang thớ 22 kg/cm2, lực kéo dọc thớ 370 kg/cm2, oằn
896 kg/cm2. Hệ số co rút 0,28 - 0,32. Gỗ không bị mối mọt, dùng
trong xây dụng, đóng đồ dùng gia đình. Có thể trồng cây sấu làm rừng phòng hộ,
vườn rừng, vừa khai thác được quả và cuối cùng khai thác được gỗ.
-Trồng
cây che bóng mát: Có thể trồng cây sấu trong phong trào trồng cây phân tán
ở nông thôn, vừa có tác dụng xóa đói giảm nghèo nhờ thu hoạch quả và cải thiện
môi trường, nên trồng làm cây che bóng mát trên đường phố, thực tế loài cây này
trồng trên đường phố rất dể trồng, cây phát triển nhanh, sống rất lâu, chống
chịu được gió bão.
6-Nên phát động trồng nhiều cây sấu ở Việt Nam
Sấu là cây đa tác dụng. Nó vừa trồng để
lấy gỗ, vừa cho chúng ta thu nhập từ quả. Ở các khu dân cư, nó là loại cây bóng
mát tuyệt vời, cây thẳng, lá xanh thẫm, bóng rợp và không bị gẫy, đổ.
Do cây sấu có nhiều ưu điểm như để tìm,
dể trồng, cây mọc khỏe, sống lâu, vừa cho quả, tạo bóng mát và cho gổ quý nên
cần được nhân rộng để khai thác thành loại cây rừng phòng hộ, vườn rừng, cây
trồng phân tán ở nông thôn, cây trồng trong công viên và đường phố…ở Miền Bắc và
Niền Trung.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng cho sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao thuộc Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội có sản xuất giống cây trồng, theo phương pháp nuôi cấy mô thực vật, ghép
cây và gieo hạt. Để tạo ra cây giống chất lượng tốt, đồng nhất và đạt các chỉ
tiêu về kích thước của từng loại cây. Trong đó có giống cây sấu ghép siêu quả.
Giống có nguồn gốc từ Trường Đại học Nông nghiệp Hà
nội. Chắc chắn rằng sẽ mang lại cho Quý khách hàng nguồn giống
với chất lượng tốt nhất.
Ghi chú!: Trung tâm có chuyển cây giống đến các tỉnh thành và
địa phương trên toàn quốc.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Tell: 0466.827.228 - Fax: 043.67.57.301
Hotline:097.3456.172
Email: nongnghiep89@gmail.com
Kỹ sư Hồ
Đình Hải
Tài liệu
tham khảo
Xem Video: Sấu-Hương vị xứ Bắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét