HẸ NƯỚC
-Tên goi khác: Rong lá hẹ, Rong mái chèo,Tóc tiên nước, Cỏ băng, Cỏ Lươn.
-Tên tiếng Anh: Eel-grass,
Tape-grass, Wild Celery.
-Tên khoa học:
Vallisneria spiralis L.
-Tên đồng nghĩa: V. gracilis , V. physicum , V. Caulescens.
Phân loại thực vật
Bộ (ordo):
|
Trạch tả (Alismatales).
|
Họ (familia):
|
Thủy thảo (Hydrocharitaceae).
|
Chi (genus):
|
Tóc tiên nước (Vallisneria).
|
Loài (species):
|
Vallisneria spiralis
L.
|
Phân bố
Chi
Tóc tiên nước (Vallisneria) là một chi thực vật thủy sinh sống hoàn toàn trong nước ngọt. Chi này có nguồn gốc ở Địa Trung Hải, ngày nay mọc
rộng rãi ở các vùng ôn đới, một phần ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, phân bố phần lớn tại Châu Á nhiều nhất là khu vực
Đông nam Á.
The genus has
6-10 species that are widely distributed, but do not grow in colder regions.Chi này có 6-10 loài phân bố rộng rãi ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng không phát triển ở các vùng lạnh hơn.
Chi này gồm các thực vật thủy sinh sống hoàn toàn trong nước Vallisneria
is a submersed plant that spreads by runners and
sometimes forms tall underwater meadows. Leaves arise in
clusters from their roots .lây lan bằng cách di chuyển theo nước và
đôi khi tạo thành các đồng cỏ dầy và cao dưới nước.
Ở khắp nước Viêt Nam thừng gặp cả 3 loài Vallisneria
spiralis, Vallisneria italia và Vallisneria
tiger, trong đó có loài hẹ nước (Vallisneria
spiralis L.) là phổ biến nhất.
Ở Nam Bộ hẹ nước có lá bản hẹp và
dài sống được trong nước phèn nhẹ, trong và thích nghi ở những nơi có dòng chảy
nhẹ.
Hiện nay rong lá hẹ được khai
thác trồng trong chậu thủy tinh để làm sinh vật cảnh và nuôi cá cảnh.
Từ sự du nhập để làm cây cảnh
thủy sinh, hiện nay các loài hẹ nước lan tràn khắp nơi trên thế giới và trở
thành loài cỏ thủy sinh nguy hiểm.
Tại New Zealand hẹ nước
(V. spiralis) là một "sinh vật không mong muốn". Nó
được liệt kê vào cỏ dại dịch hại và được xếp vào nhóm “ thực vật xâm nhập”,
Chính phủ New Zealand cấm nuôi trồng,
mua bán hàng hoá và tuyên truyền thương mại và phân phối các loài hẹ
nước.
Mô tả
Hẹ nước (Vallisneria spiralis), cây họ Tóc tiên nước (Hydrocharitaceae).
-Thân: Thân ngầm
mọc trong đất bùn nhảo dưới lớp nước.
-Rể: Thuộc
loại rể chùm ngắn nằm trong đất. Rễ trắng, bám chặt vào đất nên nước chảy mạnh
cũng không trôi đi được.
-Lá: Lá hình
mái chèo, dài ngắn tuỳ theo mực nước sâu hay nông, có thể dài tới 2 m, rộng 5 -
10 mm, chóp lá tù hoặc có mũi nhọn. Lá quang hợp trong nước và đong đưa, uốn
lượn theo dòng chảy.
-Hoa: Thụ phấn
nhờ nước; sau khi thụ phấn, hoa cái nổi có cọng xoắn, khi quả phát triển hoa
cái chìm vào đáy nước, hoa đực đứt cuống nổi lên và trôi đi.
-Quả: Quả và
hạt phát triển ở đáy nước,
Cây hẹ
nước chỉ quang hợp được ở nước trong, do đó không sống được ở nước đục. Hẹ nước
là cây thủy sinh hoàn toàn nên khi nước cạn cây cũng chết.
Hẹ nước và
hẹ thường không có liên quan gì về phả hệ do hai loài khác nhau hoàn toàn về
Bộ, Họ. Sở dĩ có tên gọi hẹ nước vì lá của nó dài và dẹp giống như lá hẹ thường
Cách dùng
a-Hẹ nước dùng làm rau
1-Dùng làm rau sống, bóp gỏi: Do lá hẹ
nước sạch, mềm, dòn và xốp nên dược dùng để ăn sống như rau ghém. Thường loại
rau này dùng bóp gỏi ăn sống rất ngon.
2-Dùng để luộc, xào: Lá hẹ nước có thể
luộc, xào riêng hoặc chung với các loại rau khác.
3-Dùng nấu canh chua: Hẹ nước có thể dùng
để nấu canh chua, nhúng lẩu.
4-Dùng để muối dưa: Lá hẹ nước có thể
dùng để muối dưa rất mau chua.
Hiện nay
hẹ nước trở nên khan hiếm, do đó là món rau đặc sản trong mùa nước nổi ở vùng
ĐTM và Tứ giác Long Xuyên.
b-Hẹ nước dùng làm thuốc
Chưa thấy
tài liệu nào nói về bài thuốc từ cây hẹ nước.
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét