NẤM HƯƠNG
-Tên gọi khác: Nấm đông cô,
-Tên tiếng Anh: Chinese black mushroom , black forest mushroom , black
mushroom, golden oak mushroom, oakwood mushroom.
-Tên khoa học: Lentinula edodes (Berk.) Pegler
-Tên đồng nghĩa: Lentinus edodes , Agaricus
edodes
Nấm hương
Phân
loại thực vật
Giới (regnum):
|
Nấm (Fungi).
|
Ngành (phylum):
|
Nấm đảm (Basidiomycota).
|
Lớp (class):
|
Nấm đồng đảm (Homobasidiomycetes).
|
Bộ (ordo):
|
Nấm tán (Agaricales).
|
Họ (familia):
|
Nấm hương (Pleurotaceae).
|
Chi (genus):
|
Nấm
hương (Lentinula).
|
Loài (species):
|
Lentinula edodes
|
Các loài tương cận
-Nấm hương chân
ngắn (Pleurotus ostreatus) ăn được.
-Nấm dai hay nấm
sâu (Lentinus tigrinus) ăn được.
Phân bố
Nấm hương hay còn gọi
là nấm
đông cô (Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có
nguồc gốc bản địa ở Đông
Á. Hiện nay loài nấm hương
phân bố rộng ở Châu Á.
Loài thực nấm này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Ở Mỹ, nông dân trồng nấm hương tại các trang trại. Mỗi
khúc gỗ có thể cho nấm ký sinh 3-7 năm.
Ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc nấm hương được
khai thác để làm thức ăn và dược liệu từ trước Công nguyên và đã biết trồng nấm
hương hơn 1.000 năm trước. Văn bản ghi chép về nấm hương đầu tiên ở Nhật Bản
khoảng 199 năm trước Công nguyên và văn bản mô tả kỹ thuật trồng nấm hương để
làm rau và dược liệu ở Trung Quốc do Wu Sang Kwuang dưới triều đại nhà Minh
(1368-1644) cho biết loài nấm này dùng để trị các bệnh đường hô hấp trên, lưu
thông máu kém, yếu gan, kiệt sức và yếu ớt, và để tăng cường sinh lực, ngăn
chặn lão hóa sớm.
Ở Việt Nam nấm hương mọc hoang nhiều trên thân gổ
lớn ở các vùng rừng núi như ở Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Cao Bằng…
trên các loại cây Dẻ đá, Dẻ đỏ, Sồi bộp, Re đỏ, máu chó…
Mô tả
Nấm hương có dạng như cái ô, đường kính 4-10 cm,
màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm hương có một chân đính vào
giữa tai nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại.Trên
mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Nấm mọc ký
sinh trên
những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như dẻ, sồi, phong.
Thành phần hóa học
Theo tài liệu phân tích ở Nhật Bản,
trong 100 g nấm hương khô có: đường 0,8 g; chất xơ 37,7 g; chất béo 2,1 g; chất
đạm 17 g; chất sắt 10,4 mg; chất Kali 0,01 mg. Vitamin B1 1,0 mg; Vitamin B2
1,0 mg; Vitamin B3 100 mg; Vitamin B5 5,2 mg; Vitamin D 46.000 đơn vị. Ngoài ra
có nhiều khoáng chất như Ca, Mg,…
Nấm hương chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu
khoáng chất, vitamin và a xít amin. Nó có khoảng 30 enzym và tất cả các acid
amin thiết yếu cho cơ thể. Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín,
các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt của nó.
Các nhà khoa học đã chiết xuất được
chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) từ nấm hương. Đây là 2 chất
chính tạo nên tác dụng dược lý của loại nấm này. Một nghiên cứu tại Nhật cho
thấy, những bệnh nhân ung thư đang hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì hiệu quả
hóa trị sẽ tăng lên, khả năng sống sót cao hơn và sự tiến triển của ung thư sẽ
bị kìm hãm. Vì vậy ở Nhật, Lentinan đã được chấp nhận như một liệu pháp phụ trợ
trong tiến trình dùng hóa trị liệu.
Công dụng
a- Nấm hương được dùng như rau gia vị cao cấp
1-Nấm hương tươi dùng để xào, nấu: Nấm hương tươi được dùng như
gia vị để xào nấu nhiều món ăn.
2-Nấm hương tươi dùng để nấu lẩu: Nấm hương tươi dùng để nấu
lẩu ngọt rất ngon và bổ.
3-Nấm hương phơi sấy khô làm rau gia vị: Nấm hương phơi, sấy khô dùng
để xào, nấu các món ăn tăng thêm hương vị và bổ dưỡng.
b- Nấm hương dùng làm thuốc
Theo y học cổ truyền Việt Nam, nấm hương
có vị ngọt, mùi thơm, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, chống
viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại, tổn thương huyết quản, chảy
máu chân răng. Liều dùng hàng ngày là 6 - 8g dưới dạng thuốc sắc.
Ở Trung Quốc, người ta còn cho rằng ăn nấm hương
có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể chống ngộ độc thức ăn, giảm béo,
chữa bệnh đái tháo đường, suy nhược thần kinh, lao phổi, viêm gan, gan nhiễm
mỡ, béo phì. Do đó, ở những nước này, người ta khuyên nhân dân thường xuyên ăn
nấm hương để bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực và chống đỡ bệnh tật.
Theo y học hiện đại nấm hương có tác dụng tăng
cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm
cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá... Vì
vậy đây được coi là thực phẩm tốt cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt,
cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng...
Những nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết có thể
triệt được bệnh ung thư ở những người mới mắc nhờ ăn nấm hương đều đặn hằng
ngày. Đối với những trường hợp bị ung thư đã được giải quyết bằng phẫu thuật,
nếu dùng nấm hương đều đặn sẽ tránh được di căn.
Các nhà khoa học đã chứng minh nấm hương có các
tác dụng quý sau:
-Tác dụng diệt khuẩn: Các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã
chứng minh chất lenti-nan trong nấm hương có khả năng kháng khuẩn, kháng vi
rút, kháng nấm bệnh và ký sinh trùng. Đặc biệt lenti-nan làm giảm mạnh sự suy
sụp khi trị liệu hoá chất cho chuột gây lao phổi thực nghiệm, chống lại sự xâm
nhiễm của vi rút viêm não VSV, vi rút Abelson, Schistosoma man - soni và
S.japonicum, chống bội nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân AIDS.
-Điều chế dược phẩm chống ung thư: Các công ty của
Nhật Bản như Ajinomoto, Yamanouchi đã từ sợi nấm hương bào chế ra lentinan như
là một dược phẩm chống ung thư, đặc biệt trong điều trị ung thư dạ dày cho hiệu
quả cao.
Lentinan tiêm với liều 25mg/kg trong 10 ngày liên
tục, làm ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Dùng liều cao, các tế bào
ung thư hoàn toàn bị hủy diệt. Thuốc đã được một số nước dùng chống ung thư,
đặc biệt là ung thư dạ dày.
Qua kiểm tra chất lentinan có hoạt
tính chống ung thư có kết quả và hầu như không có tác dụng phụ, do đó được áp
dụng như một trị liệu pháp có hiệu quả cao cho các bệnh nhân ung thư. Ngay cả
trong những trường hợp ung thư đường dạ dày - ruột đến giai đoạn 3, kết quả vẫn
rất khả quan.
-Điều
chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol: Các nhà khoa học đã
chứng minh nấm hương có khả năng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng
cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh, vì vậy có tác
dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ
thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Chất Lentysin
chiết được từ nấm bằng đường uống với liều 150 - 300mg/kg sau 15 tuần, hàm
lượng friglycerid, phospholipid, lipid toàn phần trong máu đều giảm. Chính vì vậy, nấm hương được sử dụng để điều trị các bệnh
về tim mạch.
-Giải độc và bảo vệ
tế bào gan: Kết quả nghiên cứu cho thấy
nấm hương có khả năng làm giảm thiểu tác hại của các chất như carbon
tetrachlorid, thioacetamide và prednisone đối với tế bào gan, làm tăng hàm
lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. Nấm hương có tác dụng giải độc và
bảo vệ tế bào gan rất tốt.
-Bổ sung Vitamin D2: Y
học hiện đại coi nấm hương như một nguồn bổ sung đáng kể lượng vitamin D2 để
phòng và chống bệnh còi xương, trị chứng thiếu máu. Đó là do chất ergosterol có
trong nấm hương, dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ
chuyển thành vitamin này.
-Thanh trừ các gốc tự
do và chống lão hoá:Gốc tự do là các sản
phẩm có hại của quá trình chuyển hoá tế bào. Nấm hương có tác dụng thanh trừ
các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá
trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
-Tóm lại: Nấm
hương có rất nhiều tác dụng, trong đó có 10 tác dụng lớn là: Hạ huyết áp, ngăn
ngừa hình thành cục máu đông làm tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo, chữa
viêm khớp, giảm albumin niệu, làm tăng interferon trong cơ thể, phòng ngừa suy
lão, phòng trị ung thư, chữa tàn nhang.
Một số món ăn dân gian là bài thuốc chữa bệnh từ nấm hương
1-Canh nấm hương: Nấu nấm
hương với mộc nhĩ và thịt thành canh với lượng bằng nhau, mỗi thứ 100 g. Có tác
dụng giảm mỡ máu, điều hòa lipid trong máu (theo Sức Khỏe & Đời Sống).
2-Rau cần xào nấm hương: 400g rau
cần, 50g nấm hương, 50ml dầu mè, một ít bột năng, cùng gia vị. Rửa sạch rau
cần, xắt thành từng đoạn dài 2cm, dùng muối trộn đều rồi rửa sạch lại, để ráo
nước. Nấm hương xắt lát. Bột năng hòa với 50ml nước và ít muối trộn đều. Cho
dầu mè vào chảo nóng, cho rau cần vào xào 2 - 3 phút, cho tiếp nấm hương vào.
Sau cùng cho nước bột năng vào, nấu sền sệt cho ra đĩa. Rất tốt cho người mỡ
máu cao, người bệnh mạch vành, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt bình can (theo Sức Khỏe & Đời Sống).
3-Gà hầm nấm: Nấm hương 250g, mộc
nhĩ đen 100g, thịt gà mái 500g. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi
cắt bỏ chân, rửa sạch, thái chỉ. Thịt gà rửa sạch, chặt miếng. Tất cả cho vào
nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: Kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết,
dùng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều,
mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên (theo Sức Khỏe
& Đời Sống).
4-Nấm
nấu đậu: Nấm
hương 200g, đậu tương 50g, dầu gừng và tỏi lượng vừa đủ. Nấm hương ngâm nước
cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch. Đậu tương ngâm nước rồi đãi bỏ vỏ. Tất cả
cho vào nồi, đổ nước vừa đủ rồi hầm nhừ, chế thêm dầu vừng, tỏi đập giập và gia
vị vừa đủ, ăn nóng. Rất tốt cho trẻ em bị còi xương, người già bị loãng xương
và chứng phù thũng (theo Sức Khỏe
& Đời Sống).
5-Bầu
dục xào nấm: Nấm hương 100g, bầu dục lợn 2 đôi, gia
vị vừa đủ. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bầu dục lợn
bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bầu
dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau, chế thêm gia vị là được.
Công dụng: Bổ thận, tráng dương, kích thích tiêu
hóa, thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng, mỏi gối, ăn uống
không ngon miệng (theo Sức Khỏe & Đời
Sống).
6-Hải
sâm xào nấm: Nấm hương 15g, mộc nhĩ đen 15g, hải sâm
100g, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi
rửa sạch, cắt chân, thái chỉ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái
miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát,
gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được.
Công dụng: Ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và
phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày (theo Sức Khỏe & Đời Sống).
7-Chân
giò hầm nấm: Nấm hương 150g, chân giò lợn 1 cái, gia
vị vừa đủ. Chân giò lợn làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm nhừ, cho nấm vào đun
chín rồi chế thêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: bồi bổ âm dương, dưỡng huyết, kích
thích sự thèm ăn, tăng số lượng và chất lượng sữa ở phụ nữ nuôi con bú (theo Sức Khỏe & Đời Sống).
8-Viêm gan
mạn hay giảm bạch cầu: Nấm hương tươi 100 g, thịt lợn nạc 100 g
thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn
cái uống nước. Cần ăn 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày (theo Sức Khỏe & Đời Sống).
9-Tăng
huyết áp, bệnh mạch vành, xơ cứng động mạch, tiểu đường: Nấm hương 15 g rửa sạch, bí xanh 500 g thái miếng
cùng cho vào nồi nấu thành canh, tra mắm muối, hành là được. Ăn cái, uống nước,
ngày 1-2 lần trong nhiều ngày liền (theo Sức Khỏe
& Đời Sống)
10-Viêm
dạ dày, thiếu máu, sởi: Nấm hương 100 g, rửa sạch thái nhỏ, gạo
tẻ 100 g, thịt bò luộc thái lát 50 g. Tất cả cho vào nồi nấu nhừ thành cháo,
nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn 1-2 bữa. Cần ăn một thời gian
mới hiệu nghiệm (theo Sức Khỏe & Đời Sống).
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét